Top 12 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Giáo Dục Là Gì Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Vai Trò Ý Nghĩa Của Giáo Dục Steam Là Gì?

Giáo dục Steam không còn quá xa lạ tuy nhiên để hiểu đúng về Steam và vai trò ý nghĩa của giáo dục Steam lại là chuyện không dễ dàng.

1.Một số kiến thức cơ bản về giáo dục Steam

Khái niệm Steam là gì?

STEAM là viết tắt của những cụm từ Science ( Khoa học), Technology ( Công nghệ), Engineering ( Kỹ thuật), Arts ( Nghệ thuật) và Math ( Toán học).

Vai trò ý  nghĩa của giáo dục Steam là gì?

2. Những mô hình giáo dục Steam tiêu biểu

Steam cho trẻ mầm non

Trẻ mầm non không tiếp thu hết những khái niệm hay kiến thức mơ hồ theo kiểu lý thuyết suông mà trẻ ghi nhớ qua những gì trẻ nhìn thấy và trẻ làm theo.

Nghệ thuật là yếu tố quan trọng trong Steam mầm non

Chính vì vậy tạo cho trẻ môi trường học tập và vui chơi thỏa mái tự do là một trong những cách thức giáo dục phù hợp của phương pháp Steam mầm non.

Giáo dục stem cho học sinh tiểu học

Trên thực tế học sinh bậc tiểu học sẽ được trang bị những kiến thức xoay quanh các môn học tự nhiên xã hội cho các em học sinh lớp 1,2,3 và các môn khoa học cơ bản cho học sinh lớp 4,5. Tuy nhiên với mô hình Steam này thay vì phải tìm hiểu quá nhiều trên sách vở thì các em được trải nghiệm thực tế, vai trò ý nghĩa của giáo dục Steam là ứng dụng kiến thức đã được học vào giải quyết những vấn đề xảy ra trong đời sống hằng ngày.

STEAM dành cho cấp trung học cơ sở

Đến bậc trung học phương pháp này vẫn được áp dụng theo nguyên tắc cơ bản đó tuy nhiên độ khó tăng dần.

Robotics được xem là phương thức học mới mẻ và hấp dẫn

Nếu như ở những bậc thấp hơn các em chưa được tiếp xúc nhiều với khoa học, kỹ thuật, công nghệ thì lên cấp học này các em sẽ làm quen với nó.

STEAM dành cho cấp phổ thông trung học

Đây được xem là giai đoạn cốt lõi để quyết định nghề nghiệp tương lai của các em sau này. Học sinh có thể dựa vào sở thích, kỹ năng, kiến thức của mình thông qua những trải nghiệm Steam để làm căn cứ định hướng nghề nghiệp khi bước qua cánh cửa trung học phổ thông và đó cũng là vai trò ý nghĩa của giáo dục Steam giai đoạn này.

3. Vai trò ý nghĩa của giáo dục Steam

Giáo dục Steam đề cao phượng diện thực hành trong học tập từ đó rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và sáng tạo là cốt lõi.

Steam đề cao tính thực hành trong việc học

Vai trò ý nghĩa của giáo dục Steam là trang bị cho học sinh những kỹ năng căn bản phù hợp với đòi hỏi phát triển của thế kỷ mới như khả năng diễn đạt và thuyết trình, kỹ năng phản biện và sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm…nhạy bén trong xử lý tình huống.

Qua các hoạt động tập thể và những sản phẩm thu hoạch được sau quá trình học có thể trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cộng đồng, phục vụ xã hội.

Phương pháp giáo dục Steam lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học, học sinh được khuyến khích và động viên sáng tạo trong quá trình học. Học sinh được khám phá sáng tạo thỏa sức nên các em luôn được tạo cơ hội được thử thách và được phép thất bại trong quá trình học để trưởng thành hơn và quan trọng là học sinh được chủ động vượt lên chính mình.

Giáo Dục Có Nghĩa Là Gì?

Tôi thắc mắc không hiểu rằng chúng ta có khi nào tự hỏi giáo dục có nghĩa là gì? Tại sao chúng ta lại đi học, tại sao chúng ta lại học những môn học khác nhau, tại sao chúng ta lại vượt qua những kỳ thi và ganh đua với nhau để có thứ hạng tốt hơn? Cái từ ngữ tạm gọi là giáo dục này có nghĩa là gì, và tất cả vận hành của nó có ý nghĩa gì?

Tại sao chúng ta trải qua mọi nỗ lực để được giáo dục? Nó chỉ với mục đích là đậu vài kỳ thi và có một việc làm hay sao? Hay chức năng của giáo dục là chuẩn bị sẵn sàng cho chúng ta từ khi còn nhỏ hiểu rõ toàn bộ sự tiến hành của cuộc sống? Có một việc làm và có được phương tiện sinh nhai là cần thiết – nhưng đó là tất cả hay sao?

Chúng ta đang được giáo dục chỉ cho việc đó thôi à? Chắc chắn, cuộc sống không phải là một việc làm, một nghề nghiệp; cuộc sống còn là một cái gì đó rộng rãi, và sâu xa lạ thường, nó là một bí mật lớn lao, một lãnh vực bao la mà trong đó chúng ta vận hành như những con người. Nếu chúng ta chỉ chuẩn bị kiếm sống cho mình, chúng ta sẽ mất đi ý nghĩa tổng thể của cuộc sống; và hiểu rõ cuộc sống có tầm quan trọng hơn là chỉ chuẩn bị cho những kỳ thi và thành thạo môn toán, môn vật lý, hay bất kỳ môn học nào khác.

Nhưng thông thường chúng ta chuẩn bị cho chính mình để hiểu rõ chỉ một góc nhỏ xíu của nó. Chúng ta đậu những kỳ thi nào đó, tìm được việc làm, lập gia đình, có con cái, và sau đó trở thành mỗi lúc một giống như những cái máy. Chúng ta vẫn còn sợ hãi, lo âu, khiếp đảm về cuộc sống. Vì vậy, liệu rằng chức năng của giáo dục là giúp đỡ chúng ta hiểu rõ toàn bộ sự tiến hành của cuộc sống, hay nó chỉ chuẩn bị cho chúng ta một nghề nghiệp, một công việc tốt nhất mà chúng ta có thể có được?

Điều gì sẽ xảy ra cho tất cả chúng ta khi lớn lên là những người đàn ông hay là những người phụ nữ? Bạn có khi nào hỏi chính mình sẽ làm gì khi lớn lên hay không? Rất có thể bạn sẽ lập gia đình, và trước khi bạn biết mình ở đâu bạn sẽ là những người mẹ hay những người cha; và sau đó bạn sẽ bị trói buộc vào một việc làm, hay là vào việc bếp núc, trong đó bạn sẽ dần dần tàn tạ đi. Đó có phải tất cả mọi điều mà cuộc sống của bạn sắp sửa là hay sao? Bạn có khi nào hỏi chính mình câu hỏi này chưa? Bạn không nên hỏi nó hay sao? Nếu gia đình giàu có bạn có lẽ có một vị trí khá tốt đã được bảo đảm trước rồi, người cha có lẽ tặng cho bạn một công việc dễ chịu, hay là bạn có thể kết hôn với ngưòi giàu có; nhưng ở đó cũng vậy bạn sẽ thối rữa, thoái hóa. Bạn có hiểu không? Chắc chắn, giáo dục không có ý nghĩa gì cả nếu nó không giúp bạn hiểu rõ sự rộng lớn vô hạn của cuộc sống với tất cả những tinh tế của nó, với vẻ đẹp lạ thường của nó, những đau khổ và hân hoan của nó. Bạn có lẽ có được những mảnh bằng, bạn có lẽ có được một loạt những tước hiệu đặt trước danh tính của bạn và cho bạn việc làm rất tốt; nhưng sau đó là cái gì? Điểm mấu chốt của tất cả việc đó là gì? Nếu trong khi tiến hành như thế cái trí của bạn lại trở nên đờ đẫn, mệt mỏi, ngu xuẩn?

Rốt cuộc ra, những kỳ thi dành cho mục đích đó; cho bạn một vị trí, làm cho bạn là một người nào đó. Những tước hiệu, chức vụ và hiểu biết khuyến khích bạn là cái gì đó. Bạn không nhận thấy rằng cha mẹ và giáo viên của bạn luôn luôn bảo rằng bạn phải leo lên một cái gì đó trong cuộc sống, rằng bạn phải thành công giống như người chú hay người ông của bạn hay sao? Hay là bạn cố gắng bắt chước mẫu mực của một vị anh hùng nào đó, giống như các bậc Thầy, các vị thánh; và vì vậy bạn không bao giờ được tự do. Dù rằng bạn tuân theo cái mẫu mực của một bậc Thầy, một vị thánh, một người họ hàng hay là bám chặt vào một truyền thống đặc biệt, tất cả đều ngụ ý một đòi hỏi về phía bạn để là một điều gì đó; và chỉ khi nào bạn thực sự hiểu rõ sự thật này thì lúc đó bạn mới có tự do.

Vậy thì, chức năng của giáo dục, là phải giúp đỡ bạn từ khi còn bé không được bắt chước bất kỳ người nào, nhưng luôn luôn là chính mình. Và đây là điều khó khăn nhất khi thực hiện: dù rằng bạn xấu xí hay là đẹp đẽ, dù rằng bạn đố kỵ hay là ghen tuông, luôn luôn là cái gì bạn là, và hiểu rõ nó. Rất khó khăn để là chính mình, bởi vì bạn nghĩ rằng cái gì bạn là là không cao quí, và rằng nếu bạn có thể thay đổi cái gì bạn là thành một cái gì đó cao quí thì nó sẽ tuyệt vời lắm nhưng điều đó không bao giờ xảy ra được. Trái lại, nếu bạn nhìn ngắm cái gì bạn thực sự là và hiểu rõ nó, vậy thì trong chính hiểu rõ đó có một chuyển đổi. Vì vậy tự do nằm ở chỗ, không phải trong sự cố gắng thành một cái gì đó khác biệt, cũng không phải trong việc làm cái gì bạn bất ngờ cảm thấy thích làm, cũng không phải trong việc tuân theo uy quyền của truyền thống, của cha mẹ, của vị đạo sư, nhưng trong sự hiểu rõ cái gì bạn là từ khoảnh khắc này qua khoảnh khắc khác.

Xem tiếp: Nền giáo dục và sự thông minh sáng tạo

Stem Là Gì? Định Nghĩa Về Giáo Dục Stem

STEM là gì? Định nghĩa về giáo dục STEM

Theo hiệp hội các giáo viên dạy khoa học quốc gia Mỹ (NSTA) thì giáo dục STEM được định nghĩa như sau:

“Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thục, ở đó các học sinh áp dụng cá kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và Toán vào trong các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu, để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực STEM và có thể góp phần vào cạnh tranh trong nền kinh tế mới”.

Như vậy cách định nghĩa về giáo dục STEM nói đến một cách tiếp cận liên ngành, liên môn học trong một chương trình đào tạo, cụ thể phải có bốn lĩnh vực: Khoa học, công nghệ, kỹ thuật và Toán. Giáo dục STEM giúp học sinh nhận thấy được tầm quan trọng của kiến thức tổng hợp để vận dụng giải quyết các vấn đề trong công việc.

Mục đính chính của giáo dục STEM không phải là đào tạo ra các nhà khoa học, nhà toán học, kỹ sư mà chính là nằm ở truyền cảm hứng trong học tập, thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức và nhận thức được tầm quan trọng của các kiến thức STEM ảnh hưởng đến thế giới và sự phát triển của xã hội trong tương lai.

: Lấy một ví dụ đơn giản nhất là tạo ra chiếc bút bi mà chúng ta đang sử dụng ngày nay đã áp dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán:

+) Khoa học ở đây là kiến thức khoa học về vật lý như: Sức căng bề mặt của chất lỏng (ở đây là mực) và trọng lực. Nhờ sự chuyển động quay của viên bi mà mực được chảy ra khi chúng ta viết. +) Công nghệ ở đây là các công cụ, thiết bị máy móc chế tạo ra viên bi, mực, ngòi bút, vỏ bút +) Kỹ thuật ở đây là các quá trình tạo ra chiếc bút từ những nguyên liệu ban đầu +) Toán học là những tính toán chi tiết như kích thước của viên bi, độ dài của ngòi bút…

Nguồn tham khảo: – Sách giáo dục STEM/STEAM của Nguyễn Thanh Hải – Dữ liệu trên wikipedia

Giáo Dục Sớm Là Gì?

Giáo dục sớm (GDS) là phương thức giáo dục áp dụng đối với trẻ từ trong bào thai đến 6 tuổi nhằm phát huy những tố chất tốt đẹp, lấy tố chất xây dựng nên tính cách, từ đó làm cơ sở cho sự phát triển con người sau này.

Trọng tâm của giáo dục sớm là làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ, xây dựng các môi trường trí tuệ, môi trường thẩm mỹ, môi trường vận động… phù hợp cho con trẻ. Đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của việc nhận biết mặt chữ và tính toán.

Cơ sở lý luận của GDS là khả năng phát triển vô tận của não trẻ em từ giai đoạn mang thai đến 6 tuổi. Theo đó, bố mẹ cần bỏ qua những quan điểm sai lầm về giáo dục sớm, sớm bắt tay vào quá trình GDS để con có những năm tháng đầu đời phát triển toàn diện.

1. Nội dung của giáo dục sớm

+ Xây dựng một cơ thể khỏe mạnh qua việc khuyến khích trẻ vận động khám phá + Hình thành thói quen tốt qua việc rèn luyện các hành vi hằng ngày + Xây dựng lòng đam mê trí tuệ + Phát triển ngôn ngữ nghe và nói đồng thời + Có tình yêu với tất cả những thứ tốt đẹp

2. Nguyên tắc của giáo dục sớm

+ Làm phong phú tới mức tối đa những cảm nhận về cuộc trống trong phạm vi tâm sinh lý của trẻ, để trẻ có trải nghiệm phong phú, đầy đủ. + Trên cơ sở khích thích niềm đam mê của trẻ, tiến hành giáo dục không phân môn, không chú ý tới khó dễ, không yêu cầu trẻ phải hiểu và lý giải ngay từ đầu. Chú ý đến lòng ham học hỏi, tinh thần say mê khám phá. + Mang lại cho trẻ cảm nhận về văn hóa nghệ thuật và tri thức, cần lựa chọn những sản phẩm tiêu biểu trong các lĩnh vực, tránh cho trẻ tiếp xúc với những văn hóa phẩm thứ cấp, phi khoa học, được làm cẩu thả, mang lại kiến thức vô bổ… + Tập trung nghĩ sáng tạo ra các trò chơi hay đồ chơi để tăng tính hứng thú, những trải nghiệm chân thực trong cuộc sống. + Đối tượng học tập từ gần tới xa, từ thân thuộc đến xa lạ…

3. Các phương pháp Giáo dục sớm hiện nay

– Phương án 0 tuổi – Giáo dục sớm theo phương pháp Glenn Doman – Phương pháp giáo dục Shichida – giáo dục kiểu nhật – Phương pháp Montessori – Người Do thái …

Có thể nói hiện nay có rất nhiều phương pháp giáo dục sớm, nhiều người thường đánh đồng GDS với phương pháp Glenn Doman. Điều này là chưa đúng. Glenn Doman là một trong những phương pháp để thực hiện Giáo dục sớm. Bên cạnh đó còn có rất nhiều phương pháp khác có cùng mục tiêu, quan điểm về giáo dục sớm như Shichida với nguyên tắc yêu thương, Montessori với nguyên tắc kỷ luật trong tự do… Chính vì vậy, GDS bằng phương pháp nào đi nữa cũng là do bố mẹ lựa chọn. Bố mẹ cần tỉnh táo và tìm hiểu kỹ ưu nhược điểm của từng phương pháp GDS, so sánh các phương pháp giáo dục hiện đại để rút ra những kiến thức cho riêng mình.

Nguồn: tham khảo internet