Quang hợp ở thực vật là gì?
Quang hợp là quá trình thu nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời của thực vật tảo cùng một số vi khuẩn, nhằm tạo ra hợp chất hữu cơ để nuôi dưỡng cây và đồng thời làm nguồn thức ăn cho phần lớn các sinh vật trên Trái Đất.
Quá trình của cây sản sinh ra khí oxy, có vai trò quan trọng đối với hô hấp của con người. Bên cạnh đó, quang hợp có tác dụng duy trì độ khí oxy ổn định trong môi trường, đảm bảo cho quá trình hô hấp của người và động vật trên Trái Đất.
Quá trình quang hợp của cây xanh
Quá trình quang hợp diễn ra bởi các chất diệp lục (chlorophyll) có trong lục lạp Tuy nhiên, có một số loại vi khuẩn không dùng chất chlorophyll này để quan hợp mà dùng một loại sắc tố khác có tên là bacteriochlorophylls.
Cơ chế quang hợp của cây xanh: ban ngày, cây sẽ hấp thụ khí cacbonic và thải ra khí oxy. Đến ban đêm, quá trình này diễn ra ngược lại khi cây hấp thụ khí oxi và thải ra khí CO2.
Phương trình quang hợp diễn ra như sau:
6 CO2 + 6 H2O → C6H12O6 + 6 O2
Quang hợp của cây xanh có ý nghĩa gì?
Quá trình quang hợp là một chuỗi phản ứng hoá học vô cùng quan trọng, không thể thiếu trên Trái Đất. Quang hợp có tác dụng tạo ra năng lượng, duy trì toàn bộ sự sống cho bầu khí quyển. Bên cạnh đó, oxy được tạo ra trong quá trình quang hợp của cây xanh làm tăng nồng độ oxy trong không khí, đảm bảo cho hô hấp ở người và nhiều loại động vật.
Quá trình quang hợp của cây xanh được thực hiện bởi diệp lục. Sắc tố này nằm trong các bào quan hay còn được gọi là lục lạp. Năng lượng từ quá trình quang hợp chủ yếu diễn ra từ lá và sản sinh ra oxy. Từ đó, dễ dàng nhận thấy rằng quá trình quang hợp có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình hô hấp của của các sinh vật, sự sống trên Trái Đất.
Vai trò của quang hợp
Quang hợp có vai trò rất lớn đối với tất cả sự sống trên Trái Đất, đặc biệt là quá trình diễn ra quang hợp ở cây xanh đã phần nào tạo ra khí Oxy đảm bảo nguồn sống, sự hô hấp cho hầu hết các sinh vật. Vai trò quang hợp ở thực vật cụ thể như sau:
– Tổng hợp chất hữu cơ: sản phẩm được tạo ra từ quá trình quang hợp là các hợp chất hữu cơ, là nguồn thức ăn cho nhiều sinh vật. Đồng thời là nguyên liệu cho công nghiệp và trong chế tạo thuốc điều trị bệnh cho con người
– Tích lũy năng lượng: quá trình quang hợp chuyển hóa nguồn năng lượng từ mặt trời, tạo ra các liên kết hoá học, cung cấp năng lượng cho các hoạt động của sinh vật trên Trái Đất
– Điều hoà không khí: quang hợp có tác dụng hấp thụ khí CO2, cung cấp khí O2 có vai trò điều hoà không khí, không chỉ làm trong lành không khí mà còn giảm hiện tượng hiệu ứng nhà kính đang rất được quan tâm hiện nay.
Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp
Về khái niệm:
– Quang hợp: là quá trình sử dụng chất diệp lục trên lá cây để hấp thụ ánh sáng và sử dụng các nguồn năng lượng để tạo ra các chất hữu cơ phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.
– Hô hấp: là quá trình oxy hóa chất hữu cơ trên cây thành khí CO2 và nước, đồng thời giải phóng năng lượng để phục vụ cho các hoạt động sống của cây xanh
Về phương trình hoá học:
– Quang hợp: 6 CO2 + 6 H2O → C6H12O6 + 6 O2
– Hô hấp: C6H12O6 + 6H2O → 6CO2 + 6H2O + Năng lượng
Về sản phẩm tạo ra:
– Quang hợp: khí Oxy và đường
– Hô hấp: khí CO2 và năng lượng
Nơi diễn ra phản ứng hoá học:
– Quang hợp: trên lục lạp
– Hô hấp: trên các tế bào và ti thể của các tế bào sống
Cơ chế hoạt động:
– Quang hợp: diễn ra ở 2 pha sáng và tối
– Hô hấp: chu kỳ Crep, quá trình phân giải đường, chuỗi truyền điện tử, hô hấp yếm khí
Vì sao quang hợp có vai trò quyết định đến sự sống của Trái Đất?
Quang hợp chính là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất của cây trồng. Quá trình quang hợp của cây tạo ra 90-95% chất khô để nuôi dưỡng chính bản thân cây trồng.
Các ứng dụng của quang hợp đối với đời sống con người
– Sản phẩm được tạo ra từ quá trình quang hợp hầu hết đều trở thành nguồn cung cấp thức ăn
– Cung cấp năng lượng cho các sự sống trên Trái Đất
– Quang hợp chính là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho ngành dược liệu và công nghiệp.
Chất diệp lục có vai trò gì đối với quang hợp?
Quá trình quang hợp diễn ra ở cây xanh đều chủ yếu dựa vào chất diệp lục nằm trong hệ sắc tố giúp cho quá trình quang hợp được diễn ra cùng với Carotenoid. Diện tích tiếp xúc của lá cây với ánh nắng mặt trời tạo điều kiện cho chất diệp lục hấp thụ năng lượng và bắt đầu thực hiện quá trình quang hợp cho cây. Sắc tố quang hợp ở lá cây bao gồm 2 thành phần chính là diệp lục và carotenoit. Ở nhóm thực vật thuỷ sinh và tảo sẽ có thêm sắc tố khác là phycobilin.
Chất diệp lục
Chất diệp lục được chia thành hai nhóm như sau:
– Chất diệp lục a: là những phần tử P700 và P680 trong chất diệp lục a. Đây là những phân tử tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hoá năng lượng từ ánh sáng mặt trời thành ATP và NADPH.
– Chất diệp lục b: chất diệp lục b sẽ kết hợp cùng chất diệp lục a bằng cách truyền năng lượng từ ánh sáng mặt trời và sau đó hấp thụ cho các phân tử P700 và P680.
Carotenoid
Bên cạnh chất diệp lục thì Carotenoid cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình quang hợp của cây xanh. Trong đó, Carotenoid được chia thành xantophin và caroten hay còn gọi là sắc tố phụ của quá trình quang hợp. Trong môi trường nhiệt độ cao, Carotenoid có tác dụng bảo vệ hệ thống quang hợp, tránh cho lá cây không bị cháy.
Quang hợp diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào của cây?
Lá cây chính là cơ quan phụ trách quá trình quá trình của cây xanh. Lá cây là bộ phận có cấu tạo thích hợp để diễn ra quá trình này.
Hệ sắc tố quang hợp?
Hệ sắc tố quang hợp ở thực vật bao gồm:
– Chất diệp lục: hấp thụ ánh sáng và chuyển hóa thành năng lượng
– Carotenoid: bao gồm xantophin và caroten, là sắc tố phụ hỗ trợ cho chất diệp dục
– Phycobilin: nhóm sắc tố cho nhóm tảo và thực vật thuỷ sinh
Vi khuẩn Jlab và những điều bạn chưa biết
Vi khuẩn quang hợp Jlab là sản phẩm có tác dụng khử khuẩn và làm sạch các chất gây hại cho loài thuỷ sản. Điển hình hình như Hn3, H2S. Đây là nghiên cứu vô cùng quan trọng trong lĩnh vực chăn nuôi thuỷ hải sản. Bởi vi khuẩn Jlab có tác dụng ức chế vi khuẩn có hại. Đồng thời làm chất phụ gia nhằm bổ sung thêm protein và lợi khuẩn. Bên cạnh đó loại vi khuẩn này còn đem đến các lợi ích như sau:
– Sản sinh ra hệ vi sinh có lợi
– Phân huỷ chất thải hữu cơ, làm sạch nước
– Giải quyết các mùi gây tanh ở nước và phân huỷ các chất hữu cơ nhanh hơn
– Sử dụng làm chất phụ gia cho thức ăn, nhằm bổ sung lượng protein
– Tăng oxy hoà tan trong nước
– Bổ sung thêm vitamin B giúp thuỷ hải sản nhanh lớn và khỏe mạnh hơn
– Ngăn ngừa bệnh nấm trắng ở cá và các bệnh khác ở sinh vật dưới nước
[Total:
2
Average:
5
]