Top 4 # Xem Nhiều Nhất Yêu Bản Thân Nghĩa Là Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

“Yêu Thương Bản Thân” Thực Sự Nghĩa Là Gì?

Chúng ta đều biết yêu thương bản thân là việc quan trọng. Nhưng yêu thương và chăm sóc bản thân thật sự nghĩa là gì?

Đối với một số người, yêu thương bản thân là chăm sóc thân thể, chẳng hạn như thư giãn trong bồn tắm, mát-xa hoặc chăm chút cho bộ móng tay của mình. Nhưng “yêu thương bản thân” mà chúng tôi đề cập ở đây mang nghĩa sâu xa hơn so với những việc mà bạn có thể “làm” cho chính mình.

Yêu thương bản thân là tìm thấy sự bình yên trong chính mình, thoải mái thật sự trong sâu lắng của chính con người chúng ta. Có thể chúng ta tìm thấy sự thư thái tạm thời khi làm gì đó để chăm sóc bản thân. Nhưng bình an trong sâu thẳm tâm hồn đòi hỏi sự tu dưỡng nhất định trong cách nhìn nhận bản thân – thái độ ấm áp và vun bồi với những trải nghiệm bên trong nội tâm.

Những đề xuất trong bài viết này được chắt lọc dựa theo viện quốc tế Focusing được phát triển bởi giáo sư Eugene Gendlin. Đôi khi được gọi là tư duy tập trung, nó đơn giản là thái độ tử tế không phán xét, tập trung vào hiện tại và để tâm đến các trải nghiệm mà chúng ta có.

Giáo sư Gendlin từng nói: “Thái độ và phản ứng của mỗi người đối với các cảm xúc nội tâm cần phải giống như một nhà trị liệu để tâm tới bệnh nhân của mình.” Chúng ta cần phải có sự cảm thông và tích cực vô điều kiện đối với những điều xảy ra trong nội tâm.

Hãy yêu thương và nhẹ nhàng với bản thân

Tử tế và mềm mỏng với người khác luôn dễ hơn là với chính mình. Tiếng nói phán xét từ quá khứ có thể đã để lại nỗi hổ thẹn vô hình khiến chúng ta không tôn trọng, thậm chí phớt lờ cảm xúc thật mà chúng ta cảm nhận được.

Mềm mỏng với chính mình nghĩa là tiếp nhận và thoải mái hơn với những cảm xúc nảy sinh trong chúng ta. Việc con người cảm thấy buồn khổ, tổn thương và sợ hãi là rất đỗi bình thường. Đó chính là dấu hiệu của sức mạnh chứ không phải yếu đuối, để chúng ta lưu tâm nhiều hơn và cởi mở tiếp nhận những cảm xúc này.

Khi đối phương nhận thấy trong lòng họ các cảm giác khó chịu, tôi sẽ hỏi: “Bạn có chấp nhận được cảm giác hiện tại này không? Bạn có thể tiếp nhận một cách mềm mỏng và để tâm đến nó không?” Tôi sẽ giúp họ tạo ranh giới với những cảm xúc đau khổ để họ không bị chúng lấn át.

Biết cách chấp nhận nhẹ nhàng với các cảm xúc, chúng ta sẽ có thêm không gian ở quanh chúng. Chúng ta có thể “ở chung” với các cảm xúc thay vì bị chúng lấn át.

Nhà trị liệu tâm lý Laury Rappaport đưa ra một số câu hỏi tinh tế về cảm xúc trong cuốn sách “Liệu pháp nghệ thuật” định hướng vào khả năng tập trung.

Bạn có thể thân thiện với cảm xúc của mình? Bạn có thể nói lời chào với cảm xúc đó bên trong?

Hãy tưởng tượng mình đang ngồi cạnh chúng. Bạn có thể chấp nhận sự tồn tại của chúng như thể chúng là những đứa trẻ yếu ớt không?

Chấp nhận tử tế với những cảm xúc tồn tại trong bạn chính là liều thuốc xóa bỏ nỗi hổ thẹn vô hình. Điều này tốt hơn so với việc đấu tranh nội tâm hay cố gắng sửa đổi bản thân mình.

Chúng ta sẽ có được sự bình yên trong tâm hồn chỉ bằng cách đơn giản là tiếp nhận các trải nghiệm nội tâm khi chúng lộ diện.

Cho phép các trải nghiệm nội tâm được triển hiện

Khi tôi mở lời muốn đối phương chú ý đến cảm xúc của họ, đôi khi họ hỏi ngược lại: “Tại sao tôi cần phải cảm nhận điều đó?” Tôi giải thích rằng khi chúng ta chối bỏ cảm xúc của mình, chúng thường sẽ trở nên dữ dội hơn. Hoặc chúng sẽ khiến chúng ta gây hại đến chính mình hoặc người khác, ví dụ như uống rượu bia, các cách khác để làm tê liệt bản thân hoặc chuyển nỗi đau sang cho người khác bằng cách nổi giận hay đổ lỗi.

Yêu thương bản thân là đối mặt và tiếp nhận thành thực các cảm xúc. Trong nhiều trường hợp, chúng ta cố đẩy xa những cảm xúc không vui và bám víu lấy những gì vui vẻ. Nhưng theo giáo lý nhà Phật, nếu cứ bám vào những cảm xúc vui vẻ, ghét bỏ cảm giác đau đớn thì chúng ta chỉ càng tạo ra nhiều khổ đau hơn cho chính mình.

Thường thì một nỗi sợ hãi và xấu hổ mơ hồ có thể ngăn cản chúng ta thừa nhận những trải nghiệm trong thế giới nội tâm. Ví dụ, nếu chúng ta cảm thấy (hoặc thể hiện) cảm xúc buồn đau, tổn thương hay lo lắng, ta có thể cho đó là biểu hiện của sự yếu đuối. Hoặc có lẽ chúng ta tự đưa ra thông điệp cho mình rằng không được có cảm xúc đó, chúng ta sợ bị người khác đánh giá.

Sự khôn ngoan của việc “không biết”

Khi thành thật với chính mình, có thể chúng ta sẽ nhận ra mình thường không hiểu rõ cảm xúc mà bản thân đang có là gì. Chúng thường rất mờ nhạt và không rõ ràng. Nếu chúng ta có thể cho phép mình dừng lại, cho phép sự mơ hồ và kiên nhẫn chào đón, khám phá cảm giác không rõ ràng đó, thì dần dần chúng sẽ hiện ra rõ nét hơn (ở đây tôi dùng thuật ngữ “lấy nét” – focusing).

Giả dụ, ẩn sau cơn giận dữ của chúng ta với người khác là một điều gì đó mà ta chưa biết rõ. Chúng ta chỉ nhìn thấy được bề nổi của tảng băng, nhưng nếu muốn biết cái gì nằm bên dưới thì cần phải quan sát kỹ hơn.

Xã hội chúng ta luôn đánh giá cao kiến thức và sự quyết đoán. Nhưng thường thì chúng ta lại không rõ cảm xúc thật sự mà mình trải nghiệm là gì. Các chính trị gia nếu không có tài hùng biện, không có ý kiến rõ ràng về một vấn đề thì sẽ bị xem là thiếu chính kiến. Để nói được câu “Tôi không chắc về việc này. Để tôi xem lại.” quả thực phải có năng lực và trí huệ .

Cảm xúc của con người là một món quà đáng để đón nhận. Chúng ta cần tìm cách hòa hợp với chúng để biến chúng thành đồng minh chứ không phải kẻ thù. Các xúc cảm như đau buồn cho phép chúng ta giải tỏa nỗi đau để có thể bước tiếp về phía trước. Còn các cảm giác về thể lý khác có thể hơi mơ hồ như: bụng đau quặn hay ngực thắt lại.

Khi chúng ta có một thái độ mềm mỏng tiếp nhận các cảm xúc của mình, chúng ta sẽ cảm nhận được chúng có liên kết với điều gì đó quan trọng, có lẽ là chúng ta đã không xem trọng bản thân hay sợ tỏ ra ngốc nghếch trước mặt người khác.

Cảm xúc thường hàm chứa các thông điệp tinh tế, chỉ cần chúng ta biết cách giải mã nội hàm của chúng. Và nếu chúng ta có thể nuôi dưỡng một thái độ ấm áp và thân thiện với các cảm xúc của mình, chúng sẽ trở thành những bạn đồng hành với chúng ta trên đường đời. Điều này sẽ mang tới các ý nghĩa mới, hiểu biết mới, cơ hội mới giúp cuộc sống của chúng ta trọn vẹn hơn.

Nguồn: trithucvn

13 Bước Học Cách Yêu Bản Thân

1. Nhắc nhở bản thân những gì mình yêu thích ở chính mình

Nhiều người cho phép sai lầm của họ cai trị và điều khiển cuộc sống của họ thay vì những thành tích họ đạt được. Điều đầu tiên bạn cần phải học là nhắc nhở mình về những điều tuyệt vời bạn đã có. Khi bạn biết giá trị của bạn, thế giới sẽ công nhận nó. Hãy nhớ rằng, bạn chính là hình ảnh phản chiếu của thế giới xung quanh: Nếu bạn tức giận với lỗi lầm của ai đó, bạn sẽ nhận ra sai lầm đó ở chính bản thân mình; Còn khi bạn yêu quý ai thì đó chính là sự phản ánh tình yêu bạn dành cho chính mình. Hãy tự nhắc mình về những điều mà bạn đã đạt được, đã làm tốt và mọi người cũng sẽ nhận thấy những điều đó ở bạn.

2. Bạn có thể lập kế hoạch cho tương lai, nhưng bạn phải sống cho hiện tại

Có một câu nói: “Mọi người lên kế hoạch còn Thượng Đế mỉm cười”. Ngay cả khi bạn cố gắng hết sức để đạt được mục tiêu của mình thì luôn có những bất ngờ, cơ hội xảy ra mà nếu bạn không để ý, nó sẽ trôi qua rất nhanh. Sống cho hiện tại, tận hưởng những gì bạn có và ngày mai của bạn sẽ trở nên tốt đẹp.

3. Được thừa nhận là quan trọng, nhưng bạn còn quan trọng hơn

Bạn không cần phải là một người trong đám đông, và bạn cũng không cần ai cho phép để là chính bạn. Bạn là bạn, và nếu người xung quanh không thể chấp nhận được điều đó thì đó là vấn đề của họ chứ không phải của bạn. Điều này không có nghĩa bạn cần phải trở thành người ích kỷ, nhưng bạn cần phải nhớ rằng không có gì là tội lỗi nếu đôi khi bạn ưu tiên trước hết cho những nhu cầu cá nhân của mình

4. Loại bỏ những ảnh hưởng có hại

Nếu trong cuộc sống của bạn có những người liên tục đưa bạn theo hướng sai lầm, hoặc đối xử với bạn thiếu tôn trọng, hãy xa rời họ. Nếu bạn muốn bỏ thuốc lá, không ở quanh những người luôn mời bạn hút thuốc. Những người bạn cần là những người hỗ trợ và đánh giá cao bạn.

5. Hãy tha thứ cho chính mình vì những sai lầm trong quá khứ

Chúng ta đều phạm sai lầm, lớn và nhỏ. Điều quan trọng nhất là học cách tha thứ cho chính mình. Hãy nhớ rằng, sai lầm của bạn không vẽ lên những định nghĩa về bạn, chúng chỉ giúp bạn trưởng thành hơn. Quan trọng nhất là rút ra được bài học từ những sai lầm này. Từ đó, ta có thể lớn hơn một chút, mạnh mẽ hơn một chút, khôn ngoan hơn một chút. Vì vậy, hãy làm những gì bạn có thể và tha thứ cho mình về những sai lầm đã xảy ra trong quá khứ.

6. Thay đổi những gì bạn biết rằng cần phải thay đổi

Nếu có điều gì đó bạn đã từng rất thích làm nhưng bây giờ bạn đã không còn hào hứng nữa thì đây là lúc để dừng lại. Bằng cách gắn bó với những thói quen cũ, bạn sẽ bị mắc kẹt trong cùng một vị trí, không bao giờ đạt được những tiến bộ mới. Hãy làm những điều khiến bạn hạnh phúc và mang lại cho bạn năng lượng, tránh những điều làm bạn thấy mệt mỏi. Đừng sợ thay đổi, nó có thể khó khăn trong thời gian đầu, nhưng về sau, không có gì quan trọng hơn là việc bạn tìm thấy sự hài lòng trong cuộc sống.

7. Đừng sợ những điều mới và cơ hội mới

Thay vì lo sợ những điều mình không biết, hãy nắm lấy nó. Bạn sẽ hiểu thêm về bản thân và thậm chí có thể phát hiện ra một vài năng khiếu tiềm ẩn của mình. Tương lai là những khả năng đâu đó, vì thế, đừng lãng phí nó. Cuộc sống chỉ là chuỗi ngày chán ngắt nếu bạn lặp đi lặp lại một vài những hành động quen thuộc hàng ngày. Hãy thử những gì bạn thấy sợ, tìm ra những màu sắc khác nhau và hương vị khác nhau của cuộc sống. Thay đổi rất khó khăn và đòi hỏi bạn phải là người dũng cảm. Nhưng đó lại là điều khiến chúng ta cảm thấy rõ ràng nhất là mình đang được sống.

8. Lắng nghe cảm xúc của mình và không nói dối chính mình

Chúng ta thường nói dối chính mình, phá vỡ lời hứa và thất vọng với chính mình theo cách mà chúng ta không bao giờ gây ra cho người khác. Điều quan trọng để cư xử với bản thân là tôn trọng và tặng cho chính mình những cơ hội và cảm giác mà bạn muốn mang đến cho người khác.

9. Hãy tin vào chính mình!

Nếu bạn không tin vào chính mình, sẽ không ai tin vào bạn. Chúng ta chính là người hiểu mình nhất, nên nếu bạn cứ tiếp tục kéo giá trị của mình xuống và nghi ngờ những thế mạnh của riêng mình thì người khác cũng sẽ đặt câu hỏi về khả năng của bạn. Ngẩng cao đầu, đừng ngại ngần tự hào về mình, cố gắng đạt những điều bạn muốn mà không sợ thất bại. Bạn có đủ sức mạnh và khả năng vì thế hãy tin rằng bạn có thể sử dụng chúng để đạt được mục đích của mình.

10. Trong câu chuyện của cuộc đời bạn, bạn là người viết, không phải là người đọc

Cuộc sống là một trò chơi lớn mà chúng ta thường bị các sự kiện diễn ra trong ngày chi phối, ảnh hưởng đến quyết định của mình. Hãy dẫn đầu cuộc chơi, đặt mình vào vị trí tốt nhất để thiết lập những gì diễn ra trong cuộc và quyết định nơi nào bạn sẽ đặt lá bài xuống. Chúng ta chiến đấu để làm chủ cuộc sống của mình chứ không phải để bị phụ thuộc vào chúng. Hãy chủ động và cho cả thế giới thấy rằng bạn có thể kiểm soát được cuộc đời mình, dẫn dắt nó mà không phải để nó kéo bạn đi.

11. Hiện diện trong cuộc sống của bạn vì bạn sẽ không có cơ hội khác

Sống không giống như hiện diện. Hiện diện tức là chú ý đến những gì đang xảy ra; Là biết ơn những điều có ý nghĩa đang diễn ra quanh bạn. Cuộc sống không chỉ là những khoảng khắc bạn trải nghiệm mà cuộc sống là mỗi tích tắc diễn ra trong ngày. Bạn đang sống trong từng giây, từng hơi thở, từng bước đi. Vì vậy, hãy ngẩng cao đầu, nhìn ra xung quanh và cố gắng hiện diện trong từng thời điểm để cảm nhận, để yêu thương. Vì mỗi thời điểm hiện tại là một phần câu chuyện về cuộc đời bạn.

12. Làm (ít nhất) một việc khiến bạn hạnh phúc mỗi ngày

Bao nhiêu trong số chúng ta quên làm những điều khiến ta hạnh phúc? Giữa bộn bề công việc, trách nhiệm gia đình, thanh toán các loại tiền nong, đối mặt với những mâu thuẫn… chúng ta đã lãng quên điều làm ta hạnh phúc. Bất kể người khác có nói gì, mọi người đều cần có một khoảng thời gian riêng của mình. Là lúc mà ta có thể dành thời gian làm những gì ta thích, những điều mang đến cho ta niềm vui. Và việc đó cho ta thêm năng lượng để hoàn thành các nhiệm vụ khác trong ngày.

13. Luôn cố gắng sống tử tế và yêu thương

Bạn không cần phải tin vào luật nhân quả để biết rằng những hành động tốt đẹp sẽ luôn quay trở lại với bạn. Sự tử tế là một phần thưởng riêng nhưng đôi khi nó cũng sẽ quay trở lại và trao tặng bạn gấp hai lần điều bạn cho đi. Hãy tử tế và tha thứ; rộng lòng và biết ơn. Quan trọng nhất, cố gắng đừng phán xét trước khi bạn biết toàn bộ câu chuyện.

Thảo Nguyên

Theo B-Mail

Hãy Học Cách Yêu Thương Chính Bản Thân Mình

Ở đời ai cho gì thì nhận rồi cảm ơn còn không thì thôi. Bản thân mỗi người phải học cách tự thương lấy thân. Đừng mơ mộng chi quá nhiều có thế thì mới có thể an yên được. Đừng cho bất cứ ai cái quyền làm chủ cảm xúc của mình để khi người ta cười với mình thì mình cũng ổn mà người ta có quay lưng bỏ lại thì bản thân mình cũng chẳng sao. Đôi khi trong cuộc sống ta thường chỉ nghĩ đến việc làm thế nào để khiến cho những người xung quanh vui vẻ và hạnh phúc nhưng lại quên mất một điều rằng hơn ai hết bản thân ta cũng nên và cần được yêu thương. Hãy nhớ ở đời không ai mình bằng chính bản thân mình đâu.

Mỗi người có một giá trị bản thân riêng nên hãy biết yêu thương chính mình

Mỗi một con người khi đến trong cuộc đời này chắc chắn có một giá trị riêng biệt. Hãy nhớ phải có đủ duyên thì ta mới có được thân xác này và hơn nữa mỗi người sống trên đời là có nhiệm vụ, ít nhất là nhiệm vụ hoàn thành bài học yêu thương cho chính bản thân mình. Đến cuối đời người ta sẽ ngộ ra nhiệm vụ của bản thân khi cuộc đời đẩy ta đến những chiến trường khốc liệt thì lúc đó nhiệm vụ của ta chính là học cách vượt qua khó khăn và yêu thương chính mình.

Đôi khi chính mình cũng phải tự khen ngợi, động viên chính mình

Vì thành công sẽ nối tiếp thành công. Đừng để bản thân mình cứ suốt ngày miệt mài theo đuổi mục tiêu này, đam mê nọ mà hãy dành cho mình những phút giây tĩnh tâm lại để biết mình đã làm được những gì và tự hào với những điều đó. Đôi khi chính mình cũng phải tự khen ngợi, động viên chính mình có như thế ta mới cảm thấy vững tin hơn để bước đi những bước vững vàng trên con đường mình đã chọn. Vì thế, tuy cuộc sống bận rộn với bao nhiêu công việc, biết bao lo toan nhưng thỉnh thoảng hãy dành cho mình những phút giây lắng đọng tâm hồn thì mỗi người chúng ta sẽ thấy cuộc sống thật ý nghĩa và đáng trân trọng, đặc biệt ta sẽ biết yêu thương chính bản thân mình hơn, sống tốt hơn và thành công hơn nữa.

Hãy yêu bản thân mình trước

Chúng ta phải thực sự yêu bản thân trước khi làm bất cứ điều gì

Sẽ là một thảm kịch nếu chúng ta không biết cách yêu bản thân trước khi bước vào một mối quan hệ. Phụ thuộc vào người khác là chiến lược mạo hiểm. Đừng để những món quà đắt tiền, những lời nói đường mật mua chuộc được bản thân ta. Mỗi người sẽ dễ dành đánh mất lòng tự trọng và rất khó tìm lại được khi đã quen sống như một cây tầm gửi. Đặt mục tiêu riêng và chứng minh cho mọi người thấy được ta có thể làm được điều mình thích hay mua thứ bạn muốn một cách hoàn toàn độc lập.

Trong một mối quan hệ, nếu chúng ta không tự yêu bản thân thì chắc chắn ta sẽ không nhận được sự coi trọng từ đối phương. Những người không biết yêu thương mình thường tự làm xấu đi hình ảnh bản thân và dần dần trở thành kẻ dễ dãi và dễ bằng lòng trong mắt mọi người. Hãy tự tin ngẩng cao đầu ở bên cạnh một người có thể chia sẻ cuộc sống cũng như bổ sung thêm hạnh phúc cho ta. Một khi ta nắm vững được cách yêu bản thân mình thì chính ta sẽ luôn cảm thấy cuộc sống này tươi đẹp và dễ thở biết bao. Thay vì đặt quá nhiều mục tiêu to lớn mỗi người chỉ cần cố gắng yêu bản thân mình, vậy là đủ rồi.

Học Cách Yêu Thương Bản Thân Sẽ Đem Lại Lợi Ích Gì?

Chăm sóc bản thân là một điều rất quan trọng, và quan trọng hơn là chúng ta làm điều đó có đúng hay không. Học cách yêu thương bản thân là tự yêu chính mình để đem lại những kết quả tốt đẹp cho bản thân mình, yêu thương bản thân không phải là nuông chiều bản thân làm theo những gì mình ham muốn vì đó là một suy nghĩ thiển cận.

Yêu thương bản thân có nghĩa là gì?

Tại sao chúng ta thường không yêu thương bản thân mình?

19 lời khuyên để học cách yêu thương bản thân mình hơn

1, Luôn tự nỗ lực và tự túc, phải biết nhận ra rằng không ai và không thứ gì bên ngoài luôn hỗ trợ mình.

2, Chấp nhận hoàn toàn bản thân là một cách học để yêu thương bản thân mình hơn

3, Bạn không nhất thiết cần một lý do để yêu chính mình

4, Ngừng tôn thờ người khác và luôn nhận ra rằng mọi người đều bình đẳng, nghĩa là bạn cũng như họ

5, Học cách yêu thương bản thân là học cách “đừng bao giờ so sánh bản thân mình với người khác”

6, Học cách luôn biết yêu thương, tôn trọng cơ thể và tâm trí của mình

7, Bỏ đi sự khó tính, suy nghĩ tiêu cực, bỏ sự lên án người khác và lên án chính mình

8, Nếu bạn không thích một cái gì đó, thì đừng chịu đựng, hãy hành động

9, Luôn giữ ranh giới cá nhân: những gì bạn chấp nhận ở mọi người và những gì không

10, Khi bạn đạt được mục tiêu của mình, hãy khuyến khích bản thân bằng mọi cách

11, Học yêu thương bản thân bằng cách : đừng than vãn và khóc lóc vì cuộc sống

12, Nếu bạn tự tạo ra các tình huống : hãy chịu trách nhiệm về hành động của bạn

13, Biết điểm mạnh và độc đáo của mình, viết chúng ra và ghi nhớ nó

14, Tin tưởng bản thân và ý định của mình nhiều hơn, hành động theo mong muốn của bạn

15, Học cách yêu thương bản thân từ nội tâm, phấn đấu trở thành một người tốt hơn

16, Học cách yêu thương bản thân : tự đặt cho mình một mục tiêu lớn và thực hiện nó

17, Khi yêu quý người khác, đừng bao giờ cố gắng thay đổi họ

18, Bạn không cần phải chứng minh hay thể hiện mình là một người siêu lý tưởng

19, Ngoại hình gọn gàng cũng là một cách để học yêu thương bản thân của chính mình

Yêu thương bản thân có nghĩa là gì?

Yêu bản thân thể hiện theo 4 cách khác nhau :

Hãy tự hào về bản thân bạn khi bạn đã thành công trong bất cứ khía cạnh nào đó của cuộc sống mà bạn đạt được như công việc, dự án, thành tích của bạn…

Tìm kiếm cho mình những thú vui nhỏ, đánh giá cao những chiến thắng nhỏ nhất mà bạn có thể có được dù nó có thể chỉ là đọc hết 1 quyển sách, nghe xong 1 đĩa nhạc hoặc thậm chí chiến thắng trong một trận chơi game.

Chấp nhận những gì bạn đang có, điểm mạnh của bạn, điểm yếu của bạn.

Luôn cho bản thân mình thời gian, lắng nghe những mong muốn, ý tưởng, sự nhạy cảm của bạn từ bên trong.

Tại sao chúng ta thường không yêu thương bản thân mình?

Tất cả các bác sĩ trị liệu tâm lý nhi khoa đều cho rằng, “để yêu chính mình, trước tiên đứa trẻ phải luôn được yêu thương từ trong mắt những người nuôi dạy chúng”.

Donald Winnicott, một nhà tâm lý học phát triển nổi tiếng người Anh, cũng là một bác sĩ nhi khoa phân tâm học nói : “Trước khi nhìn thấy chính mình, đứa trẻ đã nhìn thấy mình trong mắt mẹ mình đang nhìn mình”.

Hình ảnh của một người mẹ thức trắng đêm không ngủ để canh đứa con nhỏ đang đau ốm bệnh tật, một người cha sốt sắng, lo lắng, bên cạnh chăm sóc vỗ về, an ủi đứa con khi đứa trẻ gặp nạn. Tất cả họ đều như cảm thấy hạnh phúc lớn lao khi đứa trẻ hết ốm đau, lành lặn.

Hình ảnh cha mẹ để lại bên trong đứa trẻ phát triển hai hình ảnh về mặt tinh thần :

Suy nghĩ về mình : đó là hình ảnh của lòng tự trọng, phải luôn biết giá trị của bản thân, vì cái giá trị đó nên nó đáng được quan tâm, yêu thương, săn sóc bởi cha mẹ.

Do đó, những đứa trẻ mà nhận được quá ít tình yêu của những người thân xung quanh trong thời thơ ấu, khi lớn lên rất có thể bị thiếu tình yêu cho bản thân và cho người khác.

Ví dụ, nếu cha mẹ quá tò mò hoặc can thiệp quá nhiều vào môi trường của đứa trẻ khi hướng dẫn trẻ học, chơi…đôi khi sẽ khiến đứa trẻ rơi vào tình huống khó chịu, ức chế hoặc bất lực.

Cha mẹ đặt quá nhiều áp lực vào đứa con, tức là đặt đứa trẻ của mình vào những nhiệm vụ bắt buộc phải thành công, sẽ dễ dẫn đến phản tác dụng một khi những thất bại lặp đi lặp lại, đứa trẻ sẽ dần mất tự tin, đánh giá thấp bản thân, và không còn coi trọng chính bản thân mình nữa.

1, Luôn tự nỗ lực và tự túc, phải biết nhận ra rằng không ai và không thứ gì bên ngoài luôn hỗ trợ mình.

Muốn làm được điều này bạn phải ghi nhớ các điều sau :

1, Bạn phải yêu bản thân mình bất kể bạn có người yêu hay không. Bạn không nên thấy hạnh phúc của mình chỉ ở bạn gái hay bạn trai của mình. Bạn cũng phải biết cách thoát ra khỏi cơn nghiện tình yêu để chăm sóc bản thân mình.

4, Bạn không cần suy nghĩ lý do tại sao phải yêu bản thân mình. Vì khi hỏi điều này, bạn lại tự đóng cánh cửa học cách yêu bản thân mình rồi.

2, Chấp nhận hoàn toàn bản thân là một cách học để yêu thương bản thân mình hơn

3, Nhờ những sai lầm của bạn, bạn mới biết mình đang ở đâu. Những sai lầm này, nó sẽ làm cho bạn mạnh mẽ hơn và tự tin hơn. Nếu nhận ra điều này, bạn sẽ không còn lo lắng về cách học cách yêu thương và tôn trọng chính mình.

Khi bạn chấp nhận hoàn toàn bản thân mình, kể cả những điểm yếu, bạn bắt đầu sống với sự dễ dàng và yên tĩnh mà trước đây nó chưa từng xảy ra đối với bạn. Những lời khuyên thiết thực sau đây sẽ giúp bạn yêu bản thân và ngừng tự vấn về mình :

– Đừng bao giờ cam chịu rằng bạn là một con người buồn tẻ và nhàm chán.

– Bạn vẫn phải luôn phấn đấu để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

– Bạn đừng tự trách mình vì những thiếu sót của bạn.

3, Bạn không nhất thiết cần một lý do để yêu chính mình

Nếu bạn đang tìm kiếm lý do để yêu chính mình, thì tình yêu sẽ không đúng nghĩa và trọn vẹn. Những nghi ngờ và lý do cho điều ngược lại ngay lập tức xuất hiện trong đầu bạn. Bạn tự lập và phải yêu bản thân mình không vì lý do gì cả.

Ngay khi bạn bắt đầu nghĩ : tôi yêu bản thân mình vì … Rằng, ngay lập tức có những lý do sẽ xuất hiện như để giải thích bạn không nên yêu chính mình. Nếu bạn đang tìm kiếm lý do để yêu chính mình, bạn thường tìm đến những lý do để nghi ngờ nó.

Học cách yêu thương bản thân và yêu chính quan điểm của mình. Không cần có lý do. Bạn đã tự túc và không có lý do gì cho điều ngược lại. Nhờ nhận thức này, bạn sẽ biết mọi thứ về cách yêu bản thân và tăng lòng tự trọng cho mình.

4, Ngừng tôn thờ người khác và luôn nhận ra rằng mọi người đều bình đẳng, nghĩa là bạn cũng như họ

Rõ ràng bạn có thể nhìn thấy, không ai tốt hơn hay xấu hơn bạn. Ngừng so sánh bản thân với người khác và làm suy yếu lòng tự trọng của mình.

Nếu không, bạn sẽ kết thúc cuộc đua bất tận với chính mình và bạn sẽ không bao giờ giải quyết được câu hỏi của mình về cách học yêu thương bản thân và trở thành một người tự tin.

Thoát khỏi các chương trình xã hội như ti vi, mạng xã hội… nếu bạn không muốn mình trở thành một zombie. Hãy lựa chọn và cho phép bản thân mình bình đẳng với mọi người và trải nghiệm sự nhẹ nhàng từ bên trong.

5, Học cách yêu thương bản thân là học cách “đừng bao giờ so sánh bản thân mình với người khác”

So sánh bản thân với người khác luôn gây ra cảm giác tự ái và tự lên án bản thân mình. Vì vậy, bạn đừng bao giờ đuổi theo người khác và đừng cố gắng trở thành người không phải là mình.

Ví dụ, bạn nhìn sang hàng xóm của mình, cách anh ta sống, cách anh ta thành công trong công việc kinh doanh và anh ta phát triển như thế nào, bạn so sánh với tình trạng của mình, và bạn khó chịu và bạn tự gây áp lực cho mình vì sự so sánh này. So sánh bản thân với người khác nó sẽ ngăn bạn chấp nhận chính mình.

Bạn phải luôn luôn là chính mình, là người đang hiện tại là bạn. Bạn sẽ không thể sống cuộc sống của người khác. Cho dù bạn cố gắng thế nào, bạn cũng sẽ có thể trở thành một phiên bản rẻ hơn, vì trong bạn chỉ chứa đầy những hình mẫu mà bạn mong muốn.

Điều tốt nhất bạn có thể làm là trở thành chính mình. Đừng cố gắng trở thành người mà bạn không phải cũng đừng cố gắng giống như những người khác. Hãy là chính mình và vượt ra ngoài khả năng của mình, mở rộng vùng thoải mái chỉ của riêng mình.

So sánh với người khác thường xảy ra với các cô gái vô thức so sánh mình với nhau. Và kết quả là, sau đó họ luôn cạnh tranh với ai đó. Họ luôn đánh mất chính mình và giống như một bánh xe lăn vô tận trong sự bám đuổi và sự đau khổ và đuổi theo.

Vậy bạn nên so sánh với ai?

Người duy nhất bạn phải so sánh bản thân mình là chính bạn. Ví dụ, những gì bạn là ngày hôm qua và những gì bạn là ngày hôm nay.

Cố gắng so sánh bản thân với chính mình mà nhưng đừng quan trọng với kết quả đạt được từ sự so sánh đó, mục đích là để làm mới kiến ​​thức và nhận thức của mình.

Luôn đặt ra cho bản thân những câu hỏi hàng ngày :

Điều gì làm cho tôi khôn ngoan hơn ngày hôm qua và tôi đã học được gì mới?

Tôi đã học được bài học gì từ hôm nay?

Tôi có ra khỏi vùng thoải mái của tôi ngày hôm nay?

Bạn nên nhớ, chỉ có một so sánh với chính mình nên diễn ra trong bạn mà thôi. Nếu câu trả lời là không, tức là bạn chưa thấy mình tốt hơn ngày hôm qua, thì bạn hãy tự nhắc nhở bản thân về những gì bạn cần phải làm và tiếp tục phấn đấu cho tốt hơn.

6, Học cách luôn biết yêu thương, tôn trọng cơ thể và tâm trí của mình

Hãy xem xét lời khuyên thứ sáu của một nhà tâm lý học về cách yêu thương bản thân. Đó là nên biết tôn trọng cơ thể và tâm trí của bạn – điều này có nghĩa là bạn yêu bản thân như một người ngoan đạo, một cách có suy nghĩ và nhận thức, rằng bạn yêu cơ thể khỏe mạnh của mình và luôn làm theo điều đó.

Tôn trọng cơ thể của bạn có nghĩa là bạn phải sống một lối sống lành mạnh, bằng cách :

1, Không uống rượu, thuốc lá và các chất có hại khác. Bạn phải yêu cơ thể của mình, và tình yêu dành cho nó được thể hiện ở chỗ bạn không giết nó bằng thuốc hút, rượu, hay các chất độc khác và không tự làm suy yếu sức khỏe của mình.

3, Sử dụng đúng loại thực phẩm lành mạnh để phát triển cơ thể , nó sẽ mang đến cho bạn sự tự tin và nhẹ nhàng trong cơ thể.

Một người luôn say rượu và sống cuộc sống đầu độc bản thân mình vì họ ghét chính mình và không biết gì về cách học yêu thương và coi trọng bản thân.

Tôn trọng tâm trí và ý thức của bạn, bằng cách không cung cấp cho nó các thông tin sai lệch.

Để thực hiện nó, bạn hãy ghi nhớ những điều sau :

Bạn không cần phải xem bất kỳ những chương trình rác rưởi nào trên TV.

Bạn cần suy nghĩ tích cực, bằng cách tập cho mình những suy nghĩ rõ ràng và chính xác.

Luôn giữ trong tâm trí những suy nghĩ trong sạch. Điều này sẽ giúp bạn thoát ra khỏi nỗi sợ hãi và bất an.

Bạn nên loại bỏ tất cả những suy nghĩ tiêu cực vì nó chỉ ngăn cản sự tiến bộ tinh thần bạn.

Hãy để tâm trí của bạn nghỉ ngơi.

Luôn cho tâm trí của mình thấy rằng bạn rất tôn trọng nó.

Tại sao bạn cần ngừng phán xét người khác và chính mình?

Lên án người khác hoặc chính mình, lẩm bẩm tâm trí bên trong, chiếm rất nhiều năng lượng. Đây là tiêu cực không nên giữ trong mình.

Đồng thời, khi lên án những người khác về gì đó, bạn nên dành thời gian đó làm những việc hữu ích hơn, làm những gì bạn thích và thoải mái hơn.

Bạn càng lên án người khác, bạn càng tự mình lái xe vào khung hình giống như mọi người khác và không nổi bật giữa đám đông.

Thay thế sự lên án và càu nhàu bằng những suy nghĩ thỏa đáng, suy ngẫm đơn giản và giữ tầm nhìn tỉnh táo hơn về tình hình.

Điều duy nhất để bạn có thể đánh giá bản thân :

Tôi đã làm mọi thứ trong khả năng của mình chưa?

Tôi đã làm mọi thứ có thể để tốt hơn chưa?

8, Nếu bạn không thích một cái gì đó, thì đừng chịu đựng, hãy hành động

Bạn có thể nói với một người mà bạn không thích bằng lời nói hoặc bằng biểu cảm và cử chỉ trên khuôn mặt cho thấy rằng bạn không chấp nhận điều đó.

Từ thời thơ ấu, mẹ bạn đã dạy bạn chịu đựng trong những tình huống khó khăn, và sẵn sàng chấp nhận. Ở trường cũng dạy bạn như vậy.

Nhưng bạn không nhất thiết cần phải chịu đựng như vậy. Nếu không thể nói bằng lời nói, bạn cũng có thể hành động để xả bớt những gì bạn không thích.

Ví dụ, một người đàn ông hút thuốc trong xe hơi. Và bạn không bao giờ hút thuốc cũng như không chịu được khói thuốc. Bạn ngay lập tức tìm kiếm một biện pháp để giải quyết tình huống khó chịu cho bạn bằng cách nói to lên :

Tôi đề nghị một người ra khỏi xe nếu vẫn còn hút thuốc.

Tôi không thể chịu được mùi thuốc lá và tôi bị dị ứng.

Tôi phải yêu cầu anh ấy cho đến khi anh ấy ngừng hút thuốc.

Thực hiện kỹ thuật tâm lý này, cũng là một cách học yêu thương bản thân chính mình một cách dễ dàng hơn. Bạn càng giải quyết các tình huống khó chịu cho bạn, tình yêu và lòng tự trọng trong bạn sẽ xuất hiện nhiều hơn.

9, Luôn giữ ranh giới cá nhân: những gì bạn chấp nhận ở mọi người và những gì không

Tại sao điều quan trọng là phải có ranh giới tính cách?

Chính nhờ ranh giới cá nhân mà mọi người sẽ biết những gì bạn cho phép và những gì không, và họ sẽ thích nghi với bạn.

Nhờ có họ mà bạn sẽ bắt đầu hiểu rõ hơn về mọi người, và không ai có thể ngồi lên trên đầu trên cổ bạn.

Bạn cũng viết ra sở thích của bạn, và những sở thích này bạn coi trọng nó và cũng tôn trọng nó ở mọi người. Bằng cách này bạn sẽ biết những gì bản thân bạn muốn. Bạn sẽ biết câu trả lời rõ ràng cho các câu hỏi từ tâm lý học về cách yêu và tôn trọng chính mình.

10, Khi bạn đạt được mục tiêu của mình, hãy khuyến khích bản thân bằng mọi cách

Nếu bạn đặt ra mục tiêu và đạt được nó, bạn hãy vui vẻ tự thưởng mình với những điều dễ chịu, ví dụ như tự làm vui lòng mình bằng một cái bánh ngọt. Điều này nó có thể tiếp tục giúp bạn ở trong tương lai:

Trong vô thức, bạn ghi nhớ trong đầu rằng việc đạt được mục tiêu là dễ chịu và ngon miệng gấp đôi.

Đương nhiên, một cái bánh ngọt sẽ tạo ra nhiều năng lượng hơn để bạn tiếp tục đạt được mục tiêu tốt hơn cho những lần sau.

Mua cho mình một thứ gì đó là cách tự thưởng cho mình khi đạt được kết quả mình mong muốn, nghĩa là bạn muốn nhấn mạnh nó, tạo ra một tình yêu thương tự nhiên cho chính mình, cho những nỗ lực và sự phấn đấu của bạn.

11, Học yêu thương bản thân bằng cách : đừng than vãn và khóc lóc vì cuộc sống

Khi bạn than vãn hay khóc lóc trước mọi người vì cuộc sống của mình và vì cuộc đời của ai đó, điều đó bạn chỉ làm cho họ thấy rằng họ cũng có thể làm điều tương tự như vậy với bạn. Rên rỉ, khóc lóc và than vãn không giải quyết được vấn đề theo bất kỳ cách nào cả.

Làm thế nào để ngăn chặn bản thân mình hoặc những người khác ngừng than vãn?

Bạn hãy đưa sự rên rỉ ra khỏi những mối quan hệ của bạn, và bạn sẽ thấy có một hệ sinh thái cảm xúc mạnh mẽ và lành mạnh xung quanh bạn hơn và chỉ có những cá tính mạnh mẽ gần đó sẽ không bao giờ kéo tâm trí bạn xuống mức tồi tệ.

12, Nếu bạn tự tạo ra các tình huống : hãy chịu trách nhiệm về hành động của bạn

Bạn nên học cách yêu thương bản thân này bằng một mảnh giấy và cây bút :

Bạn nên ngừng đổ lỗi cho người khác về những gì bạn đã làm vào lúc này. Bạn cũng nên ngừng sự than vãn và phàn nàn với người khác.

Những gì bạn đang làm, hiện tại nó chỉ nằm duy nhất trên vai bạn, và một mình bạn phải chịu trách nhiệm cho những gì đã xảy ra.

Ví dụ, bạn và một người đàn ông khác đánh nhau trên phố, cách tốt nhất bạn nên trả lời cho tình huống này là :

Bản thân tôi đã quá hung hăng và hồ đồ.

Tôi đã gọi tên và khiêu khích một người đàn ông.

Tôi đã có thể rời đi bất cứ lúc nào nhưng tôi không làm vậy.

Bản thân tôi đã tìm kiếm sự va chạm không đáng xảy ra.

Tôi đẩy người đàn ông này trước.

Bản thân tôi đã trở nên tiêu cực, nó đã được tích lũy trong một thời gian dài.

13, Biết điểm mạnh và độc đáo của mình, viết chúng ra và ghi nhớ nó

Biết chính xác giá trị nào độc đáo ở bạn, những đặc điểm và phẩm chất hấp dẫn nào ở bạn. Nếu bạn không biết điều này, bạn sẽ không thể phát triển tình yêu cho chính mình và sẽ khó khăn hơn khi giao tiếp với mọi người.

Viết ra những phẩm chất độc đáo của bạn trong một mảnh giấy, một cuốn tập và ghi nhớ chúng. Nó sẽ giúp bạn đối phó với những suy nghĩ lo lắng về một vấn đề gì đó, ví dụ như yêu một người nào đó bằng những thế mạnh nào của mình. Như bạn có thể trả lời các câu hỏi sau :

Tại sao tính cách của bạn lại hấp dẫn?

Sở thích, ưu điểm ở bạn là gì?

Bạn có cảm xúc gì với những người trong mục tiêu của bạn mà họ không có sự cố gắng và không nỗ lực?

Làm thế nào để bạn trở nên ấn tượng, ví dụ như thể hiện tính cách thú vị của bạn khi giao tiếp với người khác?

Bạn độc lập và tự do như thế nào từ bên trong?

Những người khác nhau sẽ có giá trị khác nhau. Với sự phát triển tính cách của bạn, giá trị của bạn có thể thay đổi theo thời gian.

14, Tin tưởng bản thân và ý định của mình nhiều hơn, hành động theo mong muốn của bạn

Nếu những gì bạn làm xuất phát từ ý định tốt, hãy tin tưởng nó, bạn hãy tự tin làm và thực hiện nó!

Dù mong muốn và ý định của bạn là gì, hãy hành động theo nó.

Bạn đừng sợ sự xuất hiện của mình trước mặt người khác và cũng đừng nên nghĩ người khác không thích hành động của bạn. Bởi vì đây là cuộc sống của bạn và bạn sống cho chính mình, và không phải cho người khác!

Bạn càng tin tưởng bản thân và hành động theo mong muốn của mình, bạn càng sống cuộc sống mà bạn muốn. Ví dụ về cách mà một người luôn tự giới hạn bản thân mình trong cuộc sống vì ý kiến ​​của người khác:

Một số người không muốn thể hiện đầy đủ bản thân và tính cách của họ, vì họ sợ làm mất lòng người khác.

Một người nào đó không muốn nhảy, vì họ sợ phải trải qua cảm giác không được tán thành hoặc những nụ cười mỉa mai trên khuôn mặt của người khác.

15, Học cách yêu thương bản thân từ nội tâm, phấn đấu trở thành một người tốt hơn

Lắp đầy cuộc sống của bản thân mình bằng các ý tưởng thú vị riêng cho mình! Hãy là chính mình một người sinh động trong mọi hoạt động.

Tìm những câu trả lời khiến bạn tiến bộ và mang lại hạnh phúc, lấp đầy bản thân mình bằng những tình yêu.

Khám phá những điều mới mẻ giúp tăng cường thể trạng và tinh thần của mình.

Tìm các hoạt động lành mạnh làm tăng tình yêu bản thân.

Tìm những sở thích phù hợp của bạn, thực hiện nó và quên đi những gì đang xảy ra xung quanh mình, đắm mình trong những sở thích tuyệt vời đó của mình.

Làm những điều tốt hơn bạn bây giờ, phát triển những khả năng mà bạn yêu thích.

Bạn phải sống cuộc sống của những giấc mơ mà bạn muốn sống và luôn phấn đấu cho nó.

Tìm những gì làm cho bạn đam mê và có động lực trong cuộc sống.

Bám sát những nguyên tắc này, bạn sẽ cảm thấy ngày càng cuốn hút về bản thân mình, và về những kết quả tốt đẹp từ cách học yêu thương cuộc sống và bản thân mình.

Hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau:

Những thành kiến ​​của bạn trong cuộc sống này là gì?

Điều gì làm bạn phấn khích và thích thú đối với bạn?

Bạn thích kiểu hài hước nào?

Bạn thích thể loại nhạc nào?

16, Học cách yêu thương bản thân : tự đặt cho mình một mục tiêu lớn và thực hiện nó

Do đó, trên đường đến mục tiêu lớn, bạn sẽ sống một cuộc sống thú vị , bạn sẽ tôn trọng chính mình và cảm giác rằng bạn đang phát triển, và bạn không bao giờ đứng yên.

Hãy nhớ tầm quan trọng của mục tiêu và bạn sẽ thôi đặt ra những câu hỏi của mình về cách học yêu thương bản thân và vì khi đó bạn đã thật sự trở thành một người thú vị.

Điều quan trọng đối với bạn là khi yêu mến ai đó nên chấp nhận những gì họ đang có là chính họ :

Tất cả những người xung quanh bạn là một sự phản ánh chính xác của chính bạn. Cách bạn nhìn thấy họ, đó chính là bản thân bạn. Nếu bạn nghĩ rằng mọi thứ xung quanh là xấu xa, thì bạn hãy nên thay đổi nhận thức của mình. Có thể chính bạn là kẻ xấu bên trong và bạn cần phải làm việc với điều đó.

18, Bạn không cần phải chứng minh hay thể hiện mình là một người siêu lý tưởng

Xã hội của chúng ta, những phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, báo chí luôn truyền cảm hứng bằng cách đề cao cho sự hoàn hảo và biến con người với những ước mơ, khát khao được siêu phàm, lý tưởng giống như cần phải có một cơ thể hoàn hảo, một trí tuệ tuyệt đỉnh…

Trong thực tế, không ai muốn mình trở nên hoàn hảo và thần thánh đến thế. Điều mà bất cứ ai cũng cần là một điều hạnh phúc thật sự, giản đơn, như chỉ dễ dàng là biết cách yêu thương bản thân mình như thế nào thôi.

Mọi người muốn mình là chính mình. Cho phép bản thân và những người khác trở thành chính họ. Như vậy, bạn sẽ biết chấp nhận mọi thứ và cũng sẽ biết yêu thương mọi thứ. Bạn không cần quá siêu lý tưởng vì điều đó ai cũng biết, nó phi thực tế.

19, Ngoại hình gọn gàng cũng là một cách để học yêu thương bản thân của chính mình

Ngoại hình không phải là sự quyết định thái độ tương lai của người khác xung quanh bạn và cũng không phải là thái độ của người khác giới đối với bạn. Ngoại hình quyết định trước hết thái độ của bạn đối với bản thân, lòng tự trọng của bạn.

Nếu một người không có vẻ ngoại hình tốt, sẽ rất dễ bị đánh giá : anh ta không gọn gàng, mặc quần bẩn, áo không giặt được, mùi khó chịu phát ra từ anh ta, điều này cho thấy người này trước hết không tôn trọng mình.

Một người không tôn trọng chính bản thân mình thì chắc chắn rằng họ sẽ không tôn trọng bất cứ ai. Và thậm chí nhiều lần như vậy nó sẽ làm suy yếu sự tự tin của bạn. Nó đủ để đánh giá bạn là bình thường, tốt, hay người đàng hoàng.

Không cần phải mặc trang phục quá đắt tiền, chỉ cần một bộ trang phục tạo cho bạn một dáng vẻ gọn gàng, lịch thiệp trong mắt người khác, đó cũng chính là cách bạn học lấy yêu thương bản thân mình.