Top 12 # Xem Nhiều Nhất Yêu Dấu Nghĩa Là Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Em Yêu Dấu _ Nhưng ‘Dấu’ Nghĩa Là Gì

Từ thời xa xưa, ngôn ngữ Việt Nam đã rất đa dạng, phong phú. Nhất là những từ ngữ cổ bởi chúng có thể diễn tả sâu sắc nội tâm của con người, diễn tả chi tiết về sự vật, hiện tượng…. Cho đến ngày nay, chúng vẫn tồn tại nhưng lại thường bị mất nghĩa hoặc bị hiểu sai.

Chúng ta vẫn thường nói, em yêu dấu, ‘yêu’ thì hiểu rồi, nhưng ‘dấu’ nghĩa là gì?

‘Dấu’ là một từ cổ, sách Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của giảng: ‘dấu’ nghĩa là ‘yêu mến’. Từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhodes (1651) cũng giải thích ‘dấu’ là một từ cổ để chỉ sự thương yêu. Ông cho ví dụ: Thuốc dấu là ‘bùa để làm cho yêu’.

Tục ngữ Việt Nam nói ‘Con vua vua dấu, con chúa chúa yêu’, còn Hồ Xuân Hương trong bài thơ Cái quạt giấy (bài hai) thì viết ‘Chúa dấu vua yêu một cái này’. Có thể thấy, ‘dấu’ và ‘yêu’ là hai từ có ý nghĩa tương đương, ngày xưa dùng hai từ độc lập, nhưng bây giờ ta có thể thấy từ ‘yêu’ vẫn còn được viết hay nói một mình, còn từ ‘dấu’ thì không ai dùng một mình nữa. Giờ đây, thay vì ‘anh yêu em’ mà nói ‘anh dấu em’ thì không khéo lại bị hỏi ‘anh giấu cái gì?’.

Trong từ ‘chợ búa’ thì ‘búa’ có nghĩa là gì?

‘Búa’ là âm xưa của chữ [铺], âm Hán Việt hiện đại là của chữ này là ‘phố’, nghĩa là cửa hàng, là nơi buôn bán.

‘Búa’ trong tiếng Việt hiện đại đã dần mất nghĩa và không dùng độc lập, nhưng nếu nói nó vô nghĩa thì không đúng. Tiếng Việt có rất nhiều từ cổ bị mất nghĩa khi đứng một mình, nhưng chúng không vô nghĩa.

Người ta nói ‘gậy gộc’, ‘gậy’ thì hiểu rồi, còn ‘gộc’?

‘Gộc’ là ‘cây củi có khúc đẩn lớn cũng là ‘đoạn gốc của cây tre, cây vầu’ hay có nghĩa là ‘to lớn’.

‘Gộc’ là từ mà hiện nay đã không còn nghĩa độc lập. Tiếng Hán, ‘gộc’ là chữ này [㭲]. Sách ‘Đại Nam quốc âm tự vị’ của Huỳnh Tịnh Của giảng: ‘Gộc’ là ‘cây củi có khúc đẩn(?) mà lớn’ và cho ví dụ ‘ông gộc’ là người già cả hơn hết hoặc làm lớn hơn hết trong một xứ. Cũng có tài liệu giảng ‘gộc’ là ‘đoạn gốc của cây tre, cây vầu’ hay có nghĩa là ‘to lớn’.

Theo đó, gậy gộc nghĩa là những cây gậy lớn, thường dùng để đánh nhau.

Mình hay nói ‘hỏi han’ nhau, ‘hỏi’ thì rõ nghĩa rồi, vậy ‘han’ có nghĩa không?

Tương tự như ‘gậy gộc’, ‘hỏi han’ không phải là từ láy mà là từ ghép đẳng lập, trong đó cả ‘hỏi’ và ‘han’ đều có nghĩa.

‘Han’ nghĩa là ‘hỏi tới’, ‘nói tới’.

Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của giải thích: ‘han’ nghĩa là ‘hỏi tới’, ‘nói tới’. Theo đó, ‘hỏi han’ nghĩa là hỏi một việc gì đó, hỏi tới hay nói tới một việc nào đó.

Truyện Kiều của Nguyễn Du từng dùng ‘han’ như một từ độc lập, không dính đến từ ‘hỏi’, trong câu: ‘Trước xe lơi lả han chào / Vâng lời nàng mới bước vào tận nơi’ (Phần Kiều rơi vào tay Tú Bà và Mã Giám Sinh). ‘Han chào’ chính là chào hỏi.

Khi mình nói về một chuyện gì đó ‘to tát’ thì ‘tát’ có nghĩa là gì?

‘Tát’ đúng ra phải dùng là ‘tác’.’Tác’ nghĩa là lớn, ta thường gặp qua từ ‘tuổi tác’.

‘To tát’ không phải là từ láy mà là từ ghép, cả ‘to’ và ‘tát’ đều có nghĩa. Tuy nhiên, ‘tát’ ở đây là một minh chứng cho hiện tượng dùng sai nhiều thì thành đúng trong ngôn ngữ. ‘Tát’ đúng ra phải dùng là ‘tác’.

‘Tác’ nghĩa là lớn, ta thường gặp qua từ ‘tuổi tác’. Khi nói ‘tuổi tác’ thì đã mang nghĩa lớn tuổi, già rồi.. Tuy nhiên, ngày nay mình hay nói ‘tuổi tác đã lớn’, cách nói này xét về nguồn gốc thì không đúng, bị lặp từ.

Do trong quá trình sử dụng đã có nhiều biến chuyển, nên ‘tuổi tác’ thường dùng để chỉ tuổi. Thậm chí tuổi còn nhỏ cũng dùng ‘tuổi tác’, ví dụ: ‘Tuổi tác còn nhỏ’, ‘tuổi tác mới có bây lớn’,…

Riêng từ ‘to tác’ để chỉ cái gì đó lớn thì đã dùng thành ‘to tát’. Tuy nhiên, để viết đúng chính tả tiếng Việt hiện đại thì mình vẫn cứ dùng ‘to tát’.

Có câu, ‘cần cù bù thông minh’, ‘cần cù’ là từ láy hay từ ghép? ‘Cù’ có nghĩa gì không?

‘Cần’ là siêng năng chăm chỉ, ‘cù’ là khó nhọc, vất vả.

‘Cần cù’ là từ ghép, cả ‘cần’ và ‘cù’ đều có nghĩa. Đây là từ gốc Hán, viết là 勤劬. ‘Cần’ là siêng năng chăm chỉ, ‘cù’ là khó nhọc, vất vả.

Chữ ‘cù’ này còn xuất hiện trong từ ‘cù lao’ (劬劳) chỉ công ơn cha mẹ (thường nói chín chữ cù lao).

Truyện Kiều có câu: ‘Duyên hội ngộ, đức cù lao/Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn’. Không nên nhầm lẫn từ ‘cù lao’ này với từ ‘cù lao’ chỉ cồn đất/cát nổi lên giữa sông do phù sa bồi lắng.

‘Núc’ là ‘đồ đắp bằng đất thường làm ra ba hòn, có thể bắc nồi nấu ăn’ và có thể hiểu núc chính là ông Táo.

– Núc là ‘đồ đắp bằng đất thường làm ra ba hòn, có thể bắc nồi nấu ăn’, cho nên có thể hiểu núc chính là ông Táo. (theo Huỳnh Tịnh Của, Đại Nam quốc âm tự vị)

‘Thêu thùa’ là từ ghép tổ hợp (hay ghép đẳng lập), trong đó cả thêu và thùa đều có nghĩa

Thùa là kết chỉ thêm, làm cho đẹp thêm.

– Thêu là dùng chỉ màu đính lên bề mặt vải làm ra hoa văn;

– Thùa là kết chỉ thêm, làm cho đẹp thêm.

Về cơ bản thì thêu và thùa giống nhau, đều là hành động thêm hoa văn trang trí trên vải vóc cho đẹp. Nhưng thùa đôi khi còn có nghĩa là hành động mạng lại chỗ vải bị rách cho đẹp.

‘Vải vóc’ là một từ ghép với chữ ‘vóc’ cũng có nghĩa

Vóc là một xấp hàng lụa vừa đủ một quần là sáu thước may.

– Vải là chỉ bông hoặc đồ dệt bằng chỉ bông;

– Vóc là một xấp hàng lụa vừa đủ một quần là sáu thước may.

Ngày nay thì vải không nhất thiết là dệt bằng chỉ bông mà có thể dệt bằng nhiều chất liệu khác. Còn vóc thì ít khi thấy dùng một mình nữa, người ta thường lầm tưởng ‘vải vóc’ là từ láy.

Dấu Hiệu Người Ấy Yêu Thật Lòng Là Gì

Dạ em năm nay 20 tuổi, hiện đang là sinh viên và cũng sắp ra trường ạ. Anh ấy hiện là giáo viên lớn hơn em 7 tuổi, em và anh ấy quen biết nhau qua facebook và cũng nói với nhau được một thời gian. Em và anh gặp nhau ở ngoài vào dịp tết năm 2014, tại em không có anh trai nên lúc quen anh em nói là nhận anh làm anh kết nghĩa của em. Cho em hỏi dấu hiệu người ấy yêu thật lòng là như thế nào?

Dạ em năm nay 20 tuổi, hiện đang là sinh viên và cũng sắp ra trường ạ. Anh ấy hiện là giáo viên lớn hơn em 7 tuổi. Em và anh ấy quen biết nhau qua facebook và cũng nói chuyện với nhau được một thời gian. Em và anh gặp nhau ở ngoài vào dịp tết năm 2014, tại em không có anh trai nên lúc quen anh em nói là nhận anh làm anh kết nghĩa của em. Thời gian đó anh dẫn em đi chơi rất nhiều nơi, vì trước đây em chỉ toàn đi học rồi về nhà chứ không có đi đâu chơi nhiều, lần nào anh cũng dẫn em đi ăn rồi mới trở về. Có lần anh đi ở trong Tân Bình nghe em gọi điện bảo thế là anh cũng ghé qua nhà em rước em vào đó chơi, em vẫn luôn nghĩ rằng tại sao anh lại tốt với một người dưng như thế? Thời gian sau đó em vô tình xem facebook của anh em thấy anh đăng hình chụp chung với một cô gái. Em đoán là chị ấy là người yêu của anh vì dưới đó có kèm theo những dòng status tình cảm lắm, không bao lâu em cũng đọc được dòng status buồn do anh viết nên em cũng nghĩ thầm chắc là có chuyện gì đó rồi. Có lẽ đúng thật hôm sinh nhật anh rủ em đi chơi cùng với anh, anh bảo anh và chị ấy chia tay rồi (em không hề hỏi gì về chuyện đó cả) sau đó anh còn hôn má em nữa. Một thời gian sau đó em với anh nói chuyện qua facebook anh hỏi: “lỡ một ngày anh thích em thì sao? Em có còn xem anh là anh trai không?” em chỉ bảo là mong anh hãy suy nghĩ kỹ về tình cảm của mình (với lại trước đó em biết anh vừa mới chia tay với chị kia) nên em cũng không muốn mình là người thay thế. Có thể một phần là do trước đó em chỉ luôn xem anh như anh trai rồi đột nhiên anh lại hỏi như vậy nên em…

Anh ấy quan tâm và lo lắng cho em rất nhiều…………………………………

Sau câu hỏi đó vào tết năm 2015 em với anh cũng không gặp nhau chỉ có một lần anh nhậu ở nhà người thân rồi hẹn gặp em. Anh chỉ đưa em đi dạo và im lặng, hình như anh cũng đang buồn về chuyện gì đó, lúc mới quen nhau đi chơi với anh em cảm thấy thoải mái lắm. Nhưng dường như sau câu hỏi đó anh cố tình né tránh em, vì có một lần em đã nói với anh về cảm giác của em qua tin nhắn anh còn hỏi em: “có phải em thấy những lần đi chơi sau này anh khác đúng không?” Sau đó vào ngày 2/9 anh có rủ em đi chơi nhưng em lại đang ở quê và một lần khác thì em lại không nghe điện thoại. Tết vừa qua anh rủ em đi xem phim lúc đầu anh đan và siết chặt vào bàn tay của em, có lúc còn kéo em dựa vào vai anh ấy và còn hôn má nữa. Em cũng không hiểu anh đang nghĩ gì tại anh là một người trầm tính, ít nói cũng ít khi chia sẻ, nhiều lúc anh không trả lời tin nhắn của em có việc muốn hỏi thì gặp trực tiếp anh mà hỏi thôi. Có thể nói anh rất quan tâm, chu đáo với em mỗi khi em đi cùng anh, không hiểu sao những lúc đi cùng anh em cảm thấy rất thoải mái, cảm giác như được che chở, trò chuyện cũng rất hợp. Có thể nói anh là người con trai đầu tiên đối với em như vậy và là người đầu tiên mà em có tình cảm, đôi lúc em tự hỏi mình không biết có phải mình đang ngộ nhận hay không nữa? Và cảm giác mà mình đang dành cho anh có phải là thích hay không? Em cũng không biết có phải anh lợi dụng tình cảm của mình hay không nữa? Em mong anh chị hãy cho em lời khuyên liệu em có nên hy vọng và chờ đợi tình cảm này hay không? Có người bảo em nên từ bỏ vì anh ấy không thích em đâu. Có người lại bảo em nên nói ra để sau này không hối tiếc, đôi lúc em cũng tự ti không dám nói vì bạn gái trước đây của anh ấy xinh đẹp mà còn giỏi giang nữa. Mặt khác, em sợ lỡ nói ra tình cảm rồi thì anh có còn gặp mình hay không? Vì trong mắt em anh là một người rất đặc biệt lại còn tốt với em nữa. Em mong anh chị cho em lời khuyên chân tình ạ! Liệu em có nên bày tỏ tình cảm với anh không ạ? Nếu có thì thời điểm nào là thích hợp nhất ạ? Dạ vậy anh, chị cho em hỏi thì bây giờ em có nên hỏi thẳng anh về tình cảm của anh hiện tại không ạ? Em có nên hỏi anh em là gì đối với anh không ạ? Hay em nên đợi thêm một thời gian nữa để xem hành động của anh như thế nào rồi mới đưa ra quyết định ạ! Vì có thể nói anh là người đầu tiên mang đến cho em cảm giác như thế nên em cũng hơi sợ mình bị lừa dối. Thế những lần sau này khi đi chơi với anh em có nên giữ khoảng cách đối với anh hay không ạ? Em cứ sợ nếu anh cứ làm như thế thì em không thể kìm chế được tình cảm của mình, nhưng em lại không dám hỏi thẳng theo anh chị em nên làm gì bây giờ ạ? Em cảm ơn anh chị rất nhiều.

Em thân mến! Cảm ơn em đã gửi tâm sự về chuyên mục Tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình của Tư vấn An Nam. Băn khoăn của em, Tư vấn An Nam xin đước đưa ra ý kiến như sau:

Hiện tại có thể tâm trạng em đang rất bối rối vì nhiều điều em không thể nào cảm nhận được suy nghĩ của người ấy, em cũng đang rất lo lắng, đắn đo trước việc có nên bày tỏ tình cảm của mình cho anh ấy biết hay không. Mặt khác em cũng lo sợ người ta sẽ không gặp mình nếu mình nói ra tình cảm, bên cạnh đó em cũng không khỏi lo lắng rằng người ta có thể lừa dối mình.

Qua tâm sự của em, chị nhận thấy rằng em không chỉ ngưỡng mộ với anh ấy, em còn cảm thấy quý mến, một người quan tâm, che chở cho em, đặc biệt là sự chu đáo của anh ấy đã khiến em cảm thấy được sự ấm áp trong lòng. Hơn thế nữa trong em, em đã cảm nhận anh ấy là một anh chàng hiền lành, đáng tin cậy. Em đã thầm giữ hình ảnh người ấy trong lòng, nên em không thể kiểm soát được những cảm xúc của mình khi ở bên anh ấy.

Em rất tin anh ấy nên em nghĩ rằng anh ấy là một người trầm tính, anh nói anh không có nhiều thời gian để trò chuyện với em, có bất cứ việc gì thì em sẽ gặp trực tiếp anh ấy, có thể anh trong tận sâu thẳm đáy lòng anh ấy chưa sẵn sàng cho một mối quan hệ mới, nên nó được biểu hiện ra bên ngoài anh ấy như vậy. Em chưa biết được nhiều về mối tình cũ của anh ấy ra sao, như thế nào mà anh ấy lại chia tay, em nên tìm hiểu lý do chính xác để hiểu được liệu anh ấy có nhiều tổn thương trong chuyện tình cảm đó không, nếu sự tổn thương là lớn thì anh ấy có thể chưa sẵn sàng cho một mối quan hệ mới.

Có lần anh hỏi em “lỡ mai này thích em thì phải làm sao đúng không” có thể đó là lúc mới chia tay anh ấy còn đang rất buồn, khi đi bên em anh ấy lại cảm giác thấy mọi thứ dường như tốt hơn, khi em nói anh ấy thì anh ấy mới suy nghĩ lại liệu anh ấy có đang cần một người thay thế hay không? Vì vậy anh ấy đã né tránh em, giống như việc anh ấy cảm nhận thấy em là một người tốt và không muốn làm tổn thương em.

Tổng đài tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172

Trong khi em chưa xác định được vấn đề thì em không nên có sự đụng chạm gần gũi với anh ấy, khi chưa xác định đúng vấn đề mà em bày tỏ tình cảm của mình có thể khiến em ngại ngùng và chính em là người sẽ né tránh anh ấy chứ chưa chắc đã là anh ấy né tránh em đâu.

Cập nhật : bởi

Chúng Ta Nói Gì Về Tuổi 20 Yêu Dấu?

Bìa cuốn tiểu thuyết Tuổi 20 yêu dấu.

Tuổi 20 là quãng thời gian đẹp nhất của mỗi người bởi khi đó, ta có trong tay tất cả mọi thứ: sức khỏe, thời gian và sự nhiệt huyết. Nhưng trái lại, đây là thời điểm ai cũng gặp phải những vấn đề khó khăn, vấp ngã lại chưa đủ kinh nghiệm để giải quyết.

Tuổi của những ngộ nhận

Nhớ về tuổi trẻ của mình, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cũng có tuổi thơ nhiều kỷ niệm ở nông thôn. Ông sống trong thời kỳ đất nước ta đang phải đối mặt với chiến tranh, cơm không đủ ăn, nghèo đói quanh năm. Ngày ấy, ước muốn duy nhất của ông là được làm việc để kiếm tiền tu sửa lại ngôi nhà cho đỡ dột.

Khi trưởng thành, ông nhận ra, tuổi trẻ mỗi người đều mắc phải những ngộ nhận. “Trước đây, khi đi dạy học, tôi cứ ngỡ mình là nhà giáo. Khi tham gia vẽ tranh cho Nhà xuất bản giáo dục, có lúc tôi nhận ra mình cũng chẳng phải họa sỹ. Đến khi viết văn, tôi cứ tưởng mình là nhà văn, nhưng rồi tôi ngộ ra không phải vậy”, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp tâm sự.

Ông còn cho rằng, ngộ nhận đầu tiên của con người là về tình yêu. Trong hành trình sống, ai cũng sẽ bước qua cánh cửa tình. Từ những ngộ nhận ấy, người trẻ rất dễ mắc phải sai lầm. Đôi khi, những sai lầm đó không chỉ về tình mà có thể đến từ những vấn đề xã hội khác.

Ông viết Tuổi 20 yêu dấu chỉ trong vòng một tháng và nguyên mẫu nhân vật Khuê trong tiểu thuyết chính là con trai mình. Nhưng tác giả đã đặt ra một cái nhìn khác về tuổi trẻ. Không giống như những cuốn sách dạy về kỹ năng sống thường xây dựng những bạn trẻ thành công hoặc sẽ đứng lên sau thất bại.

Trong Tuổi 20 yêu dấu là một người trẻ thất bại và đầy lỗi lầm. Tác giả đã gửi gắm nhiều ý tưởng, những cái nhìn đầy bao dung đối với tuổi trẻ, cụ thể là tuổi trẻ thất bại. “Có lẽ, càng nhìn vào lỗi lầm, vào sự thất bại ấy, chúng ta mới xây dựng được một cuộc sống hài hòa và tốt đẹp hơn”, nhà phê bình Mai Anh Tuấn bày tỏ.

Sau một chặng đường dài chấp nhận sự thật, thay vì trách móc, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp thấy rằng, sai lầm của tuổi trẻ là điều dễ hiểu. Không thể phủ nhận rằng, tuổi trẻ thời đại ngày nay được sống đầy đủ, có nhiều điều kiện tốt nhưng cũng chịu nhiều tác động khác về xã hội. Không sai khi nói, thời đại công nghệ ngày một phát triển, hòa nhập vào nền công nghiệp 4.0, những tệ nạn xã hội cũng ngày một phức tạp hơn. Và tuổi trẻ có lúc lại chính là “mồi lửa” cho những tệ nạn đó bùng cháy.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (giữa) tại buổi tọa đàm.

Điều đáng nói, Nguyễn Huy Thiệp viết tiểu thuyết này không phải là để đổ lỗi cho những tác nhân của xã hội khiến cho những người trẻ tuổi lầm lỗi và thất bại. Với ông, lý do đơn giản là qua đó để hiểu hơn những người trẻ khi vấp ngã có lý do và tiếng nói của họ. Như nhân vật Khuê là chuỗi sai lầm tất yếu xảy ra trong tuổi trẻ – một người cô đơn và cô độc. Từ đó, khi ý thức được những sai lầm và bắt đầu thức tỉnh, đó là lúc người ta tìm lại được “bản lai diện mục” của mình.

… Và tuổi 20 thời hiện đại

Đứng trước câu hỏi: Tuổi trẻ thời 4.0 cần phải làm gì để không “tuột xích” như nhân vật Khuê? Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cho rằng, tuổi trẻ thời nay khó sống hơn thời tuổi trẻ của mình rất nhiều. Tuy nhiên, khi còn trẻ, bạn hãy cứ sống thật vui, hãy lắng nghe tiếng nói của trái tim và dùng tâm tưởng để hành động.

“Trong xã hội cũng vậy, cái thiện và cái ác luôn lẫn lộn và được hệ thống hóa. Nếu không đi theo hệ thống ấy rất có thể chính chúng ta sẽ bị tuột xích, mắc sai lầm, hoặc thất bại. Bởi vậy, nếu muốn vượt qua buộc chúng ta phải mạnh mẽ, phải có học vấn, sức khỏe, tiền bạc lẫn sự ảnh hưởng xã hội”, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp chia sẻ.

Với nhà văn, một trong những dấu hiệu của người có đạo đức là vui vẻ và cái gì đã qua hãy để qua đi. Tuổi trẻ đừng sợ khó khăn, đừng sợ sai lầm, hãy mạnh mẽ và nuôi dưỡng những khát vọng.

Được tiếp xúc với giới trẻ mỗi ngày, Tiến sỹ văn học Mai Anh Tuấn phần nào hiểu được cuộc sống cũng như những nguy cơ dẫn đến sự sa ngã của những người đang tuổi 20.

“Tuổi 20 là thời điểm ta đang có trong tay mọi thứ. Nhưng tuổi trẻ ấy không bao giờ là sự hoàn hảo tuyệt đối. Những lầm lỡ, thất bại trong bước đi đầu đời cần phải xem như sự tất yếu và đón nhận nó một cách trung thực”, Tiến sỹ Mai Anh Tuấn bày tỏ.

Khi ta thẳng thắn đối mặt với mọi vấn đề và tìm ra cách ứng xử, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tuổi 20 cũng giống như một sợi dây và sai lầm lại là những nút thắt. Để tháo gỡ nút thắt đó, không có cách nào khác bản thân những người trẻ phải tự mình giải quyết, vừa “sống chung với lũ” vừa tìm cách thoát ra.

Có lẽ, tuổi 20 của mỗi người đều mang một sắc màu riêng và cần có sự tự chủ khi sống giữa xã hội nhiều vấn đề bất cập. Xét về khía cạnh tích cực, việc đối mặt và tự giải quyết vấn đề sẽ giúp tuổi trẻ như được truyền thêm cảm hứng sống. Từ đó, họ sẽ cứng cáp và hoàn thiện hơn.

Nguyễn Huy Thiệp là “hiện tượng hiếm” của văn đàn Việt Nam với hơn 50 truyện ngắn, 10 vở kịch, 4 tiểu thuyết cùng nhiều tiểu luận, phê bình văn học gây chú ý. Các tác phẩm nổi tiếng của ông như: Tướng về Hưu, Những ngọn gió Hua Tát, Chảy đi sông ơi, Sang sông, Con gái thủy thần, Giăng lưới bắt chim, Tuổi 20 yêu dấu…Trong đó, Tuổi 20 yêu dấu được viết từ tháng 1/2003, đã được dịch và xuất bản từ năm 2005 ở Mỹ, sau đó là ở Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ, Canada.

Hướng kiều bào trẻ về lập nghiệp tại quê hương

Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức gặp mặt Đoàn kiều bào trẻ thể hiện trân trọng và sự quan tâm với các …

Nhật Bản: Rực rỡ sắc màu Kimono trong lễ trưởng thành của các thiếu nữ

Hàng trăm nghìn thiếu nữ ở độ tuổi 20 trong trang phục truyền thống Kimono đã tham gia lễ trưởng thành, ngày lễ đánh dấu …

Triệu phú khởi nghiệp tuổi 20 từ ký túc xá sinh viên

Dyn là câu chuyện khởi nghiệp thành công tại Mỹ dưới sự dẫn dắt của nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Jeremy Hitchcock.

Tuổi 40 Yêu Dấu Tác Giả: Ann Lee

Giới thiệu sách Tuổi 40 Yêu Dấu – Tác giả Ann Lee

Ann Lee đã tự hứa với bản thân, với những phụ nữ – bạn bè mình, rằng sẽ ghi lại những tươi trẻ nồng nhiệt hay lắng đọng ngọt ngào của phụ nữ thường chỉ nhớ ra mình đáng yêu và đáng được yêu khi đã còn rất ít thời gian hay sức lực.

Và đây, không bắt buộc… mà tất cả chữ cứ tự chảy. Dường như cuộc sống của những phụ nữ sắp bước vào tuổi 40, đang 40 hay vừa qua tuổi 40 đểu rạng rỡ, nồng nàn và buộc chị phải viết về họ, để tự hào về họ và chính mình.

Chị ấy không chờ nữa.

Và những phụ nữ 40 khác, cũng không chờ đợi nữa.

Chúng ta cần chia sẻ để thấy mình nên tiếc từng phút của cuộc sống luôn đáng gọi là Yêu dấu .

20, tóc mượt dày, má tự nhiên hồng, ta e ngại khi 30 da sẽ bớt căng và môi không còn mọng.

30, không muốn bị hỏi tuổi, ta sợ lúc 40 sẽ không còn đi được giày cao, ra ngoài thiếu cây son là không thể tự tin.

39, ta thảng thốt nghĩ cơ hội dành cho mình còn rất ít, rằng ta đã qua bên kia dốc cuộc đời.

Nhưng lạ thay, khi 40, ta như rẽ vào một con đường mới…

40, ta thấy mình như một chùm nho đã trải qua những ngày xanh non, ươm nắng, chín sẫm, vừa xuống khỏi cành để bắt đầu ủ men chứ không phải để héo đi. Thứ men say đằm đượm

20-30 không thể nào có được.

Thế nên, với phụ nữ, 40, chỉ là mới bắt đầu…

1. Thông tin chi tiết

Tên sách: Tuổi 40 Yêu Dấu

Công ty phát hành: NXB Trẻ

Tác giả: Ann Lee

Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Trẻ

Loại bìa: Bìa mềm

Số trang: 208

2. Đánh giá Sách Tuổi 40 Yêu Dấu

1 Thầm cám ơn những cuốn sách của Cô Ann Lee! Mình đã mua tặng chúng cho 1 chị bạn thân, người gần như mất niềm tin vào đàn ông, dẫn đến chán nản với cuộc sống, bỏ bê con cái. Đọc được sách của Cô Ann Lê mình thấy chị ấy yêu đời hẳn. Tự đi sửa soạn cho mình, chăm lo cho mấy đứa nhỏ, vui vẻ cười đùa dù da dẻ đã bị sạm nhiều. “Kỳ diệu” quá đỗi.

Cám ơn Cô Ann Lê đã “cứu” người phụ nữ ấy. Mình chưa đến 40 nhưng cũng đã tự tặng mình quyển này và đọc ngáu nghiến. Đọc để rồi thêm vững vàng và mạnh mẽ bước vào tuổi 40 … cho đỡ bỡ ngỡ và bớt vấp ngã!

2 “Hãy yêu thương bản thân trước khi quá muộn”. Thầm cám ơn những cuốn sách của Cô Ann Lee! Mình đã mua tặng chúng cho 1 chị bạn thân, người gần như mất niềm tin vào đàn ông, dẫn đến chán nản với cuộc sống, bỏ bê con cái. Đọc được sách của Cô Ann Lê mình thấy chị ấy yêu đời hẳn. Tự đi sửa soạn cho mình, chăm lo cho mấy đứa nhỏ, vui vẻ cười đùa dù da dẻ đã bị sạm nhiều. ‘Kỳ diệu’ quá đỗi. Cám ơn Cô Ann Lê đã ‘ cứu’ người phụ nữ ấy. Mình chưa đến 40 nhưng cũng đã tự tặng mình quyển này và đọc ngáu nghiến. Đọc để rồi thêm vững vàng và mạnh mẽ bước vào tuổi 40 … cho đỡ bỡ ngỡ và bớt vấp ngã.

3 “Tuổi bốn mươi yêu dấu” là tác phẩm thuôc thể loại tản văn của tác giả người việt Ann Lee. Cuốn sách là tập hợp 21 bài viết của tác giả về những vấn đề của người phụ nữ đang ở độ tuổi tứ tuần gặp phải. Với cách viết đầy thú vị, đôi khi hài hước, tác giả đã phân tích rõ các vấn đề. Ví dụ như khi viết về một cuộc tình không mấy hạnh phúc, tác giả đã viết câu nói của người thứ ba: “Chồng chị đâu là sợi dây chuyền? Mà tôi cũng đâu phải kẻ cướp mà đi giật lấy ngoài đường. Tôi chỉ là Nắng, anh ấy có tự say thì cũng sẽ tỉnh, nếu chị khéo pha một ly nước mát giải say”… Với cách viết ấy, tác giả chia sẻ cách chăm sóc con; vượt qua nỗi đau, khủng hoảng việc ly dị;cách làm nên một mái ấm hạnh phúc,…. Câu chuyện đơn giản, có khi là những cảm xúc mạnh mẽ được ghi chép lại, cũng có khi là cách bình tĩnh trước sự cuốn hút của người khác phái. Lời văn không cứng nhắc mà mềm mại, dễ đi sâu vào tâm trí người đọc. Mỗi vấn đề, tác giả lật đi lật lại để phân tích, làm rõ ở nhiều khía cạnh khác nhau: đúng hay sai, có lỗi hay không có lỗi, …. Những câu văn thể hiện sự lạc quan, luôn hướng tới ánh sáng của tác giả, từ đó động viên và giúp cho những người phụ nữ đang gặp các vấn đề về hạnh phúc gia đình có thêm ý chí, động lực để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất. Lời văn đôi khi mạnh mẽ và độc lập, tuy nhiên giấu sâu trong đó vẫn là tâm tình của người phụ nữ yếu đuối mong đợi có một người đàn ông tốt để nương tựa, cùng nhau vượt qua sóng gió cuộc đời.

Review sách Tuổi 40 Yêu Dấu

Rồi thì ai cũng có tuổi 40 khi thời thanh xuân qua mất. Như thứ trái cây bắt đầu vào độ chín, người ta cần được trọn vẹn. Với mình, và với người…

Cách đây hai năm, tôi mở quán cơm Bắc trên đường Mạc Đĩnh Chi tên là Giày Đỏ. Một người phụ nữ làm chung với tôi, nấu món gì cũng ngon hết, thuộc kiểu người tốt, lúc nào cũng nhìn thấy mặt phải và ít khi nghi ngờ. Chị thường vừa bán cơm vừa tặng khách thêm món này, món kia. Khi vắng khách, tôi thấy chị thường ngồi thẫn thờ nhìn ra con phố xuôi đèn xe, không biết chị nghĩ gì.

Tôi ít khi hỏi về cuộc đời chị, chỉ đôi khi thấy chị hay nói về chuyện đàn bà đàn ông và những niềm mong về sự tử tế của con người. Có những buổi trưa muộn, chị thường có một nhóm bạn thân ngồi uống trà mạn, ăn sấu chín hay bánh cốm, và nói với nhau chuyện “làm sao để đàn ông phải luôn say đắm”.

Tôi nhớ khi ấy chị nói: “Hãy trân trọng từng phút sống của mình. Mỗi khi thấy một người đàn ông trân trọng phụ nữ, lại thấy mình may mắn vì đã không có giới tính khác. Không là phụ nữ, đã là một thiệt thòi đáng kể. Khi đã là phụ nữ, đừng cho phép ai có cơ hội từ chối mình. Và không thể vì bị từ chối mà khép mình, coi như đã về hưu non, và cơ thể của mình, cũng bắt nó phải “khép cửa”.”

Nghe chị và đám bạn xôn xao cách yêu thân mình, dù các chị đều ngót nghét tứ tuần và ai cũng trĩu đầy bổn phận, tôi chỉ cười mà đùa rằng: “Chị viết văn đi, em hứa sẽ làm biên tập cho chị”. Mắt chị lấp lánh hẳn: “Thật hả? Vậy đặt tên sách là gì?”. Tôi rằng: “Thiệp (Nguyễn Huy Thiệp) có Tuổi hai mươi yêu dấu, mà sách đó không mấy thành công. Chị nên viết gấp đôi lên, Tuổi 40 yêu dấu, kiểu gì sách cũng bán chạy”. Nói rồi tôi chạy xe đến tòa soạn, câu nói đùa tan như khói xe…

Hai năm sau. Sài Gòn chiều trời giông lớn. Người cảnh sát bảo vệ báo, tôi có khách, là một nhà văn. Chị đến, áo mưa quây xung quanh, tóc bết vì nước. Chị ôm khư khư bọc sách. “Chị vừa lấy từ nhà in về, mang qua tặng cậu luôn. Vì là em đặt tên cuốn sách, em xứng đáng là người đọc đầu tiên”. Tôi chết sững.

Thời gian đã làm chúng tôi không thường gặp nhau, quán cơm vì bận rộn quá mà đóng lại, tưởng mọi thứ đã cũ lắm rồi. Vậy mà, người đàn bà tốt bụng này vẫn lặng lẽ hàng ngày viết những câu chuyện của mình, lặng lẽ in thành sách. Và chị vẫn tin lời nói đùa của tôi khi trước là quý giá. Nên hôm nay tôi mới cầm trên tay cuốn sách Tuổi 40 yêu dấu. Và người phụ nữ hàng ngày khuất mình sau gian bếp với hành gừng ớt tỏi, nay thành tác giả Ann Lee.

Tuổi 40 yêu dấu không phải dòng sách mà tôi lựa chọn theo đuổi, nhưng đọc hơn 200 trang sách của Ann Lee, tôi chợt nhận ra rất nhiều điều tưởng như vụn vặt, nhưng lại là quan trọng và đôi khi là cứu cánh trong cuộc sống của những người phụ nữ.

Một người đàn bà khi mất đi tất cả niềm tin vào cuộc sống hôn nhân, thì họ còn lại gì? Họ chẳng còn gì ngoài trách nhiệm. Người phụ nữ bước vào tuổi 40, nghĩa là họ đã dành cả tuổi thanh xuân cho những khái niệm hạnh phúc truyền thống, yêu một gã đàn ông nào đó có vẻ tử tế, làm một đám cưới có vẻ tươm tất, gầy dựng một gia đình vợ chồng con cái có vẻ hạnh phúc.

Cho đến một ngày, khi cơm áo không phải là chuyện thường trực đối diện, khi con cái đã bắt đầu tự biết chăm sóc bản thân mình, thì người phụ nữ tuổi 40 mới nhận ra rằng, thời con gái đã xa. Và người đàn ông tưởng như tử tế kia hóa ra lại là một “thiên tài kinh ngạc” chế tác ra những tính cách xấu xí mà lâu ngày như một thứ ung nhọt khiến người phụ nữ phải hì hục tìm cách trốn thoát cuộc ràng buộc lâu ngày.

Và người phụ nữ sẽ tiếp tục làm gì? Một là nhàu nhĩ hơn, nát bét hơn trong cuộc sống vốn thừa chán chường. Hai là sẽ nỗ lực tận cùng để đổi thay, để đẹp hơn, để yêu chính mình. Ann Lee luôn chọn hướng thứ hai.

Những biến thái mới của đời sống đô thị, những gãy khúc của tâm trạng đàn bà được Ann Lee đưa vào những câu chuyện của mình nhẹ nhàng, hoàn toàn không triết lý hay lên gân, nó như một cuộc chuyện từ tốn của một người phụ nữ đã từng trải nghiệm đau đớn, nên nay nhìn mọi thứ nhẹ nhàng hơn.

Như cách chị viết về đổ vỡ của phụ nữ trung niên: “Đàn bà đến tuổi 40 càng nhạy cảm, càng dễ lãnh cảm. Y như một viên kem nhiều sữa, ngon thì ngon thật đấy, nhưng dễ tan chảy. Và khi tan rồi, mọi thứ thật vô duyên”… Hay những câu dành cho “gái ế”: “Trước đây gái ế thường vì xấu, vụng, nghèo. Thị Nở là một ví dụ khái quát và điển hình. Giờ thì gái ế lại xinh, khéo và không nghèo. Nếu có cả ba thứ ấy, nguy cơ ế càng cao… Ế như một xu thế, nên ế càng cần duyên dáng và ấm áp. Cho những ngày vẫn ở phía trước, cho chính mình”. Và cả tâm trạng của một người thứ ba đầy tỉnh táo: “Chồng chị đâu là sợi dây chuyền? Mà tôi cũng đâu phải kẻ cướp mà đi giật lấy ngoài đường. Tôi chỉ là Nắng, anh ấy có tự say thì cũng sẽ tỉnh, nếu chị khéo pha một ly nước mát giải say”…

Mọi câu chuyện, đôi khi chỉ là những khoảng vỡ cảm xúc được chép lại bằng một thứ ngôn từ không bóng bẩy, nhưng đầy thấm thía bao dung. Hay cũng có khi là một sự tỉnh táo trước sức lừa mị của một người khác phái. Hoặc là chuyện đàn bà phải bỏ đi hết và làm lại, thì vẫn cần ngẩng cao đầu…

Dẫu vậy, có một dòng chảy ngầm không hiển lộ ra những con chữ của Ann Lee, cũng có lẽ là khát khao của những người đàn bà nhạy cảm, đó là dù có cô đơn và học cách yêu lấy mình, thì điều họ mong mỏi vẫn là có một người đàn ông tử tế để nương tựa, vỗ về. Thành ra, ở vỏ ngoài, Ann Lee bày biện rất nhiều những tính từ để miêu tả về sự mạnh mẽ và độc lập. Nhưng thực ra trong đó, không gì khác, vẫn là người phụ nữ Á đông thường tình, yêu và khao khát được yêu…

Mua sách Tuổi 40 Yêu Dấu ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Tuổi 40 Yêu Dấu” khoảng 60.000đ đến 68.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Tuổi 40 Yêu Dấu Shopee”

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Tuổi 40 Yêu Dấu Tiki”

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Tuổi 40 Yêu DấuFahasa”

Đọc sách Tuổi 40 Yêu Dấu ebook pdf

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 13/12/2020 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI