Top 10 # Xem Nhiều Nhất Yêu Là Cái Gì Vậy Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Triết Lý Là Cái Gì Vậy?

BERTRAND RUSSELL trả lời phỏng vấn

Thưa Huân tước Russell, triết lý là cái gì vậy?

BERTRAND RUSSELL : Câu hỏi đó gây ra nhiều cuộc tranh luận đấy. Tôi không tin rằng sẽ có hai triết gia đáp y như nhau. Riêng tôi, tôi có thể nói với ông rằng triết lí là suy luận về những đầu đề chưa thể có một tri thức đích xác được. Và tôi nói vậy là trả lời riêng về phần tôi, chứ không trả lời thay cho một người nào khác.

Cụ có thấy triết lí và khoa học khác nhau ở chỗ nào không?

BERTRAND RUSSELL : Đại khái thì chúng ta có thể nói rằng khoa học là cái gì mình biết, mà triết lí là cái gì mình không biết. Định nghĩa đó đơn sơ; vì vậy mà chúng ta thường thấy những vấn đề triết lí chuyển qua khu vực khoa học.

Vậy, cái gì mình xác định được, chứng minh, khám phá được thì không còn là triết lí nữa mà thành khoa học ư?

BERTRAND RUSSELL : Phải. Và có nhiều vấn đề xưa kia mang cái nhãn triết lí, nay đã bỏ nhãn đó đi rồi.

Thế nào là triết lí tốt?

BERTRAND RUSSELL : Thực ra, tôi thấy triết lí có hai công dụng. Công dụng thứ nhất: duy trì sự suy tư về những môn mà chúng ta vẫn chưa thể sắp vào loại tri thức khoa học được; vì tri thức khoa học vẫn chủ bao gồm một phần rất nhỏ những vấn đề nhân loại chú điểm lợi ích vô cùng mà khoa học, ít nhất là lúc này, chưa bàn xét gì tới mấy; và nếu chúng ta không tưởng tượng gì khác ngoài những cái gì mình biết rồi thì tôi cho là đáng tiếc lắm. Tưởng tượng vũ trụ, đặt giả thuyết để mở rộng nó ra, đó có thể là một công dụng khác, theo tôi, quan trọng cũng không kém: là triết lí cho chúng ta thấy rằng có những điều chúng ta tưởng là biết rồi mà sự thật chưa biết. Một triết lí bắt chúng ta phải suy tư hoài về những cái chúng ta có thể biết được; mặt khác nó nhắc nhở chúng ta phải khiêm tốn, nghĩ rằng cái mà chúng ta cho là biết rồi, là tri thức, sự thực chưa phải là tri thức.

Triết gia Anh Bertrand Russell (1872-1970). Nguồn ảnh: http://yalebooksblog.co.uk

Cụ có thể cho chúng tôi biết vài suy tư nào đã đưa tới những kết quả cụ thể được chăng?

B.R : Được chứ. Chẳng hạn triết học Hi Lạp hồi xưa đưa nhiều giả thuyết mới đầu không thể kiểm chứng được, mà đời sau thấy là rất quí báu. Tôi nghĩ tới thuyết nguyên tử. Desmocrite đưa giả thuyết rằng vật chất gồm nhiều nguyên tử nhỏ xíu: hơn hai ngàn năm sau, chúng ta thấy rằng ý kiến đó đúng, mặc dầu Ông chỉ gợi ý ra như vậy thôi. Rồi như Aristarque nữa. Ông Aristarque này là người đầu tiên giả thiết rằng trái đất quay chung quanh mặt trời, chứ không phải mặt trời quay chung quanh trái đất; mà chính vì trái đất quay như vậy nên ta mới thấy các vì tinh tú mỗi ngày di chuyển trọn một vòng trên trời, chứ sự thực không phải vậy. Giả thuyết bị chôn vùi, bỏ quên, mãi hai ngàn năm sau, tới thời Copernic nó mới được đưa trở ra ánh sáng. Mà có phần chắc chắn rằng nếu Aristarque không nghĩ tới vấn đề đó trước thì Copernic cũng không bao giờ nghĩ tới.

Cụ có cho như vậy là nhờ một trực giác không?

B.R : Không đâu! Những người đầu tiên đưa ra những giả thuyết như vậy không thể bảo rằng: “Đây là chân lí”, mà chỉ có thể bảo: “Đây có thể là chân lí”. Có một trí tưởng tượng khoa học phong phú thì ông cũng có thể nghĩ tới vô số điều có thể đúng được. Đó là bản thể của khoa học. Ông bắt đầu suy nghĩ về một điều nào đó, rồi ông rán tìm xét xem nó có đúng không. Thường thường thì nó không đúng.

Tôi chắc Platon cho thuyết nguyên tử của Démocrite không đứng vững được?

B.R : Platon ? Ông ấy kinh hoảng lên chứ. Ông ấy bảo phải đem đốt hết các sách của Démocrite đi. Là vì Platon không thích khoa học. Ông ấy thích môn toán đấy, còn các ngành khác của khoa học thì ông không ưa.

Nhưng như vậy thì chẳng hóa ra triết lí tự lãnh nhiệm vụ phục vụ khoa học sao?

Cụ có nhận thấy từ xưa tới nay các triết gia đã thay đổi thái độ, và độc giả, thính giả của họ cũng vậy không?

B.R : Cái đó còn tùy ông muốn nói về triết nào. Platon và Aristote đều cho rằng điều quan trọng là tìm hiểu thế giới (và tôi nghĩ rằng triết lí phải nhắm mục tiêu đó). Rồi sau các triết gia phải khắc kỉ nhấn mạnh vào luân lí- chúng ta phải khắc kỉ nghĩa là phải giữ vững chí của mình trong cảnh khốn cùng- riết rồi mọi người đều bảo có thái độ như vậy là có tinh thần “triết nhân”.

Cụ có cho Marx là một triết gia không?

B.R : Hiểu theo một nghĩa nào đó thì ông ấy là một triết gia, nhất định vậy. Nhưng có nhiều hạng triết gia. Có những nhà chống đỡ một trật tự, một tổ chức đã thành lập; lại có những nhà chỉ nhắm lật đổ trật tự, tổ chức đó; và dĩ nhiên Marx ở trong hạng sau. Cả hai thái độ đó đều không hợp với tôi: tôi cho đó không phải là nhiệm vụ đích thực của triết gia. Nhiệm vụ đích thực của triết gia không phải là thay đổi thế giới mà tìm hiểu nó- mà như vậy là trái hẳn với lời của Marx.

Cụ có tự đặt cụ vào một hạng triết gia nào không?

B.R : Từ trước tới nay tôi chỉ dám cho tôi mỗi một cái nhãn : phái nguyên tử về lô gích, nhưng thực ra tôi không chú trọng tới cái nhãn, trái lại coi đó là một điều nên tránh nữa.

Phải nguyên tử về lô gích là nghĩa làm sao?

B.R : Dùng tiếng đó là tôi muốn nói rằng muốn đạt được thực thể cái gì mình nghiên cứu thì phải dùng phương pháp phân tích- và ông có thể phân tích cho tới khi đụng phải những cái không thể phân tích được nữa, tức những cái nguyên tử lô gích. Tôi gọi những cái đó là nguyên tử lô gích vì nó không phải là những phần tử rất nhỏ của vật chất, mà là những phần tử rất nhỏ của những ý niệm mà tôi cho là thành phần của các vật.

Ngày nay trào lưu triết lí nào lớn nhất?

B.R : Phải phân biệt các xứ nói tiếng Anh và lục địa Âu châu. Các trào lưu tư tưởng ngày nay chia rẽ hơn hồi xưa. Hơn nhiều. Tại các xứ nói tiếng Anh, nhất là ở Anh, đã xuất hiện một triết lí mới, theo tôi, là do người ta muốn phân định cho triết học các khu vực riêng của nó. Lúc nãy tôi đã nói, cơ hồ như triết lí là một khoa học chưa thành tựu. Có nhiều người không thích lối nhận định như vậy. Họ muốn cho triết học một khu vực riêng của nó. Và như vậy họ đã tạo nên thứ triết học này mà tôi có thể gọi là triết học ngôn ngữ, nghĩa là thứ triết học không nhắm giải quyết một vấn đề mà chỉ cốt rọi thật nhiều ánh sáng vào ý nghĩa của vấn đề đó thôi. Về phần tôi, tôi không chấp nhận quan niệm đó, nhưng tôi có thể kể cho ông một thí dụ. Một hôm đi xe đạp lại Winchester, tôi lạc đường. Tới làng thứ nhất, tôi vô một tiệm nọ, hỏi thăm: “Ông làm ơn chỉ cho tôi con đường nào ngắn nhất lại Winchester”. Người đó không biết, hỏi lại một người khác ở phía trong mà tôi không thấy: “Một ông tới hỏi con đường nào ngắn nhất lại Winchester”. Người ở trong đáp: “Winchester ư ?- Ờ- Con đường ngắn nhất ư ? – Ờ – Tôi không biết”. Thế là tôi chẳng biết lại tiếp tục đi. Đấy, cái triết lí giới thiệu ở Oxford như vậy đó.

Nhận định cho đúng vấn đề mà không quan tâm tới cách giải ư?

B.R : Đúng vậy. Cách giải là công việc của người khác

Thế còn triết học ở “lục địa”, có nhận định vấn đề một cách khác vậy không?

B.R : Triết học ở “lục địa” đặt vấn đề một cách không tới nỗi “bần huyết” như vậy. Tôi không tán thành đó “đa huyết” hơn, gần với các triết học thời xưa hơn. Có nhiều triết thuyết gốc từ Kierkegaard, từ sự suy tư của ông về vấn đề hiện sinh. Người ta lại còn thấy cơ hội luận chiến với tôn giáo cổ truyền. Có một số như vậy đó. Nhưng theo tôi, chẳng có gì là quan trọng cho lắm.

Còn triết thuyết của riêng cụ, có ích lợi thực tế nào không cho một người muốn biết phải cư xử ra sao?

B.R “Ông hỏi câu đó thực hợp “tôi nhận được vô số thư của những người rất hoang mang không biết phải cư xử ra sao. Những người đó không còn nhắm theo những mục tiêu cổ truyền để tìm con đường hành động chính đáng nữa; và họ không phải nhắm theo những mục tiêu mới nào. Tôi thấy triết thuyết của tôi chủ trường có được một ích lợi này: nó giúp cho chúng ta quả quyết hành động cả những khi chúng ta không hoàn toàn chắc chắn rằng hành động của chúng ta quả thực là tốt. Tôi cho rằng chúng ta không nên chắc chắn về một cái gì hết. Nếu ông chắc chắn (về một cái gì) thì chắc chắn là ông lầm rồi, vì không có cái gì đáng coi là chắc chắn cả; và luôn luôn trong cái điều mà chúng ta tin, phải dành chỗ cho một chút hoài nghi nào đó; và mặc dầu hoài nghi như vậy, chúng ta vẫn phải có thể hành động một cách cương quyết. Xét cho cùng thì một ông tướng khi chuẩn bị giao chiến, cùng hành động như vậy, phải không? Ông ta đâu có biết chắc được quân địch sẽ làm gì, nhưng nếu ông ta có tài thì sẽ đoán đúng. Nếu vô tài, ông ta sẽ đoán sai. Mà trong đời sống thực tế, chúng ta phải dựa vào những cái có thể xảy ra mà hành động; và tôi cho rằng mục đích của triết học là khuyến khích chúng ta cứ hành động đi, không đợi phải được chắc chắn hoàn toàn.

Vâng, nhưng lại có bất tiện khác: bất tiện là làm cho thiên hạ hóa ra hoài nghi về những điểm mà dù đúng dù sai hộ cũng đã tin tưởng rồi. Như vậy chẳng là làm cho họ hóa hoang mang ư?

B.R : Phải, ngay lúc đó thì phải. Tôi cho rằng có một chút hoang mang là điều cần thiết cho sự luyện tinh thần, nhưng một chút tri thức về khoa học có thể dằn họ, tránh cho họ khỏi bị nhồi lên nhồi xuống khi họ hoài nghi, vì có lúc họ phải hoài nghi.

Theo cụ thì tương lai triết học sẽ ra sao?

B.R: Tôi không cho rằng sau này sẽ được coi trọng như thời cổ Hi Lạp hoặc thời Trung cổ. Tôi thấy sự tiến triển của khoa học nhất định làm cho triết học mất quan trọng đi.

Hiện nay chúng ta có lẽ có nhiều triết gia quá chăng?

B.R : Tôi nghĩ rằng một triết gia không nêu đưa ý kiến về vấn đề đó. Để các người không phải là triết gia đưa ý kiến thì phải hơn.

Xin cụ tóm tắt ít lời cho chúng tôi biết theo cụ thì trên thế giới này, trong những năm sắp tới, triết học quan trọng ra sao?

B.R : Tôi nghĩ rằng trên thế giới hiện đại, nó quan trọng lắm. Trước hết, như tôi đã nói, nó cảnh cáo chúng ta, nhắc nhở chúng ta rằng có những vấn đề rất nghiêm trọng mà khoa học – ít nhất là lúc này- chưa thể nghiên cứu được, mà thái độ khoa học, chỉ thuần túy khoa học thôi, không phải là thái độ thích hợp. Lại thêm, triết học làm cho chúng ta có tinh thần khiêm tốn hơn; nhờ triết học mà chúng ta nhận ra được rằng có nhiều điều hồi xưa cho là chắc chắn, thì bây giờ đã thấy là sai; và chúng ta không thể dùng con đường tắt mà đạt tới tri thức được. Loài người phát giác được rằng trong cái việc rất khó khăn tìm hiều vũ trụ- triết gia nào cũng phải nhắm mục đích ám tàng đó- cần phải mất nhiều thì giờ và phải có tinh thần không võ đoán mới được.

Nguồn: Bertrand Russell. Thế giới ngày nay và tương lai nhân loại, Nguyễn Hiến Lê dịch Nxb. Văn Hóa, Hà Nội, 1996. Phiên bản điện tử do chúng tôi thực hiện.

Mẹ Đi Tiểu Bằng Cái Gì Vậy?

(Webtretho) Những câu hỏi về giới tính, tính dục khi con trẻ đang trong tuổi khám phá bản thân hẳn đã làm không ít người mẹ lúng túng.Hỏi: Con trai em năm nay được 3 tuổi, 2 tháng. Hôm trước con hỏi: “Mẹ ơi con tiểu bằng chim còn mẹ tiểu bằng cái gì vậy?”. Thật sự em rất bất ngờ và ngỡ ngàng nên không biết trả lời làm sao? Em còn một con gái đang học lớp 4. Hôm trước cháu nhìn thấy mẹ mua băng vệ sinh, cháu hỏi cái này để làm gì vậy mẹ. Em trả lời là để người lớn dùng, sau này con lớn con cũng dùng, cháu nghe nhưng có vẻ không vừa ý lắm, em không hiểu em trả lời như vậy có ổn không?

Xin chuyên gia của Webtretho tư vấn giúp em.

Cả 2 cháu trong nhà chị đều đang trong giai đoạn khám phá về thế giới, đặc biệt là khám phá về bản thân mình. Tôi xin phân tích và gợi ý giúp chị về từng độ tuổi của bé như sau:

Ngoài ra, trong độ tuổi này, cần dạy cho bé những khác biệt cơ bản giữa giới nam và giới nữ ở những biểu hiện bên ngoài, ví dụ: cách ăn mặc, kiểu tóc, hình dáng, tính cách… Đồng thời cũng cần dạy những vấn đề cơ bản về vai trò của mỗi giới và sự sinh sản của các loài côn trùng.

Với cháu gái học lớp 4: Trong độ tuổi này, yêu cầu cần giáo dục giới tính cho bé là rất cần thiết vì bé đang chuẩn bị bước vào độ tuổi dậy thì. Cần giáo dục giới tính sớm nhằm giúp bé có được sự chuẩn bị vững vàng về tâm lý trước khi có những thay đổi về sinh học trong cơ thể.

Chúc chị sẽ chăm sóc các bé được hiệu quả.

Mẹ đi tiểu bằng bím ( nói thẳng luôn), con là con trai, là đàn ông thì gọi là chim, mẹ là con gái là phụ nữ thì gọi là Bím, bím để đi tiểu, chim cần sạch sẽ để còn đi vệ sinh, nếu bẩn sẽ bị xưng, bị đau.

Còn khi mình thay băng vệ sinh, nó tình cờ nhìn thấy ( 5 tuổi), nó hỏi mẹ làm cái gì đấy. Mình bình tĩnh trả lời, mẹ thay băng vệ sinh, mẹ là phụ nữ nên mẹ có 1 tháng 1 lần, máu này của mẹ ko đau, mà nó phải đẩy ra ngoài để mẹ dc khỏe ơn, còn con là đàn ông, con sẽ ko có. nó có vẻ đồng í và ko hỏi nữa.

Trong khi em còn ậm ừ chưa biết nên nói sao thì thằng cu con tự trả lời “Con tè bằng Chim to, mẹ tè bằng Chim bé” & rất tâm đắc về phát hiện của mình.

??? Nghĩ thế nên gật đầu cái rụp với nhận xét của con jai.

Biết là nên nói thẳng vào vđề mà sao thấy khó quá ah!!!

Tình Yêu Là Gì Vậy Mọi Người ?

Mọi người cho em hỏi định nghĩa về tình yêu , tìm mãi rồi mà không câu trả lời nào giống nhau cả ,

Tình yêu thật sự không phải là cảm xúc, dù nó thường đến cùng những cảm xúc mạnh đến mức làm con người choáng ngợp. Tình yêu không thể kéo dài nếu hai người chỉ có cảm xúc với nhau.

Sự hiểu biết lẫn nhau mới là nền tảng của tình yêu thật sự. Con có thể “phải lòng” một chàng trai thậm chí chưa bao giờ nói chuyện. Nhưng để có một tình yêu thật sự, con cần phải tìm hiểu về người ấy. Bởi biết về tư cách và cá tính người mình yêu là vô cùng quan trọng.

Cùng chung một mục đích sống sẽ giúp cho con và người ấy có được tình yêu dài lâu, bởi các con sẽ đi cùng hướng suốt cuộc đời. Nếu tham vọng của con trở thành một doanh nhân quốc tế, còn điều duy nhất người ấy mong ước là một mái ấm sum vầy, no đói có nhau, thì chắc chắn là xung đột sẽ nảy sinh. Nếu con khao khát một cuộc sống đổi thay, đầy thử thách, còn người ấy yêu một cuộc sống tĩnh lặng, thanh thản, thì dù cảm xúc có lớn đến mấy, sẽ cũng có lúc những cá tính sẽ va chạm. Và tình yêu sẽ tan vỡ cho dù hai người vẫn còn cảm xúc với nhau.

Tình yêu không phải là tình dục. Tình dục được tạo ra cho hôn nhân – một sự cam kết lâu dài. Nếu vượt ra ngoài hôn nhân, tình dục chỉ mang lại hậu quả khắc nghiệt: có thai ngoài ý muốn, những căn bệnh lây lan qua đường tình dục, điều tiếng dư luận, và có thể cả sự xấu hổ tủi thẹn. Một mối quan hệ chỉ dựa trên sự ham muốn. Con có hiểu không?

Tình yêu là sự lựa chọn. Là một sự cam kết. Mặc dù cảm xúc là một phần không thể thiếu được của tình yêu, mặc dù tình dục là một phần của hôn nhân, thì tình yêu cũng không thể tồn tại nếu chỉ dựa vào những điều đó. Nếu con hỏi mẹ tình yêu là gì, thì mẹ sẽ nói với con:

Source(s):

Tình yêu vốn đã có sẵn trong bản thân bạn , chỉ cần bạn biết yêu thương thì tình yêu sẽ ở cùng . Bạn sẽ tự biết , không cần nhờ vả , vay mượn bất cứ của ai nói về tình yêu cho bạn hiểu .

Chính tình yêu trong bạn khi lên ” Cơn Yêu ” sẽ trả lời cho bạn rõ ràng nhất .

Thân mến

http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=4shDRbDnkX

tình yêu là suy nghĩ thêm một chút, nói về tình yêu là gì ? thì rất bao la, nhưng người không có tình yêu thì rất dễ nhận ra.

Trước hình dáng 1 người đau, 1 em bé đứng cạnh cầu thang, một túi xách ai đó bỏ quên, 1 bịch nilon theo gió bay lơ lửng … làm ngơ, không suy nghĩ giúp thêm một chút, chỉ cần 1 cái nhấc tay của ta là người đau kia cảm thấy ấm lòng, bé kia ko ngã, ai đó không khóc vì mất tài sản, túi nilon kia sẽ ko làm nghẹt đường mái tôn nước chảy.

tình yêu là cảm xúc làm cuộc sống trọn vẹn, là cảm xúc tạo liên kết. Trái với tình yêu là hận thù, chiến tranh, chia rẽ. Có người nhận định rằng : thuơng nhau lắm, cắn nhau đau- đó là nhận điịnh sai. Khi có tình yêu thì việc gì cũng tròn cả, tình yêu của 1 vị thầy dành cho học trò khác với bổn phận , bổn phận truyền đạt kiến thức của 1 người đến 1 người, bạn có thấy ko ? khác nhau lắm. Ví dụ : 1 ông đứng trên bục giảng truyền đạt kiến thức, xong hết giờ, ra về, trong giờ truyền đạt, trả lời mau, thái độ bất nhẫn … còn Thầy thì khác, các em có gì hỏi trong bài cũ ko ? các em đã đọc bài hôm nay chưa ? Ai chưa đọc dơ tay lên, và đánh dấu chéo vào bảng, em chưa đọc này. Và chúng ta vào bài nhé !

Tình yêu vợ chồng là tình yêu nam nữ xây dựng thành, cũng gần tuơng tự như thế !

How do you think about the answers? You can sign in to vote the answer.

Sign in

“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu ,

Có nghĩa gì đâu một buổi chiều ,

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt ,

Bằng hương nhè nhẹ nắng hiu hiu . “

Bạn giở trang 77 sách Giáo dục công dân lớp 10 sẽ có câu trả lời.

Tuy nhiên theo mình nghĩ: Tình yêu là thứ mật có 2 vị :Ngọt và đắng.

Still have questions? Get your answers by asking now.

Ask Question

Join Yahoo Answers and get 100 points today.

Join

‘Destiny Là Cái Gì Vậy Con? Sao Tên Bài Hát Là Tiếng Anh?’

Khổ, bà già gần 70 tuổi mà cứ phải nghe những Destiny, What is love?, Bad boy, Just love, My everything, Forever alone, I’m sorry baby, Daydreams, Say you do, I’m in love, Hold me tonight, Really love you…

Mấy đứa cháu nói bà nội già rồi, mấy bài này dành cho giới trẻ mà. Bà nội không chịu, nói ca sĩ hát trên truyền hình cho cả nước nghe mà, phải hát sao cho mọi người cùng hiểu chứ, nghe mà không biết họ hát cái gì khó chịu lắm!

Như trong đêm chung kết Siêu mẫu Việt Nam 2015 vừa rồi, trong các tiết mục ca nhạc xen kẽ những phần thi, ngoài ba bài hát có nhan đề tiếng Việt là Tôi là người Việt Nam, Nét đẹp Á Đông và Lần đầu thì những ca khúc còn lại đều có tựa tiếng Anh: Really love you, Destiny và What is love? – một tỉ lệ bài hát tiếng Việt có tên tiếng Anh khá cao chỉ ngay trong một chương trình!

Tôi lên mạng tìm hiểu thì biết đó là tên những bài hát do các nhạc sĩ người Việt Nam viết, ca sĩ người Việt Nam hát và đương nhiên là cho khán giả Việt Nam nghe, chứ không phải những bài hát nước ngoài mà ca sĩ Việt Nam hát lại.

Lời những bài hát này chủ yếu là tiếng Việt, trong bài có thêm vài từ hoặc vài câu tiếng Anh, vậy mà không hiểu sao người viết lại đặt tên tiếng Anh (?!). Nghe không khỏi chói tai!

Tôi thuộc thế hệ 7x, không còn tiếp nhận cái mới nhanh như giới trẻ, cũng không níu giữ cái cũ như người già, nhưng cũng thấy khó chịu với kiểu nửa nạc nửa mỡ thế này. Nếu muốn tiến ra thị trường nước ngoài thì cứ sáng tác hẳn những bài hát bằng tiếng Anh và ca sĩ phải nói tiếng Anh thuần thục thì mới phát âm chuẩn khi hát tiếng Anh, còn nếu chưa đủ khả năng thì cứ hát tiếng Việt cho thật hay.

Trong khi đó, cũng là sáng tác mới, nhạc sĩ Đức Trí có bài Thương ca tiếng Việt rất hay: “Tiếng Việt còn trong mọi người, người Việt còn thì còn nước non. Giữ tiếng Việt như ngày nào, hào hùng xưa mãi vọng ngàn sau. Tiếng Việt còn trong mọi người. Hồn Việt mình còn nguyên vẹn tròn. Giữ tiếng Việt cho nối đời, lời quê hương ấy lời sắt son…”.

*Clip Mỹ Tâm hát Thương ca tiếng Việt

Vui lòng nhập Email

Email Không đúng định dạng

Vui lòng nhập Email

Email Không đúng định dạng

Mật khẩu không đúng.

Vui lòng nhập Email

Email Không đúng định dạng

Lấy mã mới

Mã xác nhận không đúng.

Nhập mã xác nhận

Đóng lại

Lấy mã mới

Mã xác nhận không đúng.

Vui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn

X

Email (*)

Vui lòng nhập Email

Email Không đúng định dạng

Ý kiến của bạn (*)

Lấy mã mới

Mã xác nhận không đúng.