Top 5 # Xem Nhiều Nhất Yêu Là Gì Thích Là Gì Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Thích, Thương Và Yêu! Bạn Là Gì?

Thích, thương và yêu: Sự khác biệt.

Dành cho những ai đã và đang có tình cảm với một ai đó.

*thích*

Đầu tiên, hãy nói về “thích“. Theo tôi, thích có hai loại là “thích từ tận trong lòng” và “thích nhất thời”.

“Thích từ tận trong lòng”, đúng với tên gọi của nó, chính là thứ tình cảm bắt nguồn từ trái tim, bạn chân thật thích một người nào đó. Nhưng đây không có nghĩa là “thương” hay “yêu“. Tình cảm của bạn lúc này chỉ dừng lại ở mép ngoài trong vùng đất của tình yêu, nghĩa là muốn đến được “yêu“, bạn phải vượt qua “thương” nữa.

“Thích nhất thời” bắt nguồn từ những điều thoáng qua. Rất phổ biến với các bạn trẻ ở độ tuổi từ  12 – 21 tuổi (người ta thường gọi là “cảm nắng” hay “crush” của tuổi học trò ^^). Khi bất chợt gặp một ai đó có ngoại hình bắt mắt, có những hành động lôi cuốn, một ai đó mang lại cho bạn cảm giác nể phục, ngưỡng mộ vô cùng… vậy là bạn thích. “Thích nhất thời” có nhược điểm không thể chối cãi là thời gian ngắn, nhưng ưu điểm của nó là giúp con người ta trưởng thành hơn trong cảm xúc, phải không nào? Thêm vào đó, “thích nhất thời” đôi lúc cũng tự nhiên chuyển biến thành thích kiểu trẻ con. Người “thích nhất thời” cũng có những biểu hiện tương tự như người “thích từ tận trong lòng”, nhưng đối với loại “thích” thứ hai này, người “thích” nhất thời thường hay có những mộng mơ xa vời.

*thương*

“Thích” là vòng ngoài của “thương” và “yêu“. Nghĩa là nếu muốn “yêu” thì bạn phải vượt qua “thương“. Vậy “thương” là gì?

“Thương” khác “thích” ở điểm là tình cảm của bạn đặt vào người đó sẽ sâu hơn, nặng hơn (là thích sâu nặng chăng? ^^). Và một điều kỳ lạ là người ta không hề hay biết mình chuyển từ “thích” sang “thương” tự lúc nào. Bởi lẽ, giai đoạn này âm thầm, lặng lẽ đến nỗi có lẽ chưa người nào nhận ra được bản thân đang “thương” người ta sau một thời gian “thích“. “Thương” có được làm ba giai đoạn: thương cảm, thương hại và thương yêu.

Thứ hai, thương hại. Thương hại thì ai cũng biết. Nhưng xin đừng hiểu theo kiểu thương và làm hại người ta nha. Thương hại là kiểu thương xót tình cảnh của một ai đó. Lòng thương này dễ khiến cho bạn nổi máu anh hùng, muốn che chở và bảo bọc, quan tâm và chăm sóc cho người ta. Rồi từ khi nào không hay, bạn tự nhiên muốn ở bên người ta… cả đời! Thường gặp trong trường hợp một người mới chia tay người yêu, còn bạn thì đã có chút để ý đến người ta từ lâu. Vậy là bùm, từ một người bạn ở bên an ủi hoặc chỉ nhân cơ hội người ta yếu lòng mà nhảy vào để đi tiếp mối dây duyên tình với người ta luôn. Bạn à, tôi thành thật khuyên bạn, trước khi quyết định đến với một ai đó đã từng bị tổn thương trong tình yêu thì hãy suy nghĩ cho thật kỹ là bạn đang “yêu” hay chỉ là đang thương hại người ta mà thôi. Bạn có biết vì sao tôi khẩn khoản xin bạn nghĩ lại như vậy không? Bởi vì nếu bạn cứ nằng nặc cho rằng mình “yêu” người ta rồi thời gian trôi qua đến khi mà bạn chợt nhận ra tình cảm này chỉ là ngộ nhận, thì cũng là lúc bạn vô tình khiến cho vết thương lòng kia vừa mới kịp làm sẹo nay lại rướm máu. Và vết cắt này lại sẽ sâu hơn, làm người ta sợ hãi tình yêu đó. Cho nên, trước khi vội vã, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi nói lời yêu nha bạn. Người mới chia tay người yêu, hoặc đã từng trải qua một cuộc tình thường có xu hướng rút lui, thu hẹp cảm xúc của mình lại, không dám mở lòng vì sợ rằng sẽ bị tổn thương một lần nữa. Những người như thế đã hiểu và sẽ không muốn đùa với tình yêu nữa đâu. Vấn đề ở đây là làm sao để bạn biết là mình chỉ đang thương hại người ta mà thôi? Vậy phải xem bạn có thấy tội nghiệp người ta, thấy mình muốn che chở và bảo vệ, muốn quan tâm và chăm sóc người ta, thấy người ta có hoàn cảnh gần giống mình, muốn ở bên cạnh người ta lúc này hơn bao giờ hết. Nếu chỉ là thương hại, xin hãy chỉ dừng lại ở mức tình bạn, xin đừng hấp tấp tiến xa thêm. Bạn phải cân nhắc cho thật kỹ trước khi nói lời yêu lúc này.

*yêu*

Ăn mừng thôi, cuối cùng chúng ta cũng đến được điểm cuối cùng trong bài phân tích này: “yêu“. Bắt nguồn từ “thích“, sang đến “thương” rồi cuối cùng là “yêu“. Tức là bạn phải bắt đầu bằng việc hay để ý đến người ta, hay nhớ nhung người ta, lấy cả vui buồn của người là tâm trạng cho chính mình, khóc vì người. Và “yêu” thì sâu đậm hơn tất thảy. Khi “thích“, tính sở hữu của con người ta rất mạnh, phải có bằng được người thì ta mới vừa lòng. Còn “yêu“, bạn không nghĩ mình nhất thiết phải có được người. Ý niệm của bạn khi đã “yêu” rồi chính là mong muốn người ta được hạnh phúc, điều đó không phải cứ ở bên mình thì người ta mới có được. Dù có phải cố gượng cười chúc mừng cho hạnh phúc của người ta, để rồi sau đó một mình khóc lặng trong đêm khi cánh cửa phòng bạn đóng lại, bạn sẽ vẫn thấy hài lòng. Là vui nhưng lại nhói đau trong lồng ngực. Bạn vui vì người bạn yêu đã tìm được hạnh phúc, bạn khóc vì mình không có may mắn trở thành người mang đến cho người ta hạnh phúc đó mà phải nhờ vào một người khác. Sau đó, sau khi mà người ta đã có hạnh phúc rồi ấy, bạn lại vẫn sẽ luôn bên cạnh, lặng lẽ và âm thầm bảo vệ, quan tâm người ta trên danh nghĩa một-người-bạn-thân. Ngạc nhiên chưa?! “Yêu” thật sự là ngớ ngẩn, là ngốc ngếch như vậy đấy. Nhưng đây mới mới thật sự là “yêu“. Yêu trong đơn phương và thầm lặng.

“Yêu” là không bao giờ ép buộc người mình yêu làm điều gì khiến người ta không vui. Dù muốn hay không, bạn cũng luôn hy vọng rằng mình là người có lỗi, thay vì người ta. Và tính chiếm hữu của “yêu” thực sự còn mạnh hơn cả “thích“.  “Yêu” là không có nhún nhượng. Khi xác định được bản thân mình “yêu” một ai đó thì nhất định phải có người đó bên cạnh mình. Bạn sẽ thấy bất ngờ với bản thân mình, bạn chấp nhận làm tất cả, kể cả những chuyện đồi bạn nhất mà bản thân chưa bao giờ nghĩ tới trước đây, chỉ để có được người mà mình yêu. Yêu mù quáng, bạn chỉ thấy mỗi người ấy trong mắt mình mà thôi. Bạn mặc kệ những lời nói bên ngoài về bạn, về tình yêu của bạn, bạn chỉ biết rằng nếu từ bỏ tình yêu này thì cuộc đời bạn và những tháng ngày về sau bạn không biết phải sống như thế nào. Vì vì quá cuồng nhiệt trong tình yêu, dù biết đang làm tổn thương người mình yêu, bạn cũng không muốn dừng lại.

“Yêu” cũng đồng nghĩa với đau. Càng yêu nhiều con người ta càng dễ bị tổn thương, càng phải khóc nhiều. “Yêu” thực sự là không thể quên được. Nếu ai đó hỏi tôi: “Làm sao để có thể quên đi người mà mình từng yêu?”. Tôi sẽ mỉm cười và bảo rằng: “Hãy thử khắc tên hai người lên một thân cây, khắc thật sâu vào. Xong, giờ bạn hãy xóa đi.” Để quên một người mình từng yêu thương hết lòng, về cơ bản là rất khó, nếu như không muốn dùng từ “không thể”. Nếu đã từng yêu ai rồi thì bạn sẽ không bao giờ có thể quên được. “Yêu” chính là khắc sâu hình bóng một ai đó trong tim. Chỉ khi nào bạn chưa thật sự “yêu” thì thời gian có lẽ sẽ là phương thuốc hiệu nghiệm nhất để bạn quên đi tất cả. Cho nên, xin đừng cố gắng tìm quên. Vì càng quên sẽ càng nhớ. Nhưng cũng xin đừng cố nhớ, vì càng nhớ sẽ càng đau. Có muốn thử không? Bạn hãy nghĩ về người đó như một phần ký ức đẹp của mình và mong muốn người đó có được hạnh phúc. Sau đó, hãy tìm cho mình một tương lai khác. Như vậy, bạn sẽ nhẹ nhõm hơn nhiều, thay vì cứ ép lòng cố quên đi. Xin đừng bao giờ có ý định rũ bỏ quá khứ. Vì quá khứ là nền tảng cơ bản xây dựng nên con người bạn của hiện tại, và từ đó bạn có tương lai. Quá khứ làm nên con người bạn của hôm nay. Nếu “yêu” trước đây là đau buồn, hãy cố gắng sống cho thật tốt, thật vui vẻ với bản thân mình, để rồi bạn sẽ nhận ra cuộc sống này vẫn còn rất đẹp và tương lai đang đợi bạn phía trước.

“Yêu” thực sự là không còn biết phân biệt phải-trái, đúng-sai gì nữa. Một người dù cho có làm nhiều chuyện khiến bạn đau, bạn chỉ luôn nghĩ về những điều đẹp đẽ của người, thứ đã khiến bạn “yêu” mà thôi. Khi “yêu”, người ta không bận tâm nhiều đến khuyết điểm của đối phương nữa. Cho nên, ngoại hình, tuổi tác, giới tính… nhiều khi cũng không là trở ngại lúc này nữa. “Yêu” thực sự là cho đi rất nhiều nhưng không mong nhận lại gì. Khi đã “yêu” và được “yêu“, xin bạn hãy trân trọng tình cảm thiêng liêng này, xin đừng bao giờ để mất nó. Bởi lẽ, càng yêu sâu đậm lại càng dễ mất nhau vì một lý do bên ngoài hay bên trong nào đó. Chính vì thế, tôi thành tâm khuyên bạn rằng, tình yêu thật sự rất khó được tìm thấy, và một khi đã tìm được rồi, xin bạn hãy cố gắng nâng niu và trân trọng, giữ lấy nó không phải chỉ cho riêng mình, mà còn là cho cả người bạn yêu nữa.

Vậy thì các bạn của tôi, sau khi đọc hết bài phân tích này, bạn có thấy tình yêu rắc rối không? ^^ Yêu là gì? Yêu là chi? mà muôn đời nay nhân loại vẫn cứ mãi tìm yêu. Cảm ơn các bạn đã đọc hết một hơi bài phân tích này, và cũng hy vọng nó sẽ hữu ích cho những ai đang thật sự cần để nhìn nhận lại tình cảm và bản thân mình.

Thân!

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Thích Là Gì? Yêu Là Sao? Thương Là Như Thế Nào?

Nhiều lần tôi tự hỏi:”Thích là gì? Yêu là sao? Thương là như thế nào?”. Những định nghĩa đó có giống nhau không? Vì sao ông bà ta chỉ nói “Tôi thương ông/bà” mà không là “Tôi yêu ông/bà”? Và họ đã sống với nhau tới khi đầu tóc bạc phơ và cùng nhau về bên kia thế giới. Còn chúng ta nói yêu nhau, rồi bây giờ nhìn lại, người đó có còn bên cạnh mình không? Vậy thì yêu và thương khác nhau như thế nào? Mỗi người sẽ có những khái niệm khác nhau tùy vào trải nghiệm của riêng họ. Còn tôi, đó là những bước phải tạo nên để xây một ngôi nhà tình yêu.

Thích – bước đầu của một tình yêu mới chớm nở. Mỗi người trong chúng ta ai cũng đã từng rung động trước một người, chỉ đơn giản là ngượng ngùng trước người đó, đôi lúc họ làm tim mình loạn nhịp rồi đỏ mặt. Vì vậy, nếu họ không cùng cảm giác đó với mình thì cũng chỉ mang đến chút buồn buồn vậy thôi. Vài hôm sau ta lại vui vẻ, người đó vẫn như trước kia – một người bình thường như bao người khác, như chưa từng có chút rung động nào. Đây là cái nền nhà cần phải có để đặt nền móng cho ngôi nhà ta đang xây.

Yêu – bước dài nhất của một cuộc tình. Họ mang đến cho ta nhiều cung bậc cảm xúc mãnh liệt của cái gọi là yêu: nhớ da diết, hạnh phúc vui vẻ, giận hờn cãi vả, đau buồn tuyệt vọng, ghen tuông. Tất cả đều là những cảm xúc mà khi yêu ai cũng phải có, nếu thiếu đi một thứ, hẳn là tình yêu đó vẫn chưa trọn vẹn. Do đó, khi hai người đôi ngả chia ly, những kỉ niệm ấy rất khó để xóa nhòa. Ta chỉ biết nhìn về quá khứ với bao kỉ niệm buồn, đau, phẫn nộ, hạnh phúc..và tiếc nuối. Quá trình ta đã trải qua không phải nói quên là có thể làm được, người với người mấy ai có được duyên nợ cùng nhau trải qua những khoảnh khắc đáng nhớ của tuổi trẻ? Vậy nên, có thể phải mất vài tháng, vài năm sau chúng ta mới có thể buông bỏ hết quá khứ để nhìn về tương lai – nơi có người mà cả đời ta luôn tìm kiếm. Đây là tất cả gạch đá, đồ dùng cần thiết của ngôi nhà tình yêu.

Thương – bước cuối cùng của một tình yêu không thể nào quên. Có thể bạn vì một sai lầm, thân thế hay khuyết điểm của người kia mà chọn chia tay họ nhưng khi bạn đã thương người ta rồi, tất cả mọi thứ đều được chấp nhận và cũng nhau từng bước cải thiện chúng. Bởi vì.. bạn muốn cùng họ hoàn thành ngôi nhà bạn luôn mơ ước. Đây là cái trần nhà che đi mọi nắng gắt, mưa giông của cuộc đời khắc nghiệt. Nếu chỉ là yêu, bạn chỉ có thể tồn tại ở đó một thời gian ngắn vì không có tình thương để che chở mọi thứ. Do đó, nếu muốn bên cạnh ai đó cả đời, hãy bình tâm mà nghĩ, bạn đã xây trần nhà chưa?

Thỉnh thoảng nhớ đến rồi cười thẹn thùng, chỉ cần vài ngày để quên và lại sống vui vẻ. Số người mang lại cảm giác đó là N người. Tôi gọi đó là thích.

Gần như lúc nào cũng nhớ đến rồi cười hạnh phúc hoặc đau khổ, mất đến vài năm để quên rồi lại tiếp tục hành trình tìm bạn đời. Người mang lại cảm xúc đó chỉ đến trên đầu ngón tay. Tôi gọi đó là yêu.

Cất họ vào một góc trong tim, đôi lúc tình cờ nhớ đến rồi lại mỉm cười tiếc nuối, không thể quên được và chỉ có một, hai người có thể làm được điều đó. Tôi gọi đó là thương.

Khi nào chỉ cần nhìn thấy sự tồn tại của ai đó cũng đủ khiến bạn thấy bình yên, chỉ có thể mỉm cười nhìn theo bóng lưng của họ cũng thấy đã đủ thì chắc hẳn yêu thương bạn dành cho họ là rất nhiều. Bởi vì đó không còn là thích nhất thời, yêu mãnh liệt mà là thương của sự vị tha, hi sinh để người đó hạnh phúc. Dù bạn thương họ nhưng hai người lại không thể đến với nhau thì cũng đừng buồn. Ai sinh ra cũng không có trách nhiệm phải đáp lại người có tình cảm với họ, và vì họ không phải dành cho ta. Ở đâu đó, người thật sự thuộc về riêng ta vẫn đang quẩn quanh với cuộc sống. Tình thương thiêng liêng lắm, hãy trao cho những người thật sự xứng đáng và ban phát ít thôi. Vì người quan trọng nhất cuộc đời bạn mới là người xứng đáng nhận lấy nó nhiều nhất.

Waifu Là Gì? Vì Sao Waifu Được Nhiều Fanboy Yêu Thích?

Waifu là một từ tiếng Nhật được sử dụng nhiều trong truyện tranh manga và anime. Wifu có nghĩa là người vợ, chỉ người con gái bạn yêu và muốn lấy làm vợ nhưng đó chỉ là cô gái hư cấu trong truyện tranh hay phim hoạt hình và các trò chơi điện tử. Waifu thường được gọi là “cô vợ 2D” (vợ ảo). Cách gọi này xuất phát từ truyện Azumanga Daioh.

Waifu là một từ mượn tiếng Anh và được xuất hiện trong từ vựng tiếng Nhật vào khoảng đầu những năm 1980. Waifu được phát âm từ chữ wife (người vợ) trong tiếng Anh.

Bạn xem các bộ truyện manga hay anime và bạn yêu say đắm một cô gái trong truyện khiến bạn không thể nào kiềm chế được cảm xúc mỗi khi nhìn thấy cô ấy. Điều này chứng tỏ bạn đang cuồng yêu và chỉ muốn cưới cô ấy về làm vợ.

Nhiều fanboy có thể sống chết để bảo vệ và mong muốn cưới người con gái hư cấu này về làm vợ. Họ còn lập ra hội Waifu nhằm chia sẻ, kết hôn với những người phụ nữ “hữu danh vô thực” này, họ muốn yêu cô ấy đến hết cuộc đời còn lại và quyết tâm không lấy vợ ngoài đời thực.

Waifu bắt nguồn từ đâu?

Waifu ban đầu được phổ biến vào năm 2002 bởi Azumanga Daioh qua một cách dịch sai hài hước của câu “My Wife”. Từ đó, thuật ngữ này cũng được chú ý và cộng đồng mạng sử dụng để chế giễu những người dùng trên imageboards (một diễn đàn để đăng ảnh). Cho đến cuối thập kỷ này, thuật ngữ waifu mới bắt đầu được đề cập nhiều hơn đến một nỗi ám ảnh về tình yêu với một nhân vật, cho dù đó là đùa cợt hay nghiêm túc.

Waifu được xây dựng từ khao kháy có được một người phụ nữ chuẩn mực, ít nói, e thẹn, ngoan ngoãn của người đàn ông. Cho nên waifu luôn chiếm được sự yêu thích từ những fanboy.

Một số người thì xem waifu như một sự giải trí tạm thời, trong khi đó số khác lại xem waifu như người vợ, si mê, tôn sùng thậm chí là thay đổi bản thân với mong muốn làm hài lòng waifu của mình. Chỉ vì một nhân vật ảo mà một người thực sự có thể cảm thấy thất vọng, tức giận hoặc bị tổn thương.

Ý nghĩa waifu trong văn hóa Otaku

Trong văn hóa Otaku, mối quan hệ với waifu đều có những đặc điểm chung như sau:

– Mối quan hệ của Waifu là cam kết một vợ một chồng.

– Người yêu của waifu biết họ là nhân vật là hư cấu.

– Quan điểm của waifu được xem xét khi đưa ra quyết định.

– Bạn vẫn có thể có một mối quan hệ thực tế dù đang có mối quan hệ với một waifu.

– Mối quan hệ với một waifu là có thật.

Những người xem waifu như vợ mình thường đeo một chiếc nhẫn cưới để tượng trưng cho cuộc hôn nhân của họ với waifu hay in hình ảnh waifu lên ốp lưng điện thoại của mình. Có nhiều trường hợp cuồng waifu đến mức trở thành người trầm cảm, tự kỷ, tách rời khỏi đời sống thực tế và không muốn từ bỏ waifu để kết hôn ngoài đời thực.

Vì sao fanboy lại chọn waifu làm “vợ” của mình?

Các nhân vật waifu trong manga và anime thường được xây dựng với tính cách e thẹn, tự ti, ít nói, không giỏi giao tiếp, có chút yếu đuối, mong manh dễ vỡ,… đây cũng chính là hình mẫu lý tưởng về người phụ nữ của đàn ông. Một nhân vật như thế khiến nhiều fanboy say đắm và chọn làm waifu của mình. Chỉ khi ở trước mặt những người như vậy họ mới không bị lúng túng, cảm thấy mình có khả năng bảo vệ hay che chở cho họ.

Nguyên nhân thứ hai có thể là do xu hướng xã hội hiện nay nam giới nhiều hơn nữ giới nên nhiều chàng trai cho rằng con gái ngoài đời thực không phải dành cho họ. Một số khác thì cho rằng con gái 3D (người thật) có tính cách hung dữ, đanh đá khiến họ cảm thấy khó chịu đựng được. Trong khi các cô gái 2D thì luôn nghe lời, luôn biết quan tâm và dịu dàng.

Nguyên nhân thứ 3 có thể là do các cô gái đời thực hiện nay có xu hướng quá thực dụng khiến các chàng trai cảm thấy mất lòng tin vào họ. Họ bị ám ảnh bởi những nỗi đau từng được truyền tải trên thế giới công nghệ 4.0 và xuất hiện ý định không muốn cưới vợ đời thực để tránh bị tổn thương.

Lý do cuối cùng có lẽ là do tình cảm các chàng trai dành cho waifu là thật, đó đơn giản chỉ là tình yêu chân thật mà không có bất kỳ toan tính nào.

Một số waifu được yêu thích nhất

1. Asuna (Sword Art Online)

Đây là nhân vật nữ chính trong truyện “Sword Art Online”, nhân vật này được xây dựng với hình tượng một waifu hiện đại, vô cùng hấp dẫn nam giới. Truyện chỉ vừa mới động công chiếu phần mới nhưng lại nhanh chóng chiếm được tình cảm của nhiều fanboy, đặc biệt là các fanboy Việt Nam.

2. Mukaido Manaka (Nagi no Asukara)

Tác giả Seiyu Hanazawa Kana đã tạo nên hình tượng các waifu theo một chuẩn mực và vô cùng hấp dẫn khiến các fanboy điên đảo với thế giới ảo. Manaka là nhân vật được tạo ra với tính cách hiền lành, mít ướt, vô cùng dễ thương, đôi lúc còn rất đáng thương. Cô nàng này đã nhanh chóng trở thành người trong mộng của các fanboy khi vừa được ra mắt.

3. Mashiro Shiina (Sakurasou no Pet na Kanojo)

Nhân vật nữ chính siêu dễ thương, cực kỳ trong sáng, không một chút tì vết nào. Tuy nhiên, khi bắt đầu thân thiết hơn, quen hơn bạn sẽ lại thấy thương hiệu của Mashiro trong đó, là một thiên tài nhưng lại đi liền với “thiên tai” – người luôn mang đến cho các otaku nhiều cảm xúc vui buồn lẫn lộn. Đây cũng là một điểm nhấn khiến mọi người yêu thích cô.

4. Saber (Fate/Zero)

Nếu đã quá quen thuộc với mẫu Waifu mỏng manh dễ vỡ thì hãy đến với Saber – với tính cách mạnh mẽ, có thể chiến đấu siêu đỉnh, tâm tính kiên định. Đây chính là hình mẫu waifu đầy uy quyền được nhiều fan otaku “mỏng manh” rất cuồng.

Viber Là Gì? Câu Trả Lời Hay Nhất, Được Yêu Thích Nhất

Viber là gì? Một số thông tin cơ bản về Viber

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu xem Viber nghĩa là gì với những câu trả lời hay nhất được chọn lọc, được nhiều người bình chọn và yêu thích nhất để bạn và mọi người có được thông tin đầy đủ, chi tiết và dễ hiểu nhất.

Câu trả lời hay nhất cho Viber là gì?

Viber là ứng dụng nhắn tin trên điện thoại di động dạng OTT tương tự như tính năng nhắn tin của Zalo và Skype. Hiện nay Viber đã hợp tác với rất nhiều các nhà mạng di động trên thế giới trong đó có Việt Nam là một trong những thị trường rất tiềm năng để khai thác.

Viber là một tiện ích hoàn toàn miễn phí với nhiều tính năng cao cấp hỗ trợ người dùng trên tất cả các quốc gia khác nhau. Không chỉ chát thông thường, Viber còn hỗ trợ tạo và trò chuyện theo nhóm, hỗ trợ gọi điện thoại thông thường và gọi video chất lượng cao mà không phải trả bất kỳ một đồng nào cho các tính năng quan trọng này. Hiện nay ở Việt Nam, ngoài ứng dụng Viber còn có các phần mềm nổi tiếng khác cũng có các tính năng tương tự và được sử dụng khá phổ biến như Messenger, Skype, Zalo.

Mục tiêu và đối tượng mà Viber hướng tới ở Việt Nam là tất cả những khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp, người dùng thuộc nhiều lứa tuổi và ngành nghề khác nhau như học sinh, sinh viên, người bán hàng, kinh doanh, kỹ thuật viên… với mục đích sử dụng là trò chuyện giải trí, học tập và phục vụ cho công việc.

Viber sử dụng như thế nào?

Nếu bạn đã sử dụng Viber trước đây rồi thì dù cho là phiên bản trên di động hay máy tính chắc cũng không có gì là khó khăn phải không nào. Nếu bạn lần đầu tiên sử dụng Viber thì cũng không cần phải quá căng thẳng bởi đã có phiên bản Viber Tiếng Việt dành cho người dùng ở Việt Nam với giao diện và các chức năng cơ bản nhất tương tự như các phần mềm nhắn tin gọi điện khác như messenger hay zalo vậy. Chính vì thế bạn vẫn thấy quen thuộc và dễ dàng sử dụng bất kỳ một tính năng nào đó trên Viber mà không mất quá nhiều thời gian để tìm hiểu.

Bạn có thể sử dụng Viber trên điện thoại di động Android, iOS, Windows Phone miễn phí hoàn toàn, để có được ứng dụng này thì cách đơn giản nhất là vào trực tiếp kho ứng dụng như Ch PLay hay App Store, Microsoft Store của các thiết bị di động mà bạn đang dùng, bạn sẽ thấy Viber ngay trong top các ứng dụng phổ biến, việc của bạn là chỉ cần cài về máy là có thể sử dụng được ngay.

Viber cũng đã có phiên bản dành riêng cho PC mà không cần đến giả lập Android, mọi thứ đều không thua kém gì các phiên bản trên di động, thậm chí nhiều người còn nhận xét rằng nó thú vị và linh hoạt hơn là phiên bản trên mobile. Bạn có thể download và cài viber cho PC ngay ở đây.

Ý nghĩa của Viber đối với người dùng internet trên PC và Mobile?