Top 3 # Xem Nhiều Nhất Yêu Là Gì Từ Điển Tiếng Việt Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Từ Điển Tiếng Việt (Viện Ngôn Ngữ Học)

Từ điển tiếng Việt

Bìa cuốn Từ điển tiếng Việt (tái bản năm 2010)

Thông tin sách Tác giả

Viện Ngôn ngữ học

Quốc gia

Việt Nam

Ngôn ngữ

Tiếng Việt

Thể loại

Từ điển

Nhà xuất bản

Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa

Từ điển tiếng Việt – còn được gọi là Từ điển Hoàng Phê – là một công trình khoa học do tập thể các nhà khoa học thuộc Viện Ngôn ngữ học – cơ quan nghiên cứu ngôn ngữ học hàng đầu của Việt Nam biên soạn dưới sự chủ biên của Hoàng Phê. Công trình đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2005.

Công trình Từ điển Tiếng Việt được bắt đầu thực hiện từ năm 1963, thu thập 3 triệu phiếu tư liệu, 100.000 phiếu biên soạn để lựa chọn khoảng 40.000 mục từ, hoàn thành và xuất bản lần đầu vào năm 1988.

Từ điển tiếng Việt được khởi thảo Đề cương biên soạn ngay sau khi Viện Ngôn ngữ học được thành lập vào năm 1968. Trên cơ sở gần ba triệu phiếu ngữ cảnh được trích từ các nguồn tài liệu sách báo khác nhau, trong đó có kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam, các tác phẩm văn chương, các công trình viết về các lĩnh vực khoa học, cuốn từ điển lần đầu tiên được ra mắt độc giả vào năm 1988. Tác phẩm có sự đóng góp về trí tuệ và công sức lao động của rất nhiều nhà văn hoá, nhà khoa học nổi tiếng khác ở Việt Nam khi thảo luận đề cương hoặc trực tiếp tham gia biên soạn, đặc biệt là các thuật ngữ.

Công trình khoa học từ điển giải nghĩa tiếng Việt được biên soạn và cách thức tổ chức làm việc quy mô rất công phu, từ ngữ được giải thích chính xác, trình bày khoa học, hợp lý. Dựa khối lượng ngữ liệu đồ sộ và hệ thống lý luận từ điển học đúc kết được qua nhiều năm nghiên cứu, kết hợp hài hòa giữa tính hàn lâm và đại chúng trong một công trình, nhóm biên soạn đã xử lý từ đồng âm, đa nghĩa hợp lý, đầy đủ và chính xác, đưa ra nhiều thí dụ phong phú, đa dạng, chuẩn mực và mang tính điển hình rất cao.

“Quyển từ điển đã được biên soạn trên cơ sở gần ba triệu phiếu tư liệu của Viện Ngôn ngữ học. Về thực chất nó là quyển từ điển đã được xuất bản tập I (A-C) trước đây dưới tên gọi Từ điển tiếng Việt phổ thông (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975), nhưng có phần nào đơn giản hơn, đặc biệt về mặt các thí dụ (không có thí dụ trích dẫn nguyên văn ở các tác phẩm văn học, những thí dụ loại này thật ra chỉ thích hợp với loại từ điển cỡ lớn nhiều tập). Mặt khác nó cố gắng phản ánh đầy đủ hơn tình hình phát triển của tiếng Việt hiện đại với một số biến đổi đã hoặc đang diễn ra trong chuẩn từ vựng và chuẩn chính tả”. – Trích Lời nói đầu (bản in lần thứ nhất).

“Hiện nay chưa có chuẩn chính tả thống nhất đối với nhiều từ mượn gần đây của tiếng nước ngoài, phần lớn là thuật ngữ khoa học-kỹ thuật. Đối với những từ ngữ có dạng chính tả bằng chữ cái Latin có tính quốc tế, có hai chủ trương: 1. viết “nguyên dạng”; 2. viết phiên âm bằng vần của quốc ngữ.

Chúng tôi nghĩ rằng cách viết nguyên dạng đối với từ ngữ có tính quốc tế là hợp lý, đáp ứng yêu cầu giao lưu văn hoá với các nước ngày càng mở rộng, dễ có chính tả thống nhất và tạo ra được sự thống nhất với quốc tế. Thực tế là mấy năm gần đây, lối viết gọi là nguyên dạng tên riêng nước ngoài và từ ngữ có tính quốc tế có xu hướng ngày càng phổ biến. Một số từ ngữ có tính quốc tế dùng gần đây trong tiếng Việt được viết hoàn toàn nguyên dạng: festival, stress, video, telex, FOB,… Tuy vậy cách viết phiên âm vẫn đang là phổ biến.Từ điển cần phản ánh trạng thái của ngôn ngữ ở vào một thời gian nhất định; nhưng không chỉ phản ánh cái tĩnh, mà điều không kém phần quan trọng là phản ánh cả cái động, cái xu thế phát triển”. – Trích Lời nói đầu (bản in lần thứ hai).

Công trình được xuất bản lần đầu năm 1988, được sửa chữa, bổ sung, tái bản nhiều lần. Nó đã được đông đảo độc giả Việt Nam hoan nghênh ngay từ lần ra mắt đầu tiên. Rất nhiều ý kiến, bài viết đã dành cho cuốn từ điển này những lời ngợi ca, đánh giá cao. Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học đã là nguồn tra cứu, trích dẫn đáng tin cậy của hầu hết các bài viết, sách chuyên khảo, đặc biệt là các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp khi phân tích ý nghĩa của các đơn vị từ ngữ tiếng Việt, là cẩm nang tra cứu không thể thiếu của tất cả những người cầm bút, dù đó là nhà văn, nhà thơ, hay nhà báo, v.v… kể cả các nhà giáo giảng dạy tiếng Việt.

Từ điển tiếng Việt dày 1.208 trang, khổ 16 x 24 cm – Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm 1988, được tái bản nhiều lần, thu thập và giải thích khoảng 36.000 từ ngữ thường dùng trong đời sống và thường gặp trên sách báo, các từ ngữ phương ngữ phổ biến, các thuật ngữ khoa học – kỹ thuật thông dụng.

Công trình được chỉnh lý hai lần:

Lần thứ nhất, năm 1992: sửa 2.770 định nghĩa, bổ sung 2.090 mục từ, sửa chữa hoặc thay thế 3.510 thí dụ;

Lần thứ hai, năm 2000: sửa 2.903 định nghĩa, bổ sung 1.670 từ hoặc nghĩa mới, loại bỏ 41 từ hoặc nghĩa cũ, thay hoặc sửa chữa 387 thí dụ.

Tổng cộng số từ được thu thập, giải nghĩa là 39.924 mục. Có bổ sung sáu bản phụ lục: các dân tộc ở Việt Nam; các tỉnh, thành, huyện, thị trong nước; tên viết tắt của các tổ chức quốc tế; đơn vị tiền tệ các nước và đơn vị đo lường quốc tế.

Công trình Từ điển tiếng Việt giữ kỷ lục về số lần tái bản và số lượng phát hành, từ năm 1998 đến 2005 bộ từ điển này đã tái bản đến lần thứ 10, với số bản in kỷ lục: 150.000 bản.

Lần tái bản gần đây nhất của Từ điển tiếng Việt là vào năm 2010 do Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa ấn hành.

“Quyển Từ điển tiếng Việt này là quyển từ điển đầu tiên ở nước ta do một tập thể cán bộ ngôn ngữ học biên soạn trên cơ sở tư liệu tương đối đầy đủ. Nó có tác dụng thiết thực đối với việc chuẩn hoá và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đây là quyển sách cần thiết cho những người muốn tìm hiểu, học tập, trau dồi tiếng Việt.”

Công trình này đã được trao tặng Giải thưởng nhà nước về Khoa học công nghệ năm 2005.

Gần đây, một số các nhà xuất bản tại Việt Nam đã cho in một số cuốn từ điển tiếng Việt kém chất lượng với hàng loạt các lỗi định nghĩa từ thiếu chính xác, thậm chí sai nghiêm trọng của một số tác giả như Vũ Chất, Bùi Minh Quốc, Hùng Thắng, Thanh Hương, Bằng Cẩm, Bùi Quang Tịnh, Bùi Thị Tuyết Thanh… Chẳng hạn, cuốn từ điển của Bùi Quang Tịnh và Bùi Thị Tuyết Thanh do Nhà xuất bản Thanh Niên in năm 2000 ở trang 987 định nghĩa “Tâm lý học” là: “ngành y học nghiên cứu các chứng bệnh của tim”. Cuốn Từ điển tiếng Việt của Vũ Chất (Nhà xuất bản Thanh niên – 2001) định nghĩa: “Khai quật” là “đào mồ lên” (nhầm với từ “quật mồ”, “quật mả”), “đề án” là “nghị án đưa ra để bàn cãi”.

Điều đáng nói là hầu hết các cuốn sách đó đều mạo danh cơ quan biên soạn là “Ngôn ngữ học Việt Nam”. Thậm chí, nhiều cuốn từ điển khác như: “Từ điển tiếng Việt” của Mạnh Tường do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin ấn hành năm 2009, cuốn “Từ điển tiếng Việt” của “Nhiều tác giả” do Nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành năm 2008 v.v… còn đề tên cơ quan biên soạn là “Viện Ngôn ngữ” ở phía dưới dòng chữ khó hiểu: “Khoa học – Xã hội – Nhân văn”. Điều này đã làm tổn hại đến uy tín khoa học của Viện Ngôn ngữ học, cơ quan chịu trách nhiệm biên soạn cuốn “Từ điển tiếng Việt” cũng như bản thân công trình Từ điển tiếng Việt của Viện.

“Toán Học” Là Gì? Nghĩa Của Từ Toán Học Trong Tiếng Việt. Từ Điển Việt

từ thời cổ đại, TH xuất hiện như một khoa học nghiên cứu về số lượng, hình dạng, kích thước, khoảng cách… của các đối tượng đơn giản. Trước thế kỉ 17, mới xuất hiện các môn số học, hình học, sau đó là đại số, lượng giác và một phần của giải tích. Khi đó, TH đã được ứng dụng trong tính toán, buôn bán, đo đạc, thiên văn và kiến trúc. Việc phát triển mạnh mẽ của kĩ thuật trong các thế kỉ 17 – 18 đã đem đến cho TH những tư tưởng về chuyển động và biến đổi, trước hết dưới dạng các đại lượng biến thiên và sự phụ thuộc hàm số giữa chúng. Hình học giải tích, phép tính vi phân và tích phân ra đời trong hoàn cảnh này. Sau đó, trong thế kỉ 18, xuất hiện phương trình vi phân và hình học vi phân. Trong các thế kỉ 19 – 20, TH chuyển mạnh trên đường trừu tượng hoá. Các đại lượng và số thông thường chỉ là trường hợp riêng của các đối tượng đại số hiện đại. Hình học dưới ảnh hưởng của tư tưởng Lôbachepxki (N. I. Lobachevski) đã nghiên cứu các không gian khác nhau và nhiều khi rất trừu tượng, trong đó không gian Ơclit chỉ là một trường hợp rất đặc biệt. Một loạt ngành mới đã ra đời như lí thuyết nhóm, lí thuyết tập hợp, lí thuyết hàm biến phức, hình học xạ ảnh, hình học phi Ơclit, giải tích hàm, lôgic toán, vv. Việc áp dụng các lí thuyết nói trên vào thực tiễn trong các thế kỉ 19 – 20 đã nâng các phương pháp số thành một ngành độc lập. TH tính toán gắn bó mật thiết với sự ra đời của các loại máy tính. Do nhu cầu nội tại của TH và cũng do yêu cầu của việc “toán học hoá”, nhiều ngành khoa học khác, một loạt lí thuyết mới như lí thuyết trò chơi, lí thuyết thông tin, lí thuyết đồ thị, toán học rời rạc, điều khiển tối ưu… đã ra đời. Phương pháp tiên đề được coi như một văn phong của TH hiện đại nhằm xây dựng chặt chẽ các lí thuyết TH. TH ngày càng phát triển mạnh mẽ và có nhiều ứng dụng cũng như ảnh hưởng tới sự phát triển của nhiều ngành khoa học và kĩ thuật khác .

Ở Việt Nam trước đây, TH không được chú ý phát triển. Lịch sử cũng đã để lại một số tên tuổi các nhà TH như Vũ Hữu, Lương Thế Vinh. Tuy nhiên, chưa có sự nghiên cứu kĩ lưỡng về lịch sử TH thời kì trước. TH hiện đại chỉ thực sự thâm nhập Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám, ngay trong những ngày Toàn quốc kháng chiến (1945 – 54). Nhà nước một mặt cử đi đào tạo ở nước ngoài, mặt khác chú trọng giảng dạy và nghiên cứu TH trong nước, đặc biệt là đã cho mở các lớp năng khiếu toán ở bậc phổ thông. Nhờ đó dần dần đã hình thành một đội ngũ các nhà TH ở Việt Nam ngày càng lớn mạnh về số lượng và trình độ chuyên môn. Việc giảng dạy và nghiên cứu TH hiện đại được thực hiện ở các trường đại học và các viện nghiên cứu chuyên ngành, trong đó phải kể đến Viện Toán học được thành lập năm 1970. Tờ báo “Toán học và Tuổi trẻ” có đóng góp lớn vào việc khuyến khích học toán ở bậc phổ thông. Trong nước xuất bản hai tạp chí TH đang ngày càng được nâng cao uy tín quốc tế là “Acta Mathematica Vietnamica” và “Vietnam Journal of Mathematics”.

“Drop” Là Gì? Nghĩa Của Từ Drop Trong Tiếng Việt. Từ Điển Anh

drop

Từ điển Collocation

PREP. ~ in The glut of coffee led to a sharp drop in prices.

2 vertical distance down from a place

3 small round mass of liquid

PREP. ~ of Large drops of sweat rolled down her face.

Từ điển WordNet

a small indefinite quantity (especially of a liquid); “he had a drop too much to drink”; “a drop of each sample was analyzed”; “there is not a drop of pity in that man”; “years afterward, they would pay the blood-money, driblet by driblet”–Kipling; drib, driblet

a sudden sharp decrease in some quantity; dip, fall, free falla drop of 57 points on the Dow Jones index there was a drop in pressure in the pulmonary artery a dip in prices when that became known the price of their stock went into free fall

a steep high face of rock; cliff, drop-offhe stood on a high cliff overlooking the town a steep drop

a predetermined hiding place for the deposit and distribution of illicit goods (such as drugs or stolen property)

a free and rapid descent by the force of gravity; fallit was a miracle that he survived the drop from that height

a curtain that can be lowered and raised onto a stage from the flies; often used as background scenery; drop curtain, drop cloth

a central depository where things can be left or picked up

the act of dropping somethingthey expected the drop would be successful

let fall to the groundDon’t drop the dishes

to fall verticallythe bombs are dropping on enemy targets

go down in valueStock prices dropped

fall or drop to a lower place or level; sink, drop downHe sank to his knees

terminate an association withdrop him from the Republican ticket

utter casuallydrop a hint

stop pursuing or acting; knock offdrop a lawsuit knock it off!

leave or unload, especially of passengers or cargo;; drop off, set down, put down, unload, discharge

cause to fall by or as if by delivering a blow; fell, strike down, cut downstrike down a tree Lightning struck down the hikers

lose (a game)The Giants dropped 11 of their first 13

lower the pitch of (musical notes); flatten

hang freely; dangle, swingthe ornaments dangled from the tree The light dropped from the ceiling

stop associating with; dismiss, send packing, send awayThey dropped her after she had a child out of wedlock

let or cause to fall in drops; dribble, dripdribble oil into the mixture

leave undone or leave out; neglect, pretermit, omit, miss, leave out, overlook, overleapHow could I miss that typo? The workers on the conveyor belt miss one out of ten

change from one level to anotherShe dropped into army jargon

grow worse; devolve, deteriorate, degenerateHer condition deteriorated Conditions in the slums degenerated The discussion devolved into a shouting match

give birth; used for animalsThe cow dropped her calf this morning

English Idioms Dictionary

stop taking a subject, withdraw, drop out You wouldn’t drop English! It’s the key to other subjects.

Bloomberg Financial Glossary

Investopedia Financial Terms

The difference in price between the front month and back month in a mortgage-backed security (MBS) dollar roll trade. A dollar roll is a popular type of trade in the MBS pass-through TBA market.

According to forward securities pricing theory, the front month price should be higher than the back month price. The drop is a function of current short-term interest rates, prepayment estimates, and the supply and demand for pass-throughs in the current delivery or front month.

A pass-through TBA security is said to be trading through fail when the drop is larger than what it would cost a mortgage originator, investor or securities dealer to fail to deliver into a TBA contract for an entire month. When there is a shortage of supply or extreme demand for a TBA security in the current delivery month, the drop can increase to fail or larger, reflecting the fact that securities dealers would rather roll a trade out an additional month at a large drop or fail to deliver that security for an entire month than make delivery in the current month.

English Synonym and Antonym Dictionary

Từ Điển Tiếng Nghệ An

Nghệ An choa miền trung lắm gió Có Cửa Lò biển hát quanh năm Cùng quê Bác xứ sở nước tương Với Thanh Chương, nhút mặn chua cà Bà già con trẻ có ngôn ngữ riêng Đứa mô chưa ghé một lần Ráng học cho kỹ điển từ sau đây

Giới thiệu với mọi người chút ít về tiếng ở quê tui nha

TỪ ĐIỂN TIẾNG NGHỆ AN NÌ

Mi : có nghĩa là Mày

Tau : có nghĩa là Tao

Mô : có nghĩa là Đâu ?

(vd : “mi đi mô đó” thì dịch ra là “Mày đi đâu đấy”)

Tê : có nghĩa là Kia

Ni : có nghĩa là Này

Rứa : có nghĩa là Thế

Răng : có nghĩa là Sao 

(vd “Răng rứa ?” dịch ra là “sao thế?” )

Ngày Mốt : có nghĩa là Ngày Kia

( vd : “mốt tau mới về” dịch ra là “Ngày kia tao mới về” )

Đọi : có nghĩa là Bát

Trốc : có nghĩa là Đầu

Tru : có nghĩa là Trâu

Lè : có nghĩa là Đùi

Nhể : từ này í chê bai có thể dịch là Chuối (mạnh hơn nhiều) or Bựa

Chộ : từ này có nghĩa là Thấy

Chi : có nghĩa là Gì ?

Nỏ : có nghĩa là Không. (Ví dụ “Nỏ đi, Nỏ cho”…nhưng mà không có câu “Đi Nỏ”hay “Cho Nỏ” đâu nhá…từ “Nỏ” chỉ đứng trước động từ…) 

Bổ : có nghĩa là Ngã (vd : “hấn bị bổ xe” dịch là “Nó bị ngã xe”)

Trốc Gúi : có nghĩa là Đầu Gối

Ngái : có nghĩa là Xa.

Nác : có nghĩa là Nước (nước uống í)

Môi : có nghĩa là Muôi (cái muôi chan canh í)

Đài : còn có 1 nghĩa nữa là cái gàu múc nươc, hehe

Cươi : có nghĩa là Sân

Nương : có nghĩa là Vườn

Rọng : có nghĩa là Ruộng

Mần : có nghĩa là Làm 

Mệ : có nghĩa là mẹ

con ròi : có nghĩa là con Ruồi

Choa : Có nghĩa là bọn tao

Rồi em của mẹ thì gọi là Gì, Em của bố thì gọi là O