Top 5 # Xem Nhiều Nhất Yêu Mến Có Nghĩa Là Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Sự Yêu Mến Đức Chúa Trời Có Nghĩa Gì?

“Nầy là sự yêu-mến Đức Chúa Trời, tức là chúng ta vâng-giữ điều-răn Ngài” ( I GIĂNG 5:3).

1. Chúng ta nên bày tỏ sự yêu mến thế nào đối với Đức Chúa Trời và với kết quả nào?

VỀ VIỆC nhân loại có bổn phận thờ phượng Đức Chúa Trời, Giê-su nói: “Ngươi hãy hết lòng, hết linh-hồn, hết ý mà yêu-mến Chúa [Đức Giê-hô-va], là Đức Chúa Trời ngươi” ( Ma-thi-ơ 22:37). Chúng ta nên bày tỏ sự yêu mến này thế nào? Kinh-thánh trả lời: “Vì nầy là sự yêu-mến Đức Chúa Trời, tức là chúng ta vâng-giữ điều-răn Ngài” ( I Giăng 5:3). Những người làm thế có được kết quả tốt nào? Giăng nói: “Ai ở trong sự yêu-thương, là ở trong Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời ở trong người ấy” ( I Giăng 4:16b).

2. Chúng ta nên thờ phượng một mình ai?

2 Nếu chúng ta yêu mến Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ không thờ phượng bất cứ tạo vật nào dù còn sống hay đã chết, nhưng chỉ thờ một mình Đức Chúa Trời mà thôi ( Lu-ca 4:7, 8). Sứ đồ Phi-e-rơ, và cả một thiên sứ, cũng đã từ khước chấp nhận sự thờ phượng của loài người ( Công-vụ các Sứ-đồ 10:25, 26; Khải-huyền 22:8, 9). Cũng thế, Giê-su cho thấy mẹ ngài là bà Ma-ri cũng không nên được bất cứ sự tôn thờ nào, vì chỉ Đức Chúa Trời mới nên được tôn thờ nào, vì chỉ Đức Chúa Trời mới nên được tôn thờ mà thôi ( Lu-ca 11:27, 28; Giăng 2:3, 4; Khải-huyền 4:11). Sự thờ phượng hướng sai chỗ của một người sẽ đưa đến kết quả là làm trái ngược điều răn của Đức Chúa Trời là “chẳng ai được làm tôi hai chủ” ( Ma-thi-ơ 6:24).

Xử dụng thập tự giá trong tôn giáo

3. Quan điểm của các tôn giáo tự xưng theo đấng Christ là thế nào đối với việc xử dụng thập tự giá?

3 Cũng có những vật vô tri vô giác mà nếu tôn kính có thể đưa đến việc phạm điều răn Đức Chúa Trời. Trong số đó thông dụng nhất là thập tự giá. Hằng bao thế kỷ người ta đã dùng thập tự giá trong các tôn giáo tự xưng theo đấng Christ như một phần trong sự thờ phượng của họ. Cuốn “Tân Bách khoa Tự điển Anh-quốc” ( The New Encyclopoedia Britannica) gọi thập tự giá là “biểu tượng chính yếu của đạo Gia-tô”. Trong một phiên xử của tòa án Hy-lạp, Giáo hội Chính thống Hy-lạp đã quả quyết rằng những ai chống báng cây “Thánh Giá” không phải là tín đồ đấng Christ. Nhưng thập tự giá có thật là biểu tượng của đạo đấng Christ không? Thập tự giá bắt nguồn từ đâu?

4, 5. a) Một tự điển nói gì về chữ stau.ros’ được dịch là “thập tự giá” trong một số bản dịch Kinh-thánh? b) Việc dùng thập tự giá phát nguồn từ đâu?

4 Vật dùng để giết Giê-su được ghi trong những đoạn Kinh-thánh như Ma-thi-ơ 27:32 và 40. Nơi đây chữ Hy-lạp stau.ros’ được dịch là “thập tự giá” trong nhiều bản Kinh-thánh. Nhưng chữ stau.ros’ có nghĩa là gì trong thế kỷ thứ nhất khi Kinh-thánh phần tiếng Hy-lạp được viết ra? Ông W. E. Vine nói trong cuốn An Expository Dictionary of New Testament Words: ” Stau.ros’… trước hết có nghĩa là một cây cọc hay trụ thẳng đứng. Trên trụ ấy người ta đóng đinh những kẻ có tội bị xử tử. Danh từ [ stau.ros’] và động từ stau.roõ (đóng trên cây cọc hay trụ), mới đầu cả hai đều được phân biệt khác với hình thức thập tự giá theo giáo hội là gồm hai cây tréo nhau. Hình dạng thập tự giá bắt nguồn từ xứ Canh-đê xưa và đã được dùng làm biểu tượng cho thần Tham-mu (có dạng chữ Tau huyền bí viết tắt tên thần này) trong xứ đó và những vùng phụ cận gồm cả Ai-cập”.

5 Ông Vine nói tiếp: “Đến giữa thế kỷ thứ 3 tây lịch Giáo hội đã tách khỏi hay làm ngụy dạng một số giáo lý của đạo đấng Christ. Để làm tăng thêm uy tín của hệ thống tôn giáo bội đạo, dân ngoại được thâu nhận vào giáo hội mà không cần đổi mới trong đức tin và đa số được phép giữ những dấu hiệu và biểu tượng tà giáo của họ. Vì thế, chữ Tau hay T dưới hình thức thông dụng nhất với dấu ngang hạ thấp xuống được chấp nhận làm thập tự giá đấng Christ”.

6, 7. a) Chữ “thập tự giá” đến từ đâu, và tại sao chữ này dùng trong các bản dịch Kinh-thánh là không đúng? b) Kinh-thánh dùng chữ xy’lon thế nào để xác định stau.ros’ là một cây cọc thẳng đứng?

6 Cuốn The Companion Bible dưới tiểu đề “Thập tự giá và đóng đinh trên thập tự giá” ghi: “Trong tiếng Anh chữ “thập tự giá” (cross) được dịch từ chữ la-tinh crux; nhưng chữ Hy-lạp stau.ros’ không có nghĩa là thập tự giá ( crux) cũng giống như cây “gậy” (stick) không có nghĩa là cái “nạng” (crutch). Homer dùng chữ stauros để chỉ cây trụ hay cây cọc, hoặc một miếng gỗ đơn độc. Và đó là ý nghĩa và cách dùng chữ trong cả văn chương cổ điển Hy-lạp. Nó không bao giờ có nghĩa hai miếng gỗ đặt tréo nhau… Không có chữ nào trong tiếng Hy-lạp của phần Tân-ước mà lại ám chỉ đến hai miếng gỗ cả”.

8. Các sách khác nói gì về thập tự giá và nguồn gốc của nó?

8 Cuốn “Bách khoa Tự điển Quốc tế” bằng tiếng Pháp ( Dictionnaire Encyclopédique Universel) viết: “Chúng ta đã tin từ lâu rồi rằng thập tự giá được coi là một biểu tượng tôn giáo đặc biệt cho tín đồ đấng Christ. Điều này là sai”. Cuốn Dual Heritage-The Bible and the British Museum nói: “Nhiều người có thể rất kinh ngạc khi biết rằng không có chữ nào nói về “thập tự giá” trong tiếng Hy-lạp của phần Tân-ước. Chữ được dịch là “thập tự giá” luôn luôn là chữ Hy-lạp [ stau.ros’] có nghĩa là “cây cọc” hay “cây cột thẳng đúng”. Thập tự giá lúc đầu không phải là dấu hiệu của đạo đấng Christ. Nó phát nguồn từ Ai-cập và Constantine”. Cuốn “Tân Bách khoa Tự điển Công giáo” ( New Catholic Encyclopedia) nói: “Vật tượng trưng cho sự chết làm giá chuộc của đấng Ky-tô tại Đồi Sọ (Golgotha) không xuất hiện trong nghệ thuật tượng trưng trong các thế kỷ đầu của đạo Gia-tô. Tín đồ đấng Ky-tô thời ban đầu, chịu ảnh hưởng của Cựu-ước cấm làm tượng chạm, đã ngần ngại miêu tả ngay cả đến vật [làm chết] Chúa… Thập tự giá bắt đầu được dùng làm biểu hiệu dưới thời Constantine”.

Thập tự giá của Constantine

9. Hoàng đế Constantine liên can thế nào đến thập tự giá?

9 Constantine là [tên của] hoàng đế La-mã đã triệu tập Hội đồng tôn giáo tại Nicaea năm 325 tây lịch và đã ảnh hưởng hội đồng đó để nhìn nhận giáo lý trái với Kinh-thánh cho đấng Christ là Đức Chúa Trời. Ông ta làm thế để củng cố đế quốc của ông gồm người tà giáo và tín đồ đấng Christ bội đạo. Cuốn “Tân Bách khoa Tự điển Anh-quốc” ( The New Encyclopoedia Britannica) nói: “Trong đêm trước trận Constantine đánh thắng Maxentius năm 312, ông nằm mơ nhận được một “dấu hiệu từ trời” cho thấy có hình một thập tự giá hiện ra, mà ông tin đó là lời cam kết từ trời về cuộc chiến thắng của ông”. Cuốn này cũng nói rằng sau đó Constantine đã cổ động việc tôn sùng thập tự giá.

10. Tại sao tin rằng Đức Chúa Trời hay là đấng Christ đã ban cho Constantine một “dấu hiệu” liên hệ đến thập tự giá là không hợp lý và trái với Kinh-thánh?

10 Tuy nhiên Đức Chúa Trời làm sao lại cho một người lãnh đạo theo tà giáo không làm theo ý định của Ngài một dấu hiệu, mà lại còn một dấu hiệu tà giáo nữa chứ? Giê-su đã trách những người cùng xứ với ngài vì họ muốn có dấu hiệu ( Ma-thi-ơ 12:38-40). Hơn nữa, nhà lãnh đạo theo tà giáo này là người đã dùng vũ khí làm đổ máu vô tội với mục đích thắng lợi chính trị, trong mưu đồ chính trị, và đã chủ mưu sắp đặt giết những người thân thuộc và những người cộng tác khác. Trái lại, Giê-su đã nói: “Nước của ta chẳng phải thuộc về thế-gian nầy. Ví bằng nước ta thuộc về thế-gian nầy, thì tôi-tớ của ta sẽ đánh trận” ( Giăng 18:36). Chính bởi thế ngài quở trách Phi-e-rơ: “Hãy nạp gươm vào vỏ; vì hễ ai cầm gươm thì sẽ bị chết về gươm” ( Ma-thi-ơ 26:52).

11. Điều gì đã khiến Constantine đẩy mạnh việc xử dụng thập tự giá?

11 Sách “Sống sót kỳ lạ” ( Strange Survivals) nói về Constantine và thập tự giá của ông: “Chúng ta khó thể nghi ngờ ông có một sự khôn khéo trong chính sách; dấu hiệu mà ông dựng lên một mặt làm hài lòng tín đồ đấng Christ trong hàng ngũ quân đội của ông và mặt kia làm hài lòng dân Gauls [theo tà giáo]… Đối với dân Gauls thì [thập tự giá] là biểu hiệu lòng tôn trọng đối với thần mặt trời”, thần mà họ thờ phượng. Không, “dấu hiệu từ trời” của Constantine không liên can gì đến Đức Chúa Trời hay đấng Christ nhưng sặc mùi tà giáo.

Tôn thờ vật giết ngài sao?

12, 13. Có các lý do nào khác để không nên tôn sùng thập tự giá?

12 Dù cho chúng ta có nhắm mắt bỏ qua bằng chứng hiển nhiên và cứ muốn cho là Giê-su bị giết trên thập tự giá đi nữa, thì vật ấy có đáng được tôn thờ không? Không, vì Giê-su bị hành quyết như một người phạm tội trọng giống như những người bị xử tử bên cạnh ngài, và cách mà ngài chết là cách xấu nhất vì bóp méo sự thật về ngài. Các tín đồ đấng Christ trong thế kỷ thứ nhất chắc hẳn không xem vật dùng trong việc hành quyết ngài là thánh bởi vì tôn thờ vật ấy có nghĩa là tôn vinh hành động sai lầm đã phạm là việc sát hại Giê-su.

13 Nếu người bạn thân nhất của bạn bị xử tử vì bị kết án sai lầm, bạn có làm hình tượng của vật dùng để hành quyết người bạn đó (thí dụ dây thắt cổ hay ghế điện hoặc súng của tiểu đội hành quyết) và rồi hôn vật đó, đốt nến trước vật đó hay đeo nó nơi cổ như đồ trang sức thánh không? Điều đó hẳn không thể có được. Vậy, với sự tôn thờ thập tự giá cũng thế. Sự kiện thập tự giá có nguồn gốc tà giáo lại làm cho chuyện đó tệ hại hơn nữa.

14. Chúng ta phải có kết luận nào về thập tự giá sau khi xem xét các bằng chứng thế tục và Kinh-thánh?

14 Sự tôn thờ thập tự giá không phải cho tín đồ đấng Christ. Điều đó không chứng tỏ sự yêu mến đối với Đức Chúa Trời hay đấng Christ nhưng mà là khinh dể địa vị của họ. Điều đó vi phạm điều răn của Đức Chúa Trời cấm thờ hình tượng. Thờ thập tự giá là tôn thờ biểu tượng của tà giáo đội lốt đạo đấng Christ ( Xuất Ê-díp-tô Ký 20:4, 5; Thi-thiên 115:4-8; I Cô-rinh-tô 10:14). Xem một biểu tượng tà giáo là thánh tức là vi phạm điều răn của Đức Chúa Trời: “Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin. Bởi vì công-bình với gian-ác có hội-hiệp nhau được chăng?… Đừng đá-động đến đồ ô-uế” ( II Cô-rinh-tô 6:14, 17).

Giữ theo Lời được soi dẫn

15. Tại sao chúng ta nên từ bỏ những truyền thống mâu thuẫn với Lời Đức Chúa Trời?

15 Các nhà thờ nói rằng những thực hành như tôn thờ thập tự giá là một phần của “truyền thống thánh”. Nhưng khi truyền thống mâu thuẫn với Lời Đức Chúa Trời, những người yêu mến Đức Chúa Trời sẽ từ bỏ các truyền thống đó. Tất cả những điều chúng ta thật sự cần trong sự thờ phượng thật đã được ghi rõ trong Lời Đức Chúa Trời rồi. Sứ đồ Phao-lô viết cho Ti-mô-thê: “Từ khi con còn thơ-ấu đã biết Kinh-thánh vốn có thể khiến con khôn-ngoan để được cứu bởi đức-tin trong Chúa Giê-su Christ. Cả Kinh-thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi-dẫn, có ích cho sự dạy-dỗ, bẻ-trách, sửa-trị, dạy người trong sự công-bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn-vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành” ( II Ti-mô-thê 3:15-17). Không nơi nào trong Kinh-thánh nói rằng những truyền thống đi ngược lại Lời Đức Chúa Trời là cần thiết cho sự cứu rỗi.

16. Giê-su đã nói gì với những nhà lãnh đạo tôn giáo Do-thái về các truyền thống của họ?

16 Sự mâu thuẫn giữa Kinh-thánh và truyền thống loài người không phải là mới mẻ. Trong thời kỳ kể từ lúc hoàn tất phần Kinh-thánh tiếng Hê-bơ-rơ cho tới khi Giê-su đến, giới lãnh đạo tôn giáo Do-thái đã đặt thêm nhiều lời truyền khẩu, sau đó họ viết ra những gì Đức Chúa Trời không soi dẫn. Các truyền thống đó nhiều khi đi ngược lại Kinh-thánh. Vì vậy, Giê-su đã nói với những nhà lãnh đạo tôn giáo thời đó: “Còn các ngươi sao cũng vì cớ lời truyền-khẩu mình mà phạm điều-răn của Đức Chúa Trời?… Các ngươi đã vì lời truyền-khẩu mình mà bỏ lời Đức Chúa Trời”. Ngài đã áp dụng lời Đức Chúa Trời chỉ về họ khi nói: “Sự chúng nó thờ-lạy ta là vô-ích, vì chúng nó dạy theo những điều-răn mà chỉ bởi người ta đặt ra” ( Ma-thi-ơ 15:1-6, 9). Trong sự dạy dỗ của ngài, Giê-su không bao giờ trích dẫn các lời truyền khẩu như vậy. Ngài hướng đến Lời được soi dẫn của Đức Chúa Trời ( Ma-thi-ơ 4:4-10; Mác 12:10; Lu-ca 10:26).

17. Tại sao chúng ta có thể tin tưởng nơi Kinh-thánh như là nền tảng vững vàng cho hy vọng của chúng ta?

17 Đức Chúa Trời không giao việc bảo tồn “lời sự sống” cho những bàn tay bất ổn của những kẻ giữ truyền thống tôn giáo ( Phi-líp 2:16). Thay vì thế, qua thánh linh mạnh mẽ của Ngài, Ngài soi dẫn việc viết Kinh-thánh để mà “bởi sự nhịn-nhục và sự yên-ủi của Kinh-thánh dạy mà chúng ta được sự trông-cậy [hy vọng]” ( Rô-ma 15:4). Nói rằng Kinh-thánh không trọn vẹn và chúng ta cần dựa vào những sự suy tưởng bấp bênh của loài người bất toàn và không được soi dẫn tức là chối bỏ quyền lực của Đức Chúa Trời. Chắc chắn, Đấng Tạo hóa Toàn năng, đáng sợ của vũ trụ có thể làm tác giả của một cuốn sách. Và Ngài đã làm thế để chúng ta có thể có nền tảng vững vàng để hy vọng và không lệ thuộc nơi truyền thống của loài người dẫn đến việc phạm điều răn của Đức Chúa Trời. Vì vậy, Lời Đức Chúa Trời nói: “Chớ vượt qua lời [đi quá những điều] đã chép” ( I Cô-rinh-tô 4:6). Những người thật sự yêu mến Đức Chúa Trời sẽ giữ lời khuyên này. (Cũng xem Châm-ngôn 30:5, 6).

“Vâng-giữ điều-răn Ngài”

18. Nếu chúng ta thật sự yêu thương Đức Chúa Trời, chúng ta phải vâng giữ điều răn nào?

18 I Giăng 5:3 nói: “Vì nầy là sự yêu-mến Đức Chúa Trời, tức là chúng ta vâng-giữ điều-răn Ngài”. Khi những nhà lãnh đạo tôn giáo pha loãng hay lờ đi các điều răn đó, hoặc thay thế bằng những truyền thống trái ngược của loài người, thật ra họ dẫn dắt những người theo họ đi ngược lại ý định Đức Chúa Trời. Để thí dụ, hãy xem xét nguyên tắc nòng cốt của đạo đấng Christ: sự yêu thương. Đây là phần thiết thực của sự dạy dỗ của Giê-su. Ngài nói: “Ngươi phải yêu kẻ lân-cận như mình” ( Ma-thi-ơ 22:39).

19. a) Sự kiện tín đồ thật của đấng Christ yêu thương nhau là quan trọng thế nào? b) “Điều-răn mới” mà Giê-su ban về sự yêu thương khác thế nào với điều răn cũ?

19 Yêu thương người lân cận quan trọng thế nào? Giê-su dạy rằng người ta có thể nhận ra tín đồ thật của ngài qua sự yêu thương ở giữa họ. Ngài nói: “Ta ban cho các ngươi một điều-răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy. Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên-hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn-đồ ta” ( Giăng 13:34, 35). Thật ra thì luật pháp của Y-sơ-ra-ên xưa có bao gồm điều răn “hãy yêu-thương kẻ lân-cận như mình” ( Lê-vi Ký 19:18). Nhưng có điểm mới trong điều răn của Giê-su là qua lời của ngài “như ta đã yêu các ngươi”. Điều này làm gia tăng sức mạnh cho sự yêu thương của tín đồ đấng Christ, vì tín đồ đấng Christ phải sẵn sàng bỏ ngay cả sự sống mình vì các anh em cùng đức tin như Giê-su đã làm vậy.

20. Quá trình lịch sử trong thế kỷ này chứng tỏ ai là những người vâng giữ điều răn về sự yêu thương lẫn nhau?

20 Vì thế, có thể nhận biết tôi tớ thật của Đức Chúa Trời ngày nay qua sự yêu thương không gì phá nổi, hợp nhất trên bình diện quốc tế. Thời nay ai bày tỏ việc vâng giữ điều răn của Đức Chúa Trời về sự yêu thương như thế ấy? Ai đã bị bắt bớ, bị bỏ tù, bị đẩy vào các trại tập trung hay bị xử tử vì họ không muốn dùng vũ khí chống lại các anh em cùng đức tin-hay cả đến người không tin-thuộc các nước khác? Quá trình lịch sử trong thế kỷ này trả lời: chỉ có Nhân-chứng Giê-hô-va!

21 Ngược lại, các tôn giáo tự xưng theo đấng Christ đã đều đặn phạm điều răn của Đức Chúa Trời về phương diện bày tỏ sự yêu thương. Trong tất cả các cuộc chiến tranh trong thế kỷ này giới tu sĩ của các tôn giáo tự xưng theo đấng Christ đã đưa dân họ vào sự đụng độ với đối phương nơi chiến trường và giết chóc lẫn nhau đến hằng triệu người chết. Người Tin lành giết người Tin lành, người Công giáo giết người Công giáo, thế mà tất cả đều tự xưng là tín đồ đấng Christ. Nhưng Lời Đức Chúa Trời tuyên bố: “Ví có ai nói rằng: Ta yêu Đức Chúa Trời, mà lại ghét anh em mình, thì là kẻ nói dối; vì kẻ nào chẳng yêu anh em mình thấy, thì không thể yêu Đức Chúa Trời mình chẳng thấy được. Chúng ta đã nhận nơi Ngài điều-răn nầy: Ai yêu Đức Chúa Trời thì cũng phải yêu anh em” ( I Giăng 4:20, 21).

22. Theo sự định nghĩa nơi I Giăng 3:10-12, các nhà thờ tôn giáo tự xưng theo đấng Christ chứng tỏ là con cái của ai, và tại sao?

22 Lời Đức Chúa Trời cũng nói: “Bởi đó, người ta nhận biết con-cái Đức Chúa Trời và con-cái ma-quỉ: ai chẳng làm điều công-bình là không thuộc về Đức Chúa Trời, kẻ chẳng yêu anh em mình cũng vậy… Chúng ta phải yêu-thương lẫn nhau. Chớ làm như Ca-in, là kẻ thuộc về ma-quỉ, đã giết em mình” ( I Giăng 3:10-12). Các nhà thờ của tôn giáo tự xưng theo đấng Christ cho họ là con cái Đức Chúa Trời nhưng họ không thể là con cái Ngài được vì đã trắng trợn bất tuân điều răn của Đức Chúa Trời về sự yêu thương và “giết anh em mình”. Họ chỉ có thể là con cái của “ma-quỉ”. Vì thế, Lời Đức Chúa Trời khuyên giục những người thành thật trong các tôn giáo đó: “Hỡi dân ta, hãy ra khỏi Ba-by-lôn, kẻo các ngươi dự phần tội-lỗi với nó, cũng chịu những tai-họa nó nữa chăng” ( Khải-huyền 18:4). Đức Chúa Trời sắp sửa thi hành sự đoán xét chống lại tất cả các tôn giáo giả. Những kẻ bám theo các tôn giáo ấy sẽ chịu chung số phận ( Khải-huyền 17:16). Mặt khác, “ai làm theo ý-muốn của Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời” ( I Giăng 2:17).

Bạn trả lời thế nào?

□ Tại sao dịch chữ Hy-lạp chúng tôi thành “thập tự giá” là sai?

□ Sự tôn sùng thập tự giá bắt nguồn từ đâu, và tại sao chúng ta nên từ bỏ sự tôn sùng đó?

□ Bằng chứng cụ thể nào giúp nhận biết những người vâng giữ điều răn về sự yêu thương giữa anh em?

[Khung/Các hinh nơi trang 17]NGUỒN GỐC CỦA THẬP TỰ GIÁ

Từ lâu trước thời kỳ đấng Christ, người ta đã dùng nhiều hình thức của thập tự giá như những dấu hiệu tôn giáo trong hầu hết mọi nơi trên đất

“Crux Ansata” được dân Ai-cập xưa dùng làm biểu hiệu cho sự sống tương lai

“Crux Quadrata” tượng trưng 4 nguyên tố mà người ta tin là căn bản để tạo ra vạn vật

“Crux Gammata” (chữ vạn) được xem là biểu hiệu của lừa hay mặt trời, do đó là của sự sống

Thập tự giá La-tinh rất phổ thông trong các tôn giáo tự xưng theo đấng Christ

Thập tự giá này là hai chữ cái đứng đầu trong chữ “Christ” bằng tiếng Hy-lạp viết chồng lên nhau

[Hình nơi trang 16]

Đấng Christ chết trên một cây cọc thẳng đứng, không phải trên một thập tự giá

[Các hình nơi trang 18, 19]

“Họ xưng mình biết Đức Chúa Trời, nhưng theo những việc làm thì đều từ-chối Ngài” ( Tít 1:16).

Triết Học Là Yêu Mến Sự Khôn Ngoan

I. Dẫn nhập

Đã có rất nhiều định nghĩa về triết học như: “Triết học là tri thức về mọi sự thông qua những căn nguyên tối hậu của chúng, tri thức này được thủ đắc nhờ việc sử dụng lý trí”[1]. Hay theo Aristotle, “Triết học là là khoa học lý thuyết về các nguyên lý đệ nhất và các nguyên nhân đệ nhất”[2]. Mỗi định nghĩa được diễn tả cách khác nhau tuỳ thuộc vào nhãn quan của mỗi triết gia hay đối tượng mà họ đang nghiên cứu. Chúng ta khó lòng đưa ra một định nghĩa rõ ràng, súc tích, bao quát và chính xác hoàn toàn được. Nhưng định nghĩa “Triết học là yêu mến sự khôn ngoan” phần nào thể hiện được nguyên nghĩa của hạn từ “triết học” và giúp con người có cái nhìn khái quát nhất về triết học. Vậy định nghĩa này có nguồn gốc từ đâu? Khôn ngoan là gì? Và như thế nào là “yêu mến sự khôn ngoan”?

II. Nguồn gốc của thuật ngữ “triết học” đến từ đâu?

“Theo một truyền thống lên đến Eraclide Pontico, đồ đệ của Platone, và được trưng dẫn bởi Diogene Laerzio và bởi Cicerone, người đầu tiên sử dụng hạn từ “filosofia” có lẽ là Pitagoras để chỉ về những thần minh thông thái và về chính triết gia. Những người thuộc trường phái Pitagoras cũng bàn về filosofia theo nghĩa là sự khao khát biết về mọi sự, nhất là sự mở rộng tầm nhìn đến các tinh tú trong trật tự vũ trụ”[3].

Pitagoras là người người đã sáng tạo ra thuật ngữ này. Và ông đã không dám tự xưng là bậc khôn ngoan, nhà hiền triết. Theo ông, chỉ có một mình Thượng Đế mới đáng gọi là sophos, còn bản thân ông chỉ đáng là người bạn của khôn ngoan, người mộ mến sự khôn ngoan mà thôi. Về sau thuật ngữ này được dùng để chỉ chính sự khôn ngoan đó, mà người ta gọi là “triết học”. Theo nghĩa này, con người đi tìm sự khôn ngoan vì khôn ngoan (hay sự khôn ngoan tinh ròng), chứ không phải yêu mến sự khôn ngoan vì bất cứ lý do nào khác cả. Vậy sự khôn ngoan tinh ròng đó là gì?

Theo xu hướng tự nhiên, con người luôn có lòng khao khát tri thức, hạnh phúc đích thực. Và muốn tìm kiếm hạnh phúc, con người luôn cần phải gắn chặt đời mình với khôn ngoan. Vậy khôn ngoan là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống mỗi người?

Trong ngôn ngữ Hy lạp, chữ φιλοσοφία (philosophia, triết học) được kết hợp từ φίλος (philos, người yêu mến, bạn hữu) và σοφία (sophia, sự khôn ngoan/ hiểu biết). “Sophia có ba ý chi tiết có liên hệ với nhau: sự khéo tay; sự hiểu biết, nhận thức, tri thức; sự khôn ngoan thực tiễn.

1. Khôn ngoan tri thức

Sự khôn ngoan này cũng gọi là một sự vượt qua. “Vượt qua các hiện tượng để đi sâu vào bản tính sự vật. Vượt qua các sự kiện để truy tầm chính các căn nguyên. Vượt qua con người trình diễn để tìm hiểu con người chính tông. Vượt qua thực tại hữu hình để tìm vào thế giới vô hình. Vượt qua mọi giả dối và phức tạp để tìm cho ra sự thực sau cùng. Đi sâu vào sự hiểu biết như thế, đó là khôn ngoan”[5].

Mỗi hiện tượng trong thế giới này đều phát xuất từ nhiều nguyên nhân khác nhau và được mọi người xem xét theo nhiều chiều kích khác nhau tùy vào thái độ, sự hiểu biết của từng người. Do đó, việc đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng và cố gắng khám phá bản chất của nó là cách để nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo và sáng suốt. Và để có được sự minh triết trước các vấn đề của cuộc sống, con người cần biết lắng nghe, khiêm tốn trau dồi cho mình những kiến thức từ sách vở, các bậc tiền bối và biết học hỏi từ những người xung quanh, từ những điều bình dị, đơn giản trong cuộc sống hằng ngày.

2. Khôn ngoan thực tiễn

Người khôn ngoan thực tiễn là người sống “vượt trên đời và xa đời”. Vượt trên đời nghĩa là “vượt trên định luật vật chất, trên dư luận, trên sức thúc đẩy mù quáng của đam mê”. Xa đời là “không dính líu để có thể bình tâm xét đoán, không bị ràng buộc để có thể vô tư”[6]. Tóm lại, đó là một thái độ dè dặt nhưng sáng suốt, thận trọng nhưng bình thản. Để làm được điều này, cần phải nỗ lực thực hành không ngừng trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta cần “biết phán đoán một sự vật trong tình huống để rồi biết cách đối phó hoặc xử trí sao cho đạt kết quả tốt nhất. Ở mức độ này, khôn ngoan gần với lương tri (bon sens) mà mọi người bình thường đều có”[7]. Trong cuộc sống, con người có thể tìm được trăm ngàn cách để đạt được sự khôn ngoan. Và cũng có trăm ngàn thầy dạy có thể hướng dẫn con người truy tìm khôn ngoan. Nhưng “Không ai khôn ngoan thay người khác được. Muốn khôn thì chính mình phải học khôn”. Do đó, trước tiên, cần có sự nỗ lực, lòng quyết tâm can đảm và có một mục đích, phương pháp phù hợp mới có thể đạt được khôn ngoan.

Như vậy, có thể nói, khôn ngoan là sự kết hợp giữa tri thức, kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn. Kinh nghiệm đó được tích lũy qua quá trình thực hành. Chính vì thế, sự khôn ngoan phải đi từ khối óc (trí) đến đôi tay (hành). Và người khôn ngoan đích thực là người luôn tìm tòi, không bao giờ dừng lại, không bao giờ thỏa mãn với sự hiểu biết đã có của mình và luôn biết đón nhận chân lý một cách khiêm tốn và sáng suốt.

IV. Như thế nào là “yêu mến sự khôn ngoan”?

Người ta có thể truy tìm sự khôn ngoan mà không yêu mến nhưng không thể yêu mến sự khôn ngoan mà không truy tìm. Để yêu mến sự khôn ngoan, phải hiểu được nguồn suối phát sinh sự triết lý (sự khôn ngoan). Biết xác định cho mình nguồn suối tự nhiên ấy, con người sẽ hiểu thấu và yêu mến sự khôn ngoan.

1. Các nguồn suối phái sinh triết lý (sự khôn ngoan)

Thông thường, con người chỉ cảm thấy kinh ngạc trước những biến cố, sự việc xảy đến lần đầu tiên hay có một sự gì đó đặc biệt, khác thường. Theo thời gian, nếu một hành động hay sự việc xảy ra lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ trở nên bình thường hay nhàm chán. Hay có những điều ngay từ khi sinh ra, con người đã thấy như là một lẽ tự nhiên, theo định luật phải có như: việc có ngày đêm, việc mặt trời mọc, nắng mưa, gió bão… Thế nên, “Chúng ta đánh mất sự sửng sốt và kinh ngạc về một ngày mới. […] Chúng ta không nhận biết rằng một ngày mới là một ân huệ quý giá, một ân huệ của đời sống vốn mang lại phúc lành cho chúng ta”[8]. Sự hời hợt, thoáng qua diễn tiến lâu ngày khiến con người mất đi sự kinh ngạc trước vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên và những quy luật mầu nhiệm của Đấng Tạo Hóa. Theo Plato, “nguồn suối phát sinh triết lý là biết ngạc nhiên”. Khi nhìn cảnh tượng huy hoàng của vũ trụ, tự nhiên, con người có ước muốn thám hiểm, khám phá nó không? ‘Aristotle cũng nói: “Chính sự ngạc nhiên thúc đẩy con người triết lý. Thoạt tiên, họ bỡ ngỡ trước những sự vật kỳ lạ họ bắt gặp, dần dà tiến xa hơn, họ đặt những câu hỏi về biến tượng của mặt trăng, về sự vận chuyển của mặt trời và các tinh tú, sau cùng về sự sinh thành của vũ trụ”‘[9].

Ngạc nhiên là con đường đưa tới tri thức vì ngạc nhiên thúc đẩy con người đam mê khám phá. “Sự ngạc nhiên trước tiên mang hương vị của niềm vui tràn trề khao khát và kế tiếp mang lấy trong mình bóng tối huyền ảo của cái hư vô đang đến”[10]. Sự ngạc nhiên là động lực mạnh mẽ để con người khao khát khám phá những điều bình thường, đơn giản xảy đến xung quanh mình và đón nhận chúng như một đứa trẻ đón nhận món quà với niềm say mê bất tận.

Trong cuộc sống, có nhiều điều tưởng chừng như ta có thể thấu suốt, nắm rõ nhưng thực sự không có gì xác đáng cả. “Bởi chúng ta sinh ra như trẻ con và thường phê phán các sự vật nhờ giác quan trước khi ta sử dụng được lý trí, cho nên ta thường bị các định kiến làm ta xa cách sự thật của lý tính”[11]. Chúng ta thường bị giác quan lừa dối nhưng chúng ta lại thường tin vào giác quan mà thiếu đi sự suy xét của lý trí. Chúng ta thường tin vào những kinh nghiệm cố hữu đã được lập trình sẵn trong quá khứ hay những tri thức tưởng chừng rất chắc chắn của người xưa để lại. Càng sống lâu, chúng ta càng tin tưởng chắc chắn những kinh nghiệm đã trải qua mà quên đi việc hoài nghi. Cuộc sống luôn biến chuyển, thay đổi theo thời gian, điều có thể đúng hôm nay nhưng lại sai hoàn toàn vào ngày mai. Vì thế, hoài nghi sẽ giúp chúng ta bình tâm nhìn nhận lại vấn đề cách cẩn thận để suy xét kỹ lưỡng tất cả các khía cạnh của vấn đề.

“Muốn tìm kiếm sự khôn ngoan hay đạt tới triết lý, ta phải biết hoài nghi và phải hoài nghi đến cùng. Hoài nghi theo Descartes nghĩa là hoài nghi tất cả để phê bình lại, chớ không phải hoài nghi để phản đối và bỏ qua. Một tư tưởng được gọi là thật khi nó đã chịu đựng nổi sự thử thách của hoài nghi và toàn thắng”[12]. Tóm lại, hoài nghi có phương pháp sẽ giúp ta phát triển óc phê bình vì nếu không hoài nghi triệt để, ta không bao giờ có được triết lý thực thụ.

Cuộc sống này luôn có những giới hạn tất yếu. Chúng ta cảm thấy bất lực trước những quy luật tất định của kiếp người. Có những giới hạn chúng ta không thể vượt qua như: tôi không được tự mình chọn sinh ra trong một gia đình giàu có; tôi không tự định cho mình thời gian sống ở đời này; tôi không thể tự né tránh những bất trắc, tai nạn, rủi ro xảy đến trong đời thường… Chính những hoàn cảnh về sự giới hạn tất yếu này sẽ giúp chúng ta ý thức hơn về triết lý. Đó là những câu hỏi phát xuất từ thẳm sâu trong lòng mỗi người.

Qua mỗi giai đoạn của cuộc đời, con người sẽ có những câu trả lời khác nhau cho những câu hỏi khôn cùng về mục đích hay sự hiện hữu của mình. Đối diện với những biến cố, những khoảnh khắc khủng hoảng về đời mình, con người luôn tự vấn lương tâm mình về những gì xảy đến với họ để xác định cho mình một lý tưởng, mục đích. Chính sự lung lạc, lo âu, sợ hãi khi đối diện với những thử thách, những điều lớn lao sẽ khiến con người biết tự tìm câu trả lời cho vấn đề họ đang tìm kiếm.

Truy tìm sự khôn ngoan mà không yêu mến là đang lạc đường. Yêu mến sự khôn ngoan mà không truy tìm là yêu mến giả dối. Vì thế, yêu mến là điều kiện tiên quyết để giúp tìm kiếm được sự khôn ngoan đích thực (tinh ròng). Vậy như thế nào là yêu mến?

Trong tác phẩm siêu hình học của Aristotle, ông phát biểu rằng: “Mọi người tự bản chất đều muốn hiểu biết”. “Theo ông, ước muốn bẩm sinh này không chỉ là ước muốn hiểu biết để làm một cái gì. Ngoài những động cơ thực dụng này, ở con người ta con có một ước muốn hiểu biết những loại sự vật chỉ vì sự hiểu biết thuần túy mà thôi”[13]. Có thể nói, ước muốn hiểu biết này chính là lòng yêu mến, sự khát khao nơi thẳm sâu mỗi con người.

“Yêu mến tự nó đã là một ý hướng. Yêu mến là nghiêng chiều, là hướng về sự khôn ngoan. Ý hướng đó không phải là những chữ nằm chết trên sách vở nhưng phải sống động trong người triết. Người triết phải thực sự có ý hướng đó trong tâm hồn. Có yêu mến người ta mới hứng thú đi tìm. Có tha thiết, người ta mới dễ vượt qua được những trở ngại khó khăn trên đường dẫn tới khôn ngoan”[14]. Sự khao khát, lòng yêu mến ấy thúc đẩy con người tìm kiếm cho mình một phương pháp phù hợp. Vì như Descartes đã nói: “Phương pháp cần thiết cho việc tìm kiếm chân lý, và thà chẳng bao giờ đi tìm chân lý về cái gì cả còn hơn tìm kiếm mà không có phương pháp”[15]. “Phương pháp là điều rất quan trọng. Nếu chính xác, có thể tiết kiệm sức lực và thời giờ mà đưa đến mục đích một cách chắc chắn. Nếu sai lầm, có thể phí mất công phu mà không đưa đến mục đích”[16].

Yêu mến là động lực để con người tìm kiếm sự khôn ngoan. Yêu mến cũng là ánh sáng dẫn đưa con người bước vào con đường của sự khôn ngoan. Nhưng có nhiều lúc con người tìm kiếm sự khôn ngoan mà không ý thức vì lòng khao khát, yêu mến nảy sinh trong lòng họ một cách tự nhiên mà không hề hay biết. Trong mỗi người luôn có hai mặt đối chọi nhau: lòng khao khát, ý chí mạnh mẽ muốn vươn lên và một thể xác nặng nề kìm nén, lôi kéo con người đi xuống. Như C. S. Lewis nói rằng: “Chúng ta là những tạo vật “lưỡng cư” tinh thần. Chúng ta cư ngụ trong hai thế giới khác biệt (mặc dù chúng chồng chéo lên nhau). Chúng ta là những tạo vật có thể xác, chân của chúng ta bám chặt vào đất, nhưng chúng ta cũng là những tạo vật tinh thần những người khao khát nhảy lên Thiên đàng”[17]. Chính vì thế, con người luôn khao khát đi tìm ý nghĩa của cuộc sống, tìm kiếm những giá trị đích thực hay truy tìm chân lý. Và trong đời sống thường ngày, con người vẫn sử dụng những khái niệm cơ bản như: “tự do”, “hạnh phúc” hay “sự sống”… Khi họ trao đổi, tranh luận để tìm cho mình một câu trả lời nhất định nào đó, ánh sáng của sự yêu mến đang dần soi sáng và hướng dẫn họ tìm đến con đường của sự khôn ngoan.

“Triết học do con người, của con người và về con người mà con người không ai giống ai nên sẽ có có nhiều định nghĩa triết học khác nhau”[18]. Thế nên, người ta đưa ra nhiều định nghĩa về triết học và chẳng có mấy khi có hai triết gia cùng đồng ý với nhau về một định nghĩa. Vì thế, qua suốt thời gian dài của lịch sử tư tưởng nhân loại, thuật ngữ triết học được hiểu theo nhiều phương diện và mang nhiều sắc thái, ý nghĩa khác nhau. Mỗi triết gia chỉ sống trong một giai đoạn nhất định của cuộc đời nhưng con đường triết học thì dài vô tận nên những định nghĩa về triết học của họ cũng có những giới hạn nhất định. Thế nên, qua định nghĩa: “Triết học là yêu mến sự khôn ngoan”, ý nghĩa nguyên thủy của thuật ngữ này vẫn còn giữ được sự nguyên vẹn của nó và được rất nhiều triết gia cũng như mọi người chấp nhận.

Chúa Là Tình Yêu Có Nghĩa Là Gì?

Câu hỏi: Chúa là tình yêu có nghĩa là gì?

Trả lời: Hãy xem Kinh Thánh mô tả tình yêu như thế nào, và sau đó chúng ta sẽ thấy một lí do mà Chúa là thực chất của tình yêu. “Tình yêu thương hay nhịn nhục; tình yêu thương hay nhân từ; tình yêu thương chẳng ghen tị, chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo, chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ, chẳng vui về điều không công bình, nhưng vui trong lẽ thật. Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự, tin mọi sự, trông cậy mọi sự, nín chịu mọi sự. Tình yêu thương chẳng hề hư mất bao giờ”(I Cô-rinh-tô 13:4-8a). Đây là mô tả tình yêu của Chúa, và bởi Chúa là tình yêu (I Giăng 4:8), nên đó chính là bản chất của Ngài.

Tình yêu (Chúa) không ép buộc người khác yêu thương Ngài. Những người đến với Ngài là để đáp lại tình yêu của Ngài. Tình yêu (Chúa) bày tỏ lòng nhân từ với tất cả mọi người. Tình yêu (Chúa Giê-xu) thực hiện về những việc tốt cho tất cả mọi người mà không thiên vị. Tình yêu (Chúa Giê-xu) không tham muốn những gì người khác có, sống một cuộc sống khiêm nhường mà không than phiền. Tình yêu (Chúa Giê-xu) không khoe khoang với ai về địa vị củaNgài lúc trong xác thịt, mặc dù Ngài có quyền lực vượt hơn những người Ngài đã từng tiếp xúc.. Tình yêu (Chúa) không đòi hỏi sự vâng lời. Chúa không đòi hỏi con Ngài phải vâng lời, nhưng đúng hơn Chúa Giê-xu sẵn sàng tuân phục Cha Ngài trên trời. “Nhưng thế gian phải biết rằng ta yêu mến Cha, và làm theo điều Cha đã phán dặn” (Giăng 14:31). Tình yêu (Giê-xu) là luôn luôn tìm lợi ích cho người khác.

Biểu hiện lớn nhất của tình yêu của Chúa được truyền đạt cho chúng ta trong Giăng 3:16: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến đỗi đã ban con một của Ngài hầu cho hễ ai tin Con ấy sẽ không bị hư mất mà được sự sống đời đời” Rô-ma 5:8 tuyên bố cùng một thông điệp: “Nhưng Đức Chúa Trời tỏ tình yêu của Ngài cho chúng ta trong điều này: Trong khi chúng ta vẫn còn là tội nhân, Chúa Giê-xu đã chết cho chúng ta.” Chúng ta có thể nhìn thấy từ những câu Kinh Thánh, mong muốn lớn nhất của Chúa là chúng ta ở cùng với Ngài trong thiên đàng quê hương vĩnh cữu. Ngài đã khiến điều đó trở nên có thể bằng cách trả giá cho tội lỗi của chúng ta. Ngài yêu thương chúng ta bởi vì Ngài chọn như vậy, đó là ý muốn của Ngài.. Tình yêu thương tha thứ. ” Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác.” (I Giăng 1:9).

Vậy thì, Chúa là tình yêu có nghĩa là gì? Tình yêu là một thuộc tính của Chúa. Tình yêu là phương diện trọng tâm của bản chất của Chúa, Thân Vị của Ngài. Tình yêu của Chúa không có mâu thuẩn với sự thánh khiết, công bình, công lý, hoặc thậm chí cơn giận của Ngài. Tất cả các thuộc tính của Chúa hoàn toàn hòa hợp. Tất cả những gì Chúa làm là yêu thương, cũng giống như tất cả mọi thứ Ngài làm là công bình và ngay thẳng. Chúa là kiểu mẫu hoàn hảo của tình yêu chân thật. Đáng ngạc nhiên, Chúa đã ban cho những người nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa cách cá nhân là khả năng yêu thương như Chúa, thông qua quyền năng của Chúa Thánh Linh (Giăng 1:12; I Giăng 3:1, 23-24).

English

Trở lại trang chủ tiếng Việt Chúa là tình yêu có nghĩa là gì?

Chia Tay Không Có Nghĩa Là Hết Yêu

Kan

Mưa đến từng cơn, những cơn mưa lúc nào cũng nặng hạt, đổ ập xuống đường, gột sạch những bụi bặm, tạo thành dòng chảy xuôi theo từng con dốc. Tây Nguyên mà, mưa đến chỉ khiến con người ta buồn nhiều hơn vui, mưa là lúc mọi thứ bỗng dưng chậm rãi chỉ để nhìn lại, và đó dường như là một thói quen của hắn. Dừng lại để đi tiếp là những điều mà hiện tại hắn đang nghĩ, đang làm lại từ đầu.

Cuộc sống là một chuỗi dài những quyết định để từ bỏ hay để làm một điều nào dó, nhưng những quyết định đó có thật đã đúng nhất chưa? Đó là những điều băn khoăn mà mỗi người ai cũng phải tự suy ngẫm. Dừng lại không có nghĩa là hết yêu, không phải là từ bỏ những điều mình yêu nhất mà là dừng lại để họ bước đi theo đúng nghĩa tự do theo cách chọn lựa của họ.

Ai bảo con trai không thất tình? Vậy nhiều người cứ đang đổ lỗi cho điều này khi dừng lại, rằng họ nhanh quên lắm. Đừng vội nhìn vào cách thể hiện bề ngoài mà đánh giá con người bên trong của họ. Họ có thể tạo ra một vỏ bọc mạnh mẽ và hoàn hảo để che đậy sự đỗ vỡ của tình cảm bên trong họ, chỉ một lần thôi cũng đủ âm ỉ cả một chặng đường dài.

Bởi thế, cách duy nhất để nguôi ngoai đi những nỗi đau âm ỉ đó là tạo ra những điều ý nghĩa khác, khoả lấp đi sự cô đơn, sự trống vắng của bản thân và nỗi khát khao được yêu. Người ta có thể dùng nhiều cách như: Đọc sách, viết, nghe nhạc, làm một công việc… và đó cũng là cách để khiến người hoàn thiện về mình hơn. Khát khao được yêu, khát khao để thoát khỏi sự cô đơn cũng khiến người ta có nhiều nghị lực để sống và đi tiếp.

Yêu thôi mà, có gì mà phải sợ, có gì mà phải suy tính thiệt hơn. Tạo hoá đã tạo ra một nửa còn lại cho mỗi người, thế nên việc còn lại là đi tìm, khám phá những điều hay ý đẹp trong cuộc sống. Bởi thế ta sẽ tìm thấy được những cái na ná giống một nữa của mình rất nhiều, thậm chí có người đã lầm tưởng và quyết định vội vàng.

Thế nên dù có đau khổ, có hờn trách thì cũng nên tha thứ cho nhau, để dành tình cảm trao cho một người bước cùng mình suốt chặng đường còn lại. Có thể người đến với mình khônh phải người mình yêu nhất, nhưng lại là người mình cần nhất.