Top 7 # Xem Nhiều Nhất Yêu Nghĩa Hán Việt Là Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Từ Hán Việt Là Gì? Những Từ Hán Việt Hay Và Ý Nghĩa

Từ Hán Việt là gì?

Từ Hán Việt là từ ngữ trong tiếng Việt vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc). Các từ Hán Việt được ghi bằng chữ cái La tinh, phát âm phù hợp với mặt ngữ âm tiếng Việt. Tuy nhiên, khi phát âm từ Hán Việt, có thể thấy âm thanh gần giống với tiếng Trung Quốc.

Sự vay mượn của tiếng Việt giúp ngôn ngữ Việt Nam thêm phần phong phú, đồng thời vẫn giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt.

Trong kho tằng từ Hán Việt, người ta đã nghiên cứu và phân loại thành 3 nhóm đó là từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt Hoá.

Từ Hán Việt cổ

Từ Hán Việt cổ là những từ có nguồn gốc khá lâu đời. Những từ này bắt nguồn từ tiếng Hán trước thời Nhà Đường. Những từ này có phát âm gần như giống hoàn toàn với tiếng Trung.

Từ Hán Việt

Những từ Hán Việt này ra đời sau giai đoạn mà từ Hán Việt cổ xuất hiện và được dùng. Những từ này có nguồn gốc từ giai đoạn thời nhà Đường cho tới đầu thế kỷ 10.

Từ Hán Việt Việt hoá

Các từ Hán Việt không nằm trong 2 trường hợp trên được xem là từ Hán Việt Việt Hoá. Những từ này có quy luật biến đổi ngữ âm rất khác, nhưng vẫn dựa trên cơ sở âm điệu và ý nghĩa chữ Hán.

THIÊN: Trời; ĐỊA: Đất; CỬ: Cất; TỒN: Còn; TỬ: Con; TÔN: Cháu; LỤC: Sáu; TAM: Ba; GIA: Nhà; QUỐC: Nước; TIỀN: Trước; HẬU: Sau; NGƯU: Trâu; MÃ: Ngựa; CỰ: Cựa; NHA: Răng; VÔ: Chăng; HỮU: Có; KHUYỂN: Chó; DƯƠNG: Dê; QUY: Về; TẨU: Chạy; BÁI: Lạy; QUỴ: Quỳ; KHỨ: Đi; LAI: Lại; NỮ: Gái; NAM: Trai; QUAN: Mũ; TÚC: Đủ; ĐA: Nhiều; ÁI: Yêu; TĂNG: Ghét; THỨC: Biết; TRI: Hay; MỘC: Cây; CĂN: Rễ; DỊ: Dễ; NAN: Khôn (khó); CHỈ: Ngon; CAM: Ngọt; TRỤ: Cột; LƯƠNG: Rường; SÀNG: Giường; TỊCH: Chiếu; KHIẾM: Thiếu; DƯ: Thừa; CÚC: Cuốc; CHÚC: Đuốc; ĐĂNG: Đèn; THĂNG: Lên; GIÁNG: Xuống; ĐIỀN: Ruộng; TRẠCH: Nhà; LÃO: Già; ĐỒNG: Trẻ; TƯỚC: Sẻ (chim Sẻ) ; KÊ: Gà

Outsource là gì? Ưu nhược điểm của Outsource ? Có nên… Tôn trọng (respect) là gì? Ý nghĩa và vai trò của… Chân lý (Truth) là gì? Ý nghĩa của chân lý trong…

Hán Việt Và Việc “Việt Hóa” Từ Gốc Hán Để Tạo Thành Từ Hán Việt

HÁN VIỆT VÀ VIỆC “VIỆT HÓA” TỪ GỐC HÁN ĐỂ TẠO THÀNH TỪ HÁN VIỆT

* Ngô Thị Minh Nguyệt – K7 ĐHTH

1. Đặt vấn đề

Từ Hán Việt là một đề tài được bàn luận từ rất lâu nhưng luôn là vấn đề thời sự nóng bỏng. Bởi lẽ, ngoài tư cách là đối tượng nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học thì đó còn là một hiện tượng liên qua đến việc giao tiếp hàng ngày vì thế được nhiều người quan tâm. Việc dùng từ Hán Việt như thế nào được gọi là đúng, thế nào là sai không phải là vấn đề đơn giản. Trong các nội dung được đem ra tranh luận về từ Hán Việt, không ít người thắc mắc sự sai lệch ngữ nghĩa của từ Hán nguyên gốc và từ Hán Việt. Liệu có phải ai thông thuộc tiếng Hán thì cũng biết cách sử dụng từ Hán Việt một cách chính xác hay không? Đó là vấn đề mà bài viết này muốn đề cập đến.

2.     Sự sai lệch giữa nghĩa tiếng Hán nguyên gốc và nghĩa từ Hán Việt

Từ Hán Việt là một hiện tượng phức tạp. Nó là kết quả của quá trình giao lưu và tiếp xúc ngôn ngữ giữa hai dân tộc Hán và Việt trong nhiều thế kỷ. Do những nguyên nhân lịch sử và địa lý đặc biệt, cuộc tiếp xúc ngôn ngữ của hai thứ tiếng này có những đặc trưng riêng khó tìm thấy ở các cuộc tiếp xúc ngôn ngữ khác. Bởi thế, tính chất, đặc điểm và cách sử dụng của từ Hán Việt cũng hoàn toàn khác với các loại từ cũng do tiếp xúc ngôn ngữ mà có, như: Hán – Nhật, Hán – Hàn, Hàn – Triều… Sự khác biệt ấy thể hiện trước hết ở phương diện, khối lượng từ Hán Việt trong kho từ vựng tiếng Việt là rất lớn (Theo các kết quả thống kê từ vựng học, trong một số phong cách chức năng, chẳng hạn, trong phong cách hành chính, số lượng từ Hán Việt lên tới 80 -85%). Thứ hai, quá trình xử lý các yếu tố gốc Hán (các từ gốc Hán) trong tiếng Việt cũng hoàn toàn khác với các ngôn ngữ khác trong vùng cùng có quan hệ tiếp xúc với tiếng Hán. Đây là những lý do khiến cho các nhà nghiên cứu không chỉ của Việt Nam mà ngay cả của Trung Quốc cũng phải thừa nhận: từ Hán Việt là một loại từ đặc biệt trong vốn từ vựng tiếng Việt. Nó là một loại từ ngữ đi vay mượn nhưng vay mượn không hoàn toàn.

Chẳng hạn, theo nghĩa tiếng Việt: từ “chung cư” là chỉ khu nhà bao gồm nhiều hộ dân sinh sống, bên trong chung cư bố trí các căn hộ khép kín cho các gia đình sinh sống. Theo nghĩa tiếng Hán: “chung cư” là nơi ở cuối cùng, tức là mồ chôn hay nghĩa địa. Giữa nghĩa tiếng Hán nguyên gốc và nghĩa tiếng Việt có sự khác nhau nhưng người Việt Nam vẫn luôn hiểu và dùng từ chung cư là khu nhà cho nhiều hộ dân sinh sống.

Từ Hán Việt là từ vựng sử dụng trong tiếng Việt có gốc từ tiếng Hán nhưng đọc theo âm tiếng Việt. Có nhiều người hiểu rằng từ Hán Việt được sử dụng theo nghĩa tiếng Hán và được người Việt mượn để dùng. Thực tế, đây là một cách hiểu máy móc. Khi xem xét nghĩa của từ Hán Việt, chúng ta không thể rập khuôn theo kiểu đối chiếu với nghĩa của từ Hán nguyên gốc. Đây là việc làm có phần cứng nhắc, dẫn đến việc làm mất đi tính năng động của từ Hán Việt với tư cách là một sự sáng tạo linh hoạt của người Việt Nam. Trên thực tế, các từ gốc Hán khi du nhập vào tiếng Việt hầu hết đã bị biến đổi do áp lực của cấu trúc tiếng Việt. Có nghĩa là, chỉ sau một thời gian, bản chất Hán của các từ này đã bị tiếng Việt đồng hóa để không còn cái vẻ nguyên dạng ban đầu. Hoặc là nó bị biến đổi về ngữ âm, hoặc là nó bị biến đổi về ngữ nghĩa theo cách tri nhận mới của người Việt Nam qua cái vỏ âm thanh ban đầu. Có thể dẫn ra vô số trường hợp để nói về điều này. Chẳng hạn, từ “hy sinh” trong tiếng Hán có nghĩa chỉ con vật dùng tế trời hoặc thần linh. Nhưng khi vào tiếng Việt, nó lại có ý nghĩa là  “chết vì một lý tưởng cao cả” hay “tự nguyện nhận về phần mình những thiệt thòi mất mát vì lợi ích chung của cộng đồng” (ví dụ: Các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc.). Từ “khôi ngô”, từ Hán có nghĩa “to lớn”, còn từ Hán Việt lại có nghĩa “thông minh”. Khi mượn, ngôn ngữ đi vay mượn có thể thay đổi theo quy ước của mình để sử dụng cho phù hợp chứ không nhất thiết phải sử dụng nguyên xi.

3. Cách Việt hóa các từ gốc Hán để tạo thành từ Hán Việt

Người Việt đã Việt hóa các từ gốc Hán để tạo thành từ Hán Việt chủ yếu theo 3 con đường sau đây:

3.1. Thay đổi kết cấu

Phổ biến nhất là xu hướng rút gọn hàng loạt từ ghép thành từ đơn: văn (văn chương, văn học), lệnh (mệnh lệnh), đảm (đảm đương),hạn (kỳ hạn), điệu (yểu điệu), nghiệt (khắc nghiệt)… Không chỉ rút gọn, người Việt còn phát triển thành từ ghép Việt Nam theo công thức: từ Việt + từ Hán. Ví dụ: cảm mến, bao gồm, bày biện, bình bầu, biến đổi, bồi đắp, kỳ lạ, sống động…

Ngay cả những từ ghép mang gốc Hán hoàn toàn, khi trở thành từ Hán Việt thì đã đảo vị trí. Ví dụ: náo nhiệt (Hán: nhiệt náo), di chuyển (Hán: chuyển di), tố cáo (Hán: cáo tố), phóng thích (Hán: thích phóng)…

Bên cạn đó, còn có những từ ghép hoàn toàn mang gốc Hán, song người Việt thay hẳn một yếu tố nào đấy để dùng riêng: họa sĩ(Việt) – họa sư/họa công (Hán); tường tận – tường tế… Thậm chí, những kết cấu ngôn ngữ Hán rất ổn định, rất bền vững là thành ngữ, thì cũng phải thay đổi lúc trở thành thành ngữ Hán Việt. Những từ nằm trong ngoặc đơn ở các thí dụ sau là gốc Hán: tác oai tác quái (tác uy tác phúc), khẩu Phật tâm xà (Phật khẩu xà tâm), du thủ du thực (du thủ hiếu nhàn), thập tử nhất sinh (cửu tử nhất sinh), an phận thủ thường (an phận thủ kỹ), thượng lộ bình an (nhất lộ bình an)…

3.2. Thay đổi ngữ nghĩa

Với những từ ghép đa nghĩa, người Việt chỉ chọn một số ý nghĩa nào đấy mà thôi. Chẳng hạn từphù phiếm, ta chỉ dùng nghĩa bóng là “không thiết thực” mà không dùng nghĩa đen là “ngồi thuyền dạo chơi”. Nhiều trường hợp, khi vay mượn từ gốc Hán, người Việt chủ động phát triển thêm một vài nghĩa không có trong tiếng Hán. Từ Hánđinh ninhvốn có nghĩa “dặn dò”, lúc trở thành từ Hán Việt thì có thêm nghĩa mới là “yên trí”. Hoặc từbồi hồivốn có nghĩa “đi đi lại lại”, người Việt còn hiểu là “bồn chồn, lòng dạ không yên”.

Ngoài ra, khi mượn từ gố Hán, người Việt còn thay đổi hoàn toàn ý nghĩa: hình thức vay mượn, song ý nghĩa lại khác hoàn toàn. Như từ mê ly, từ Hán có nghĩa “mơ hồ, không rõ”, từ Hán Việt có nghĩa “rất hay, rất hấp dẫn”. Hoặclẫm liệt, từ Hán có nghĩa là “rét mướt”, từ Hán Việt có nghĩa “oai phong”.    

3.3. Thay đổi màu sắc tu từ

Thông thường, với hai từ đồng nghĩa (một từ Hán Việt và một từ thuần Việt), thì dùng từ Hán Việt mang tính trịnh trọng hơn, hoặc văn hoa hơn. Chẳng hạn: trường thọ/sống lâu; từ trần/chết; phụ nữ/đàn bà; nhi đồng/trẻ em; phu nhân/vợ; mẫu tử/mẹ con; …

Tuy nhiên, có những từ Hán Việt lại mang màu sắc tu từ trái ngược so với từ gốc Hán. Ví dụ: Dã tâmtrong tiếng Hán chỉ mang nghĩa “tham vọng”, song biến thành từ Hán – Việt thì có nghĩa “lòng dạ hiểm độc”. Đáo để vốn có nghĩa “đến tận đáy”, “đến cùng”, song trong ngôn ngữ Việt Nam lại là “riết róng, đanh đá”. Thủ đoạntiếng Hán có nghĩa “phương pháp, kỹ pháp”, song đối với chúng ta thì đây là từ chỉ “mưu mẹo, mánh khóe” theo nghĩa xấu.

4. Kết luận

Từ Hán Việt là một bộ phận đặc biệt hợp thành nên ngôn ngữ tiếng Việt. Bằng sự vay mượn mang tính sáng tạo Việt hóa gốc Hán để tạo thành từ Hán Việt đã, đang và sẽ làm giàu thêm ngôn ngữ của dân tộc.

          Ngôn ngữ suy cho cùng là để phục vụ cho quá trình giao tiếp, dù sử dụng với ý nghĩa gì thì mục đích cuối cùng cũng là để cho đối tượng giao tiếp hiểu vấn đề mà người giao tiếp muốn truyền tải. Ngôn ngữ chỉ có ý nghĩa khi được mọi người trong cộng đồng đó sử dụng và chấp nhận. Vậy thiết nghĩ, nếu từ Hán Việt sử dụng theo nghĩa nguyên gốc tiếng Hán nhưng người Việt không hiểu, không sử dụng và không chấp nhận thì ngôn ngữ đó còn có ý nghĩa gì nữa? Cách sử dụng từ Hán Việt của người Việt Nam chính là sự Việt hóa từ gốc Hán để tạo thành từ Hán Việt. Đây chính là sự tiếp thu văn hóa nói chung và ngôn ngữ nói riêng một cách có chọn lọc theo cách hòa nhập nhưng không hòa tan để giữ gìn, sáng tạo và phát huy ngôn ngữ của dân tộc mình.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tài Cẩn (2001). Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

2. Nguyễn Thiện Giáp (1996). Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giaos dục.

3. Ngôn ngữ Việt Nam (2013). Từ điển tiếng Việt, Nxb Hồng Đức.

4. Võ Ngân Vương (2012). Từ Hán Việt – Những khía cạnh Việt hóa, Tạp chí tài hoa trẻ.

5.https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB_H%C3%A1n-Vi%E1%BB%87t

6.     https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4n_ng%E1%BB%AF 

Hán Việt Và Việc “Việt Hóa” Từ Gốc Hán Để Tạo Thành Từ Hán Việt

Từ Hán Việt là một đề tài được bàn luận từ rất lâu nhưng luôn là vấn đề thời sự nóng bỏng. Bởi lẽ, ngoài tư cách là đối tượng nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học thì đó còn là một hiện tượng liên qua đến việc giao tiếp hàng ngày vì thế được nhiều người quan tâm. Việc dùng từ Hán Việt như thế nào được gọi là đúng, thế nào là sai không phải là vấn đề đơn giản. Trong các nội dung được đem ra tranh luận về từ Hán Việt, không ít người thắc mắc sự sai lệch ngữ nghĩa của từ Hán nguyên gốc và từ Hán Việt. Liệu có phải ai thông thuộc tiếng Hán thì cũng biết cách sử dụng từ Hán Việt một cách chính xác hay không? Đó là vấn đề mà bài viết này muốn đề cập đến.

2. Sự sai lệch giữa nghĩa tiếng Hán nguyên gốc và nghĩa từ Hán Việt

Từ Hán Việt là một hiện tượng phức tạp. Nó là kết quả của quá trình giao lưu và tiếp xúc ngôn ngữ giữa hai dân tộc Hán và Việt trong nhiều thế kỷ. Do những nguyên nhân lịch sử và địa lý đặc biệt, cuộc tiếp xúc ngôn ngữ của hai thứ tiếng này có những đặc trưng riêng khó tìm thấy ở các cuộc tiếp xúc ngôn ngữ khác. Bởi thế, tính chất, đặc điểm và cách sử dụng của từ Hán Việt cũng hoàn toàn khác với các loại từ cũng do tiếp xúc ngôn ngữ mà có, như: Hán – Nhật, Hán – Hàn, Hàn – Triều… Sự khác biệt ấy thể hiện trước hết ở phương diện, khối lượng từ Hán Việt trong kho từ vựng tiếng Việt là rất lớn (Theo các kết quả thống kê từ vựng học, trong một số phong cách chức năng, chẳng hạn, trong phong cách hành chính, số lượng từ Hán Việt lên tới 80 -85%). Thứ hai, quá trình xử lý các yếu tố gốc Hán (các từ gốc Hán) trong tiếng Việt cũng hoàn toàn khác với các ngôn ngữ khác trong vùng cùng có quan hệ tiếp xúc với tiếng Hán. Đây là những lý do khiến cho các nhà nghiên cứu không chỉ của Việt Nam mà ngay cả của Trung Quốc cũng phải thừa nhận: từ Hán Việt là một loại từ đặc biệt trong vốn từ vựng tiếng Việt. Nó là một loại từ ngữ đi vay mượn nhưng vay mượn không hoàn toàn.

Chẳng hạn, theo nghĩa tiếng Việt: từ “chung cư” là chỉ khu nhà bao gồm nhiều hộ dân sinh sống, bên trong chung cư bố trí các căn hộ khép kín cho các gia đình sinh sống. Theo nghĩa tiếng Hán: “chung cư” là nơi ở cuối cùng, tức là mồ chôn hay nghĩa địa. Giữa nghĩa tiếng Hán nguyên gốc và nghĩa tiếng Việt có sự khác nhau nhưng người Việt Nam vẫn luôn hiểu và dùng từ chung cư là khu nhà cho nhiều hộ dân sinh sống.

Từ Hán Việt là từ vựng sử dụng trong tiếng Việt có gốc từ tiếng Hán nhưng đọc theo âm tiếng Việt. Có nhiều người hiểu rằng từ Hán Việt được sử dụng theo nghĩa tiếng Hán và được người Việt mượn để dùng. Thực tế, đây là một cách hiểu máy móc.Khi xem xét nghĩa của từ Hán Việt, chúng ta không thể rập khuôn theo kiểu đối chiếu với nghĩa của từ Hán nguyên gốc. Đây là việc làm có phần cứng nhắc, dẫn đến việc làm mất đi tính năng động của từ Hán Việt với tư cách là một sự sáng tạo linh hoạt của người Việt Nam. Trên thực tế, các từ gốc Hán khi du nhập vào tiếng Việt hầu hết đã bị biến đổi do áp lực của cấu trúc tiếng Việt. Có nghĩa là, chỉ sau một thời gian, bản chất Hán của các từ này đã bị tiếng Việt đồng hóa để không còn cái vẻ nguyên dạng ban đầu. Hoặc là nó bị biến đổi về ngữ âm, hoặc là nó bị biến đổi về ngữ nghĩa theo cách tri nhận mới của người Việt Nam qua cái vỏ âm thanh ban đầu. Có thể dẫn ra vô số trường hợp để nói về điều này. Chẳng hạn, từ “hy sinh” trong tiếng Hán có nghĩa chỉ con vật dùng tế trời hoặc thần linh. Nhưng khi vào tiếng Việt, nó lại có ý nghĩa là “chết vì một lý tưởng cao cả” hay “tự nguyện nhận về phần mình những thiệt thòi mất mát vì lợi ích chung của cộng đồng” (ví dụ: Các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc.). Từ “khôi ngô”, từ Hán có nghĩa “to lớn”, còn từ Hán Việt lại có nghĩa “thông minh”.Khi mượn, ngôn ngữ đi vay mượn có thể thay đổi theo quy ước của mình để sử dụng cho phù hợp chứ không nhất thiết phải sử dụng nguyên xi.

Người Việt đã Việt hóa các từ gốc Hán để tạo thành từ Hán Việt chủ yếu theo 3 con đường sau đây:

Phổ biến nhất là xu hướng rút gọn hàng loạt từ ghép thành từ đơn: văn(văn chương, văn học), lệnh(mệnh lệnh), đảm(đảm đương), hạn(kỳ hạn), điệu(yểu điệu), nghiệt(khắc nghiệt)… Không chỉ rút gọn, người Việt còn phát triển thành từ ghép Việt Nam theo công thức: từ Việt + từ Hán. Ví dụ: cảm mến, bao gồm, bày biện, bình bầu, biến đổi, bồi đắp, kỳ lạ, sống động…

Ngay cả những từ ghép mang gốc Hán hoàn toàn, khi trở thành từ Hán Việt thì đã đảo vị trí. Ví dụ: náo nhiệt(Hán: nhiệt náo), di chuyển(Hán: chuyển di), tố cáo(Hán: cáo tố), phóng thích(Hán: thích phóng)…

Bên cạn đó, còn có những từ ghép hoàn toàn mang gốc Hán, song người Việt thay hẳn một yếu tố nào đấy để dùng riêng: họa sĩ(Việt) – họa sư/họa công(Hán); tường tận – tường tế … Thậm chí, những kết cấu ngôn ngữ Hán rất ổn định, rất bền vững là thành ngữ, thì cũng phải thay đổi lúc trở thành thành ngữ Hán Việt. Những từ nằm trong ngoặc đơn ở các thí dụ sau là gốc Hán: tác oai tác quái (tác uy tác phúc), khẩu Phật tâm xà (Phật khẩu xà tâm), du thủ du thực (du thủ hiếu nhàn), thập tử nhất sinh (cửu tử nhất sinh), an phận thủ thường (an phận thủ kỹ), thượng lộ bình an (nhất lộ bình an)…

Với những từ ghép đa nghĩa, người Việt chỉ chọn một số ý nghĩa nào đấy mà thôi. Chẳng hạn từ phù phiếm, ta chỉ dùng nghĩa bóng là “không thiết thực” mà không dùng nghĩa đen là “ngồi thuyền dạo chơi”. Nhiều trường hợp, khi vay mượn từ gốc Hán, người Việt chủ động phát triển thêm một vài nghĩa không có trong tiếng Hán. Từ Hán đinh ninhvốn có nghĩa “dặn dò”, lúc trở thành từ Hán Việt thì có thêm nghĩa mới là “yên trí”. Hoặc từ bồi hồi vốn có nghĩa “đi đi lại lại”, người Việt còn hiểu là “bồn chồn, lòng dạ không yên”.

Ngoài ra, khi mượn từ gố Hán, người Việt còn thay đổi hoàn toàn ý nghĩa: hình thức vay mượn, song ý nghĩa lại khác hoàn toàn. Như từ mê ly, từ Hán có nghĩa “mơ hồ, khôngrõ”, từ Hán Việt có nghĩa “rất hay, rất hấp dẫn”. Hoặc lẫm liệt, từ Hán có nghĩa là “rét mướt”, từ Hán Việt có nghĩa “oai phong”.

Thông thường, với hai từ đồng nghĩa (một từ Hán Việt và một từ thuần Việt), thì dùng từ Hán Việt mang tính trịnh trọng hơn, hoặc văn hoa hơn. Chẳng hạn: trường thọ/sống lâu; từ trần/chết; phụ nữ/đàn bà; nhi đồng/trẻ em; phu nhân/vợ; mẫu tử/mẹ con; …

Tuy nhiên, có những từ Hán Việt lại mang màu sắc tu từ trái ngược so với từ gốc Hán. Ví dụ: Dã tâmtrong tiếng Hán chỉ mang nghĩa “tham vọng”, song biến thành từ Hán – Việt thì có nghĩa “lòng dạ hiểm độc”. Đáo đểvốn có nghĩa “đến tận đáy”, “đến cùng”, song trong ngôn ngữ Việt Nam lại là “riết róng, đanh đá”. Thủ đoạn tiếng Hán có nghĩa “phương pháp, kỹ pháp”, song đối với chúng ta thì đây là từ chỉ “mưu mẹo, mánh khóe” theo nghĩa xấu.

Từ Hán Việt là một bộ phận đặc biệt hợp thành nên ngôn ngữ tiếng Việt. Bằng sự vay mượn mang tính sáng tạo Việt hóa gốc Hán để tạo thành từ Hán Việt đã, đang và sẽ làm giàu thêm ngôn ngữ của dân tộc.

Ngôn ngữ suy cho cùng là để phục vụ cho quá trình giao tiếp, dù sử dụng với ý nghĩa gì thì mục đích cuối cùng cũng là để cho đối tượng giao tiếp hiểu vấn đề mà người giao tiếp muốn truyền tải. Ngôn ngữ chỉ có ý nghĩa khi được mọi người trong cộng đồng đó sử dụng và chấp nhận. Vậy thiết nghĩ, nếu từ Hán Việt sử dụng theo nghĩa nguyên gốc tiếng Hán nhưng người Việt không hiểu, không sử dụng và không chấp nhận thì ngôn ngữ đó còn có ý nghĩa gì nữa? Cách sử dụng từ Hán Việt của người Việt Nam chính là sự Việt hóa từ gốc Hán để tạo thành từ Hán Việt. Đây chính là sự tiếp thu văn hóa nói chung và ngôn ngữ nói riêng một cách có chọn lọc theo cách hòa nhập nhưng không hòa tan để giữ gìn, sáng tạo và phát huy ngôn ngữ của dân tộc mình.

Tài liệu tham khảo

5.https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB_H%C3%A1n-Vi%E1%BB%87t

6. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4n_ng%E1%BB%AF

Soạn Bài : Từ Hán Việt

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài

1. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt

a) Trong bài thơ Nam quốc sơn hà, các tiếng Nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì? Trong các tiếng ấy, tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu? Cho ví dụ.

: Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà đều có nghĩa ( Nam: phương nam, quốc: nước, sơn: núi, hà: sông), cấu tạo thành hai từ ghép Nam quốc và sơn hà (nước Nam, sông núi). Trong các tiếng trên, chỉ có Nam là có khả năng đứng độc lập như một từ đơn để tạo câu, ví dụ: Anh ấy là người miền Nam. Các tiếng còn lại chỉ làm yếu tố cấu tạo từ ghép, ví dụ: nam quốc, quốc gia, sơn hà, giang sơn, …

: Thiên trong thiên thư (ở bài Nam quốc sơn hà) nghĩa là trời, thiên trong (1) và (2) nghĩa là nghìn, thiên trong thiên đô nghĩa là dời. Đây là hiện tượng đồng âm của yếu tố Hán Việt.

a) Các từ sơn hà, xâm phạm (trong bài Nam quốc sơn hà), giang san (trong bài Tụng giá hoàn kinh sư) thuộc loại từ ghép chính phụ hay đẳng lập?

: Chú ý mối quan hệ giữa các tiếng trong từ. Các từ trên là từ ghép đẳng lập.

b) Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép gì? Nhận xét về trật tự của các tiếng trong các từ ghép loại này với từ ghép thuần Việt cùng loại.

: Các từ trên thuộc loại từ ghép chính phụ, yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau giống như từ ghép chính phụ thuần Việt.

c) Các từ thiên thư(trong bài Nam quốc sơn hà), thạch mã (trong bài Tức sự), tái phạm (trong bài Mẹ tôi) thuộc loại từ ghép gì? Hãy so sánh vị trí của các tiếng trong các từ ghép này với từ ghép thuần Việt cùng loại.

: Các từ này cũng thuộc loại từ ghép chính phụ nhưng trật tự các tiếng ngược lại với từ ghép chính phụ thuần Việt: tiếng phụ đứng trước, tiếng chính đứng sau.

1. Hãy phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ sau:

– phi1: phi công, phi đội / phi2:phi pháp, phi nghĩa / phi3: cung phi, vương phi

– tham1: tham vọng, tham lam / tham2: tham gia, tham chiến

: Tra từ điển để biết nghĩa của các yếu tố đồng âm. Hoacó các nghĩa: bông hoa, người con gái; tốt đẹp. Phi: bay, chẳng phải, sai trái, vợ vua, mở ra. Tham: ham muốn, dự vào. Gia: nhà, thêm vào.

2. Thêm tiếng để tạo từ ghép theo bảng sau:

3. Xếp các từ hữu ích, thi nhân, đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phòng hoả vào bảng phân loại:

: Tra từ điển để biết nghĩa của mỗi yếu tố trong từ, xét vai trò các yếu tố. Trong các từ trên, các yếu tố đóng vai trò chính là: ích, thi, thắng, phát, mật, binh, đãi, hoả.

4. Tìm thêm mỗi loại 5 từ theo bảng trên.