Top 12 # Xem Nhiều Nhất Yêu Rằng Là Gì Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Tình Yêu Là Gì? Liệu Rằng Bạn Đã Đủ Sẵn Sàng Để Bắt Đầu Một Câu Chuyện Tình?

Những ngày vừa qua, ‘cơn bão chia tay’ bất ngờ đổ sập khiến biết bao câu chuyện tình tan vỡ. Có người bên nhau 20 năm, có người xem nhau như định mệnh ngay từ cái nhìn đầu tiên, cũng có người dành cả thanh xuân để cùng nhau vượt qua sóng gió. Thế nhưng đến cuối cùng, khi duyên đã hết, những câu chuyện tình đẹp tựa như cổ tích cũng phút chốc vỡ tan như những bong bóng mùa hè.

Vậy là người ta bảo nhau rằng không còn niềm tin vào tình yêu nữa, rằng sau này yêu ít thôi để đến khi chia tay sẽ không thấy thất vọng. Nhưng thực chất, một khi đã yêu thì làm sao có mức độ, tình yêu vốn dĩ không có chỗ cho lý trí chi phối. Bởi một khi bạn toan tính quá nhiều, thì đó có lẽ đã không phải là tình yêu nữa rồi. Vậy tình yêu là gì?

Tình yêu là gì?

Nếu ai đó hỏi tôi rằng trên đời này, điều gì là khó lý giải nhất, chắc hẳn tôi sẽ chẳng ngần ngại mà trả lời rằng đó chính là tình yêu. Bởi lẽ, mỗi người chúng ta đều sẽ trải qua những câu chuyện tình yêu khác nhau, ở đó, chúng ta cũng sẽ có những cung bậc cảm xúc, những cảm nhận khác nhau về câu chuyện của chính mình. Vì vậy nên, một khi đã nói về tình yêu, mọi định nghĩa đều sẽ trở nên khập khiễng.

Có người cho rằng tình yêu chính là khi được ở bên nhau, cùng nhau chia sẻ mọi điều trong cuộc sống. Cũng có người cho rằng, tình yêu chính là cảm xúc hạnh phúc khi tìm được một người có thể nắm tay mình bước đi trên suốt chặng đường còn lại. Cũng có thể, tình yêu chính là khi được nhìn thấy đối phương luôn mỉm cười thật tươi, tự khắc lòng mình cũng sẽ thấy an yên hơn nhiều chút.

Tình yêu, nghe thì cứ ngỡ đơn giản, nhưng để cảm nhận được nó, có lẽ không phải ai trong chúng ta cũng có thể làm được. Quan trọng nhất, có lẽ chính là ở việc bạn và người ấy dành cho nhau bao nhiêu sự cảm thông, thấu hiểu và chân thành. Tự khắc lúc đó, bạn và họ sẽ cho nhau biết tình yêu là gì bằng cách trau cho nhau tình yêu.

Tình yêu có thực sự cần thiết với mỗi người?

Xã hội càng hiện đại, người trẻ càng trở nên bận rộn. Họ lao đầu vào công việc với mục đích kiếm thật nhiều tiền và quên mất những điều khác trong cuộc sống. Họ hùng hồn tuyên bố rằng chỉ cần có thật nhiều tiền, muốn bao nhiêu người yêu cũng được. Thế nhưng họ đâu biết rằng, tiền bạc có thể mua được mọi thứ, ngoại trừ tình yêu.

Tình yêu ở đây chính là tình yêu đích thực, không vụ lợi, không toan tính và cả hai thật sự đồng cảm, thấu hiểu với nhau. Còn nếu bạn vẫn mạnh miệng tuyên bố rằng bạn có thể mạnh mẽ và sống cuộc đời độc thân vui vẻ đến hết đời này thì xin chia buồn với bạn, nửa phần đời còn lại của bạn sẽ là chuỗi ngày cô đơn và chạnh lòng không lối thoát. Và biết đâu đến một ngày nào đó, khi một nửa của bạn bất ngờ xuất hiện, lúc đó bạn sẽ thấy lời tuyên ngôn của mình trước đó thật ngốc nghếch làm sao.

Có thể ở thời điểm hiện tại, bạn cảm thấy bản thân vẫn ổn và tự do với cuộc sống độc thân của mình. Và điều đó cũng sẽ chẳng có gì đáng lo ngại cho đến tận 10 hay 20 năm nữa. Nhưng bạn biết không, ai trong chúng ta rồi cũng sẽ tìm được một nửa cho riêng mình, một người có thể lắng nghe ta luyên thuyên đủ thứ chuyện trên đời, một người sẵn sàng cùng bạn san sẻ công việc nhà dù rằng họ cũng vừa trải qua một ngày đầy mệt mỏi. Quan trọng hơn hết, đó là người có thể vì nụ cười của bạn mà cố gắng ghi nhớ từng chi tiết nhỏ, từng lời bạn nói dù rằng đó chỉ là một câu nói bâng quơ của bạn mà thôi.

Vậy nên, nếu một ngày nào đó, khi cảm thấy rằng người đang đứng trước mặt có thể cho bạn những cảm nhận rõ ràng về hạnh phúc và sự an yên. Lúc đó, hãy thử cho họ một cơ hội, và cũng chính là tự trao cho bạn một cơ hội để cả hai có thể cùng nhau cảm nhận thế nào là tình yêu.

Sự tin tưởng, chân thành là điều quan trọng nhất trong tình yêu

Một câu chuyện tình yêu sẽ chẳng đi đến đâu nếu giữa cả hai chỉ toàn sự nghi ngờ hay toan tính thiệt hơn. Một khi đã yêu là bạn đã chấp nhận chia sẻ một phần cuộc sống của mình với một người khác, và tất nhiên, đối phương cũng sẽ chia sẻ điều đó với bạn. Giữa hai người giờ đây không chỉ là người yêu, mà còn là người bạn đồng hành đáng tin cậy của nhau trên suốt chặng đường còn lại.

Thế nhưng, nếu muốn hoàn toàn tin tưởng và một ai đó không chút e ngại là điều vốn chẳng dễ dàng. Bởi khi càng trưởng thành, cuộc sống càng phức tạp khiến bạn dễ dàng hoài nghi về mọi thứ, đặc biệt là trong chuyện tình cảm. Đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ của đối phương cũng đủ khiến bạn ngờ vực, suy nghĩ mông lung và lo sợ bị phản bội. Thế nhưng, thay vì tự làm khổ cả hai bằng những nghi ngờ vô căn cứ, sao bạn không thử đặt niềm tin vào đối phương và tìm hiểu cặn kẽ vấn đề. Đó cũng chính là cách bạn thể hiện sự tôn trọng dành cho mối quan hệ của cả hai người nữa đấy.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ban được phép tin tưởng một cách mù quáng vào đối phương. Vì bất cứ chuyện gì cũng đều sẽ có sai số của nó, một người luôn có vẻ ngoài hoàn hảo khi đứng trước mặt bạn, nhưng chưa chắc gì khi đứng phía sau, họ đã không làm chuyện gì sai trái. Vậy nên tốt nhất là bạn vẫn nên biết lúc nào cần tin tưởng và lúc nào cần tỉnh táo để nhận ra vấn đề và tìm cách giải quyết.

Bên cạnh niềm tin thì sự chân thành cũng là yếu tố không thể thiếu nếu muốn chuyện tình của bạn luôn bền chặt. Nhiều người vẫn hay bảo nhau rằng ” Yêu ít thôi, để lúc chia tay không phải nhận về những đau khổ”. Thế nhưng tình yêu làm gì có chuyện cân đo đong đếm xem ai ít ai nhiều, chẳng qua chỉ là đối phương có thực sự làm bạn đủ tin tưởng để chấp nhận trao trọn tình yêu của mình hay không mà thôi. Nếu ngay khi bắt đầu yêu, bạn đã lo sợ lỡ mai chia tay mình sẽ là người đau khổ thì không cần phải đợi lâu, bản thân bạn đã tự tay bóp chết tình yêu ngay khi nó vừa hé nở.

Tình yêu chính là cảm xúc, khi yêu nhau, người ta có quyền được mơ ước, được hứa hẹn trăm năm. Vì ngay lúc đó, họ biết cảm xúc mình dành cho đối phương hoàn toàn là thật. Ngay lúc đó, họ muốn được trao trọn tất cả những gì mình có cho đối phương vì cả hai sinh ra là để dành cho nhau. Nhưng đến một lúc nào đó, khi con tim đã thôi hân hoan mỗi khi nhìn thấy người ấy, cảm xúc cũng không còn được vẹn tròn như xưa. Thay vì cứ cố gắng chịu đựng thứ cảm xúc nhạt nhòa, để rồi một ngày nào đó, yêu thương trở thành sự ghét bỏ thì tốt nhất là cả hai nên dừng lại, để những cảm xúc tốt đẹp ấy vẫn mãi là ký ức tươi đẹp của hai người.

Cuối cùng thì tất cả chúng ta, ai rồi cũng sẽ tìm thấy một tình yêu đích thực cho đời mình. Lúc đó, bạn đừng ngại ngần gì mà hãy nắm chặt tay người đó mà bước qua mọi giông bão. Bởi lẽ chỉ có như vậy, cả hai mới có cơ hội được cho đối phương biết thế nào là tình yêu chân thật, để từ nay trở về sau, cả hai mãi gắn kết với nhau đến cuối cuộc đời.

Lư Hương Còn Gọi Là Gì, Liệu Rằng Bạn Đã Biết?

23:16 – 06/09/2018

Lư hương còn gọi là gì?

Lư hương còn gọi là gì là điều mà rất nhiều người quan tâm. Bởi với mỗi một vùng miền khác nhau sẽ được gọi với một tên gọi khác nhau. Tuy nhiên, người ta hay gọi là lư hương là đỉnh đồng hay đỉnh hương.

Thiết kế của lư hương gồm có 3 phần gồm phần nắp, phần thân và phần đế. Đặc biệt, tại nắp của lư hương sẽ có rất nhiều những lỗ nhỏ được thông từ phần miệng cho tới dưới đáy, với mục đích giúp cho không khí có thể lưu thông. Nhờ đó mà mỗi khi đốt trầm, có thể tỏa ra mùi thơm tinh khiết và cao quý.

Hiện nay, lư hương được làm từ rất nhiều nguyên liệu khác nhau có thể kể đến như nguyên liệu đồng, nguyên liệu đá, nguyên liệu gỗ hay sứ. Nhưng trong đó đồng và sứ là hai nguyên liệu được sử dụng phổ biến nhất bởi mang đến sự thuận tiện khi đốt trầm.

Họa tiết, hoa văn trang trí của lư hương cũng rất đa dạng. Đa phần sử dụng những họa tiết, hoa văn cổ hay hình rồng, hình phượng hay các kí tự làm bằng chữ Hán… Và tùy thuộc vào cơ sở sản xuất đồ thờ bằng đồng hay yêu cầu riêng của từng khách hàng mà lư hương có nhiều kích thước khác nhau.

Lư hương còn gọi là gì?

Bên cạnh phương pháp làm lư hương truyền thống với họa tiết, hoa văn tinh xảo, chất lượng tốt thì ngày nay nhiều cơ sở làm lư hương theo phương pháp công nghiệp. Vì vậy mà giá thành của lư hương đa dạng, đáp ứng được yêu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Ý nghĩa của lư hương trong văn hóa thờ cúng của người Việt

Bên cạnh việc tìm hiểu về lư hương còn gọi là gì, chúng ta cũng nên biết ý nghĩa của việc sử dụng lư hương trong văn hóa thờ cúng của người Việt từ thời ngày xưa cho đến nay.

Trước nay, người ta sử dụng lư hương như là một loại khí cụ để thờ các vị thần linh hay thờ Phật. Nhưng ngày nay, lư hương được sử dụng rộng rãi trên vị trí bàn thờ của nhiều gia đình với mục đích chủ yếu là để đốt trầm nhằm tỏa ra một mùi hương trầm thơm, cao quý và tinh khiết để bày tỏ lòng thành kính tới bậc tiên tổ.

Lư hương còn gọi là gì

Và đồng thời với mùi trầm thơm tỏa ra từ lư hương còn giúp thanh lọc bầu không khí xung quanh bàn thờ trở nên sạch và thanh tịch hơn, giúp hóa giải được hung khí, hỗ trợ tăng thêm phần cát khí. Nhờ đó mà trong gia đình luôn thuận hòa, con cái hiếu thảo và gặp nhiều may mắn trên con đường công danh sự nghiệp.

Mong rằng qua bài viết này đã giúp bạn có được câu trả lời cho câu hỏi: lư hương còn gọi là gì. Đồng thời cũng mang đến một số thông tin bổ ích khác về kích thước, giá cả, kỹ thuật chế tạo, ý nghĩa để giúp bạn lựa chọn được một chiếc lư hương phù hợp cho bàn thờ gia đình mình.

► Cơ sở đúc đồng Tâm Phát là cơ sở chuyên đúc đồng, cung cấp tất cả các mặt hàng đồ đồng thủ công mỹ nghệ, chuyên mạ vàng, thếp vàng 24k, 9999, được đúc tại làng nghề truyền thống Vạn Điểm – Ý Yên – Nam Định.

► Cam kết sản phẩm đồ đồng cao cấp, đảm bảo yếu tốt mĩ thuật cao, với thiết kế độc quyền và tinh xảo nhất trên thị trường, tất cả các sản phẩm được bào hành tối đa lên đến 50 năm

► Đến với đồ đồng Tâm Phát, quý khách sẽ được tư vấn hoàn toàn miễn phí, nhân viên phục vụ tận tình, đội ngũ giao hàng lắp đặt tận nơi, ship hàng toàn quốc, miễn phí giao hàng tại Hà Nội, Nam Định

Để đặt hàng quý khách vui lòng liên hệ theo địa chỉ sau:

Địa chỉ cửa hàng: Số 8 đường 57, thi trấn Lâm, Ý Yên, Nam Định.

Hotline/Zalo: 0987.387.487

Website: http://ducdongtamphat.vn

Email: ducdongtamphat@gmail.com

Chúc Quý Khách hàng lựa chọn được sản phẩm ưng ý và hài lòng về chất lượng!

Đan Lê: Tình Yêu Không Phải Món Ăn, Chờ Nguội Mới Hâm Nóng Thì E Rằng Đã Muộn!

Đôi khi chúng ta mải mê với những lo toan bộn bề của cuộc sống mà quên mất rằng tình cảm là thứ cần được vun đắp mỗi ngày. Đã bao giờ nàng tự hỏi chính mình, sao dường như mọi thứ chỉ còn là thói quen?

Chuyện tình tốn nhiều giấy mực của báo chí truyền thông nhiều năm nay của cặp đôi “nhà người ta” MC Diễn viên Đan Lê – Đạo diễn Khải Anh “hóa ra” chẳng drama đến thế. Tiếp xúc và gặp gỡ cả hai vợ chồng mới thấy trong tình yêu họ không cần viết kịch bản và đạo diễn nó theo cách hoàn hảo nhất, cũng chẳng cần diễn giải nó bằng ngôn từ hoa mỹ nuột nà.

“Người còn yêu nhau sẽ quay về với nhau, và tình yêu còn mãi riêng dành”

Câu hát xưa cũ trong bản nhạc thanh xuân của anh Đỗ Bảo ở thế hệ chúng tôi như dành cho concept chuyện tình dài tới một phần năm thế kỉ của Đan Lê – Khải Anh, và thường thì nó thuộc motif “chuyện cổ tích giữa đời thường” và dĩ nhiên, truyền cảm hứng rất nhiều cho những cuộc yêu dài mà tình không cũ.

Chuyện tình bọ xít thời cấp 3 thường là mối tình bất thành, nào yêu đương miên man, nào “chia tay nghiêm túc” không chỉ một lần như format yêu của các cô cậu thanh niên trên đời. Với Đan Lê – Khải Anh, đã có lần chia cắt mà Đan Lê đã từng nghĩ “mình sẽ không bao giờ quay đầu lại” để rồi cả hai cùng có những khung trời khác, những ngã rẽ riêng. Gián đoạn gần một thập kỉ để đưa chàng trai năm ấy về lại với chân ái năm nào thì chẳng còn gì để gọi tên ngoài “số phận”.

Hỏi rằng “yêu lại một người mình đã từng buông tay có khó lắm không?” Đan Lê chia sẻ: “nối lại một mối tình sau gần một thập kỷ xa cách có lẽ “dễ thành” hơn, bởi khi ấy hai người đã có đủ thời gian để trải nghiệm, nhận ra điều gì mình thật sự cần và quan trọng nhất là anh ấy đã chứng minh được mình xứng đáng”.

Đan Lê có biểu hiệu rất điển hình của một cô gái cung thiên bình, ở chị có sự cân bằng dễ nhận thấy, trong tình yêu chị đủ tỉnh táo để biết đâu là người đàn ông phù hợp và cũng đủ linh cảm để biết đâu là sự lựa chọn tốt nhất ở thời điểm ấy cho mình. Chị nói: “Bạn sẽ chỉ có thể biết về một con người ở thì hiện tại, còn tương lai ra sao, thay đổi thế nào ai mà đoán định được. Nên thay vì đau đầu suy đoán, hãy sống hết mình và yêu hết mình đi, yêu mình để không cho phép ai được làm mình đau và yêu người vô tư thì mới tận hưởng hết niềm vui cuộc sống.”.

Tình yêu không phải món ăn, chờ nguội mới hâm nóng thì e rằng đã muộn

Đan Lê chia sẻ chị không có khái niệm “hâm nóng” tình yêu, với chị, đời sống tình cảm của vợ chồng phải được nuôi dưỡng hàng ngày, chứ chờ nguội rồi mới hâm nóng thì e rằng chẳng còn nghĩa. “Với tôi việc phụ nữ yêu bản thân, chăm sóc bản thân, yêu chồng, gia đình nên là vì mình muốn thế, chứ không phải để “mua chuộc” ai đó hay để “cứu rỗi” điều gì đó”.

Sau 8 năm kết hôn, Đan Lê – Khải Anh vẫn luôn tranh thủ “mọi kẽ hở” để được ở bên nhau nhiều nhất, từ đưa đón nhau, hẹn hò ăn tối, xem phim bên cạnh thời gian ở bên con cái. Đan Lê đặc biệt thích đi du lịch riêng với chồng vì đó là khoảng thời gian hai vợ chồng thực sự bên nhau chứ không bị bất cứ mối bận tâm nào chi phối. Những chuyến đi dù ngắn hay dài ngày, hai vợ chồng cũng cùng hí hửng lên kế hoạch, chuẩn bị rồi đến giờ G là chị chỉ việc vào vai một cô tình nhân bé nhỏ, anh người yêu dẫn đi đâu là đi đấy, tận hưởng thời gian bên nhau mà không phải suy nghĩ điều gì. Những chuyến đi cũng chẳng phải để bù đắp cho tuổi trẻ từng lạc mất nhau, mà đơn giản như là một nhu cầu của cả hai ở hiện tại: là dành cho người mình yêu khoảng thời gian bình yên nhất.

Hôn nhân chẳng có chiêu trò và kĩ xảo, ở bên nhau vì ta muốn thế

Phụ nữ hay “dằn vặt” vì cho rằng mình đang thỏa hiệp, đang hi sinh, đang chịu đựng, đang bao dung với nửa kia để bảo vệ tình yêu, hôn nhân và gia đình. Đan Lê có “thần chú” của riêng mình khi chị đề cao khái niệm “mong muốn” và “mục đích”. “Tôi luôn chọn cách đối thoại và chia sẻ, nói cho anh ấy nghe mong muốn của mình để anh ấy hiểu và lựa chọn. Việc anh ấy chọn lựa thế nào là quyền của anh ấy, chúng ta không có quyền can thiệp nhưng có quyền chấp nhận hoặc “khó quá bỏ qua”. Tôi cũng không đề ra mục đích và tìm mọi cách để đạt được. Vì khi đã đặt ra mục tiêu mà không đến được đích thì dễ hụt hẫng, đau khổ. Tôi không muốn tự chuốc cho mình nỗi thất vọng ấy. Tôi chỉ cố gắng nhìn sâu và đơn giản nhất vào mong muốn của mình để biết người đàn ông này có xứng đáng không, mình có muốn ở bên không, khi đó sẽ có câu trả lời”, Đan Lê chia sẻ. “Phụ nữ bây giờ có nhiều thứ, họ có tri thức, điều kiện, bản lĩnh để lựa chọn điều gì phù hợp với mình, họ cũng có quyền mong muốn vợ chồng phải cùng nhau vun vén gia đình, thay vì hi sinh, chịu đựng, một tay vun vén … như các quan niệm cũ”.

Đan Lê chẳng có chiêu trò, sách lược hay kĩ xảo gì để hạnh phúc trong hôn nhân, chị nhận mình chẳng “cao tay” mà là “ăn may”, nhưng tôi biết chị có tôn chỉ riêng về hôn nhân là sự tôn trọng, đặc biệt là nhu cầu yêu và được yêu từ hai phía. Với chị “hôn nhân không phải cuộc đấu trí giữa hai người xem ai yêu hơn thì người ấy “thiệt” mà hôn nhân là để gắn kết và nương tựa nhau, hạnh phúc thì cùng hưởng mà tan vỡ thì cùng đau”. Với Khải Anh, chị luôn coi anh là người chồng đảm nhiệm được nhiều vai trò trong cuộc sống và chị tin rằng, mình cũng là người như vậy trong mắt anh ấy.Và dường như cứ sợ mất nhau, thì người ta sẽ tìm ra cách để giữ nhau, mà giữ được rồi thì mong sẽ mãi ở bên như thế.

Friendzone Là Gì? Những Dấu Hiệu Cho Thấy Rằng Bạn Đã “Dính” Friendzone

Nếu như dịch sát nghĩa, Friendzone có nghĩa là “khu vực bạn bè”. Nghe rất bình thường đúng không, thế nhưng biết bao nhiêu người phải đau đầu vì nó đấy.

Thực chất “friendzone” là một cụm từ ghép được nối bởi hai từ: “friend” nghĩa là bạn bè, “zone” là khu vực.

Một cách cụ thể hơn là trong mối quan hệ nam nữ, bên này theo đuổi bên kia. Thế nhưng một bên thì muốn tán tỉnh, cưa cẩm, bên kia thì chỉ coi đối phương là một người bạn và chỉ muốn giữ mối quan hệ bạn bè.

Bạn có thể hiểu một cách khái quát hơn, friendzone là “khu vực” đặc biệt dành cho những chàng trai hay cô gái cố gắng theo đuổi người kia. Đến cuối cùng khi thổ lộ tình cảm thì bị từ chối bằng câu “chúng ta nên là bạn thì sẽ tốt hơn”, đại loại là như vậy.

Đôi khi những mối quan hệ kiểu này tương đối phức tạp. Một bên thì luôn muốn thể hiện tình cảm và sự quan tâm với hy vọng kết đôi thành cặp, bên kia thì đón nhận lấy tình cảm ấy một cách bình thường và còn có phần “tung hứng” đối phương.

Khi họ không muốn mối quan hệ giữa hai người đi xa hơn hai chữ “tình bạn”, bạn đã dính friendzone. Vậy làm thế nào để biết được rằng mình đang bị dính friendzone nhỉ?

Xem Thêm: Wibu là gì? Vì sao mà Wibu lại bị ghét cay ghét đắng?

Những dấu hiệu đặc biệt cho thấy bạn đã bị Friendzone

1. Thái độ và tốc độ trả lời tin nhắn

Nếu như đối phương có tình cảm với bạn, mỗi khi tin nhắn trao đi là được nhận lại ngay lập tức, chậm lắm là 1-2 phút.

Còn nếu như vài phút tới vài tiếng mới reply một lần, họ sẽ kèm theo lời giải thích. Thế nhưng bạn nên hiểu rằng ẩn sâu trong lời giải thích ấy là hàm ý “mình không có hứng thú nói chuyện với bạn đâu”.

Hãy xét trên khía cạnh của nữ giới, những lời tán tỉnh cò cưa là không hề thiếu. Nhiều khi dồn dập một lúc 5-10 tin nhắn khác nhau, chẳng biết trả lời thế nào. Lúc này người nào gây được thiện cảm và chú ý hơn sẽ có cơ hội lớn.

Những tin nhắn chậm trễ là một dấu hiệu thể hiện mức tình cảm của bạn trong lòng họ. Điều gì quan trọng thì ưu tiên lên trước thôi.

Bên cạnh tốc độ tin nhắn thì thái độ nhắn tin cũng là một điều đáng lưu ý.

2. Không quan tâm tới diện mạo của mình khi gặp bạn

Để mà đi gặp người mình thích, con gái sẽ trang điểm và mặc đẹp, con trai sẽ vuốt vuốt tóc tai và xịt nước hoa thơm thơm. Phải có ấn tượng tốt thì mới mong tình cảm nảy nở như hoa mùa xuân.

Nếu như đối phương gặp bạn với một diện mạo bình thường nếu không muốn nói là mộc mạc nhất có thể, đó là một dấu hiệu đáng nghi ngờ rằng bạn đã dính “friendzone”.

Giả sử có một cuộc hẹn hò giữa hai người. Đến với buổi hẹn hò, bạn thấy đối phương chẳng khác gì lúc gặp nhau bình thường, chẳng có gì khác biệt giống như bạn tưởng tượng. Điều này thường áp dụng đối với các bạn nam đi gặp bạn nữ.

Phần lớn phái yếu đi chơi hay đi hẹn hò là phải chuẩn bị trước cả tiếng đồng hồ. Mặc bộ quần áo đẹp nhất, dành cả tiếng để trang điểm thật xinh đẹp, tắm rửa sạch sẽ,… để thu hút ánh nhìn và sự chú ý của đối phương.

Thế nhưng nếu “crush” từ đầu đến chân chẳng khác gì mọi ngày, rõ ràng là người ta có suy nghĩ khác. Đi gặp BẠN BÈ thì việc gì phải tốn công tốn sức như thế đâu.

3. Hành động và cử chỉ rất vô tư hồn nhiên

Nói chuyện với người mình coi là bình thường và với người mình thích là hai thái cực hoàn toàn khác nhau.

Bạn có thể vô tư cười đùa hô hố khi nói chuyện với những người bạn bình thường. Còn khi mà gặp người mình thích ấy, nói chuyện sẽ trở nên ấp úng ngại ngùng, một cái chạm tay là về không dám tắm. Thử đặt mình vào vị trí đối phương là bạn sẽ hiểu ngay vấn đề.

Nếu như trước mặt bạn, đối phương vẫn vô tư hồn nhiên ngoáy mũi hay ợ chua thì có thể bạn chưa phải là một người quan trọng để người ta quan tâm về điều ấy. Người ấy chỉ coi bạn là một người bạn bình thường thì mới như thế chứ.

Xem Thêm: Búp bê Kumanthong là gì? Nguồn gốc và những câu chuyện vô cùng ly kỳ xung quanh Kumanthong

4. Tâm sự nhiều với bạn, đặc biệt là kể về “crush” của họ

Trường hợp này thì nhận biết rất dễ dàng, chẩng ai lại đi kể về crush của mình với người mình thích cả.

Nếu như dính phải điều trên, 90% bạn nằm trong danh sách những người bạn của họ. 10% còn lại là do đối phương cố tình nói như vậy để muốn bạn tỏ thái độ có tình cảm với bạn, đôi khi “dùng kế khích tướng” cũng là một chiêu trò rất hay đó.

Đừng vội mừng, 10% ấy là rất ít ỏi. Không sao, bạn vẫn có thể hy vọng rằng mình không nằm trong friendzone với 10% cơ hội ấy.

Khi đối phương tâm sự nhiều với mình, đừng vội nghĩ là họ có tình cảm. Chỉ là bạn nói chuyện hợp và khiến đối phương thấy thoải mái nhưng chưa hẳn là thích. Hoặc có thể là thích bạn đấy, yêu thì chỉ một người nhưng thích thì có thể thích được NHIỀU NGƯỜI mà.

Đối phương không biết được tình cảm của bạn thì cứ vô tư thổ lộ thôi. Thử nghĩ mà xem, mỗi khi gặp bạn thì họ lại kể một tràng dài về crush “Hôm nay cậu ấy đẹp trai lắm”, “Mình không thể nào thôi nghĩ về người ấy”. Đau hơn nữa là “Cậu là người bạn duy nhất tớ muốn kể chuyện này đó”, về nhà mất ngủ khóc sưng cả mắt luôn ấy chứ.

5. Thái độ của họ sau khi bạn bộc lộ tình cảm

Khi biết được bạn có tình cảm đôi lứa với mình, đối phương kiểu gì cũng sẽ thay đổi thái độ với bạn luôn.

Thử nghĩ mà xem, bây giờ bạn đang có mối quan hệ bình thường như bao người bạn khác với crush. Một ngày nào đấy, họ biết được rằng bạn đang có tình cảm yêu đương đối với người ta…

Sau khi biết được tình cảm của bạn, nếu như đối phương cũng có một chút thinh thích thì tốt. Còn nếu đã cho bạn vào friendzone rồi ấy, mọi chuyện có thể sẽ tệ hơn rất nhiều.

Người ấy sẽ luôn tìm cách tránh mặt bạn, những tin nhắn và cuộc nói chuyện với nhau sẽ ít dần hoặc không còn xuất hiện nữa. Thêm nữa, họ nói chuyện cũng rất gượng gạo vì bản thân người ta không muốn gì ngoài tình bạn mà.

Làm sao để “vùng vẫy” ra khỏi Friendzone?

Để thoát khỏi friendzone thì cũng còn tùy thuộc vào hoàn cảnh của bạn hiện tại. Thường thì sẽ chia làm 2 trường hợp điển hình:

Chưa nằm trong danh sách friendzone

Đơn giản hơn nhiều nếu như bạn chưa nằm trong danh sách friendzone, nghĩa là vẫn còn đầy cơ hội.

Có thể bạn đã nghe đâu đó câu nói “đã là bạn thì khó mà yêu nhau”. Đừng xác định làm bạn rồi mới yêu, hãy nhìn nhận tình cảm của mình ngay từ đầu để không phải buồn rầu về sau (thực ra thì vẫn buồn thôi).

Nếu là một người bạn bình thường, chắc chắn bạn cũng như bao người khác không hơn không kém.

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm “tán tỉnh” và “nói chuyện”. Bạn không thể nào mong chờ tình cảm với đối phương bằng những câu hội thoại bình thường cả. Việc tán tỉnh ít ra sẽ khiến bạn được chú ý hơn.

Hãy vào vai một người đang cố gắng theo đuổi và chiếm lấy tình cảm đối phương. Thà vụt sáng bất ngờ rồi chợt tắt, còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.

Thể hiện rằng bạn có tình cảm ngay từ đầu và phát triển nó hợp lý. Thế nhưng đừng để quá trình này bị dậm chân tại chỗ. Cảm xúc như một quả bóng hơi, không bơm là xịt từ từ, vậy nên hãy bơm liên tục.

Còn nếu đã làm những điều trên mà vẫn chẳng thấy tiến triển gì đáng kể, chào mừng bạn tới với friendzone!

Đã nằm trong danh sách friendzone

Ca này thì khó hơn nhiều, khó hơn rất nhiều. Đối phương dường như đã xác định rõ tình cảm với bạn, không hơn không kém.

Những người có kinh nghiệm thường bảo nhau một mẹo hay, đó là “kệ cmn luôn”. Bạn không nhắn tin, không quan tâm, trở nên lạnh lùng và hời hợt.

Còn nếu như khi bạn để chế độ “offline” mà đối phương cũng chẳng quan tâm bạn đang như nào và làm gì. Tốt nhất là nên bỏ đi. Bạn không có vị trí trong lòng của người ta.

Ngoài ra cũng không thiếu những cách để bạn “vùng vẫy” khỏi friendzone, còn tùy vào từng người và từng thời điểm nữa. Hãy để người ta biết được tình cảm và sự chân thành của bạn, mưa dầm thấm lâu thì kiểu gì cũng khác. Phải lạc quan lên!