Top 8 # Xem Nhiều Nhất Yêu Thống Là Bệnh Gì Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Bệnh Chứng Thuốc Điều Trị Yêu Thống

BỆNH CHỨNG THUỐC ĐIỀU TRỊ YÊU THỐNG (ĐAU LƯNG)

Yêu thống là chỉ vùng lưng cảm phải ngoại tà (phong hàn thấp), hoặc do lao thương (té ngã chấn thương hoặc tư thế lao động không thích hợp), hoặc do thận hư mà dẫn đến khí huyết vận hành thất điều, mạch lạc bị tắc trở, thắt lưng là phủ của thận nên đau thắt lưng có quan hệ mật thiết với thận. Đau thắt lưng có thể đau ở một hoặc hai bên thắt lưng

Yêu thống (đau lưng) có thể xảy ra quanh năm và tỷ lệ mắc bệnh cao. Nó đã được báo cáo ở nước ngoài rằng 80% dân số thế giới bị đau thắt lưng. Bệnh này là một trong những bệnh phổ biến thường gặp trong khoa nội YHCT, YHCT trị liệu rất hiệu quả

Đau thắt lưng cấp, căng cơ thắt lưng, đau thắt lưng do tổn thương cột sống … vv trong Tây y, có thể tham khảo phần này để phân chứng luận trị

1. Ngoại tà xâm nhập tấn công chủ yếu là do ẩm ướt, hoặc làm việc ra mồ hôi gặp gió, mặc quần áo ẩm ướt, hoặc cảm mưa cảm lạnh, hoặc vào mùa hè, làm việc ở những nơi nóng ẩm giao tranh, lạnh lẽo ẩm ướt, nóng ẩm, nắng nóng vv … lục dâm tà độc thừa lúc lao động hư yếu mà xâm nhập vào, xâm lấn thắt lưng, gây tắc nghẽn kinh mạch vùng thắt lưng, khí huyết không thông sướng mà sinh ra đau thắt lưng. Nếu hàn tà gây bệnh, hàn làm tổn thương dương khí, chủ co rút, yêu phủ dương khí bị hư, lạc mạch lại ủng tắc sinh ra đau lưng. Nếu thấp tà gây bệnh, ẩm thấp nặng nề, trì trệ dính đọng, đi xuống, trì trệ của khí cơ, có thể khiến cho kinh khí yêu phủ uất kết không vận hành, huyết lạc ứ trở không được thông suốt, dẫn đến cân mạch cơ nhục câu cấp mà phát sinh ra đau lưng. Hoặc cảm phải thấp nhiệt (ẩm nóng), nhiệt làm thương âm, thấp làm thương dương, mà thấp nhiệt thì trì trệ dính đọng, ủng át kinh mạch, khí huyết bị uất kết không vận hành được sinh ra đau lưng

2. Khí trệ huyết ứ ở vùng lưng do gắng sức, làm việc quá nhiều hoặc đứng lâu sai tư thế, hoặc thắt lưng dùng sức không đúng cách, té ngã bị chấn thương, cân mạch khí huyết eo phủ bị lao tổn, hoặc bệnh lâu ngày lạc mạch, khí huyết vận hành không thông, có thể khiến cho khí cơ ủng trệ vùng lưng, huyết lạc ứ trở gây đau lưng

3. Thận hư thể chất suy nhược bẩm sinh tiên thiên bất túc, cộng với quá nhiều mệt mỏi, hoặc bệnh mãn tính, hoặc tuổi già sức yếu, hoặc phòng thất quá độ, dẫn đến thận tinh khuy tổn, không thể nuôi dưỡng cân mạch vùng thắt lưng mà phát sinh đau lưng. Qua nhiều thế hệ thầy thuốc đều chú trọng đến thận khuy thể hư là một trong những nguyên nhân yêu thống. Như ” Linh khu – Ngũ lung tân dịch biện” nói: “hư, cho nên sẽ làm cho thắt lưng bị đau và cẳng chân bị buốt.” ” Cảnh nhạc toàn thư – Yêu thống ” cũng cho rằng: “Đau lưng thuộc thể hư chiếm 8 – 9 phần”

1. Tự cảm thấy ở một hoặc hai bên vùng lưng đau là chính, hoặc đau rả rích, lúc đau lúc không, làm việc nhiều thì đau, nghĩ ngơi thì đỡ, đè vào thì giảm; hoặc chỗ đau cố định, đau nhói khó chịu, hoặc như dùi đâm, đè vào rất đau

2. Vùng lưng vốn bị ngoại sinh, chấn thương, căng thẳng

3. Làm một số xét nghiệm hoặc chụp x quang vùng lưng, giúp chẩn đoán bệnh, theo tây y có nêu ra đau lưng cấp tính, căng cơ thắt lưng, viêm cột sống dính khớp, tăng sản đốt sống thắt lưng …

1. Thận tuy có đau vùng lưng do lạnh, và tương tự như đau thắt lưng, nhưng nhiều người có cơ thể nặng nề, lạnh dưới thắt lưng, đau quặn bụng dưới … là một bệnh độc lập cấp tính, cần phải phân biệt

3. Nhiệt lâm, thạch lâm trong chứng lâm, thường đi kèm với đau thắt lưng, nhưng nó phải đi kèm với đi tiểu thường xuyên, lượng ít ngắn rít hoặc trong nước tiểu đục máu, nó có thể được phân biệt với bệnh này

1. Biện ngoại cảm nội thương: Ở chổ ẩm thấp, nhọc nhằn sương gió, cảm thụ thấp nhiệt, hoặc bệnh sử lao lực quá độ, ngã va đập vùng lưng, khởi phát bệnh nhanh, hoặc đau thắt lưng không thể trở mình được, biểu hiện là khí trệ huyết ứ, là do ngoại cảm yêu thống; người già suy nhược cơ thể, hoặc có buồn phiền quá độ, thất tình nội thương, khí huyết khuy hư, bệnh phát chầm chậm, đau lưng kéo dài, lúc có lúc không, biểu hiện chứng trạng thận hư, thuộc nội thương yêu thống

2. Biện tiêu bản hư thực: Thận tinh bất túc, khí huyết khuy hư là gốc; tà khí nội trở, kinh lạc ủng trệ là ngọn. ” Cảnh nhạc toàn thư – Yêu thống ” nói: “không có biểu tà, hoặc không có thấp nhiệt, hoặc vì lao khổ, hoặc vì tửu sắc trác táng, hoặc vì thất tình ưu uất, đó là thuộc chân âm hư chứng”

Yêu thống phân hư thực luận trị, hư lấy bổ thận tráng yêu là chủ, kiêm điều dưỡng khí huyết; thực thì lấy khư tà hoạt lạc là chủ, tùy theo nguyên nhân, mà lấy pháp hoạt huyết hóa ứ, tán hàn trừ thấp, hoặc thanh tả thấp nhiệt …Hư thực lẫn lộn, cần phân biệt chủ thứ, chú ý gốc ngọn mà trị liệu

Chứng trạng: lưng đau nặng sau khi bị lạnh, đổi hướng bất lợi, dần dần nặng thêm, mỗi khi mưa dầm hoặc sau khi bị lạnh vùng lưng càng đau tăng, chỗ đau thích ấm nóng, có nhiệt thì giảm, rêu trắng nhớt mà nhuận, mạch trầm tế hoặc trầm trì

Trị pháp: tán hàn trừ thấp, ôn kinh thông lạc

Can khương, cam thảo, đinh hương, thương truật, bạch truật, quất hồng, phục linh, đại táo. Sắc uống

Trong phương can khương, cam thảo, đinh hương tán hàn ôn trung, để tráng tỳ dương; thương truật, bạch truật, quất hồng kiện tỳ táo thấp; phục linh kiện tỳ thẩm thấp. Các thuốc hợp dụng, ôn vận tỳ dương để tán hàn, kiện vận tỳ khí để hoá thấp lợi thấp, nên hàn khứ thấp trừ, các chứng có thể giải đựợc

Đau do lạnh nhiều, câu có khó chịu, tay chân lạnh, gia phụ tử, nhục quế, bạch chỉ để ôn dương tán hàn

Nếu thấp thịnh dương suy yếu, lưng toàn thân nặng trệ, gia độc hoạt, ngũ gia bì trừ thấp thông lạc

Nếu kiêm có phong, đau chạy lung tung, gia phòng phong, khương hoạt sơ phong tán tà

Độc hoạt 2c; Phòng phong 2c; Bạch thược 3c; Đỗ trọng 3c; Phục linh 3c; Tang ký sinh 3c; Tế tân 2c; Xuyên khung 3c; Ngưu tất 3c; Chích thảo 2c; Tần giao 3c; Đương qui 4c; Sinh địa hoàng 3c; Đảng sâm 4c; Quế tăm 1c. Sắc nước uống chia 2 lần trong ngày

Nếu do hàn thấp, dễ thương đến dương khí, nếu tuổi cao thể trạng suy nhược hoặc bệnh lâu ngày không khỏi, ắt phải tổn thương đến thận dương, sẽ thấy chứng lưng gối đau yếu, mạch trầm vô lực, trị nên tán hàn trừ thấp làm chủ, kiêm bổ thận dương, gia thố ti tử, bổ cốt chỉ, kim mao cẩu tích, để trợ ôn dương tán hàn

Chứng này nên phối hợp liệu pháp chườm nóng để hiệu quả điều trị rỏ rệt. Lấy muối ăn sao nóng, lấy vải thưa băng bó vào chỗ đau, nguội thì sao nóng bó lại, mỗi ngày 4 lần bên trái và phải, hoặc lấy KHẢM LY SA chườm nóng vào chỗ đau, thuốc dùng đương qui 38g, xuyên khung 50g, thấu cốt thảo 50g, phòng phong 50g, thiết tiết 10kg, 5 vị trên, ngoại trừ thiết tiết, ta cho dấm vào nấu 2 lần, tiếp đem thiết tiết sao cho hồng, sắc nấu loại bỏ tạp chất, phơi khô, đập vụn thành thô mạt, lúc dùng thời cho dấm lượng vừa đủ quấy đều, lấy vải thưa băng bó vào chỗ đau

Chứng trạng: lưng xương hông căng đau, thống, làm cản trở vận động, nơi đau có cảm giác nóng bứt rứt, về mùa hè hoặc sau khi bị nhiệt vùng lưng càng đau tăng, gặp lạnh đau giảm, miệng khát không muốn uống, nước tiểu vàng đỏ, hoặc sau giờ ngọ thân nhiệt, mồ hôi ra ít, lưỡi hồng rêu vàng nhớt, mạch nhu sác hoặc huyền sác

Trị pháp: thanh nhiệt lợi thấp, thư cân hoạt lạc

Hoàng bá 1l, Thương truật 1l, gia: Đương quy 4c, Qui bản 4c, Ngưu tất 4c, Tỳ giải (tỳ tiển) 4c, Phòng kỷ 4c

Trong phương hoàng bá, thương truật tân khai khổ táo để thanh hoá thấp nhiệt, tuyệt kỳ bệnh nguyên; phòng kỷ, tỳ tiển lợi thấp hoạt lạc, sướng đạt khí cơ; đương qui, ngưu tất dưỡng huyết hoạt huyết, dẫn thuốc xuống chạy thẳng vào bệnh; qui bản bổ thận tư thận, phòng ngừa khổ táo thương âm, lại phòng bệnh biến. Các thuốc hợp dụng, ngụ công mà bổ, công bổ kiêm thi, khiến thấp nhiệt khứ mà không thương đến chính khí

Lâm chứng đa gia thổ phục linh, mộc qua để thẩm thấp thư cân, tăng cường hiệu lực của các thuốc

Nhiệt thiên trọng phiền thống, miệng khát tiểu đỏ, gia chi tử, sinh thạch cao, ngân hoa đằng, hoạt thạch để thanh nhiệt trừ phiền

Thấp thiên trọng, nữa người nặng đau, nạp không vào, gia phòng kỷ, tỳ tiển, tàm sa, mộc thông để trừ thấp thông lạc

Kiêm có phong mà thấy yết hầu thủng đau, mạch phù sác, gia sài hồ, hoàng cầm, cương tàm để phát tán phong tà

Thấp nhiệt lâu ngày kiêm có thương âm, gia NHỊ CHÍ HOÀN để tư âm bổ thận

Hạn liên thảo, Nữ trinh tử lượng bằng nhau

Cửu chưng, cửu sái tán bột luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 12g, có thể làm thuốc thang sắc uống

Chứng trạng: đau cố định một chố, hoặc căng trướng đau khó chịu, hoặc đau như dùi đâm, ngày nhẹ đêm nặng, hoặc lâu dài không khỏi, cử chỉ hoạt động khó chịu, thậm chí không thể xoay chuyển được, chỗ đau cự án, mặt môi tối đen, lưỡi gân xanh hoặc có ứ ban, mạch phần nhiều huyền sáp hoặc tế sác.Bệnh trình lâu dài, thường do có tiền sử ngoại thương, lao tổn

Pháp trị: hoạt huyết hoá ứ, lý khí chỉ thống

Trong phương đương qui, xuyên khung, đào nhân, hoạt huyết hoá ứ, để sơ đạt kinh lạc; phối mộc dược, ngũ linh chi, địa long hoá ứ tiêu thủng chỉ thống; hương phụ lý khí hành huyết; ngưu tất cường yêu bổ thận, hoạt huyết hoá ứ, lại có thể dẫn thuốc đi đến nơi bị bệnh. Các thuốc hợp dụng, có thể khiến cho ứ khứ ủng giải, kinh lạc khí huyết sướng đạt mà lưng hết đau

Toàn thân đau nhức, có thể dùng nguyên phương trong có tần giao, khương hoạt, nếu kiêm phong thấp tý thống, vẫn có thể bảo lưu ứng dụng, thậm chí gia thêm độc hoạt, uy linh tiên để khứ phong trừ thấp

Nếu đau nhức kịch liệt, ngày nhẹ đêm nặng, ứ huyết cố kết, có thể gia các loại trùng như quảng trùng, địa miết trùng, sơn giáp châu cùng hiệp đồng trong phương có địa long, để phát huy td thông lạc khư phong

Do vặn bẻ, sái thương, hoặc tư thế cơ thể bất chính mà dẫn đến đau nhức, gia nhủ hương phối mộc dược trong để hoạt lạc chỉ thống, gia thanh bì phối hương phụ trong phương để hành khí thông lạc, nếu mới bị thương có có thể phối phục THẤT LY TÁN uống. Thận hư xuất hiện lưng gối yếu mõi, gia đỗ trọng, xuyên tục đoạn, tang ký sinh để cường tráng yêu thận

Băng phiến 0.48g, chu sa 4g, đương qui 80g, hồng hoa 6g, huyết kiệt 40g, mộc dược 6g, nhi trà 8g, nhũ hương 6g, xạ hương 4g. Tán bột, uông mỗi lần 2g – 4g với rượu lâu năm ham nóng. Hoặc hoà với rượu bôi

Chứng này cũng có thể phối hợp cao dược dán. Như A QUÌ CAO dán ở lưng, trong phương có a quì, khương hoạt, độc hoạt, huyền sâm, quan quế, xích thược, xuyên sơn giáp, tô hợp hương du, sinh địa, thử thỉ, đại hoàng, bạch chỉ, thiên ma, hồng hoa, xạ hương, thổ mộc miết, hoàng đơn, mang tiêu, nhủ hương, mộc dược cấu thành, hoặc ngoại dụng thuốc thành phẩm như HỒNG HOA DẦU, hiệu quả đối với trật đả rất tốt

Phối hợp xoa bóp và vật lý trị liệu, cũng có thể đạt được hiệu quả rỏ rệt

Chứng trạng: đau lưng ê ẩm là chủ yếu, thích đè thích nắn, đùi gối vô lực, lao lực nhiều càng nặng thêm, nằm thì giảm, thường phát tác nhiều lần. Thiên dương hư, thì bụng dưới khó chịu, sắc mặt trắng sáng, chân tay không ấm (mát lạnh), hơi thở ngắn mệt mõi, lưỡi nhạt mạch trầm tế; Thiên âm hư, thì tâm phiền mất ngủ, miệng ráo yết hầu khô, thất miên, sắc mặt đỏ, lòng bàn tay chân nóng, lưỡi đỏ ít rêu, mạch huyền tế sác

Trị pháp: thiên dương hư giả, nghi ôn bổ thận dương; thiên âm hư giả, nghi tư bổ thận âm

Thiên dương hư lấy HỮU QUI HOÀN làm chủ phương để ôn dưỡng mệnh môn hoả. Trong phương dụng thục địa, sơn dược, sơn thù du, câu kỷ tử bồi bổ thận tinh, là lấy âm trung cầu dương chi dụng; đỗ trọng cường yêu ích tinh; thố tư tử bổ ích can thận; đương qui bổ huyết hành huyết. Các thuốc hợp dụng, cùng tăng cường công năng ôn thận tráng yêu

Thục địa 8c; Sơn dược sao 4c; Sơn thù 3c; Câu kỷ tử 4c; Đỗ trọng (tẩm gừng sao) 4c; Thỏ ty tử 4c; Thục Phụ tử 2c; Nhục quế 2c; Đương qui 3c; Lộc giác giao 4c

Thiên âm hư lấy TẢ QUI HOÀN làm chủ phương để tư bổ thận âm. Trong phương thục địa, câu kỷ, sơn thù du, qui bản giao bổ khuyết thận âm; phối thố ty tử, lộc giác giao, ngưu tất để ôn thận tráng yêu, thận được tư dưỡng thì hư thống có thể trừ được.

Thục địa 8c; Sơn thù 4c; Hoài sơn 4c; Thỏ ty tử 3c, Câu kỷ tử 4c, Xuyên Ngưu tất 3c, Lộc giác giao 4c, Qui bản giao 4c

Nếu hư hoả nhiều, có thể gia ĐẠI BỔ ÂM HOÀN tống phục

Hoàng bá sao 4c; Thục địa (chưng rượu) 6c; Tri mẫu (rượu sao) 4c; Qui bản (tẩm giấm nướng) 6c. Sắc uống

Nếu lưng đau lâu ngày không khỏi, đó là âm dương đều hư không hiện rỏ ràng, có thể phục dụng THANH NGA HOÀN bổ thận để trị đau lưng

Đại toán (bỏ vỏ) 160g, đỗ trọng 160g, hồ đào nhục sao 160g, phá cố chỉ 160g. Tán bột làm hoàn

Thận là tiên thiên, tỳ là hậu thiên, 2 tạng tương tế, ôn vận khắp chu thân. Nếu thận hư lâu ngày, không thể làm ấm ấp tỳ thổ hoặc đi lâu đứng lâu, lao lực thái quá, cơ lưng lao tổn, thường dẫn đến tỳ khí khuy hư, thậm tắc hạ hãm, lâm sàng ngoài chứng thận hư ra, có thể thấy chứng hơi thở ngắn mệt mõi, khí đoản phạt lực, lời nói yếu nhược, ăn ít cầu lỏng hoặc thận tạng sa xuống vv. Trị nên bổ thận làm chủ, giúp kiện tỳ ích khí, thăng cử thanh dương, gia đảng sâm, hoàng kỳ, thăng ma, sài hồ, bạch truật bổ khí thăng đề, trợ thận thăng cử

Nếu bệnh nhân bị đau thắt lưng có thể được điều trị kịp thời và đúng cách, tiên lượng chung là tốt. Tuy nhiên nếu điều trị sai không đúng cách, bệnh kéo dài, đau đớn trong một thời gian dài, khí uất huyết trở ở mạch lạc, tà khí ích cố, dinh huyết càng hư suy, thắt lưng cơ bắp khớp xương không còn vinh quang, kết cục có thể chuyển thành bệnh nuy, nan hoán (Liệt, gân thịt mềm nhũn không cử động được), tiên lượng kém.

1. Tránh lạnh, nóng ẩm xâm nhập tấn công cải thiện cuộc sống, môi trường làm việc lạnh và ẩm ướt, không ngồi trong vùng đất ngập nước, không dầm mưa lội nước, lau cơ thể kịp thời sau khi lao động đổ mồ hôi, thay quần áo hoặc uống súp gừng để xua tan cảm lạnh

2. Chú ý đến lao động vệ sinh vùng lưng phải phù hợp, không nâng vật nặng, không mang vật nặng trong thời gian dài, ngồi, nằm, đi bộ phải duy trì tư thế đúng. Nếu trong công việc yêu cầu cần dùng lực ở lưng hoặc uốn cong, nên có thời gian thử lỏng để thư giãn vùng lưng

4. Làm việc vừa phải, điều độ, không làm thận tinh khuy tổn, thận dương hư bại

5. Thể chất hư nhược, cần ăn uống thích hợp, đúng cách, có thể dùng thực phẩm chức năng bổ thận

Ở những bệnh nhân bị đau thắt lưng, ngoài việc tiếp tục chú ý đến các vấn đề trên, khi dùng sức vùng thắt lưng nên cẩn thận, nếu cần thiết nghỉ ngơi hoặc đeo đai hỗ trợ thắt lưng để giảm tải cho thắt lưng. Căn cứ vào tình huống đau lưng do lạnh nóng có thể chườm nóng, chườm lạnh vv… Đau thắt lưng mãn tính nên được kết hợp với xoa bóp và vật lý trị liệu để thúc đẩy sự phục hồi của họ. Đau thắt lưng thể thấp nhiệt thận trọng các thức ăn cay nóng rượu mạnh, đau thắt lưng thể hàn thấp thận trọng các thực phẩm hàn lương

Đau thắt lưng, ngoại cảm nội thương đều có thể xảy ra, nguyên nhân sinh bệnh là do phong hàn thấp nhiệt, khí trệ huyết ứ uẩn trệ kinh lạc, hoặc thận tinh khuy tổn, cân mạch mất sự điều dưỡng. Bởi vì lưng là phủ của thận, nhưng thận là nền tảng, phong hàn thấp nhiệt, khí trệ huyết ứ là ngọn, hư thì bổ thận tráng yêu, thực thì khư tà hoạt lạc, trên lâm sàng cần phân rõ tiêu bản hoãn cấp, phân biệt chọn dùng pháp trị tán hàn, trừ thấp, thanh nhiệt, lý khí, hóa ứ, ích tinh, bổ thận vv … nếu hư thực lẫn lộn, vừa công vừa bổ, hoặc vừa bổ vừa công, cân nhắc điều trị. Phối hợp với cao dán, châm cứu, xoa bóp, vật lý trị liệu và các phương pháp khác có thể có kết quả tốt hơn. Chú ý đến sự kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi, bảo vệ thận tinh, chú ý vệ sinh lao động, tránh chấn thương, cảm phải tà khí bên ngoài v.v…và giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của đau thắt lưng.

Vấn đề sử dụng các thuốc cũng hết sức tinh tế và khá phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết về bệnh lý cũng như đặc điểm của các thuốc. Đỏi hỏi người thầy thuốc phải có thái độ hợp lý trong việc nhận định bệnh, lựa chọn loại thuốc phù hợp, nắm vững tác dụng, độc tính, tác dụng phụ, tương tác thuốc…

Bệnh Gút (Thống Phong) Là Gì?

Gút (bệnh gout) hay thống phong là một bệnh chuyển hóa có triệu chứng nổi bật ở các khớp. Nguyên nhân là do tích tụ nhiều axit uric trong máu. Các axit này sẽ lắng động trong khớp gây ra bệnh.

Người mắc bệnh gút thường xuyên bị đau đớn và sưng đỏ các khớp khi đợt viêm cấp bùng phát. Gút là bệnh lành tính và có thể khống chế bằng thuốc cũng như phòng ngừa đợt cấp bằng việc thay đổi chế độ ăn.

Tìm hiểu chung

Bệnh gút (bệnh gout, thống phong) là bệnh gì?

Bệnh gút hay còn gọi là bệnh gout, là một loại viêm khớp đột ngột gây sưng đỏ và đau ở các khớp. Bệnh xảy ra khi axit uric tích tụ trong máu gây ra tình trạng viêm ở khớp.

Đặc trưng của bệnh gút những cơn đau đột ngột giữa đêm gây sưng tấy ở khớp, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp ở chân khác (đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay). Cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng thường rất hiếm.

Mặc dù bệnh có thể gây khó chịu và thậm chí làm bạn bị stress và mất ngủ trong thời gian dài do đây là bệnh mãn tính, gút vẫn có thể chữa trị được và bạn có thể phòng tránh bệnh tái phát dễ dàng.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh gút là gì?

  Khớp đau đột ngột, dữ dội và sưng tấy và thường xảy ra vào sáng sớm;

  Cảm thấy nóng và đau nghiêm trọng ở khớp khi đụng vào;

  Khớp chuyển sang màu sưng đỏ;

  Cảm thấy vùng xung quanh khớp ấm lên.

Các triệu chứng bệnh gút thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm. hầu hết các biểu hiện của bệnh gút thường kéo dài vài giờ trong 1-2 ngày. Tuy nhiên, đối với trường hợp nặng, cơn đau có thể xảy ra trong vòng vài tuần.

Ngoài ra, một người bị gút từ 6-12 tháng với cường dộ khác nhau mỗi ngày. Đây là một tình trạng khá nghiêm trọng, vì vậy bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Các giai đoạn của bệnh gút là gì?

Dựa vào mức độ nghiêm trọng, bệnh gout được chia thành 3 giai đoạn:

◊ Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, mức axit uric trong máu đã tăng lên nhưng vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng bệnh gút. Bạn có thể không bao giờ cảm nhận được các dấu hiệu của bệnh. Thông thường, người bệnh chỉ nhận thấy triệu chứng đầu tiên của bệnh gout sau khi họ bị bệnh sỏi thận.

◊ Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, nồng độ axit uric lúc này rất cao, dẫn đến hình thành các tinh thể xuất hiện ở ngón chân. Trong giai đoạn này, bạn sẽ cảm thấy đau khớp nhưng cơn đau sẽ không kéo dài. Một thời gian sau, bạn sẽ gặp các triệu chứng khác của bệnh gout với cường độ và tần suất ngày càng gia tăng.

◊ Giai đoạn 3: Ở giai đoạn 3 này, các triệu chứng của bệnh sẽ không biến mất và các tinh thể axit uric sẽ tấn công nhiều khớp. Đây là giai đoạn sẽ xuất hiện các khối chất nổi dưới da. Tình trạng này sẽ làm bạn bị đau nghiêm trọng hơn và thể phá hủy sụn.

Hầu hết người bị bệnh gút chỉ mắc 1 hoặc 2 giai đoạn, rất hiếm người có bệnh tiến triển đến giai đoạn 3 do các triệu chứng bệnh gout đã được điều trị đúng cách ở giai đoạn 2.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn thấy đau khớp bất thình lình và dữ dội, bạn cần đi khám ngay. Mặc dù điều trị gút không quá khó khăn nhưng chẩn đoán chậm  có thể làm bệnh diễn tiến nặng hơn và dẫn tới tổn thương khớp vĩnh viễn. Ngoài ra, bạn phải đi cấp cứu ngay nếu bị sốt kèm đau và sưng tấy khớp, để loại trù viêm khớp do nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh gút là gì?

Gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin trong thận khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Axit uric thường vô hại và được hình thành trong cơ thể.

Chúng sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân. Với những bệnh nhân bị gout, lượng axit uric trong máu được tích tụ qua thời gian.

Khi nồng độ này quá cao, những tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành. Những tinh thể này tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân.

Nguyên nhân nào làm cho axit uric tăng cao trong cơ thể?

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do bạn thường xuyên tiêu thụ những thực phẩm chứa purine. Purine là chất có sẵn trong cơ thể, nhưng một số thực phẩm cũng chứa nhiều chất này. Bạn càng ăn nhiều purine, bạn càng có nguy cơ cao mắc bệnh gout.

Khi mắc bệnh gút, cơn đau cấp có thể xuất hiện nếu bạn bị thương, mắc bệnh cấp tính, phẫu thuật, ăn quá nhiều thức ăn hoặc uống rượu.

Nguy cơ mắc bệnh

Những ai thường mắc phải bệnh gút (thống phong)?

Tỷ lệ mắc bệnh gout là khoảng 1/200 người trưởng thành. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi người, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, nam giới từ 30-50 tuổi thường mắc bệnh này nhiều hơn trong khi phụ nữ là trong giai đoạn sau mãn kinh.

Bệnh ít khi xảy ra ở người trẻ và trẻ em. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút (thống phong)?

Bên cạnh nguyên nhân chính gây ra bệnh gout là ăn nhiều thực phẩm chứa purine, còn rất nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh, như:

  Chế độ ăn quá nhiều đạm và hải sản;

  Tuổi tác và giới tính. Bệnh xuất hiện nhiều hơn ở nam giới và người lớn tuổi

  Uống nhiều bia trong thời gian dài;

  Béo phì;

  Có người nhà từng bị gút. Nếu bạn có người thân trong gia đình mắc bệnh gout, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh này.

  Mới bị chấn thương hoặc mới phẫu thuật.

  Tăng cân quá mức;

  Tăng huyết áp;

  Chức năng thận bất thường;

Sử dụng một số loại thuốc nhất định. Một số loại thuốc bạn đang dùng có thể là nguyên nhân làm tích tụ axit uric trong thể, chẳng hạn như:

Aspirin. Thuốc giảm đau này sẽ làm tăng nguy cơ tích tụ axit uric nếu bạn uống thường xuyên 1-2 viên mỗi ngày.

Thuốc lợi tiểu

Thuốc hóa trị liệu

Các loại thuốc có thể làm giảm hệ miễn dịch như cyclosporine.

  Tiền sử mắc một số bệnh nhu tiểu đường, suy giảm chức năng thận, bệnh tim, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, bệnh truyền nhiễm, huyết áp cao.

  Mất nước. Nếu thiếu nước, cơ thể khó loại bỏ axit uric qua nước tiểu, do đó làm tăng lượng axit uric trong cơ thể.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh gút (thống phong)?

Bệnh gout thường rất khó để chẩn đoán chính xác vì các triệu chứng gần giống với các bệnh khác. Bạn có mức axit uric cao không có nghĩa là đã mắc bệnh gout.

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán từ bệnh sử và khám lâm sàng. Ngoài ra, các bác sĩ có thể làm xét nghiệm đo nồng độ acid uric trong máu nhưng xét nghiệm này có thể không đáng tin cậy, vì không phải ai có nồng độ acid uric trong máu cao cũng bị gút.

Cách chắc chắn nhất để chẩn đoán bệnh gút chọc hút dịch khớp. Phương pháp này sử dụng kim lấy chất dịch từ khớp. Chất dịch này được kiểm tra xem liệu có chứa các tinh thể axit uric hay không.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể tiến hành một số xét nghiệm khác để đảm bảo kết quả chẩn đoán như:

  Phân tích chất lỏng hoạt dịch;

  Thử máu. Xét nghiệm nhằn giúp bác sĩ xác định lượng axit uric có cao hay không.

  Chụp X-quang khớp;

  Siêu âm khớp

  Chụp CT.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh gút (thống phong)?

Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), như indomethacin và naproxen để giảm đau cho bạn khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện.

Ngoài ra, bác sĩ có thể dùng Corticosteroids, một loại kháng viêm mạnh để điều trị. Loại corticosteroid phổ biến nhất là thuốc prednisone.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định sử dụng colchicine nếu NSAIDs và Corticosteroids không có tác dụng. Bạn nên sử dụng thuốc càng sớm càng tốt khi cơn đau bất ngờ xảy ra. Sau khi bạn uống thuốc, cơn đau thường sẽ biến mất trong vòng 12 giờ.

Để ngăn ngừa các cơn đau nghiêm trọng tái phát trong tương lai, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc uống hằng ngày như allopurinol hoặc probenecid. Các loại thuốc này sẽ giúp làm giảm nồng độ axit uric trong máu của bạn.

Những biến chứng nào có thể xảy ra nếu bạn không dùng thuốc trị gout?

Nếu người bị bệnh gout không dùng thuốc trị gout thường xuyên, các triệu chứng của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn. Thực tế, bệnh này không thể gây ra các vấn đề sức khỏe sau:

  U cục tophi. Bệnh này đặc trưng bởi sự tích tụ tinh thể dưới da. Thông thường, các khối này sẽ xuất hiện xung quanh ngón chân, đầu gối, ngón tay và tai. Nếu không được xử lý đúng cách thì u tophi sẽ ngày càng lớn hơn.

  Tồn thương khớp. Nếu người bệnh không dúng thuốc trị gout, khớp có thể bị tổn thươn vĩnh viễn. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương xương và các khớp khác.

  Sỏi thận. Nếu không điều trị gout đúng cách, các tinh thể axit uric không chỉ tích tụ quanh khớp mà còn trong thận. Điều này sẽ gây ra sỏi thận.

Chế độ sinh hoạt hợp lý

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh gút (thống phong)?

  Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;

  Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;

  Giảm cân nếu bạn đang béo phì;

  Tránh ăn nội tạng, nhất là gan, cá mòi và cá trống;

  Ngừng uống rượu;

  Giảm sử dụng các thức uống có cồn, đặc biệt là bia;

  Tập thể dục hằng ngày;

  Uống cà phê và bổ sung vitamin C (có thể có ích ở một số người);

  Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều purine;

  Có chế độ ăn ít chất béo bão hòa và các sản phẩm chứa ít chất béo;

  Thay thế dùng đường tinh luyện bằng đường tự nhiên trong rau củ và ngũ cốc;

  Tránh ăn hải sản và thịt đỏ;

  Uống nhiều nước.

Bệnh gout nên ăn gì?

Đối với hầu hết các bệnh, chế độ ăn uống có ảnh hưởng không nhỏ đến tiến triển bệnh. Ở người mắc bệnh gout, việc có chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng của bệnh. Vậy bệnh gout nên ăn gì? Hãy cũng tham khảo một số gợi ý sau:

  Thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo, củ sắn, cà chua…

  Nước. Bạn nên uống từ 2,5 -3l nước mỗi ngày nếu mắc bệnh gout.

  Nước khoáng không ga, có độ kiềm cao. Điều này giúp giảm nguy cơ bị sỏi thận.

  Không uống rượu, bia, cà phê, trà

  Duy trì cân nặng hợp lí.

Khi được chẩn đoán bệnh gút, bạn sẽ được bác sĩ khuyên về việc thay đổi chế độ ăn và thói quen sinh hoạt. Tuy thuốc allopurinol có thể giúp đào thảo bớt axit uric nhưng chế độ ăn rất quan trọng trong việc ngăn ngừa tái phát đợt gút cấp.

Khi nghi ngờ bản thân bị gút, bạn hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được kê toa và tư vấn cụ thể. Rất tiếc, hiện nay chưa có thuốc điều trị khỏi hẳn bệnh nhưng với các loại thuốc hỗ trợ và thói quen ăn uống lành mạnh, bạn hoàn toàn có khả năng khống chế bệnh và có cuộc sống sinh hoạt gần như bình thường.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bệnh Lupus Ban Đỏ Hệ Thống Là Bệnh Gì? Có Chữa Được Không?

Lupus ban đỏ hệ thống là căn bệnh tự miễn, biểu hiện trên toàn bộ cơ thể. Nguy hiểm hơn, chúng còn gây ra nhiều biến chứng về tim mạch, thận, hệ thần kinh,… Do đó, nếu không được điều trị sớm, khả năng tử vong là rất cao. Trong bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này.

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là gì?

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE) thuộc nhóm các bệnh tự miễn. Tức là cơ thể người bệnh tự sản sinh ra kháng thể tấn công và tiêu diệt mô tế bào của các cơ quan. Khi đó, các mô bị viêm và gây tổn thương cho các bộ phận trong cơ thể.

Căn bệnh này tiến tiển theo hai giai đoạn nhẹ và nặng. Đối với bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ, lupus ban đỏ chỉ biểu hiện ngoài ra. Tuy nhiên, đối với thể bệnh nặng, chúng tác động cùng lúc nhiều bộ phận quan trọng như thận, não, khớp xương và mạch máu.

Theo thống kê, lupus ban đỏ hệ thống gây nguy hiểm cho hàng triệu người trên thế giới mỗi năm. Vì vậy, nó còn được gọi là “căn bệnh toàn cầu”. Nghiên cứu đã đưa ra rằng, tỷ lệ mắc bệnh này là 1/2000. Trong đó, đối tượng là nữ giới trong khoảng 15 đến 40 tuổi chiếm phần lớn, nam giới mắc bệnh này rất hiếm gặp.

Bệnh lupus và lupus ban đỏ hệ thống có khác nhau không?

Có 4 loại bệnh lupus chính đó là:

Lupus viêm da: ảnh hưởng ngoài da dưới dạng phát ban

Lupus do thuốc: Loại này xảy ra do phản ứng quá mức với một số loại thuốc như hydralazine hoặc quinidine và Pronestyl

Lupus sơ sinh: Lupus ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh như là kết quả của một cách thụ động tiếp thu các kháng thể từ người mẹ bị bệnh lupus ban đỏ.

Lupus ban đỏ hệ thống: Đây là loại Lupus nghiêm trọng nhất nó ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng nên cực kỳ nguy hiểm.

Nguyên nhân của lupus ban đỏ hệ thống

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống xuất hiện từ nhiều nguyên nhân nhưng để xác định chính xác là điều khó khăn. Tuy nhiên, nguồn gốc gây bệnh do sự suy yếu của hệ thống miễn dịch. Vì vậy, dựa vào điều này, các bác sĩ đã đưa ra một số yếu tố gây bệnh sau đây.

Di truyền

Nghiên cứu dã chỉ ra rằng, lupus tồn tại trên một số gen, có thể di truyền. Do đó, nếu trong gia đình có tiền sử người mắc bệnh lupus thì khả năng bạn là người tiếp theo rất cao. Tỷ lệ này có thể gấp tới 20 lần các nguyên nhân khác.

Điều kiện môi trường

Ánh nắng mặt trời chứa các tia tử ngoại là nguyên nhân tiềm ẩn gây nên bệnh lupus ban đỏ. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng khẳng định rằng, môi trường sống với hóa chất độc hại hoặc ô nhiễm khiến bệnh này trở nên trầm trọng hơn.

Yếu tố nội tiết

Theo các chuyên gia, bệnh lupus ban đỏ thường gặp ở nữ giới, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Khi đó, nồng độ các hormone bắt đầu thay đổi khiến họ có nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này.

Tác dụng phụ của thuốc

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một số loại thuốc như thuốc chống động kinh, kháng sinh,… có khả năng gây ra một số triệu chứng giống với lupus ban đỏ. Bên cạnh đó, thuốc tránh thai cũng được cho là nguồn cơn của căn bệnh này.

Nhận biết các triệu chứng tiềm ẩn

Bệnh SLE gây ra nhiều tồn thương lên các bộ phận của cơ thể. Mỗi tác động đều có những biểu hiện khác nhau nhưng đều khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. Các chuyên gia đã phân tích và đưa ra các biểu hiện như sau.

Biểu hiện ở xương khớp

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều trải qua các cơn đau khớp và xuất hiện các hiện tượng như đau khớp, , tay chân tê nhức,… Nguy hiểm hơn, người bệnh có thể bị hoại tử xương.

Đau khớp: Các cơn đau này là do chứng viêm khớp mà lupus ban đỏ tạo nên. Trong đó khớp bị sưng nhỏ, vị trí thường xuất hiện ở cổ tay và đối xứng nhau.

Viêm khớp: Viêm khớp gây ra các cơn đau nhức kèm theo cảm giác nóng ran. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý với triệu chứng này bởi nó có thể gây ra nhiễm trùng.

Tê nhức chân tay: Theo thống kê, cứ 3 bệnh nhân lupus thì có 1 người mắc hội chứng co thắt mạch máu (Raynaud). Điều này khiến việc lưu thông máu gặp vấn đề, khiến chân tay bị tê bì và trở nên tím tái.

Hoại tử xương: Khi bị hoại tử đầu xương, người bệnh có thể nhận thấy các cơn đau dữ dội kèm theo hiện tượng lồi cầu xương đùi, cánh tay.

Biểu hiện ngoài da

Các dấu hiệu ngoài ra là đặc trưng của bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Trong đó, cơ thể người bệnh sẽ nổi phát ban khi gặp ánh nắng mặt trời. Bởi lúc này, hệ miễn dịch bị tấn công nên da trở nên nhạy cảm hơn.

Biểu hiện khác

Ngoài các biểu hiện đặc trưng ở xương khớp và da thì bệnh lupus ban đỏ còn gây ra các cơn sốt cao kéo dài nhiều ngày. Tuy nhiên, khả năng này thường chiếm tỷ lệ nhỏ. Ngoài ra, theo một số báo cáo, người bệnh lupus thường bị rụng tóc. Một số trường hợp ghi nhận các vết hói và nổi ban đỏ ngay trên da đầu. Hay quá nhiều protein trong nước tiểu.

Lupus ban đỏ được chẩn đoán thế nào?

Để chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ, các bác sĩ tiến hành khám lâm sàng và cận lâm sàng. Đầu tiên, người bệnh cần khai báo một số vấn đề như tiền sử gia đình, tuổi tác, nghề nghiệp và tình trạng sử dụng thuốc. Sau đó, dựa vào những biểu hiện nghi ngờ, bác sĩ có thể chẩn đoán lâm sàng rằng bệnh lupus có xuất hiện trên cơ thể đó hay không. Một số xét nghiệm sau được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán cận lâm sàng.

Xét nghiệm máu: Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số như tốc độ lắng hồng cầu, công thức máu, anti-dsDNA hoặc kháng thể. Nếu các con số tăng giảm bất thường, bệnh nhân được kết luận mắc lupus ban đỏ hệ thống.

Xét nghiệm nước tiểu: Ở xét nghiệm này, bác sĩ sẽ phân tích nồng độ protein, HC, BC khi thận bị tổn thương.

Siêu âm ổ bụng: Siêu âm giúp bác sĩ xác định được thận, gan của người bệnh có bị teo hay không. Đây được xem là ảnh hưởng nặng nề của lupus lên cơ thể.

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống có chữa khỏi được không?

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là căn bệnh quái ác không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học, bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thể được khống chế và kéo dài thời gian cho người bệnh.

Sử dụng thuốc điều trị

Điều trị lupus bằng các loại thuốc đặc trị là phương pháp được ưu tiên hàng đầu. Sau khi trải qua các xét nghiệm, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán đang ở giai đoạn nào của bệnh. Dựa vào điều này, các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp.

Thuốc kháng viêm không Steroid: Loại thuốc này giúp làm giảm các cơn đau ở xương khớp đồng thời giảm sốt hiệu quả. Tuy nhiên, nó lại gây ra một số tác hại đến thận, do đó người bệnh cần tuân thủ liều lượng từ bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc ức chế miễn dịch: Một số loại thuốc trong nhóm này bao gồm azathioprine, methotrexat,… được chỉ định trong cho các đối tượng mắc lupus có các triệu chứng viêm khớp, viêm da.

Thuốc chống sốt rét tổng hợp: Nhóm thuốc này có khả năng làm dịu đi các mảng đỏ và cơn đau, tê cứng chân tay ở người bệnh lupus. Tuy nhiên, chúng lại được chứng minh là gây hại cho thị giác. Chính vì vậy, người bệnh không được tự ý sử dụng loại thuốc này.

Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng

Các tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời gây nhiều tác hại lên da và cơ thể. Điều này được kiểm chứng khi triệu chứng phát ban đỏ ở người bệnh lupus trở nên trầm trọng hơn khi tiếp xúc với ánh nắng. Vì vậy, người bệnh cần hạn chế ra đường khi trời đang nắng gắt (12 giờ trưa).

Trong trường hợp bất khả kháng, người bệnh cần ra ngoài đường thì việc bôi kem chống nắng, mặc quần áo dài, đeo khẩu trang là điều cần làm. Việc này giúp bệnh nhân giảm thiểu tối đa tác hại của tia UV cho cơ thể. Ngoài ra, theo các chuyên gia, kể cả khi bạn chưa mắc lupus thì bảo vệ da khi ra nắng cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học

Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin D như bơ, trứng, dầu cá,…

Cung cấp lượng canxi cần thiết cho cơ thể bằng cách ăn nhiều rau xanh, phomai, trứng,… Ngoài ra, bạn có thể kết hợp các loại sữa bột có lợi cho xương khớp.

Đường, dầu mỡ đều khiến nội tạng của cơ thể bị suy yếu dần. Do đó, với người bệnh lupus, các thực phẩm chứa các chất này cần được loại bỏ trong thực đơn hàng ngày.

Tiên lượng bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Theo các chuyên gia, biến chứng mà lupus gây ra có ảnh hưởng lớn tới tuổi thọ của bệnh nhân. Nó tỉ lệ thuận với tình trạng nặng nhẹ của bệnh lý. Mặc dù vậy, với nền y học ngày càng tiên tiến, những người mắc căn bệnh này đang được gia tăng tuổi thọ rất nhiều. Vì vậy, bạn cần giữ một tinh thần lạc quan để quá trình điều trị bệnh diễn ra suôn sẻ.

Các biến chứng của lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ hệ thống gây ra nhiều tác động xấu lên hầu hết các cơ quan từ hệ thần kinh, hệ xương, hệ hô hấp cho tới hệ tiêu hoá. Bệnh này được đánh giá là có tiến triển phức tạp. Bệnh có xu hướng theo đợt và không ngừng tăng mức độ nguy hiểm. Ở một vài trường hợp, lupus đe doạ tính mạng của người bệnh.

Tim mạch: Lupus ban đỏ gây ra chứng viêm cơ tim và tràn dịch màng tim. Nếu không được phát hiện kịp thời, suy tim có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Thận: Tương tự với tác động lên tim mạch, lupus cũng huỷ hoại chức năng thận, khiến bộ phận này bị suy yếu.

Thần kinh: Các cơn sốt kéo dài nhiều ngày khiến bệnh nhân mệt mỏi, sức khỏe xuống dốc. Nguy hiểm hơn, cơ thể sẽ bắt đầu lên cơn co giật do ảnh hưởng của lupus lên hệ thần kinh.

Phổi: Biến chứng ở phổi là tình trạng suy hô hấp. Lúc này, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở do phổi bị viêm hoặc tràn dịch.

Bên cạnh đó, khi điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể gặp nhiều tác dụng phụ như suy giảm sức đề kháng, mắt mờ hoặc sản sinh vi khuẩn kháng thuốc khác. Ngoài ra, biến chứng bội nhiễm khiến bệnh nhân có thể tử vong.

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ

Sốt kéo dài nhiều ngày nhưng không có dấu hiệu chấm dứt.

Các mảng phát ban đỏ dạng đĩa, cánh bướm lan rộng trên cơ thể.

Thường xuyên bị khó thở nhưng chưa rõ nguyên do.

Xương khớp bị sưng, chân tay tê cứng khiến các cơn đau xảy ra thường xuyên.

Người mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống sống được bao lâu?

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là bệnh lý chưa có khả năng chữa khỏi. Bệnh nhân chỉ có thể điều trị để kéo dài sự sống. Bởi căn bệnh này tấn công vào tất cả bộ phận của cơ thể. Người bệnh lupus luôn thắc mắc rằng liệu bản thân còn sống được bao lâu?

Theo các thống kê, đa số bệnh nhân không thể sống quá 5 năm. Tuy nhiên, con số này đã được năng lên là 10 năm nếu người bệnh kiên trì và có hướng điều trị đúng đắn. Trên thực tế, các chuyên gia đã công nhận những trường hợp sống lâu và khoẻ mạnh hơn con số được đưa ra. Do đó, điều bạn cần làm là tuân thủ theo phác đồ từ bác sĩ chuyên khoa và thư giãn đầu óc giúp cơ thể tiếp nhận điều trị hiệu quả hơn.

Bệnh Lupus Ban Đỏ Hệ Thống

Lupus ban đỏ hệ thống, hay còn được gọi tắt là lupus (SLE- Systemic Lupus Erythematosus), là một bệnh tự miễn trong đó hệ thống miễn dich của con người tấn công chính những cơ quan và các tế bào của cơ thể, làm chúng bị tổn thương và rối loạn chức năng. Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh lý của mô liên kết có tổn thương nhiều cơ quan do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, đặc trưng bởi sự có mặt của kháng thể kháng nhân và nhiều tự kháng thể khác. Các cơ quan thường bị tổn thương bao gồm khớp, da, thận, tế bào máu, tim, phổi, thần kinh…

Nguyên nhân nên bệnh lupus ban đỏ

Nhóm 1: Do di truyền, những người thành viên trong gia đình bị mắc lupus ban đỏ hệ thống thì những người thế hệ sau, đặc biệt là những người thế hệ thứ nhất dễ bị mắc hơn.

Nhóm 2: Do các yếu tố mắc phải của môi trường. Những yếu tố này không chỉ làm bệnh nặng thêm mà còn có thể kích hoạt quá trình hình thành bệnh. Bao gồm: các loại thuốc (như một số thuốc chống trầm cảm và kháng sinh), trầm cảm nặng, phơi nắng, hoóc môn, và viêm nhiễm. Tia UV kích hoạt việc hình thành các vùng phát ban lupus và một số bằng chứng cho thấy tia UV cũng có thể thay đổi cấu trúc ADN, dẫn đến việc hình thành các kháng thể tự miễn. Hoóc môn sinh dục (như estrogen) có vai trò quan trọng trong sự hình thành bệnh.

Triệu chứng bệnh

Bệnh lupus có nhiều triệu chứng khác nhau, nhưng một số triệu chứng phổ biến nhất của bệnh lupus đó là:

Đau hoặc sưng khớp

Đau cơ

Sốt không rõ nguyên nhân

Ban đỏ, thường ở trên mặt

Đau ngực khi hít thở sâu

Rụng tóc

Ngón tay hoặc ngón chân tái nhợt hoặc tím bầm

Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời

Sưng ở chân hoặc xung quanh mắt

Miệng loét

Phình tuyến

Cảm thấy rất mệt.

Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm:

Thiếu máu (giảm tế bào hồng cầu)

Nhức đầu

Chóng mặt

Cảm thấy buồn

Bối rối

Co giật.

Các triệu chứng có thể xuất hiện và biến mất. Những thời điểm một người biểu hiện các triệu chứng được gọi là bùng phát, mức độ có thể từ nhẹ đến nặng. Triệu chứng mới có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Các loại lupus ban đỏ hệ thống:

Hồng ban hình cánh bướm

Ban dạng đĩa

* Thận: Những triệu chứng của thận thường gặp ở hơn 50% bệnh nhân bị lupus. Bệnh thận nặng thường cần phải sử dụng liệu pháp ức chế miễn dịch để điều trị. Tất cả những bệnh nhân bị lupus ban đỏ mới được phát hiện cần phải được kiểm tra nước tiểu xem có chứa hồng cầu và protein hay không vì viêm thận có thể không có triệu chứng vào những giai đoạn sớm.

* Tim mạch: Viêm màng ngoài tim (túi bao bên ngoài tim) là dạng tổn thương tim thường thấy ở những bệnh nhân lupus. Nó có thể gây đau ngực tương tự như những cơn đau tim. Ngoài ra, có thể hình thành cách mảng sùi ở các van tim gây ra những vấn đề về tim. Xơ vữa động mạch có thể dẫn đến đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim ở những bệnh nhân lupus do phải sử dụng corticoid trong một thời gian dài để điều trị bệnh của mình. Ở một số bệnh nhân lupus, máu động mạch cung cấp cho tay không liên tục do các động mạch bị co thắt, làm cho đầu ngón tay bị tím hay trắng bệch, hiện tượng này được gọi là hội chứng Raynaud. Nó xảy ra khi có những sự kiện tác động lên cảm xúc của bệnh nhân, xuất hiện các cơn đau hay nhiệt độ ngoài trời lạnh.

* Hệ thần kinh: Một số bệnh lý về não và thần kinh, và hội chứng tâm thần cấp tính xuất hiện ở 15% bệnh nhân bị lupus. Những rối loạn thần kinh có thể xảy ra bao gồm co giật, liệt, suy nhược cơ thể nặng, rối loạn tâm thần và đột quỵ. Viêm tủy sống ở bệnh nhân lupus rất nặng hiếm khi xảy ra nhưng có thể dẫn đến liệt. Suy nhược rất thường gặp ở những bệnh nhân lupus. Đôi khi nó trực tiếp do bệnh gây ra, nhưng cũng có thể là do những rối loạn cảm xúc khi phải đối phó với căn bệnh mạn tính này trong một thời gian dài hoặc do tác động của những thuốc được dùng để điều trị bệnh, đặc biệt là prednisone liều cao.

* Phổi: Hơn 50% bệnh nhân bị lupus bị một số dạng bệnh phổi. Viêm màng phổi là bệnh thường gặp nhất. Nó có thể gây ra tình trạng đau ngực, thở nhanh nông, có thể làm nhầm lẫn với tình trạng máu cục trong phổi hay nhiễm trùng phổi. Sự tích tụ dịch ở khoang màng phổi (khoảng trống giữa phổi và thành ngực) cũng có thể xảy ra và được gọi là tràn dịch màng phổi. Viêm phổi cũng có thể gặp ở những bệnh nhân lupus có sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.

* Hệ miễn dịch và máu: Khoảng 50% bệnh nhân lupus bị thiếu máu (giảm số lượng hồng cầu) và hơn phân nửa trong số đó bị giảm tiểu cầu và giảm bạch cầu. Giảm tiểu cầu có thể gây chảy máu và thâm tím ở dưới da, nếu nặng hơn có thể gây xuất huyết nội. Một số bệnh nhân lupus có thể dẫn đến tình trạng hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch (gây viêm tĩnh mạch) hoặc động mạch (gây đột quỵ hay những bệnh lý khác). Tình trạng này thường gặp nhất ở những bệnh nhân có một số tự kháng thể trong máu được gọi là các kháng thể kháng phospholipid. Những bệnh nhân này cần phải dùng thuốc tan huyết (thuốc kháng đông) trong một thời gian dài. Những phụ nữ có những tự kháng thể này có nguy cơ cao bị sẩy thai tự phát (không do yếu tố nào tác động).

* Hệ tiêu hóa: Một số bệnh nhân bị những vết loét không đau ở miệng và mũi tại một số thời điểm nào đó của bệnh. Đau bụng trong lupus có thể do viêm màng bụng, nhiễm trùng ruột hoặc do giảm lượng máu đến nuôi ruột do cục máu đông hoặc viêm các mạch máu đến ruột. Nếu bệnh nhân có nhiều dịch tự do trong bụng, lớp dịch này cũng có thể gây nhiễm trùng và đau dữ dội. Viêm gan cũng có thể xảy ra nhưng hiếm gặp.

* Mắt: Mắt hiếm khi bị ảnh hưởng bởi lupus, ngoại trừ võng mạc. Bệnh nhân lupus thường cần phải được khám mắt định kỳ bởi bác sĩ nhãn khoa nếu đang sử dụng thuốc sốt rét chloroquine hoặc hydroxycholoroquine.

Thuốc điều trị bệnh lupus ban đỏ :

1. Thuốc ức chế miễn dịch

Cyclophosphamid (endoxan) làm giảm triệu chứng protein niệu, giảm creatinin máu, cải thiện các triệu chứng về thận. Thường dùng với liều thấp (100mg/ngày) khác với khi dùng chống thải loại (trong ghép thận), lúc bệnh tương đối ổn định thì chuyển sang dùng loại nhẹ ít độc hơn (azathiopin) sẽ giảm bớt các tác dụng phụ do thuốc gây ra.

Cyclosporin A ức chế chọn lọc trên tế bào lympho T, cải thiện tổn thương nội tạng, đặc biệt là thận. Thường dùng liều thấp (2-4mg/ngày) khác với khi dùng chống thải loại (trong ghép thận) nên giảm bớt độc tính do thuốc gây ra với người bệnh.

Methotrexat làm giảm các tổn thương ở khớp, da, niêm mạc kể các trường hợp dùng glucocorticoid, chống sốt rét chloroquin không đáp ứng.

Mecophenolatmofetyl làm giảm hầu hết các triệu chứng nặng, đặc biệt là các tổn thương ở thận, có tác dụng ngay khi các thuốc khác không đáp ứng. Tác dụng phụ rất ít và nhẹ.

Thalidomid có hiệu quả khi bị các tổn thương da dai dẳng mà các thuốc khác không đáp ứng.

Dapson (diaminodiphenylsulfon) có hiệu quả tốt với các tổn thương da, loét miệng, giảm tiểu cầu, bạch cầu. Chỉ dùng cho người có tổn thương da và máu khi không đáp ứng với các thuốc khác. Liều thường dùng 25 -100mg.

Các thuốc ức chế miễn dịch làm cho người bệnh giảm sức đề kháng, dễ nhiễm khuẩn. Theo cơ chế, chúng ức chế sự tăng miễn dịch (có hại) nên được coi như thuốc đặc trị nhưng lại không phải là chọn lựa đầu tiên mà chỉ dùng khi các thuốc khác không hoặc đáp ứng kém (do tác dụng phụ nói trên và một số độc tính khác). Chọn lựa thuốc căn cứ vào hiệu quả cải thiện triệu chứng với từng cơ quan tổ chức, đồng thời căn cứ vào độ độc (chọn thứ có hiệu quả, ít độc), lúc dùng cần chú ý làm giảm bớt độ độc bằng cách dùng liều vừa đủ, khi bệnh ổn định, chuyển sang dùng một loại nhẹ, ít độc hơn…

2. Thuốc Glucocorticoid

Glucocorticoid còn làm giảm lympho bào, giảm bạch cầu đơn nhân, giảm sự đáp ứng của lympho bào T với interleukin-1, ức chế tăng sinh lympho bào B, làm giảm sinh ra gbulobin miễn dịch (IgG), tạo ra nhân tố hoại tử khối u cytokin, ức chế interferon và TNF, kết quả cuối cùng là giảm viêm và ức chế miễn dịch.

Tùy tình trạng bệnh mà thay đổi liều, dạng dùng hay cách phối hợp thuốc. Trường hợp nhẹ, có thể dùng một mình glucocorticoid hay phối hợp glucocorticoid với thuốc chống sốt rét chloroquin hoặc thuốc giảm đau, kháng viêm. Khi dùng phối hợp liều glucocorticoid bắt đầu với liều thấp. Mục đích làm giảm các triệu chứng nhẹ và ngăn đợt bùng phát cấp tính. Trong trường hợp bệnh vừa, dùng cách phối hợp này nhưng liều glucocorticoid cao hơn. Trường hợp nặng, phối hợp thêm thuốc ức chế miễn dịch nhưng liều glucocorticoid phải giảm.

Khi có tổn thương cơ quan nội tạng nặng, có thể dùng glucocorticoid truyền tĩnh mạch liều cao trong thời gian ngắn. Cách dùng này làm giảm lympho bào rõ rệt hơn (giảm tới 75%, kéo dài hơn tới 48 giờ); giảm sự sinh sản và ức chế sự hoạt hóa lympho bào hơn; làm giảm kéo dài glubolin miễn dịch (IgG) và các phức miễn dịch khác… nên cho hiệu quả tức thời và cao hơn khi dùng dạng uống.

Do thuốc gây ức chế miễn dịch nên làm cho người bệnh giảm sức đề kháng, dễ bị nhiễm khuẩn, biến chứng nhiễm khuẩn nặng có thể tử vong. Có thể gây động kinh, cơn trầm cảm, loạn thần kinh cấp, đau khớp cơ, viêm tụy, loét và xuất huyết đường tiêu hóa… Chỉ dùng phương pháp này khi bệnh gây các tổn thương nội tạng nặng (phổi, thận, tim mạch, máu..). Ví dụ như tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim…

3. Thuốc chống sốt rét chloroquin:

Có tác dụng làm giảm tổn thương khớp, da (sau 3 tuần hay vài tháng). Thường phối hợp với corticoid, hay kháng viêm không steroid, có khi kết hợp thêm thuốc ức chế miễn dịch. Người bệnh thường phải dùng thuốc kéo dài nên chọn dạng hydrochloroquin ít độc hơn.

Thuốc kháng viêm không steroid: Có tác dụng làm giảm triệu chứng viêm, đau. Thường kết hợp với corticoid hoặc có khi kết hợp thêm thuốc chế miễn dịch. Khi kết hợp hiệu quả kháng viêm, giảm đau đạt được tốt hơn.

Hiện trên thị trường có nhiều thuốc trong đó có các thuốc mới làm cho kết quả điều trị Lupus ban đỏ hệ thống tiến bộ nhiều so với trước. Nhưng do thuốc có tính độc, khó dùng trên cơ địa khá phức tạp nên phải thận trọng. Dù là loại thuốc phải kê đơn hay không kê đơn (OTC), dạng uống hay dạng tiêm, nhất thiết phải có sư chỉ định của thầy thuốc.

Theo tài liệu Hội Thấp Khớp Học Việt Nam