Top 5 # Xem Nhiều Nhất Yêu Thương Nhiều Hơn Là Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

”Ở Nhà” Và… Yêu Thương Nhiều Hơn

 Dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp trong thời gian qua đã làm thay đổi nhịp sống của nhiều người, nhiều gia đình. “Hãy ở nhà” là thông điệp được lan tỏa rộng rãi nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh và “ở nhà” cũng là dịp để chúng ta tìm lại những giá trị của cuộc sống vốn bị cuốn đi bởi nhịp sống hối hả thường ngày. 

TIN LIÊN QUAN

”Sống chậm” trong cách cảm tích cực

Thay vì giữ tâm lý lo lắng, hoang mang, buồn chán trong những ngày ở nhà phòng tránh dịch bệnh thì việc hình thành lối sống, suy nghĩ tích cực được xem là một trong những “vũ khí” để đẩy lùi dịch bệnh.

Thay vì giữ tâm lý lo lắng, hoang mang, buồn chán trong những ngày ở nhà phòng tránh dịch bệnh thì việc hình thành lối sống, suy nghĩ tích cực được xem là một trong những “vũ khí” để đẩy lùi dịch bệnh.

* Mỗi ngày chọn một niềm vui

Con ngõ nhỏ thường ngày chị Nguyễn Hồng Lĩnh (P.Long Bình Tân, TP.Biên Hòa) vẫn hay đi qua đã thưa thớt người, cũng không còn cảnh chen chúc mua bán ở chợ chiều. Chồng và các con chị thong thả cùng nhau tưới những chậu cây cảnh trước nhà, điều hiếm thấy của gia đình chị vài tháng trước. Chị Lĩnh chia sẻ, trước đây, vào tầm giờ này vợ chồng chị đang tất bật người đón đứa lớn, người đón đứa nhỏ. Nhiều lúc nấu cơm dọn dẹp xong chồng chị lại phải đi tiếp khách. Ăn xong, con chị đã phải vào bàn học, vợ chồng và các con nhiều khi không có thời gian trò chuyện, hỏi han nhau. “Những ngày này các thành viên trong gia đình mới cảm nhận rõ hơn tình cảm gia đình, những đứa trẻ được quan tâm, gần gũi ba mẹ nhiều hơn. Thay vì đi tiếp khách, chồng tôi dành thời gian rảnh để cùng chơi với con. Tôi thì có thời gian chăm chút cho bữa cơm gia đình, cảm nhận mọi người yêu thương nhau hơn” – chị Lĩnh bộc bạch.

Sau khi có thông báo tạm nghỉ học của trường, Nguyễn Thị Yến (sinh viên đang học tập tại TP.Biên Hòa) bắt xe về Đắk Lắk và bắt đầu những ngày làm nông dân thứ thiệt. Buổi sáng, Yến dậy sớm lên rẫy thu hoạch nông sản cùng ba mẹ. Dưới cái nắng gay gắt tháng ba Tây nguyên, cô cảm nhận rõ giá trị của sức lao động, của những giọt mồ hôi. Yến chia sẻ: “Từ khi nghỉ học vì dịch bệnh, lịch sinh hoạt của tôi đã thay đổi hẳn, sáng dậy sớm lên rẫy phụ ba mẹ thu hoạch vú sữa, chiều lại chở hạt điều về nhà. Tôi còn được mẹ phân công luôn việc cơm nước của cả nhà. Tuy mệt nhưng cảm giác mình thật sự trưởng thành, cảm nhận được giá trị của lao động, của tình thân”.

* Thích nghi, sống tích cực

Dịch bệnh là điều không ai mong muốn và nó đã tạo ra cho con người những thách thức buộc chúng ta phải thích nghi và vượt qua. Mỗi người lại chọn cho mình những việc làm riêng để những ngày ở nhà trở nên ý nghĩa. Khi thể chất và đời sống tinh thần khỏe mạnh thì đó cũng là “liều thuốc” để vượt qua dịch bệnh. Mỗi người có thể dành thời gian để thực hiện những dự định mà thường ngày chưa thể thực hiện; những quan tâm, hỏi thăm đến những người bạn yêu thương; khám phá chân trời mới từ những trang sách, trải nghiệm những món ăn ngon, những giờ phút sum họp gia đình…

Cũng trong những ngày dịch bệnh trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, những người trẻ dường như sống chậm lại để cảm nhận cuộc sống xung quanh, chia sẻ yêu thương nhiều hơn. Chị Nguyễn Thị Thùy Vân (P.Tân Hiệp, TP.Biên Hòa) chia sẻ, khi thực hiện cách ly toàn xã hội cùng với chủ trương tạm dừng phát hành vé số, đời sống của người nghèo, người bán vé số hẳn sẽ rất khó khăn. Với ý nghĩ phải làm gì đó để cùng chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn hơn mình, chị đã vận động và cùng bạn bè trao tặng 1.200 phần quà là nhu yếu phẩm cho những người bán vé số, người già neo đơn, người mắc bệnh hiểm nghèo…

Là HLV yoga, chị Phạm Thị Bích Liễu (ngụ TP.Biên Hòa) dành những ngày nghỉ để hướng dẫn các thành viên trong gia đình cùng tập yoga. Chị Liễu chia sẻ, những ngày này dường như ai cũng sống chậm lại. Sống chậm không phải là lãng phí thời gian mà là sống một cách kỹ lưỡng hơn để cảm nhận được những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đó có thể là ngắm một bông hồng vừa nở sau một đêm thức giấc, là cảm nhận những vết chân chim, sợi tóc bạc của người cha, người mẹ, là tiếng cười của con trẻ… Những thứ đơn giản, bình dị mà đôi khi do cuộc sống hối hả ta thường bỏ qua, đánh mất để rồi phải hối tiếc, trăn trở.

Với chị Liễu, việc cùng các thành viên trong gia đình luyện tập yoga không chỉ giúp cơ thể dẻo dai, nâng cao sức đề kháng mà còn hướng đến sự tĩnh tâm, hình thành lối sống tích cực, giảm đi những lo lắng về dịch bệnh. “Nếu bạn buồn chán, cuộc sống bạn sẽ buồn chán, còn bạn vui vẻ, lạc quan thì ngược lại. Cuộc sống muôn màu, quan trọng là bạn lựa chọn cho mình những niềm vui, làm cho đời sống tinh thần phong phú thì dù có phải ở nhà trong thời gian dài, bạn vẫn không cảm thấy buồn chán” – chị Liễu nói.

Với chị Phạm Thị Phương Nhung, hiện là nhân viên tại một công ty nước ngoài ở TP.Biên Hòa, thời gian nghỉ vì dịch bệnh chính là dịp để chị tự refresh – làm tươi mới bản thân. Trong môi trường làm việc năng động, nhiều áp lực, đôi khi khiến chị cảm thấy ngột ngạt, stress. Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, công ty nơi chị làm việc cho nhân viên tạm nghỉ 1 tuần, chị bắt đầu lên kế hoạch để lấy lại cân bằng cuộc sống.

Chị Phạm Thị Bích Liễu hướng dẫn các thành viên trong gia đình tập yoga nâng cao sức khỏe

“Thời gian nghỉ làm do dịch bệnh có làm bản thân lười biếng, chây ì hay không phụ thuộc vào tinh thần, kế hoạch mà bạn đặt ra cho bản thân. Trước đây do ưa xê dịch nên tôi thích đi du lịch, vừa thư giãn tránh những áp lực cuộc sống vừa nạp thêm năng lượng tích cực. Nay tạm nghỉ làm lại không họp mặt bạn bè nên tôi quyết định dành thời gian để đọc sách, mục tiêu của tôi là khám phá 5 cuốn sách trong 2 tuần tới. Ngoài ra, tôi dành nhiều thời gian để học tiếng Anh trên internet, điều này giúp ích cho tôi rất nhiều khi đi làm trở lại” – chị Nhung bộc bạch.

Hình thành lối sống tích cực cũng là cách mà chị Nguyễn Thị Thúy Hồng, giáo viên Trường tiểu học Trần Quốc Toản (TP.Biên Hòa) lựa chọn trong suốt thời gian nghỉ dạy ở nhà để phòng tránh dịch bệnh. Trong thời gian nghỉ, ngoài duy trì sinh hoạt tổ chuyên môn bằng hình thức trực tuyến, chị dành phần lớn thời gian để soạn bài gửi cho học sinh ôn tập, sửa và chấm bài cho học sinh, trau dồi thêm kiến thức, nghiệp vụ sư phạm. Chị Hồng chia sẻ, ở nhà trong khoảng thời gian dài là điều mà không chỉ trẻ con mà cả người lớn cũng khó để làm quen. Nhiều người tâm sự rằng họ bắt đầu cuồng chân, chán nản. Vậy nên việc hình thành thói quen sống tích cực trong những ngày này rất quan trọng. Để hạn chế trẻ sa đà vào các trò chơi điện tử, quên bài vở thì phụ huynh có thể cùng con hình thành những thói quen lành mạnh như duy trì việc dậy sớm mỗi ngày, tập thể dục, dành thời gian cố định để ôn bài và tìm hiểu thiên nhiên, cùng vui chơi, trò chuyện, nấu ăn…

Thảo Nguyên

“Sống Chậm” Giữa “Bão Dịch” Để Yêu Thương Nhiều Hơn

“Sống chậm” giữa “bão dịch” để yêu thương nhiều hơn

Việc ở nhà để thực hiện việc giãn cách xã hội đã làm đảo lộn không nhỏ cuộc sống của nhiều người dân Hà Tĩnh. Tuy nhiên, họ đã tìm ra cách để có thể điều chỉnh cuộc sống sao cho phù hợp với hoàn cảnh. Ở một khía cạnh nào đó, Covid-19 đang khiến họ hiểu hơn về giá trị hạnh phúc của gia đình và cuộc sống.

Tập luyện thể dục thể thao ngay tại nhà là một trong những thói quen hằng ngày để đảm bảo sức khỏe trong mùa dịch của cô nàng Hạnh Minh

Nguyễn Hạnh Minh (đường Nguyễn Biểu, TP Hà Tĩnh) là một cô gái trẻ năng động và thích hoạt động xã hội. Thời gian cô nàng sinh hoạt ở nhà khá ít ỏi khi công việc trong lĩnh vực du lịch khiến Hạnh Minh thường xuyên phải ra ngoài.

Vào mỗi dịp cuối tuần, cô thường đi chơi, họp nhóm với bạn bè, đi hát, thưởng thức cà phê hoặc xem phim. Thế nhưng, dịch Covid-19 xảy ra khiến Hạnh Minh phải từ bỏ toàn bộ thói quen của mình. Thay vì làm việc, học tập, giải trí mang tính cộng đồng, cô đã quyết định thay đổi bằng các hình thức khác.

Hạnh Minh thường xuyên học online để nâng cao trình độ tiếng Anh

Sau một tuần đầu còn bối rối vì ở nhà quá nhiều thì cô nàng đã quyết định không để cho bản thân nhàn rỗi quá lâu. Hạnh Minh giảm thời gian xem phim xuống, tăng thời lượng học tiếng Anh online, tập thể dục thường xuyên vào bất cứ lúc nào. Ngoài ra, với khả năng chụp ảnh, quay phim của mình, cô thường xuyên đăng tải chúng lên mạng xã hội chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè.

“Cách ly với xã hội thật ra cũng không có gì quá khó nếu bạn biết cân đối thời gian với mục đích sống của mình. “Kỳ nghỉ” này giúp tôi tích lũy được thêm nhiều điều mới mẻ để sẵn sàng cho ngày trở lại”- Hạnh Minh chia sẻ.

Cách ly xã hội giúp anh Lê Thanh Bình có thêm thời gian chăm sóc, ở cạnh con

Chị Bùi Trâm (đường Nguyễn Văn Giai, TP Hà Tĩnh) cũng đang cảm nhận rất rõ về sự đổi thay trong gia đình khi dịch Covid-19 bùng phát. Trước đây, do đặc thù công việc thường phải trực đêm tại đơn vị khiến hai vợ chồng chị ở cạnh con không nhiều. Tuy nhiên, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, dù vẫn phải đi làm nhưng vợ chồng đều cân đối để ở bên con nhiều hơn.

Bố thì có thời gian tập xe đạp cho con trai, mẹ thì tìm tòi những công thức để chế biến món ăn mới cầu kỳ hay đơn giản chỉ là cả gia đình cùng đón ngày mới mà không phải chờ đến cuối tuần.

…còn chị Trâm cũng có dịp để tìm tòi những món ăn mới cho các thành viên trong gia đình

Những bữa cơm gia đình bây giờ đã đầy đủ các thành viên, không còn cảnh chờ đợi như trước. Cả nhà vừa ăn vừa theo dõi thời sự ở tivi, xem tin tức về diễn biến của dịch bệnh… rồi cùng nhắc nhở nhau “phải cẩn thận, chú ý rửa sạch tay bằng xà phòng, hạn chế ra đường, ra đường phải đeo khẩu trang”…

2 tuần cách ly xã hội để mỗi chúng ta bảo vệ sức khỏe và tận hưởng những khoảnh khắc ý nghĩa bên gia đình thân yêu

Chị Trâm chia sẻ: “Ngoài những ngày làm việc ở cơ quan và ra ngoài mua nhu yếu phẩm, thời gian chủ yếu của tôi là ở nhà chăm lo cho con cái và gia đình. 14 ngày cách ly dài hay ngắn là tùy theo suy nghĩ của mỗi người thôi.

Đối với tôi thì đây là khoảng thời gian “nạp năng lượng” nên sẽ rất tuyệt nếu chúng ta tìm thấy những điều tích cực ở chúng. Vì vậy, mỗi người hãy ý thức việc cách ly xã hội bằng cách ở nhà và tận hưởng những phút giây cạnh gia đình mình nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người yêu quý”.

Tình yêu đến từ những điều giản dị

Khẩu hiệu giản dị của Việt Nam trong mùa dịch Covid-19 là “Ở nhà là yêu nước”, những ngày này, người dân triệt để thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, rất nhiều người, đặc biệt là các thành viên trong mỗi gia đình cho rằng thực hiện cách ly khiến họ trở nên “sống chậm” lại, lắng nghe bản thân mình cũng như thấu hiểu hơn tình cảm của người thân trong gia đình hơn.

Anh Lê Khánh Thành cùng con chuẩn bị bữa cơm cho cả gia đình

Anh Lê Khánh Thành (SN 1980, phường Bắc Hồng, TX Hồng Lĩnh) chia sẻ: “Thời điểm này chúng ta đều có cơ hội quan tâm gia đình cũng như chăm sóc bản thân nhiều hơn. Thay vì những cuộc nhậu triền miên với đối tác và đồng nghiệp ngoài xã hội tôi cùng vợ nấu cơm, cùng chơi đùa với con, cùng tâm sự với nhau những chuyện mà trước kia vì bận rộn chẳng bao giờ có thể chia sẻ… Sống chậm lại và thư giãn để phòng chống dịch giúp cho mình cảm nhận hơn được những giá trị của hạnh phúc gia đình”.

Dạo quanh các trang cá nhân trên facebook, zalo… sẽ thấy rất nhiều hình ảnh ấm áp của các gia đình quây quần bên nhau trong các bữa cơm. Những bữa cơm đó có thể không thịnh soạn, nhưng nhìn vào đó sẽ thấy bàn tay của người vợ, người chồng đã cùng chia công việc gia đình, cùng nhau làm bếp…

Chị Nguyễn Như Ngọc (SN 1988, phường Hưng Trí, TX Kỳ Anh) chia sẻ: “Trước đây, vợ chồng tôi thường rất ít nấu cơm, chồng thì hay bận tiếp khách không về ăn tối, các con ăn học bán trú, còn tôi thì ăn trưa tại cơ quan, nên thời gian được ngồi chung mâm cơm để quây quần trò chuyện rất ít. Bây giờ, khi ngày 3 bữa được nấu ăn cho những người mình yêu thương, có chồng và con bên cạnh, cảm thấy thật ấm áp. Cái không khí ấm áp của gia đình mà mỗi một người phụ nữ luôn muốn có, chỉ giản dị thế thôi…”.

Ngân Giang – Thu Trang

Nghị Luận Xã Hội Sống Chậm Lại, Nghĩ Khác Đi, Yêu Thương Nhiều Hơn.

– Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận và trích dẫn câu nói.

– Sống chậm lại là để cảm nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống, để nghĩ về cuộc sống và người xung quanh nhiều hơn, để đừng lướt qua nhau một cách vội vã, để lấy lại cân bằng trong cuộc sống, cho ta khoảng lặng để rút ra kinh nghiệm từ những thất bại và hi vọng cho tương lai, giúp tâm hồn mỗi người trẻ tuổi trở nên thâm trầm, sâu sắc, chín chắn và irưởng thành hơn (dẫn chứng).

+ Suy nghĩ khác đi là biết cách nhìn nhận, đánh giá, lựa chọn những lối đi riêng, có thể hiểu là những lối suy nghĩ tích cực, vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn để không rơi vào chán nản tuyệt vọng, biết lắng nghe lòng mình (dẫn chứng).

+ Yêu thương nhiều hơn là biết nghĩ, biết quan tâm chăm sóc và hướng tới người khác nhiều hơn, biến mình trở thành người nhân hậu, cao cả, lớn lao hơn; biết sống vị tha, bao dung, sẻ chia và làm cho cuộc sống tốt đẹp (dẫn chứng).

– Sống chậm không có nghĩa là chậm chạp, lạc hậu mà là sống một cách kĩ lưỡng, tránh những ồn ào, hỗn tạp, a dua, ăn theo; tránh sống gấp, sống ẩu, sống vì những mục đích hiện sinh tầm thường.

– Suy nghĩ khác không phải là những cách suy nghĩ, cách nhìn lập dị, quái đản, “bệnh hoạn” mà phải là những suy nghĩ đem lại sự sống cho bản thân, có sắc thái tích cực và có ích, đem lại những điều ý nghĩa, lớn lao cho cuộc sống, xã hội.

– Yêu thương nhiều hơn: cho đi nhiều hơn thì ta lại được nhận về nhiều hơn. – Phê phán lối sống thực dụng, cá nhân, cơ hội, sống thử, sống gấp, thờ ơ, vô cảm trong một bộ phận tuổi trẻ hiện nay.

– Khẳng định ý nghĩa câu nói, liên hệ phương hướng phấn đấu của bản thân.

Bài làm tham khảo

Cuộc sống là một trường đua và thì giờ là vàng, là bạc. Nhưng con người không phải là một cỗ máy vô cảm, con người có tâm hồn được tạo nên từ vô vàn những mảng màu, những cung bậc cảm xúc nối tiếp nhau: buồn – vui, thất vọng – hi vọng, chán nản – hạnh phúc, khinh ghét – yêu thương… Giữa những nốt bổng và nốt trầm, giữa lúc vui mà không mải mê, chủ quan, ta có những “nốt lặng”. Nốt lặng đó không vang thành lời, nó cho con người, cho tuổi trẻ thời gian để “Sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn”. Dù là một giây, một phút thôi nhưng nó nạp cho ta năng lượng sống cả cuộc đời.

Ta nên sống – chậm – lại… vẫn biết xã hội đang phát triển một cách chóng mặt, thời gian được rút ngắn một cách tối đa: trồng trọt, sản xuất thì rút ngắn thời gian thu hoạch để một năm có thể xen gối thâm canh thêm mấy vụ nữa; máy móc công nghiệp cũng được cải tạo với công suất nhanh nhất, internet được nâng cấp với tốc độ lan truyền đến chóng mặt. Cuộc sống buộc con người phải đi theo guồng quay đó, ai làm khác là tụt hậu. Phải chăng đó làm nguyên nhân gây nên mặt trái xã hội với lượng người bị trầm cảm, u uất, rối loạn tâm lí ngày càng nhiều, hay với lớp trẻ tình trạng “sống thử”, “sống vội”, “sống sơ sài” diễn ra như một định hướng chung. Sống chậm là để cảm nhận những gì tốt đẹp trong cuộc sống. Ta hãy dành chút ít thời gian tĩnh tại để ngắm nhìn một bông hoa đẹp, nghe tiếng chim đang ríu rít, lặng mình trong một bản nhạc cổ điển, hít thở và ngắm nhìn trời xanh… Tâm hồn con người như một mảnh đất, nếu không có những nguồn nước mát lành ấy tưới tắm, thì đất sao màu mỡ và những mầm xanh bé bỏng sao vươn lên tươi tốt được? Sống chậm còn là để dành thời gian nghĩ về cuộc sống và những người xung quanh. Sống chậm lại còn là để lấy lại cân bằng trong cuộc sống. Một chút lặng lẽ, riêng tư cho chính mình để nghĩ về những gì đã qua, những gì sắp tới, những gì được mất. Sống chậm không phải là lãng phí thời gian mà là trân trọng thời gian, quý trọng những kí ức, những kỉ niệm, quý những gì đã mất như món đồ chơi, chiếc răng sữa thuở ấu thơ… cho đến những gì to tát hơn sau này.

Một chút sống chậm để biết quý giá “món quà” hiện tại. Sống chậm cho ta khoảng lặng để rút ra kinh nghiệm từ những thất bại và thêm niềm hi vọng cho tương lai. Tâm hồn mỗi người trẻ tuổi sẽ trở nên thâm trầm, sâu sắc, chín chắn và trưởng thành hơn. Sống chậm như vậy, không có nghĩa là chậm chạp, lạc hậu mà là sống một cách kĩ lưỡng, tránh những ồn ào, hỗn tạp, a dua, ăn theo; Trong cuộc bàn luận gần đây về những thay đổi trong cách nghĩ, lối sống của thế hệ trẻ, người ta chỉ ra rằng một trong những khuyết điểm lớn nhất của thế hệ 8X, 9X … là sống một cách công thức, thiếu sáng tạo và tự giới hạn năng lực, khả năng của mình. Tuổi trẻ ngày nay sợ gặp thất bại và không biết đương đầu với thất bại như thế nào. Vì vậy cần: suy – nghĩ – khác – đi… Trong những năm gần đây, có một hiện tượng đang trở thành xu hướng của giới trẻ châu Á và cả Việt Nam: thanh niên mỗi lần rơi vào bế tắc, tuyệt vọng do thi trượt đại học, bố mẹ li hôn, sức ép học lập căng thẳng hay vì một lí do riêng mà bị nhiều người xa lánh… thường quẫn trí mà tự tử. Đáng sợ hơn nữa còn có những vụ tự tử tập thể, tự tử nhóm băng nhiều hình thức khác và vì những lí do không đáng. Trong những trường hợp này thì cách suy nghĩ khác, tích cực, lạc quan và hướng lới những gì tốt đẹp là phương thuốc hữu hiệu nhất giúp chữa lành những vết thương, giúp con người tự tin, có nghị lực để sống tiếp. Cần yêu thương nhiều hơn vì yêu thương vốn là cái gốc của nhân loại. Yêu thương và đoàn kết là nền tảng để một dân tộc cùng sống và phát triển bao đời nay. Yêu thương nhiều hơn là biết nghĩ, biết quan tâm chăm sóc và hướng tới người khác nhiều hơn.

Đó là một ánh nhìn, một nụ cười, một hành động và lời nói quan tâm giúp cha mẹ bớt mệt nhọc hơn sau một ngày lao động vất vả. Đó là cử chỉ ân cần trìu mến với những người đang gặp khó khăn. Đó là sự lo lắng, sốt ruột, thương xót khi “khúc ruột miền Trung” đang ngập trong biển nước… Yêu thương nhiều biến con người trở thành người nhân hậu, cao cả, lớn lao hơn. Khi yêu thương nhiều hơn tức là cho đi nhiều hơn thì ta lại được nhận về nhiều hơn. sống với những người xung quanh bằng sự chân thành, ta sẽ nhận lại được những tình cảm quý trọng thương yêu, sự thành thật từ những người bạn… Yêu thương nhiều hơn còn là sống vị tha, bao dung, biết sẻ chia và làm cho cuộc sống tốt đẹp. “Sống chậm”, “suy nghĩ khác” và “yêu thương nhiều hơn” là ba mặt biện chứng của một vấn đề. Sống chậm thực chất là thời gian con người suy nghĩ, mài nhọn các giác quan nhạy bén và thành lập tư duy sáng tạo, tích cực sống chậm còn là lúc con người được thảnh thơi, yêu thương, trân trọng những người xung quanh. Nhưng cũng chớ đánh đồng sống chậm là trái nghịch “vội vàng” của thi sĩ Xuân Diệu. Thi sĩ sống vội vàng là sống hết mình một cách tận độ, sống sao cho có ý nghĩa nhất. Vậy nên tuổi trẻ phải vừa biết sống chậm để rèn luyện sự chín chắn, trưởng thành, vừa phải biết sống “vội vàng”,linh hoạt và hết mình.

Hãy Học Cách Yêu Thương Bản Thân Nhiều Hơn, Vì Bạn Chỉ Có Một Trên Đời

Đã có ai nói với bạn người khác sẽ đối xử với bạn như cách bạn đối xử với bản thân bạn chưa? Lúc nào trong đầu cũng có ý nghĩ “mình không phải người quan trọng”, “mình không xứng” thì người khác chỉ còn cách toại nguyện cho bạn thôi.

Trong quyển sách Đời thay đổi khi ta thay đổi của tác giả Andrew Matthews có viết: “Yêu bản thân làm cho chúng ta tôn trọng mong ước của chúng ta cũng như của người khác hơn. Có nghĩa là chúng ta có thể cảm thấy tự hào về bản thân mình, về những cái mình đạt được mà không cần nói cho tất cả mọi người biết và chấp nhận những thiếu sót của mình để cải thiện bản thân. Một tình yêu bản thân lành mạnh sẽ không bắt buộc chúng ta phải giải thích vì sao chúng ta đi du lịch, hay phải mua giày mới, hoặc chiều chuộng bản thân mình từng chút. Chúng ta cảm thấy thoải mái khi làm việc này việc kia làm cho đời sống chúng ta tốt đẹp hơn.”

Tình yêu bản thân là xuất phát điểm đầu tiên để bạn có thể yêu thương những người xung quanh mình. Người yêu thương bản thân nhận ra giá trị của mình trong cuộc sống, họ nhận ra bản thân xứng đáng được trân trọng vì thế họ trở nên tự tin hơn và có thái độ tích cực với mọi thứ xung quanh. Hãy thử tưởng tượng một đứa bé bạn quen biết, ngày nọ bạn nhìn thấy đứa bé đó bị người khác hắt hủi, vùi dập nhưng nó không có khả năng tự bảo vệ mình mà chỉ đứng thu mình mặc kệ người khác mắng chửi vì nó nghĩ mình xứng đáng phải gánh chịu những chuyện như vậy, lúc đó bạn nghĩ thế nào?

Vâng, đứa trẻ đó chính là bạn nếu bạn không biết tự yêu thương bản thân. Nếu bạn nghĩ rằng mình là người không quan trọng, là người dở tệ với đủ mọi tật xấu, là người không đáng được yêu thương,… chính lúc đó bạn sẽ thu mình lại, tự tạo cho bản thân vỏ bọc ngăn cách với thế giới xung quanh để tránh bị tổn thương thêm nữa, nhưng thật ra tất cả những điều đó là do ảnh hưởng bởi suy nghĩ bản thân không đáng được trân trọng đó. Bạn trở nên tự ti, sống gượng ép, không dám yêu thương ai và cũng không cho phép người khác yêu bạn vì bạn không thể mở lòng, nghĩ rằng mình bị xem thường. Bạn không thể hạn chế bản thân mình mãi như thế được, hãy bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân và cho chính bạn một cơ hội để thay đổi!

Thật ra không ai có quyền tổn thương bạn nếu không có sự đồng ý của bạn, chính bạn còn không yêu bản thân thì còn hy vọng ai yêu thương giùm bạn đây? Vậy nên bắt đầu từ giờ phải sống khác để trở thành một con người hoàn toàn mới nào. Yêu bản thân giúp bạn biết cách yêu thương người khác một cách chân thật, đồng thời yêu bản thân giúp bạn nhận ra giá trị của mình, từ đó “đánh bay” sự tự ti và trở nên tự tin hơn, quyến rũ hơn. Bạn cho phép mình một chút hưởng thụ, một chút yêu thương và bảo vệ, và rồi cuộc sống sẽ trở nên tích cực hơn bạn biết đấy!

Bạn nên hiểu rằng chỉ khi người khác thấy bạn đáng trân trọng thì họ mới trân trọng bạn. Yêu lấy chính mình cũng là cách làm tăng giá trị của bản thân. Ai cũng sẽ bị thu hút bởi một ai đó mà họ không thể nào hiểu được. Đừng dành tặng hết cho nhau, hãy giữ lại, và làm giàu thêm. Biến chính mình thành một cuốn sách bí ẩn với họ. Để họ có đọc cả đời cũng không hết. Rồi một ngày người ấy sẽ nhận ra, họ yêu bạn là đúng đắn. Bởi bạn thật tuyệt vời và thú vị!

Ảnh: Pinterest