Top 5 # Xem Nhiều Nhất Yolksac Có Nghĩa Là Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Thai Có Yolksac Nghĩa Là Gì? Vai Trò Của Yolksac Với Thai Kỳ?

Nhiều bà mẹ mang thai còn khá lạ lẫm khi nghe cụm từ Yolksac. Vậy thai có Yolksac là gì? Yolksac có vai trò ra sao? Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Hiểu, thai có yolksac là gì?

Yolksac hay còn được gọi là túi noãn hoàng. Nó chính là cấu trúc đầu tiên của thai nhi để chuẩn bị cho quá trình hình thành phôi thai về sau.

Thông thường, vào tuần thứ 5 của thai kỳ, thông qua siêu âm có thể phát hiện túi noãn hoàng. Khi nhau thai chưa hoạt động, Yolksac có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho phôi thai trong suốt giai đoạn phát triển đầu tiên này.

Vậy, thai có yolksac là gì thì chính là thai có túi noãn hoàng.

Vị trí của Yolksac nằm ở đâu?

Yolksac được phát sinh từ nội bì phôi và được bọc bởi lá tạng trung bình. Trong quá trình phát triển của phôi thai, nội bì dần dần cuộn lại thành ruột nguyên thủy và sau đó mở rộng thành yolksac hay túi noãn hoàng. Khi túi ối hình thành và phát triển, các túi noãn hoàng lúc này sẽ bị chèn ép và thông với ruột qua cuống noãn hoàng.

Kích thước của yolksac không lớn, nó khoảng 5.6mm trong suốt từ tuần thứ 5 – 10 của thai kỳ.

Đồng thời, do đảm nhiệm chức năng nuôi dưỡng thai nhi nên túi noãn hoàng cũng chỉ tồn tại trong khoảng thời gian đầu của thai kỳ. Nó đóng vai trò trong việc tạo huyết, phát triển mạch. Về sau, khi nhau thai hình thành và đảm đương nhiệm vụ của mình thì nó sẽ dần tiêu biến.

Túi thai không có Yolksac thì có nguy hiểm không?

Bạn đã nắm được thai có yolksac là gì, vậy, nếu một túi thai không có sự xuất hiện của yolksac thì có nguy hiểm không? Tầm quan trọng của bộ phận này?

Như đã nói, yolksac sẽ đảm nhận vai trò cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi trong giai đoạn đầu của sự phát triển và về sau khi có nhau thai thì sẽ tự biến mất. Nhưng, trong một số trường hợp yolksac bị dày bất thường thì chị em cần phải hết sức lưu ý:

– Yolksac dày thì tình trạng hoàn toàn bình thường và không có gì nguy hiểm.

– Nếu yolksac dày hơn bình thường một chút thì tỉ lệ bình thường là 93%.

Tuy nhiên, thông qua siêu âm cần phải phân biệt yolksac dày và to.

– Nếu kích thước của yolksac to hơn 5.6mm thì rất có khả năng thai phụ sẽ phải đối mặt với những hậu quả đáng tiếc trong thai kỳ, nguy cơ sảy thai cao.

– Để có thể xác định kích thước của yolksac chỉ có một phương pháp duy nhất chính là siêu âm. Nếu nhận thấy những bất thường như trong túi thai không có yolksac thì các bác sĩ sẽ lên phương án xử lý nhanh chóng, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ.

Thai có yolksac nhưng chưa có phôi thì có làm sao không?

Thông thường sẽ mất khoảng 1 – 2 tháng để yolksac có thể phát triển thành phôi thai và đối với từng mẹ, thời gian này cũng có sự chênh lệch nhất định.

Theo sự phát triển bình thường của thai nhi, vào tuần thứ 6 – 7 phôi thai và ti m thai được hình thành. Thông qua máy siêu âm cũng chỉ có thể quan sát được khi phôi thai 5mm và phôi 2mm trở lên.

Siêu Âm Có Yolksac Là Gì Và Những Thông Tin Mẹ Bầu Cần Biết

1. Định nghĩa về Yolksac

Chị em có thể yên tâm khi bác sĩ thông báo siêu âm thai thấy Yolksac, bởi đây là hiện tượng bình thường trong thai kỳ. Yolksac còn có tên gọi khác là túi noãn hoàng. Nó được coi là cấu trúc hoàn chỉnh đầu tiên của em bé và sự xuất hiện của Yolksac là để chuẩn bị cho quá trình hình thành nhau thai sau này.

Yolksac thực tế chính là túi noãn hoàng trong thai kỳ

Trứng của mẹ và tinh trùng của bố khi gặp nhau sẽ tạo thành phôi thai. Phôi này có nhiệm vụ vào tử cung của người mẹ để làm tổ bên trong. Thời điểm này chính là lúc túi noãn hoàng được hình thành. Các mẹ hoàn toàn có thể quan sát được túi noãn hoàng (Yolksac) thông qua phương pháp siêu âm. Dù vậy thì kích thước của Yolksac tương đối nhỏ, chỉ khoảng hạt vừng.

Yolksac cấu tạo từ các nội bì thuộc phôi thai, lúc này nhau thai chưa được hình thành nên nó chứa các protein cần thiết để giúp tạo thành các tế bào cơ bản đầu tiên của em bé. Dần dần về sau túi ối và phôi thai sẽ cùng phát triển và Yolksac lúc này tự động thoái triển. Túi noãn hoàng sẽ biến thành cuống noãn hoàng và biến mất để nhau thai thế chỗ cho mình.

2. Hiện tượng siêu âm có Yolksac là gì?

Thường vào khoảng tuần thứ 5 của thai kỳ, mẹ sẽ phát hiện được Yolksac khi đi siêu âm. Tuy nhiên điều này thường sẽ khiến mẹ lo lắng vì có thể vẫn chưa thấy phôi thai hoặc tim thai. Thực chất đây là một dấu hiệu vui mừng đầu tiên. Vậy chính xác thì tin vui khi siêu âm có Yolksac là gì? Đó chính là dấu hiệu báo thai nhi đã vào đến tử cung của mẹ thành công, mẹ bầu không còn phải lo bị các trường hợp thai ngoài tử cung, ngoài dạ con nữa. Việc có Yolksac cũng thể hiện khả năng phát triển phôi thai bình thường.

Mẹ có thể thấy Yolksac khi siêu âm khi thai đạt khoảng 5 tuần tuổi

Thông qua hình ảnh siêu âm mẹ bầu sẽ nhận thấy một túi nhỏ, có thể đã có bờ rõ nét. Đây chính là Yolksac. Lúc này phôi thai có thể đã hình thành hoặc chuẩn bị hình thành.

3. Siêu âm thấy Yolksac mà chưa thấy phôi thai hoặc tim thai có nguy hiểm không?

Việc siêu âm thấy phôi thai hoặc tim thai hay chưa hoàn toàn phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe của mẹ bầu cũng như sự tự phát triển của thai. Vì vậy mà vào thời điểm tuần thứ 5, tức là lúc mẹ nhìn thấy Yolksac thì việc chưa thấy phôi thai là hoàn toàn bình thường. Lúc này phôi thai có thể đang trong giai đoạn chuẩn bị hình thành hoặc đã hình thành nhưng còn quá nhỏ nên siêu âm chưa nhìn rõ được. Hiện nay phôi thai cần trên 2mm thì siêu âm mới phát hiện được.

Các mẹ bầu cũng nên chú ý đến hiện tượng siêu âm có Yolksac vì không phải trường hợp nào cũng thể hiện thai kỳ bình thường. Thông thường khi phát hiện Yolksac lúc siêu âm bác sĩ cần kiểm tra kĩ kích thước của túi noãn hoàng. Từ đó bác sĩ có thể giúp mẹ bầu đưa ra chẩn đoán chính xác xem sức khỏe của mẹ và bé có đang ở ngưỡng an toàn hay không.

Túi noãn hoàng thường chỉ dày dưới 5mm. Túi càng dày thì tỷ lệ hình thành phôi thai bình thường lại càng thấp. Trong trường hợp túi dày hơn 5mm thì khả năng cao mẹ bầu sẽ gặp các biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Tỷ lệ sảy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên là cực kỳ cao.

Nếu mẹ bầu đang thuộc trường hợp có túi noãn hoàng và nó dày hơn mức cho phép thì bác sĩ chuyên khoa sẽ hỗ trợ mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe. Mẹ có thể sẽ được chỉ định thực hiện thêm các biện pháp can thiệp từ bên ngoài để giữ thai.

5. Các lưu ý khi siêu âm có Yolksac là gì?

Đi khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ

Thời điểm mẹ đang có Yolksac mà chưa thấy rõ được phôi thai hoặc tim thai là giai đoạn khá nhạy cảm. Bà bầu lúc này cần được theo dõi sức khỏe thường xuyên để phát hiện các bất thường thai kỳ kịp thời.

Có thể mẹ sẽ cần gặp bác sĩ chuyên khoa một tuần một lần để bác sĩ theo dõi sát sự phát triển của phôi thai cũng như sức khỏe cho mẹ. Đến khi tim thai của con đã nghe rõ thì mẹ có thể đổi sang lịch siêu âm định kỳ mỗi tháng.

Khi thai mới chỉ có Yolksac mẹ nên đến bệnh viện siêu âm theo đúng lịch hẹn của bác sĩ

Có chế độ ăn và sinh hoạt khoa học

Tam cá nguyệt đầu tiên luôn là khoảng thời gian mẹ và bé cần được chăm sóc kỹ càng nhất. Vậy chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học cho mẹ khi siêu âm có Yolksac là gì?

Mẹ nên làm việc điều độ, tránh tuyệt đối việc leo cầu thang hoặc làm việc nặng. Cần ngủ đủ giấc và có kết hợp nghỉ trưa. Các loại hóa chất độc hại cần được dọn ra khỏi không gian sinh hoạt của hai mẹ con.

Mẹ cũng nên nạp nhiều sắt từ các thực phẩm như thịt đỏ, yến mạch,… Váng sữa hay sữa chua, sữa tươi ít đường cũng được đánh giá là cực kỳ cần thiết cho mẹ trong khoảng thời gian này.

Crush Có Nghĩa Là Gì

Written by vinhdlp in Accueil on

Crush có nghĩa là gì? Giới trẻ gọi Crush là gì trên Facebook là câu hỏi của rất nhiều người.. Hôm nay http://vinhdlp.eklablog.com/ xin giải thích cho các bạn hiểu rõ hơn…

Crush là gì?

Trong từ điển tiếng anh, danh từ ‘crush’ chỉ sự nghiến, đè nát một vật nào đó. Đồng thời, ‘crush’ cũng là động từ, chỉ hành động nghiền nát…. Nhưng hiện nay, giới trẻ thường dùng từ ‘crush’ với một ý nghĩa hoàn toàn khác và mang sắc thái đáng yêu hơn. Đó là chỉ việc thích một ai đó. Khi ai đó nói: ‘Tớ đang crush anh/chị/bạn/em đấy’ hoặc ‘Tớ có crush rồi, ahihi’, thì tức là họ đang thích một ai đó.

– Những stt hay cực chất về hoa hướng dương

– Giải thích nghĩa của từ Tha thu có nghĩa là gì

– Nằm ngủ mơ thấy ma thì đánh con gì

Cùng với sự phát triển nhanh chòng của Công nghệ thông tin và các mạng xã hội, giới trẻ hiện nay có xu hướng sử dụng 1 từ tiếng Anh thường xuyên và thay thế cho 1 khái niệm trong tiếng Việt. Mặt khác lại không dịch nó ra tiếng Việt mà dùng ngay từ tiếng Anh này. Nếu bạn mới tiếp xúc với từ này trong 1 ngữ cảnh cụ thể, mà không biết được nghĩa của nó thì không thể nắm bắt được thông tin mà người nói muốn thể hiện.

Tuy nhiên, ý nghĩa của từ ‘crush’ có khác gì ‘like’, ‘love’ không? Đương nhiên là có rồi. ‘Crush’ nhấn mạnh vào cảm xúc của người nói dành cho đối phương. Tình cảm đó có thể được đáp lại hoặc không. Đó có thể là việc ‘thầm yêu trộm nhớ’, chuyện tình kéo dài đôi ba năm nhưng cũng có thể chỉ là chút ‘cảm nắng’ chưa đầy một tuần.

‘Crush’ có hàm nghĩa linh hoạt hơn ‘like’ và ‘love’ và đương nhiên ‘sức hủy diệt’ của nó cũng lớn hơn. Thật buồn khi bạn ‘crush’ ai đó mà đối phương lại chẳng hề hay biết hoặc không quan tâm đến tình cảm của bạn. Đấy là lý do từ này còn có nghĩa là nghiền nát, làm bầm dập (trái tim), tức là chỉ ai đó đang yêu đơn phương.

Bạn ‘Crush’ được những ai?

Từ ‘crush’ hiện nay được dùng khá phổ biến trong đối tượng trong thế hệ Z (những người sinh trong khoảng thời gian 1995-2010). Như đã nói ở trên, crush có thể đơn giản là bạn đang ‘cảm nắng’ hoặc bạn đã thực sự ‘phải lòng’ ai đó.

Alleluia Có Nghĩa Là Gì?

Alleluia là một thành ngữ gốc Do thái, ghép bởi hai từ hallelu (hãy ngợi khen, động từ hillel) và jah (Giavê, Thiên Chúa). Như vậy, alleluia có nghĩa là hãy ngợi khen Chúa. Nên biết là bản dịch Kinh thánh sang tiếng Hy lạp và tiếng Latinh đã để nguyên văn Do thái chứ không dịch nghĩa ( aineite ton Kyrion; laudate Dominum) cũng tựa như đối với từ ngữ Amen. Cả hai tiếng Amen và Alleluia đều là công thức phụng vụ. Amen khẳng định niềm xác tín, chấp nhận lời Chúa; Alleluia mang tính cách tôn vinh chúc tụng.

Thật khó biết được công thức Alleluia được sử dụng từ hồi nào. Điều đáng ghi nhận hơn cả là Alleluia gặp thấy trong một số thánh vịnh, được đặt tên là những thánh vịnh Hallel (từ 113-118, theo lối đánh số của bản Do thái). Một nhận xét khác là nói chung alleluia thường được đặt ở đầu các thánh vịnh vừa nói, nhưng có khi ở cuối thánh vịnh (các tv 115; 117), có khi cả ở đầu cả ở cuối (thí dụ 113). Ngoài ra, alleluia cũng gặp thấy kể cả bên ngoài loạt các thánh vịnh Hallel (chẳng hạn các thánh vịnh 105-106; 111-112; 135-136; và nhất là sáu thánh vịnh cuối cùng, từ 146 đến 150). Có lẽ người Do thái còn hát Alleluia vào các dịp khác nữa chứ không hẳn là lúc đọc thánh vịnh, như ta thấy nói đến ở sách Tôbia (13,18) : Các cửa thành vang tiếng ca hoan hỷ, mọi nhà sẽ cùng hát : alleluia, chúc tụng Thiên Chúa là Đấng Israel tôn thờ !

Sang giai đoạn hai (nghĩa là Hội thánh tiên khởi), rất có thể các tín đồ gốc Do thái cũng hát các thánh vịnh Hallel vào lúc cử hành Thánh thể, vì muốn lặp lại cử chỉ của Chúa Giêsu. Dù sao, trong Tân ước, ta thấy lời chúc tụng Alleluia xuất hiện trong một bối cảnh khác, đó là bài ca khải hoàn trên thiên quốc được ghi lại trong sách Khải huyền chương 19. Lời Alleluia được vang lên 4 lần như điệp khúc (câu 1.3.4.6). Thật khó mà xác định được đây chỉ là một thị kiến của thánh Gioan, hay là phản ánh của một buổi cử hành phụng vụ Kitô giáo. Dù sao thì ngày nay, đoạn văn này trở thành thánh ca giờ kinh chiều Chúa nhật ngoài mùa chay.

Dựa theo sự nghiên cứu của cha Martimort, từ thế kỷ IV, alleluia đã được hát trong thánh lễ ở nghi thức rước sách Phúc âm. Việc công bố Phúc âm tượng trưng Chúa Kitô hiện diện giữa cộng đoàn để giảng dạy. Vì thế mọi người đứng lên chăm chú lắng nghe. Do đó, việc rước sách Phúc âm được kèm theo nhiều nghi thức long trọng, với các giúp lễ cầm đèn, xông hương, đang khi cộng đoàn tung hô alleluia. Ra như phụng vụ muốn diễn tả lại nghi thức nhân dân thành phố Giêrusalem đón rước đức Giêsu vào thành, và nhất là đoàn rước trên thiên quốc được mô tả trong sách Khải huyền. Lời chúc tụng alleluia được đệm thêm với những câu thánh vịnh hoặc những đoạn Kinh thánh, tạo nên một bài ca. Tập tục này còn được lưu giữ trong phụng vụ ngày nay, bên Tây phương cũng như bên Đông phương. Dần dần, ngoài lời chúc tụng trước khi đọc Phúc âm, alleluia cũng được thêm vào các bài ca nhập lễ, ca hiệp lễ nữa.

Đúng vậy, ta phải chúc tụng Chúa luôn luôn, mọi nơi mọi lúc. Đó cũng là quan niệm của Phụng vụ bên các Giáo hội Đông phương: họ hát alleluia quanh năm. Nhưng bên Tây phương thì lại khác. Tại sao vậy? Các sử gia đưa ra giả thuyết như sau: mặc dù trong nguyên ngữ Do thái alleluia chỉ có nghĩa là hãy chúc tụng Chúa, nhưng khi được chuyển sang văn hóa Latinh thì nó mang một sắc thái khác, đó là nó biểu lộ sự vui mừng. Tại Rôma cho đến thế kỷ V, alleluia chỉ được hát vào lễ Phục sinh hoặc tối đa là cho đến hết mùa Phục sinh. Tập tục này cũng được áp dụng ở Bắc Phi, như ta thấy ở các bài giảng của thánh Âutinh. Mùa chay là thời đền tội, và các tín hữu quỳ gối khi cầu nguyện; còn mùa Phục sinh là thời kỳ hoan hỉ, và các tín hữu đứng khi đọc kinh, miệng hát alleluia. Đang khi đó, các nơi khác bên Tây phương không biết đến tập tục đó, và họ hát alleluia quanh năm cũng y như bên Đông phương. Nhưng khoảng cuối thế kỷ VIII, tập tục Rôma thắng thế, alleluia được dành cho mùa Phục sinh, và tuyệt đối cấm hát trong mùa chay. Và phụng vụ Rôma trước đây có nghi thức tiễn biệt và đón rước Alleluia. Trước khi ngưng hát alleluia, ca đoàn hát một điệp ca đệm nhiều lời alleluia. Và đêm Vọng Phục sinh, thì phó tế lên giảng đài trịnh trọng xướng ba lần ca khúc alleluia loan báo cho toàn dân tin mừng Alleluia: Adnuntio vobis, reverendissime Pater, gaudium magnum quod est Alleluia. Cũng vì Alleluia tượng trưng cho niềm vui, cho nên trước đây, người ta không hát trong lễ an táng hoặc cầu cho người chết.

Không phải thế. Trong Thánh lễ, alleluia được xướng lên như bài ca chúc tụng trước khi đọc Phúc âm suốt năm, chỉ trừ mùa Chay. Trong mùa Phục sinh, thì alleluia được thêm vào các đáp ca, điệp xướng, ca nhập lễ… Đó là nói đến các bản văn phụng vụ chứ không thể kể hết những thánh ca bình dân hoặc các bản trường ca (tựa như Messiah của Handel viết năm 1741). Dù sao đi nữa, khía cạnh vui tươi khi hát alleluia không chỉ tùy thuộc cung điệu của các nhạc sĩ hoặc tài nghệ của ca đoàn, nhưng tùy thuộc rất nhiều vào tâm hồn của ta. Khi tâm hồn ta đang buồn rười rượi, thì có tham dự cả chục đại nhạc hội, ta vẫn buồn như thường, phương chi là hát alleluia! Đây là một nhận xét rất tinh tế của thánh Augustinô trong nhiều bài giảng Phục sinh. Phụng vụ Phục sinh biểu lộ niềm tưng bừng hoan hỉ của biến cố Chúa Phục sinh. Nhưng thử hỏi: trên cõi đời này làm gì có niềm vui trọn vẹn, bởi vì tâm hồn chúng ta luôn bị ám ảnh bởi bao nỗi lo âu buồn phiền. Liệu tiếng hát alleluia có trở thành giả dối không? Thánh nhân trả lời thế này: Nói cho đúng, chỉ có các thiên thần và các thánh nhân trên trời mới có thể hát alleluia cách trọn vẹn, bởi vì các ngài có thể ca ngợi Thiên Chúa suốt ngày đêm và nhất là các ngài không còn bận tâm lo lắng gì nữa. Chúng ta hát alleluia với niềm khao khát sẽ cũng được thông phần hoan hỉ với các ngài (sermo 252,9). Alleluia trở nên bài ca hy vọng tin tưởng, khi biết rằng Chúa Kitô đã cứu chuộc chúng ta, và hứa ban cho chúng ta hạnh phúc vĩnh cửu (sermo 254,5). Dù sao đi nữa, chúng ta không phải chỉ hát bằng lời ca nhưng còn bằng cuộc đời. Alleluia có nghĩa là hãy ngợi khen Chúa. Chúng ta hãy ngợi khen bằng cuộc sống và miệng lưỡi, bằng con tim và bằng đôi môi, bằng tiếng hát và bằng nếp sống. Chúa muốn chúng ta hát alleluia cho thật hoà điệu chứ đừng hát ngang cung. Vì thế hãy để cho lưỡi hợp điệu với nếp sống, môi miệng hợp với lương tâm. Như đã nói, chỉ có trên trời mới có hợp điệu tuyệt đối, chứ ở dưới trần này, lương tâm ta áy náy đủ chuyện: nào là sai lỗi, nào là chước cám dỗ, và vì thế ta phải cầu nguyện: Xin Cha tha nợ chúng con, xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ nhưng cứu chúng con khỏi mọi sự dữ. Dù vậy, thưa anh em, dù giữa bao sự dữ, ta hãy cứ hát alleluia đi, bởi vì Thiên Chúa tốt lành và tha thứ tội lỗi chúng ta, và cứu chúng ta khỏi mọi sự dữ. Sự dữ nào? Bệnh tật ư? Tù ngục ư? Không phải thế đâu. Bạn nghĩ cho kỹ đi: sự dữ gì làm bạn sợ nhất? Có phải là cái chết không? Nhưng anh em có biết rằng Chúa đã cứu thân xác anh em khỏi chết hay không? Sự dữ đáng sợ nhất mà ta không còn lo nữa, thì phải sợ cái gì? Các chước cám dỗ ư? Lo gì, Thiên Chúa là Đấng tín trung, Ngài không để cho anh em bị thử thách quá sức của mình đâu; trái lại, Ngài còn ban cho anh em sức mạnh để vượt qua cơn thử thách nữa. Vì thế anh em hãy hát alleluia đi, hát giống như những người lữ hành, vừa đi vừa hát, hát để an ủi nhau giữa lúc lao nhọc, hát để khích lệ nhau nuôi dưỡng niềm hy vọng có ngày sẽ tới nơi an nghỉ. Nhưng vừa hát vừa lên đường, chứ đừng dừng lại, trở lui, hay rẽ ngang (Sermo 256,3).

Lm. Phan Tấn Thành, OP