Dẫn nhập
Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn chi tiết về Toán tử số học, toán tử tăng giảm và toán tử gán trong C++ (Arithmetic operators) , là tiền đề để bạn có thể giải được các bài toán trong lập trình.
Nội dung
Để đọc hiểu bài này tốt nhất các bạn nên có kiến thức cơ bản về các phần:
Trong bài ta sẽ cùng tìm hiểu các vấn đề:
Tổng quan về toán tử
Toán tử số học trong C++
Toán tử tăng giảm trong C++
Toán tử gán số học trong C++
Tổng quan về toán tử
Trong bài CẤU TRÚC MỘT CHƯƠNG TRÌNH C++ (Structure of a program) , bạn đã biết được một thành phần không thể thiếu trong một chương trình máy tính là Các câu lệnh và biểu thức ( Statements and expressions).
Biểu thức ở đây chính là một thực thể toán học. Nói cách khác, nó là một sự kết hợp giữa 2 thành phần:
Toán hạng: có thể là một hằng số, biến số hoặc một lời gọi hàm.
Toán tử: xác định cách thức làm việc giữa các toán hạng.
Có 3 loại toán tử trong C++:
Chú ý: Một số toán tử có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Ví dụ: Unary plus (+) và Binary plus (+).
Toán tử số học trong C++ (Arithmetic operators)
Toán tử 1 ngôi số đối (Unary)
là toán tử chỉ có 1 toán hạng trong biểu thức.
Bảng bên dưới mô tả 2 toán tử 1 ngôi số đối trong C++, giả sử x = 69:
Unary plus (+) trả về giá trị của chính toán hạng đó, bạn sẽ không cần phải sử dụng toán tử này vì nó không cần thiết.
Unary minus (-) trả về số đối của toán hạng đó.
Nên đặt 2 toán tử một ngôi số đối ngay trước toán hạn để dễ dàng phân biệt với các toán tử số học khác. Ví dụ: -a, không nên – a.
Tránh nhầm lẫn giữa toán tử 1 ngôi (+, -) và toán tử 2 ngôi (+, -). Ví dụ: x = 6 – -9.
Toán tử số học 2 ngôi (Binary)
là toán tử có 2 toán hạng trong biểu thức. Có 5 toán tử số học 2 ngôi trong C++.
Bảng bên dưới mô tả các toán tử số học trong C++, giả sử x = 6, y = 9:
Toán tử cộng (+), trừ (-), nhân (*) hoạt động một cách bình thường như trong toán học.
Về toán tử chia sẽ được phân thành 2 dạng:
Chia lấy phần nguyên (/): trả về phần nguyên của phép chia. Ví dụ: 9 / 6 = 1 dư 3
Chia lấy phần dư (%): trả về phần dư của phép chia. Ví dụ: 9 % 6 = 3
Chú ý khi thực hiện phép chia lấy phần nguyên (/):
Nếu 2 toán hạng là số nguyên sẽ cho kết quả là số nguyên. Ví dụ: 9 / 6 = 1
Nếu 1 trong 2, hoặc cả 2 toán hạng là số chấm động thì sẽ cho kết quả là số chấm động (Ví dụ: 9.0 / 6 = 9 / 6.0 = 9.0/ 6.0 = 1.5). Bạn có thể ép kiểu hoặc nhân một trong 2 toán hạng với 1.0 để có kết quả là một số chấm động.
Toán tử 1 ngôi tăng, giảm (Increment/decrement operators)
Toán tử 1 ngôi tăng, giảm khá phổ biến trong C/C++. Bảng bên dưới mô tả toán tử 1 ngôi tăng, giảm:
Toán tử 1 ngôi tăng, giảm được phân thành 2 loại:
Tiền tố (Prefix): tăng hoặc giảm giá trị của biến x, sau đó x được sử dụng để tính toán.
Hậu tố (Postfix): sử dụng x để tính toán, sau đó tăng hoặc giảm giá trị của biến x. Đối với trường hợp này, performance sẽ giảm vì compiler phải thực hiện nhiều hơn. Đầu tiên, compiler sẽ tạo một bản sao của x, sau đó biến x được tăng hoặc giảm, mọi tính toán trong biểu thức sẽ sử dụng giá trị của bản sao và bản sao sẽ được xóa sau khi sử dụng.
Toán tử gán số học trong C++ (Arithmetic assignment operators)
Toán tử gán có mục đích đưa giá trị của một hằng số, biến số, một biểu thức hoặc kết quả của một hàm vào biến được gán.
Bảng bên dưới mô tả các toán tử gán số học trong C++:
Ngoài toán tử gán bằng (=), C++ cung cấp thêm 5 toán tử gán khác tương ứng với 5 toán tử số học cộng (+), trừ (-), nhân (*), chia nguyên (/), chia dư (%). Nhằm giúp biểu thức trở nên ngắn gọn hơn.
Kết luận
Qua bài học này, bạn đã nắm được Toán tử số học , toán tử tăng giảm và toán tử gán trong C++ (Arithmetic operators).
Ở bài tiếp theo, bạn sẽ được học về TOÁN TỬ QUAN HỆ, LOGIC, BITWISE, MISC & ĐỘ ƯU TIÊN TOÁN TỬ TRONG C++ (Operators) .
Tải xuống
Tài liệu
Nhằm phục vụ mục đích học tập Offline của cộng đồng, Kteam hỗ trợ tính năng lưu trữ nội dung bài học Toán tử số học, toán tử tăng giảm, toán tử gán số học trong C++ (Operators) dưới dạng file PDF trong link bên dưới.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy các tài liệu được đóng góp từ cộng đồng ở mục TÀI LIỆU trên thư viện Howkteam.com
Nếu bạn có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc gì về khóa học, đừng ngần ngại đặt câu hỏi trong phần BÌNH LUẬN bên dưới hoặc trong mục HỎI & ĐÁP trên thư viện chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng.