Top 6 # Xem Nhiều Nhất Zclouding Lừa Đảo Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Zclouding Là Gì? Zclouding Lừa Đảo? Có Nên Kiếm Tiền Với Zclouding?

Zclouding là gì? Zclouding lừa đảo? Có nên kiếm tiền với Zclouding? là những câu hỏi xuất hiện rất nhiều trên Internet thời gian qua. Có thể nói Zclouding là một network nhận được nhiều tai tiếng nhất từ cộng đồng MMO. Và Zclouding là một trong những network dể kiếm tiền nhất hiện nay. Hôm nay với tư cách là một người đã từng tham gia Zclouding ở cấp độ MIB Pro. Tôi sẽ phân tích thật chi tiết để giúp bạn hiểu rõ hơn về Zclouding và giúp bạn đưa ra quyết định có nên kiếm tiền với Zclouding?

ZClouding là một công ty công nghệ về Internet Marketing (được thành lập năm 2012 và có trụ sở tại Mỹ). Chuyên cung cấp giải pháp Internet Business và khóa huấn luyện trực tuyến chuyên sâu. Về Internet Business cho các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chúng tôi phát triển chương trình Auto Profit Affiliate Marketing. Cho phép các đối tác có thể kinh doanh các sản phẩm của ZClouding và nhận hoa hồng. Các đối tác Affiliate của chúng tôi sẽ phải trải qua các chương trình huấn luyện MIB. Để được cấp chứng nhận và được phép kinh doanh các sản phẩm tại Zclouding.

– Slogan hoạt động của ZClouding là “Mastery Your Own Internet Business”. Có nghĩa là “Làm Chủ Doanh Nghiệp Internet Của Bạn”. Chúng tôi giúp cho các khách hàng làm chủ doanh nghiệp của mình thông qua Internet. Và giúp các đối tác Affiliate làm chủ cho riêng mình một doanh nghiệp trên Internet.

– Các sản phẩm và dịch vụ mà ZClouding đang cung cấp:

+ Z Marketing (Triển khai hệ thống Internet Business) + Z Academy (Học viện huấn luyện Internet Business) + Z Hosting (Dịch vụ tên miền, Hosting, VPS, Server)

– CEO của Zclouding là Richard E.Crandell

– Nếu các đối tác được cấp chứng nhận MIB (Pro, Max, Elite). Thì sẽ nhận được hoa hồng 90% cho các sản phẩm đầu phễu. 60% trọn đời cho các sản phẩm cuối phễu và được 5% doanh số của người bên dưới.

– Các đối tác nếu được cấp chứng nhận MIB (Swift, Ultimate). Thì sẽ nhận được hoa hồng 90% cho các sản phẩm đầu phễu. 60% trọn đời cho các sản phẩm cuối phễu và được 5% doanh số của người bên dưới. Đặc biệt sẽ được thêm hoa hồng 30% từ các dịch vụ triển khai Done For You Internet Business. Thông qua Zoho App (20.000-30.000$). 15% hoa hồng hàng tháng các dịch vụ triển khai Do With You Internet Business. Thông qua Zoho App (2.000- 4.000$/tháng)

Zclouding là một Startup Việt được điều hành bởi Steve Phạm – Lê Quang Cường. Ban đầu Steve Phạm thuê 1 văn phòng ảo ở Singapore và hoạt động. Đầu tháng 11-2018 Zclouding xin được giấy phép hoạt động ở Việt Nam và đặt trụ sở ở Quận 1 Thành Phố Hồ Chí Minh.

Slogan hoạt động của Zclouding cũng thay đổi lại “Happy – Love – Value”

Zclouding lừa dối ngay từ đầu

Chắc bạn đang thắc mắc tại sao với một câu hỏi Zclouding là gì? lại có 2 khái niệm về Zclouding?

Nhưng nhanh chóng Zclouding bị cộng đồng MMO lật tẩy

Kế đến là lưu lượng truy cập

Câu trả lời về nguồn gốc của Zclouding thiếu thuyết phục

Công ty đã lập từ năm 2012, nhưng sao tên miền và server chỉ mới được mua trong những năm gần đây?

Cũng giống như các thương hiệu khác, khi trải qua các giai đoạn chuyển mình. Họ thường thay đổi tên và thương hiệu cũng như Slogan để phù hợp với từng thời kì.

ZCouding cũng vậy, chúng tôi cũng không ngoại lệ. Chúng tôi đã phải tái cấu trúc lại toàn bộ hệ thống doanh nghiệp. Để phù hợp và thích nghi với sự thay đổi rất lớn của cuộc cách mạng 4.0.

Chúng tôi chấp nhận sự thay đổi lớn này dù gặp nhiều thử thách về việc xây dựng lại thương hiệu. Nhưng đây là quy luật bất biến trong sự sinh tồn trên thương trường.

Zclouding có bị ảnh hưởng?

Tuy câu trả lời chưa thật sự thuyết phục, nhưng có vẻ như Zclouding càng phát triển nhanh chóng. Nhưng cây kim trong bọc cuối cùng cũng phải lòi ra. Zclouding thật sự chao đảo với những lời tố cáo. Xuất phát từ chính những người đã từng cộng tác kiếm tiền với Zclouding.

Kéo theo đó là những người đã học khoá học 50$ của Zclouding. Cũng đứng lên tố cáo và rất nhiều người đòi Zclouding hoàn tiền. Trước tình hình đó Steve Phạm – Lê Quang Cường phải lên tiếng xin lỗi và thú nhận sự thật.

Với sự lừa dối lớn như vậy và cơn bão hoàn tiền từ những người đã tham gia khoá học. Chắc bạn nghĩ Zcouding sẽ sập? Nhưng không, Zclouding chấp nhận hoàn tiền cho tất cả những ai yêu cầu. (Chính sách Zclouding là sẽ hoàn tiền trong vòng 30 ngày mà không cần lý do nào). Và tôi cũng là một trong số đó!

Người Viêt Nam khi nhắc đến lừa đảo có thệ thống thường nghĩ ngay đến đa cấp. Nên câu hỏi Zclouding có phải là công ty đa cấp? Thường xuyên được nhắc đến khi tìm hiểu về Zclouding và muốn kiếm tiền với Zclouding.

Zclouding không phải là công ty đa cấp!!!

– Trước tiên phải phải hiểu rõ đa cấp có nghĩa là trả hoa hồng cho nhiều cấp (tới 7-8 cấp). Còn Zclouding thực sự chỉ tính hoa hồng đến 2 cấp mà thôi.

VD: Bạn sẽ được hưởng tối đa 90% hoa hồng khi bạn giới thiệu A mua các sản phẩm của Zclouding. Khi A cũng tham gia làm Affiliate như bạn và giới thiệu B mua sản phẩm thì bạn chỉ nhận được 5% hoa hồng.

– Mình gọi đó là 5% hoa hồng khuyến khích phát triển đội nhóm. Zclouding rất thông minh, họ trả bạn 5% để bạn sẵn sàng hướng dẫn F1 để họ thể kiếm tiền và như thế Zclouding càng ngày càng mạnh (Win- Win- Win)

là Ủy ban thương mại liên bang Hoa Kỳ. Nhiệm vụ chính là đứng ra bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Tuy là cơ quan của Mỹ nhưng tầm ảnh hưởng của FTC là toàn cầu và cơ quan này vô cùng uy tín

Chắc bạn đang thắc mắc tại sao tôi lại nhắc đến Mobe? Vì đơn giản nhiều người gọi Zclouding là Mobe thứ 2. Thật sự Zclouding có nhiều nét tương đồng với Mobe. Nhưng được cải tiến lại như Zclouding không thu phí hàng tháng. Các chương trình của Zclouding cũng rẻ hơn Mobe nhiều.

Còn việc Zclouding có bị một cơ quan nào tương tự như FTC cấm hoạt động không? Thì tôi cũng không thể trả lời câu hỏi này cho bạn được.

Cũng tương tự như Mobe, Zclouding sẻ hoàn lại 100% tiền cho khách hàng mua sản phẩm trong vòng 30 ngày. Mà không cần bất cứ lý do nào. Nên bạn có thể an tâm đăng ký học, nếu cảm thấy không phù hợp với bạn thì bạn gởi thư đến Zclouding đòi hoàn tiền. Đây là một điểm mình thích nhất ở những công ty kinh doanh các sản phẩm số.

Các đối tác kiếm tiền với Zclouding sẽ đươc thanh toán sòng phẳng sau 30 ngày phát sinh đơn hàng. Bảo cũng chưa nghe ai nói Zclouding quỵt tiền hoa hồng của ai.

“Những cái trừ 50$ là tôi đăng ký dùm cho những ai chưa có tài khoản Paypal. Hiện tại tôi nghe nói, có thể mua khoá học của Zclouding bằng cách chuyển khoản ngân hàng Việt Nam. Vì Zclouding đã chính thức cấp phép hoạt động ở Việt Nam”

Đây là phần quan trọng nhất mà bạn chờ đợi!

Thật sự tôi đang làm sai nguyên tắc viết bài trên blog. (Những cái quan trọng nhất mà đọc giả muốn đọc nhất thì phải để lên trên cùng). Nhưng nếu tôi trả lời liền câu hỏi có nên kiếm tiền với Zclouding?

Như đã nói lúc đầu, tôi từng là một MIB Pro với hoa hồng 90% cho các sản phẩm đầu phễu. 60% trọn đời cho các sản phẩm cuối phễu và được 5% doanh số của người bên dưới

Khi khách hàng đăng ký mua khoá học 50$, tôi nhận được 45$ (hoa hồng 90%)

Còn đây là khi F1 của tôi bán được 1 sale 50$, tôi nhận được 2.5$ (hoa hồng 5%)

Lưu ý: Bạn có thấy tôi tô màu chữ Approved không? Có nghĩa là hoa hồng chính thức được duyệt. (Nếu khách hàng không hoàn tiền thì mình sẻ được nhận số tiền đó). Còn những chữ như Pending hoặc declined là không có tiền đâu. Tôi nói rõ để nếu có ai khoe với bạn thì bạn biết là người ta đang lừa bạn.

Tôi sẻ giải đáp ngay thắc mắc này cho bạn!

Thật sự có nhiều nguyên nhân khiến tôi chia tay với Zclouding…

Thứ nhất: Sự thiếu trung thực về nguồn gốc của Zclouding

Như tôi đã phân tích ngay từ đầu, Zclouding đã lừa dối đối tác và khách hàng về nguồn gốc của mình. Thực tế Việt Nam là thị trường đầu tiên Zclouding phát triển. Nhưng họ lại gắn mác là công ty nước ngoài hoạt động đa quốc gia.

Chính Steve Phạm – Lê Quang Cường cũng đã thừa nhận rằng vì tâm lý người Việt “Sính Ngoại”. Nên anh ta muốn mượn hình ảnh công ty và con người nước ngoài để dể tiếp cận khách hàng.

Thứ hai: Sản Phẩm của Zclouding

Zclouding giới thiệu công ty kinh doanh 3 lĩnh vực với nhiều sản phẩm. Để những người làm Affiliate Marketing đang kiếm tiền với Zclouding dể dàng quảng bá.

+ Z Hosting (Dịch vụ tên miền, Hosting, VPS, Server)

Nhưng thực tế Z Hosting không tồn tại, khi tôi bấm vào Z Hosting thì hiện ra giao diện thế này để mua hàng

Sau đó tôi chọn Create Account hoặc tìm một tiên miền nào đó thì xuất hiện lỗi 404

+ Z Marketing (Triển khai hệ thống Internet Business)

Không phải tôi đoán mò đâu, bạn cứ suy nghĩ mà xem. Nếu bạn muốn hướng dẫn hoặc đào tạo cho ai về lĩnh vực gì đó. Thì bạn phải thật sự giỏi hoặc là chuyên gia về nó. Nhưng Zclouding triển khai hệ thống Internet Business cho người khác. Trong khi thương hiệu của mình họ còn làm chưa tốt nữa thì bạn có tin là họ là chuyên gia không

Để khách quan, tôi đã tìm kiếm từ khoá “Zclouding” ở chế độ ẩn danh. Bạn cũng thấy rõ là trang web của họ chỉ nằm trong top3 (Thật quá tệ phải không, thương hiệu của mình mà còn đứng sau cả trang web nói mình lừa đảo)

+ Z Academy (Học viện huấn luyện Internet Business)

Cuối cùng chỉ còn Z Academy!

Những người đang kiếm tiền với Zclouding điều quảng bá chương trình này.

Có thể nói đây là sản phẩm chủ lực của Zclouding. Z Academy có nhiều cấp độ MIB Standard, MIB Pro, MIB Max, MIB Elite, MIB Swift, MIB Ultimate.

Nhưng thực tế thì Z Academy chỉ có 1 sản phẩm duy nhất. Là chương trình huấn luyện 8 bước (MIB Standard) đào tạo về Internet Marketing trị giá 50$

Step 1: Bắt đầu doanh nghiệp Internet của bạn

Ở bước này bạn sẽ được học về các khái niệm căn bản nhưng đúng bản chất nhất về một doanh nghiệp Internet. Doanh nghiệp Internet thực tiễn của các triệu phú và mô hình kinh doanh thành công. Đã được kiểm chứng từ các triệu phú trên thế giới. Sau đó là 5 bước để lựa chọn 1 sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp của bạn. 3 yếu tố tạo nên 1 doanh nghiệp Internet thành công bền vững.

Step 2: Kích hoạt doanh nghiệp Internet của bạn

Qua Step 2, bạn sẽ được học về cách kích hoạt và cài đặt hệ thống tư duy đỉnh cao của các triệu phú Internet. Sau đó bạn sẽ được học về hệ thống đằng sau. Các triệu phú trên thế giới đang áp dụng và chính Zclouding cũng đang áp dụng. Tiếp đến là cách thiết lập mục tiêu tài chính và đặc biệt là. Chiến lược biến 1 khách hàng xa lạ trở thành khách hàng trung thành của bạn.

Step 3: Xây dựng nền móng vững chắc cho doanh nghiệp

Tại bước này bạn sẽ biết chính xác cách xây dựng hệ thống Internet Marketing đỉnh cao cho doanh nghiệp của bạn. Sau đó là học và nghiên cứu về hành trình khách hàng – điểm mấu chốt để kinh doanh hiệu quả. Tiếp theo là 3 lỗ hổng khiến doanh nghiệp Internet bị chảy máu. Và đặc biệt nhất là chiến lược để xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng.

Step 4: Phát triển doanh nghiệp Internet của bạn

Step 5: Rà soát và tối ưu hóa doanh nghiệp của bạn

Ở bước này Zclouding sẽ dạy bạn cách để tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi. Công thức 5 bước để tính chi phí có được một khách hàng trên Internet. Tiếp theo là cách xây dựng chiến dịch tạo ra Taffic có tỉ lệ chuyển đổi cao. Sau đó Zclouding sẽ hướng dẫn bạn cụ thể cách xây dựng một phễu bán hàng hiệu quả trên Facebook.

Step 6: Tự động hóa doanh nghiệp Internet

Trong bước này, Zclouding tập trung dạy cho bạn về 5 hệ thống bán hàng tự động. Giúp doanh nghiệp Internet của bạn phát triển. Cùng với đó là chiến lược email marketing hiệu quả. Cụ thể hơn, Zclouding còn đào tạo cho bạn cách xây dựng và thiết lập. Một 1 hệ thống tự động thu hút, chăm sóc và giữ chân khách hàng. Và đặc biệt là hệ thống Affiliate đỉnh cao. Khiến khách hàng trở thành người giới thiệu khách hàng cho bạn.

Step 7: Mở rộng doanh nghiệp Internet của bạn

Ở bước này, bạn sẽ chỉ học duy nhất một điều nhưng vô cùng tuyệt vời. Đó là chiến dịch marketing automation của những ” người khổng lồ “.

Step 8: Làm chủ thực sự doanh nghiệp Internet của bạn

Zclouding đã tạo ra sẵn cho bạn, 1 bản kế hoạch hành động 30 ngày liên tiếp để bạn tạo ra nguồn thu nhập. Cùng với đó là kế hoạch hành động 20 ngày Traffic. Để tăng tốc cho doanh nghiệp Internet của bạn. Việc duy nhất của bạn đó chính là học. Và làm theo chính xác từng bước trong bản kế hoạch đó mỗi ngày. Để có thể nhanh chóng đạt được thành công!

Ý kiến của tôi và những người đang kiếm tiền với Zclouding về chương trình huấn luyện 8 bước này:

Thật sự đây là một điểm sáng hiếm hoi trong tổng thể bức tranh Zclouding. Công bằng mà nói khoá huấn luyện này vẫn mang lại nhiều kiến thức và giá trị cho người học. Đặc biệt là những người mới tìm hiểu về Internet Marketing, nhưng cũng có một số ý kiến trái chiều từ những người học:

Những kiến thức này chỉ là lý thuyết suôn và khó áp dụng vào tế

Kiến thức ở cấp độ căn bản và không hướng đẫn chi tiết cách làm

Những kiến thức về Internet Marketing trên Google và Youtube còn hay hơn và miễn phí…

Tại sao tôi lại khẳng định Z Academy chỉ có 1 sản phẩm duy nhất?

Như đã giới thiệu ngay từ đầu, tôi đã kiếm tiền với Zclouding và đã từng là một MIB Pro (khoá học này trị giá 600$) của Zcouding.

Cuối cùng đại diện Zclouding nói rằng: Khoá học bị vướn vài vấn đề về vi phạm bản quyền, nên chưa thể triển khai. MIB Pro không phải là không có mà chính xác là đang xây dựng. Dĩ nhiên những khoá học cao hơn nữa, thì khỏi nói bạn cũng hiểu về sự tồn tại của nó.

Thứ ba: Nguyên nhân này không phải xuất phát từ Zclouding, tôi định sẻ không nói ra

Nhưng…. Tôi….. quyết…. định….. sẽ……

Không nói…Hihi

Trải qua một thời gian đi tìm sự thật về Zclouding. Thì cuối cùng tất cả những sự thật đã được phơi bày: Rằng Zclouding là một network của Việt Nam do Steve Phạm – Lê Quang Cường điều hành.

Zclouding là một network còn non trẻ chỉ có 1 vài sản phẩm. Nhưng Zclouding đang trên đường hoàn thiện bản thân mình và sẻ mở rộng quy mô toàn cầu. (Nhiều người đang kiếm tiền với Zclouding hô hào như vậy. Chứ không phải tôi nói).

Zclouding giờ chỉ cho khách hàng hoàn tiền trong vòng 14 ngày thôi. Các đối tác kiếm tiền với Zclouding nếu ở cấp độ MIB Standard phải trả $10/tháng và MIB Pro trả $20/tháng nếu có phát sinh hoa hồng.

Tôi thấy điều này là quá đáng, chèn ép Affiliate vì Zclouding đâu có chăm sóc khách hàng của các Affiliate. Và cũng không có cung cấp công cụ Internet Marketing cho các Affiliate như Mobe. (Mobe thu $19.95 mỗi tháng, vì họ cung cấp các công cụ. Và gởi email chăm sóc khách hàng thường xuyên).

Đừng đóng cửa sổ vội

Bảo có một gợi ý dành cho bạn

Có phải bạn có đang có những thắc mắc:

Không kiếm tiền cùng Zclouding thì làm gì?

Tôi là người mới thì bắt đầu như thế nào?

Hiện tại kiếm tiền online bằng cách nào là phù hợp với tôi?

Giá như ai đó có thể giúp tôi? Vân vân và mây mây

Bạn thấy đấy, không phải chỉ riêng bạn có những thắc mắc này. Bảo biết còn có rất rất nhiều người đang tìm một công việc online để kiếm thêm thu nhập. Thế nhưng số người kiếm được tiền thì rất ít, trong khi có rất nhiều người bị mất “tiền ngu” (xin lỗi phải nói thế).

Kể từ khi không làm Zclouding nữa (hơn một năm rồi), Bảo không tham gia bất cứ một dự án kiếm tiền online nào. Một phần vì Bảo muốn tập trung viết blog, học SEO; phần lớn hơn là Bảo chưa tìm thấy một dự án kiếm tiền online nào phù hợp.

Cuối cùng thì Bảo cũng đã tìm ra một dự án kiếm tiền online “phù hợp”. Phù hợp theo quan niệm sống của mình và có thể phù hợp với rất nhiều người.

Bảo đang xây dựng 1 Group kín THỰC CHIẾN

Vào Group bạn sẽ được:

– Giao lưu trực tuyến với Bảo và những người thành công khác trong lĩnh vực

– Được học những kiến thức về bán hàng, Marketing…

– Phát triển bản thân bằng những khóa học của học viện Blair Singer

– Kiếm tiền với Affiliate Marketing dễ dàng mà không cần đến blog/Web

– Xây dựng nguồn thu nhập thụ động siêu khủng với sàn thương mại điện tử toàn cầu (Sẽ được bật mí sau)

– Và còn nhiều, nhiều nửa….

Vì đang xây dựng nên Bảo chỉ cần số lượng hạn chế. Hiện tại Bảo chỉ chia sẻ cơ hội này cho những người là độc giả thân thiết của chúng tôi

https://www.facebook.com/groups/Kiemtienbaobaochamcom/

Affiliate Marketing lừa đảo? Đi tìm sự thật cho Affiliate Marketing

Tiềm năng Affiliate Marketing ở Việt Nam – Hiện tại và tương lai

Kiếm tiền tại nhà cho học sinh – sinh viên với Affiliate Marketing

Dự án kiếm tiền online dành cho người mới: Khoá Học Content Marketing Thực Chiến

Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Là Gì? Hình Phạt Của Tội Lừa Đảo

Như vậy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối để chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin và giao tài sản để chiếm đoạt tài sản đó.

Các dấu hiệu pháp lý của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thể hiện qua các dấu hiệu pháp lý sau:

Về mặt khách quan

Mặt khách quan của tội phạm này thể hiện qua:

– Hành vi

Tội phạm này thể hiện qua hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác mà ngay lúc đó, người bị hại không biết được có hành vi gian dối.

Trong đó, Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả, không đúng với sự thật nhưng làm cho người bị lừa dối tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết, bằng hình ảnh, bằng hành động, … Hoặc kết hợp bằng nhiều cách thức khác nhau.

Hiện nay, thủ đoạn lừa đảo của tội phạm rất tinh vi. Tội phạm thực hiện hành vi lừa đảo trên các trang mạng xã hội hoặc các trang web. Sau khi đã chiếm đoạt được tài sản, tội phạm sẽ cắt đứt mọi liên hệ với người bị hại. Người phạm tội thường giấu hoặc cung cấp sai thông tin làm bị hại không biết hoặc biết những thông tin không chính xác về tội phạm.

Đặc điểm nổi bật của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thủ đoạn gian dối của người phạm tội phải có trước hành vi chiếm đoạt. Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến người bị hại tin là thật mà giao tài sản cho người phạm tội. Đây cũng là đặc điểm để phân biệt với tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

– Hậu quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Theo Điều 174, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm, còn nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm theo điều kiện:

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt

Đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội khác theo quy định, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội

Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Lưu ý: Trường hợp hành vi gian dối, hay hành vi chiếm đoạt cấu thành vào một tội danh độc lập khác, thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chỉ bị truy cứu những tội danh tương ứng. Ví dụ như hành vi gian dối làm tem giả, vé giả …( Điều 164 Bộ luật hình sự), hành vi gian dối trong cân đong đo đếm, tình gian, đánh tráo hàng ( Điều 162 Bộ luật hình sự), hành vi lừa đảo chiếm đoạt chất ma tuý…

Về khách thể

Tội phạm xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích là mong muốn chiếm đoạt được tài sản thuộc sở hữu của người bị hại. Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Nếu sau khi đã có tài sản một cách hợp pháp, ngay thẳng rồi mới có ý định chiếm đoạt tài sản thì không phải là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tùy trường hợp cụ thể, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm khác như tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Người trên 16 tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự.

Hình phạt của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Theo điều 174, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, có các hình phạt sau:

Có các khung hình phạt sau:

– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội khác theo quy định của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

– Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

Có tính chất chuyên nghiệp;

Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

Tái phạm nguy hiểm;

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

Dùng thủ đoạn xảo quyệt.

– Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Đủ Chiêu Trò Lừa Đảo Qua Email

Bên cạnh những chiêu trò mới, cách lừa cũ vẫn khiến nhiều nạn nhân bị chiếm quyền kiểm soát tài khoản.

Mất tiền tỉ

Chị P. – nhân viên văn phòng tại Hà Nội – bất ngờ nhận được email từ ngân hàng thông báo tài khoản dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Internet banking) của mình đang là nạn nhân của một cuộc tấn công lừa đảo trực tuyến. Nội dung email còn đề nghị chị phải xác thực lại tài khoản của mình theo đường dẫn trong hướng dẫn: http://bit.do/xac-nhan-ngan-hang-vietcombank-mobile-banking-viet-nam (bit.do là một dịch vụ rút ngắn tên miền).

Tin tưởng đó là email gửi từ ngân hàng nên chị P. vội truy cập vào đường dẫn và đăng nhập vào tài khoản của mình. Kết quả chị P. bị chiếm mất tài khoản. May mắn là chị đã kịp thời gọi điện lên báo ngân hàng chính chủ sau khi phát hiện tài khoản của mình vừa bay mất vài triệu đồng.

Theo ông Nguyễn Minh Đức – nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành dịch vụ an ninh mạng thông minh CyRadar, đây là hình thức tấn công đại trà. Kẻ tấn công gửi email hàng loạt và ai sập bẫy thì tranh thủ trục lợi. Một nạn nhân mất một vài triệu đồng, nhưng một nghìn, chục nghìn nạn nhân thì con số tiền tỉ là chuyện bình thường.

Đầu năm nay, một chiến dịch tấn công lừa đảo qua email nhắm vào lãnh đạo công ty công nghệ từng xuất hiện tại Việt Nam. Sếp một tập đoàn công nghệ đã nhận được email giả mạo Hãng Microsoft yêu cầu ông cung cấp thông tin đăng nhập tài khoản sử dụng dịch vụ của Microsoft. Với tinh thần cảnh giác cao, vị lãnh đạo này đã liên hệ ngay với công ty an ninh mạng để nhờ xác thực.

Phân tích sau đó của các chuyên gia an ninh mạng cho kết luận email kia là lừa đảo, được lập ra với mục đích lấy cắp mật khẩu sau khi người dùng làm theo các yêu cầu đăng nhập. Theo nhận định của các chuyên gia, trong trường hợp vị lãnh đạo kia bị lừa, ông không chỉ bị lấy cắp, thay đổi thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng dẫn đến mất mát về tài sản… mà còn có thể khiến cả hệ thống mạng công ty chứa thiết bị đăng nhập bị ảnh hưởng do lây lan, phát tán mã độc.

Trường hợp của ông T. – một nhà đầu tư tiền ảo tại Việt Nam – lại không may mắn như vị lãnh đạo nêu trên. Ông T. đã bị mất số tiền ảo trị giá đến khoảng 8 tỉ đồng. Mọi chuyện bắt đầu từ một email mạo danh sàn giao dịch tiền ảo CoinDesk mà ông T. đang tham gia.

Nội dung email nói về việc họ sẽ trả thưởng cho những người đang sở hữu tiền ảo trên sàn, muốn biết cụ thể chi tiết mời truy cập vào sàn theo địa chỉ được tích hợp sẵn. Tò mò và cho rằng chỉ là xem thông tin nên ông T. không ngại làm theo. Ông được truy cập vào một trang web có giao diện giống hệt sàn CoinDesk nhưng chỉ khác một chút ở tên miền (coindek.com thay vì chúng tôi mà người dùng không dễ gì phát hiện.

Với niềm tin đúng là sàn chính hiệu, cộng với mức thưởng quá hời, ông T. không ngần ngại làm theo các hướng dẫn và vô tình cung cấp các thông tin quản lý ví điện tử chứa tiền ảo của mình, kèm luôn cả khóa bí mật. Ngay lập tức kẻ chủ mưu chiếm quyền tài khoản ví của ông T. và chuyển toàn bộ số tiền trong ví của ông sang ví kẻ cắp.

Theo ghi nhận, người dùng email tại Việt Nam hiện đang phải đối mặt với khá nhiều chiêu trò lừa đảo khác. Chẳng hạn, các chiến dịch lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19 để phát tán các email nhằm lây lan mã độc đến người dùng cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước.

Chủ đề COVID-19 cũng xuất hiện trong các email giả mạo ngân hàng, thông báo cho khách hàng rằng tài khoản của họ đã bị khóa và họ cần nhập thông tin đăng nhập và mật khẩu của mình trên một trang đặc biệt để lấy lại quyền truy cập. Hay các email mạo danh ngân hàng thông báo khách hàng đang nợ tiền. Hoặc các thông báo trúng thưởng chương trình quay số, khuyến mãi bất ngờ…

Theo cảnh báo của Microsoft, khi nạn nhân sập bẫy, kẻ tấn công sẽ biến nó thành cuộc tấn công lừa đảo email doanh nghiệp. Chẳng hạn, chúng có thể lừa nhân viên của doanh nghiệp chuyển khoản một số tiền lớn…

Trong khi đó, thống kê trong quý 1 năm nay của Hãng bảo mật Kaspersky cho thấy Việt Nam là quốc gia bị tấn công lừa đảo nhắm vào doanh nghiệp nhỏ và vừa nhiều nhất Đông Nam Á. Số lượng vụ tấn công ghi nhận được là 244.600 vụ, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019. Con số này bỏ xa quốc gia đứng thứ 2 là Indonesia (192.500 vụ) và thứ 3 là Thái Lan (144.200 vụ).

Còn theo thống kê mới nhất trong quý 2 năm nay, Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về tỉ lệ quốc gia là mục tiêu của tấn công mã độc qua email (5,75%). Chúng ta chỉ xếp sau 3 quốc gia lớn trên thế giới là Tây Ban Nha (8,38%), Nga (7,37%), Đức (7%).

Thống kê của Kaspersky còn cho thấy các cuộc tấn công lừa đảo ngân hàng tại Việt Nam trong quý 2-2020 cũng thường sử dụng email với nội dung cho nạn nhân vay với những khoản chiết khấu và tiền thưởng khác nhau.

Nạn nhân có thể nhận được ưu đãi bằng cách tải xuống tập tin theo hướng dẫn hoặc nhấp vào một liên kết. Do đó, những kẻ lừa đảo có thể truy cập vào máy tính, dữ liệu cá nhân hoặc thông tin đăng nhập của người dùng để sử dụng cho các mục đích khác nhau.

Theo báo cáo về tình hình an ninh mạng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2019 do Hãng Microsoft công bố cuối tháng 6 vừa qua, Việt Nam đứng thứ 3 khu vực về tỉ lệ nhiễm mã độc khai thác tiền điện tử và phần mềm độc hại. Đối với tỉ lệ xảy ra các cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền (ransomware), Việt Nam được ghi nhận là quốc gia đứng đầu khu vực.

Nhận diện email lừa đảo

Theo ông Nguyễn Hữu Trung – nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Công ty an ninh mạng Cystack, email lừa đảo luôn có nội dung rất gần gũi hoặc tỏ ra quen biết nạn nhân. Email thường chứa một đường dẫn độc hại hoặc đính kèm một văn bản tài liệu/tập tin có chứa mã độc.

Nếu email chứa đường dẫn thì nó sẽ đi đến một trang web có giao diện, nội dung rất giống với website chính chủ hoặc phổ biến mà người dùng thường biết đến, như: Facebook, Google Login hay là trang của ngân hàng, ví điện tử, sàn bitcoin nào đó… Địa chỉ của đường dẫn và giao diện trang web thường sẽ rất giống với địa chỉ website thật mà hacker giả mạo.

Ví dụ để giả mạo Facebook thì kẻ tấn công sẽ mua các tên miền kiểu như chúng tôi chúng tôi để người dùng nhìn thoáng qua tưởng nhầm. Gần đây có những trường hợp tinh vi hơn là dùng tên miền có một chữ cái nhìn thì giống chữ bình thường của mình nhưng thực ra là loại mã unicode, rất khó để phân biệt bằng mắt (chẳng hạn trường hợp website chúng tôi nêu trên – pv). Trên các trang này thường có sẵn mục đăng nhập nhằm dụ nạn nhân nhập thông tin đăng nhập vào để chiếm đoạt.

Nếu email có chứa tập tin đính kèm thì chúng thường là tập tin dạng tài liệu (đuôi .docx). Người dùng tải tập tin này sẽ dính mã độc được ẩn trong đó. Loại này thường là khai thác lỗ hổng bảo mật trong ứng dụng MS Word của hệ điều hành Windows. Nếu không phải tập tin tài liệu thì nó sẽ là tập tin thực thi (định dạng .exe).

Đây là mã độc, chạy xong thì máy có thể bị lây lan virus, rồi lan ra các máy tính khác trong cùng mạng nội bộ. Loại tập tin đính kèm có mục tiêu là lấy cắp thông tin hoặc phá hoại dữ liệu trên máy tính người dùng.

40 triệu email lừa đảo trong hoạt động tài chính

Theo báo cáo mới từ Công ty bảo mật Check Point, Google và Amazon là hai thương hiệu bị giả mạo nhiều nhất trong hoạt động lừa đảo trực tuyến trong quý 2 năm nay. Cụ thể, Google (13%), Amazon (13%) và WhatsApp (9%) là 3 thương hiệu bị bắt chước nhiều nhất để lừa đảo trực tuyến trên toàn cầu.

Báo cáo này cũng cho thấy các cuộc tấn công lừa đảo qua email cũng tăng vọt so với ba tháng trước đó, chiếm gần một phần tư (24%) trong tổng số các cuộc tấn công lừa đảo trực tuyến.

Theo thông tin từ hệ thống đo lường từ xa của Hãng bảo mật Kaspersky, hoạt động lừa đảo trong lĩnh vực tài chính (financial phishing) vẫn đang được tin tặc sử dụng rất phổ biến. Cụ thể chỉ trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 5 năm nay, đã có tới hơn 40 triệu email lừa đảo tài chính tại khu vực Đông Nam Á.

* Ông Nguyễn Hữu Trung (nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Công ty an ninh mạng Cystack): Không nhập dữ liệu cá nhân vào website lạ * Ông Ngô Trần Vũ (giám đốc Công ty bảo mật NTS): Phải cảnh giác khi nhận email khai báo

Cách tốt nhất là kiểm tra địa chỉ người gửi, nếu không phải người quen biết thì nên xác nhận lại hoặc bỏ qua email. Tuyệt đối không nhập dữ liệu cá nhân vào website lạ hoặc mở tập tin đính kèm nếu chưa xác nhận đó là tập tin an toàn. Việc truy cập vào đường dẫn qua email hay tải tập tin đính kèm không quá nguy hiểm, nó chỉ nguy hiểm khi mình nhập dữ liệu hay chạy tập tin đã tải về.

Email gửi đến có tên lạ, khó đọc hay địa chỉ đường dẫn trong email có tên dài vô nghĩa hay nhìn giống các trang web nổi tiếng là những đặc điểm rõ nhất của loại lừa đảo này.

Các hacker có thể sử dụng một hoặc nhiều kỹ thuật tấn công khác nhau. Vì vậy người dùng email nên lưu ý: 1. Dùng email bảo mật cho mục đích công việc và thêm một email cho các mục đích khai báo thông thường 2. Thường xuyên đổi mật khẩu email. 3. Luôn cẩn thận trước khi mở email xem, cẩn thận khi tải về các tập tin lạ, cẩn thận xem xét trước khi khai báo các thông tin cá nhân do email yêu cầu.

Người dùng cũng nên cài đặt phần mềm bảo mật có tính năng bảo mật Internet security. Cài đặt bảo mật email 2 lớp có xác thực bằng điện thoại để có thể phục hồi chủ quyền email khi bị tấn công.

THANH HÀ ghi

* Ông Trần Quang Hưng (Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và truyền thông): Tăng cường giám sát, xử lý nguồn phát tán thư rác

Cục An toàn thông tin bên cạnh việc xây dựng các quy định, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật nhằm xử lý vấn nạn thư rác, cũng song song tăng cường công tác giám sát, xử lý các nguồn phát tán thư rác từ sớm.

Để hỗ trợ người dùng và cơ quan tổ chức, doanh nghiệp trong công cuộc đối phó với các nguy cơ giả mạo, lừa đảo trực tuyến, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã đưa ra website “http://Khongianmang.vn”, trên đó người dùng có thể sử dụng một số công cụ như: kiểm tra đường dẫn hoặc tập tin đính kèm trong thư điện tử xem có an toàn hay không và nhiều công cụ hữu ích khác giúp người dùng an toàn hơn trên Internet.

Ngoài ra đối với các tổ chức, nên triển khai các chương trình tập huấn những kiến thức mới nhất về cách phát hiện và báo cáo thư điện tử lừa đảo nói riêng và nhận thức an toàn thông tin nói chung.