Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)
Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): A12CB01
Brand name:
: Zinc Sulphate (Kẽm sulfat),Amferion, Chuzin Syrup,Euvizin, E-Zinc, Farzincol, Grazincure, Oralzin Syrup,Sicabronk,Squazine 20, Sulpat syrup, Tozinax syrup, Zinco, Zincviet,Zyfacol, Tiptipot
2. Dạng bào chế – Hàm lượng: Dạng thuốc và hàm lượng
Siro chứa kẽm sulfat monohydrat tương đương với 10mg/5ml
► Kịch Bản: PharmogTeam
► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog
► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/
► Group : Hội những người mê dược lý
► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/
► Website: pharmog.com
4. Ứng dụng lâm sàng: 4.1. Chỉ định:
Phòng ngừa và điều trị thiếu kẽm trong một số trường hợp như suy dinh dưỡng, tiêu chảy cấp và mạn tính.
4.2. Liều dùng – Cách dùng:
Cách dùng : Dùng uống. uống sau bữa ăn
Liều dùng:
Phòng ngừa thiếu kẽm:
Từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi: 2.5ml (5mg)/ngày.
Trẻ em 1 – 3 tuổi: 2.5ml (5mg)/lần, ngày 2 lần.
Trẻ em 3 – 6 tuổi: 2.5ml (5mg)/lần, ngày 3 lần.
Trẻ em trên 6 tuổi: 5ml (10mg)/lần, ngày 2 lần.
Liều điều trị: Theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Nên giảm liều khi triệu chứng lâm sàng đã được cải thiện.
Việc dùng thuốc nên chia liều thành 1 – 2 lần/ngày, uống sau bữa ăn.
4.3. Chống chỉ định:
Tránh dùng trong giai đoạn loét dạ dày tá tràng tiến triển và nôn ói cấp tính.
Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
4.4 Thận trọng:
Uống kẽm nên cách xa các thuốc có chứa canxi, sắt, đồng khoảng 2-3 giờ để ngăn ngừa tương tranh có thể làm giảm sự hấp thu của kẽm.
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Không ảnh hưởng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.
4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú: Xếp hạng cảnh báo
AU TGA pregnancy category: NA
US FDA pregnancy category: NA
Thời kỳ mang thai:
Thuốc nên dùng thận trọng ở phụ nữ có thai và cho con bú.
Thời kỳ cho con bú:
Thuốc nên dùng thận trọng ở phụ nữ có thai và cho con bú.
4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):
Hiếm khi xảy ra cảm giác khó chịu trong dạ dày, và thường kéo dài vài ngày đầu dùng thuốc, sau đó sẽ giảm dần. Cần báo cho bác sĩ biết bất kỳ tác dụng bất thường nào xảy ra trong lúc điều trị.
Sử dụng kéo dài kẽm liều cao dẫn đến thiếu hụt đồng, gây ra thiếu máu và giảm bạch cầu. Nên theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu của thiếu hụt đồng.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. 4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).
4.8 Tương tác với các thuốc khác:
Bổ sung kẽm làm giảm hấp thu của đồng, nhóm kháng sinh tetracycline và nhóm quinolon.
Sắt có thể làm giảm hấp thu kẽm, mặc dù sự tác động chỉ xuất hiện ở tỷ lệ sắt rất cao so với kẽm.
4.9 Quá liều và xử trí:
Dùng quá liều muối kẽm sẽ có tính ăn mòn, do tạo kẽm clorid bởi acid dạ dày.
Điều trị bao gồm dùng sữa hay carbonat kiềm và than hoạt tính.
5. Cơ chế tác dụng của thuốc : 5.1. Dược lực học:
Kẽm là thành phần của nhiều hệ enzym và hiện diện ở tất cả các mô của cơ thể.
Cơ chế tác dụng:
Kẽm là khoáng chất thiết yếu tìm thấy trong hầu hết các tế bào. Cơ thể người chứa khoảng 2 – 3 g kẽm, có trong xương, răng, tóc, da, gan, cơ bắp, bạch cầu và tinh hoàn. Kẽm kích thích hoạt động của rất nhiều enzym là những chất xúc tác các phản ứng sinh hoá trong cơ thể. Kẽm cần thiết cho một hệ thống miễn dịch lành mạnh, có khả năng chống nhiễm trùng và phòng ngừa cảm cúm. Kẽm giúp làm mau lành các vết thương, kích thích sự phát triển của các tế bào mới, phục hồi các tế bào đã bị các gốc tự do làm tổn thương. Kẽm cũng cần thiết cho sự tổng hợp DNA, kích thích sự chuyển hóa của vitamin A, kích thích sự hoạt động của thị giác và của hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, kẽm còn hỗ trợ cho việc tăng trưởng và phát triển bình thường của thai nhi trong bụng mẹ, suốt thời kỳ thơ ấu và thiếu niên.
Tiêu chảy kéo dài làm mất đi một lượng kẽm đáng kể. Việc giảm kẽm trong cơ thể làm chậm quá trình tái tạo và phục hồi về cấu tạo và chức năng tế bào niêm mạc ruột dẫn đến kéo dài thời gian tiêu chảy. Vì vậy việc bổ sung kẽm có khả năng làm giảm tiêu chảy ở người tiêu chảy kéo dài.
[XEM TẠI ĐÂY] 5.2. Dược động học:
Kẽm sulfat hấp thu không hoàn toàn từ đường tiêu hóa và sinh khả dụng khoảng 20 – 30%. Kẽm phân phối hầu hết các mô, cao nhất là ở cơ, xương, da và dịch tiền liệt. Thuốc thải trừ chủ yếu ở phân. Lượng nhỏ thải trừ ở thận và mồ hôi.
5.3 Giải thích:
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
5.4 Thay thế thuốc :
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
6.2. Tương kỵ :
Không áp dụng.
6.3. Bảo quản:
Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
6.4. Thông tin khác :
Không có.