Top 10 # Xem Nhiều Nhất Zinc Tác Dụng Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Zinc Là Gì? Kẽm Zinc Có Tác Dụng Gì Đối Với Cơ Thể?

Zinc là gì có lẽ nhiều người không biết đến. Tuy nhiên đối với các chị em phụ nữ, thường xuyên chăm chút cho bản thân, làn da của mình thì sẽ biết tới vi chất này. Hiện nay, Zinc là chất có trong các loại mỹ phẩm, thực phẩm chức năng viên uống, nước uống để cải thiện sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp. Ở bài viết này, ADIVA sẽ tổng hợp kiến thức Zinc là gì, triệu chứng khi cơ thể thừa Zinc hoặc thiếu Zinc như thế nào, nó có tác dụng gì với cơ thể chúng ta và những thực phẩm nào chứa Zinc cần bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Zinc là gì? Thực chất nó là tên viết tắt của kẽm. Xét về mặt hóa học thì Zinc là nguyên tố kim loại lưỡng tính. Còn xét về mặt sinh học thì Zinc là gì? Zinc là một chất khoáng vi lượng, nó cần thiết cho cơ thể con người.

Zinc là vi chất được bổ sung vào cơ thể dưới dạng các hợp chất trong thành phần các chất hữu cơ mà chúng ta vẫn hay ăn hàng ngày, chẳng hạn như kẽm oxit, kẽm sulfat, kẽm gluconat, hay kẽm acetat.

Kẽm có tác dụng gì đối với cơ thể

Sau khi biết được Zinc là gì, thì cùng ADIVA tìm hiểu rõ tác dụng của nó đối với cơ thể như thế nào? Zinc là thành phần quan trọng, không thể thiếu trong cơ thể của chúng ta, nó giúp xương khỏe mạnh để nâng đỡ toàn bộ cơ thể và nhiều công dụng khác.

+ Giúp xương chắc khỏe hơn.

+ Giúp tóc chắc khỏe, mềm mịn hơn.

+ Tốt cho mắt, giúp cơ bắp mạnh mẽ.

+ Cân bằng nội tiết tố cho cơ thể.

+ Kẽm hỗ trợ tăng trưởng ở nam giới

+ Hữu ích với hệ tiêu hóa, tiểu đường, ung thư, giảm viêm và các bệnh lý mãn tính,…

Như vậy Zinc là chất vô cùng quan trọng với cơ thể của chúng ta, cần bổ sung đúng cách để chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.

Dấu hiệu thiếu Zinc là gì

+ Tự nhiên bị rụng tóc.

+ Móng giòn dễ gãy và có đốm trắng

+ Bị loét miệng.

+ Răng kém sáng bóng

+ Mụn hoặc những vấn đề khác trên da

+ Xương yếu.

+ Mất thính lực

+ Không tăng trưởng chiều cao

+ Mất mùi vị

+ Bị nhiễm trùng

+ Mắc bệnh mãn tính.

Đây là dấu hiệu cơ thể đang bị thiếu Zinc cần bổ sung ngay.

Dấu hiệu cơ thể bị dư thừa Zinc là gì?

Sự thừa kẽm có thể dẫn đến các triệu chứng khác chẳng hạn:

+ Bạn cảm thấy có vị kim loại trong miệng

+ Bị nhức đầu

+ Thậm chí bị nôn mửa và tiêu chảy.

Zinc là gì, biểu hiện thiếu thừa Zinc cũng như công dụng của nó như thế nào được chia sẻ rõ như trên, các bạn hãy lưu lại khi cần thì tìm hiểu.

Kẽm có trong những thực phẩm nào?

Bạn có thể tự bổ sung Zinc bằng các thực phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm chức năng cho cơ thể bù đắp lượng Zinc đang hụt.

Một số thực phẩm giàu Zinc như ngũ cốc, mầm lúa mì, hạt bí ngô, hạt vừng, thịt, động vật có vỏ, trái cây, các loại rau, sô cô la đen, rau chân vịt, nấm, các loại hạt, con hầu,…

Với các sản phẩm Collagen ADIVA, trong thành phần Collagen này chứa Zinc (Citrate): 0.8mg, bổ sung hàm lượng Zinc vừa đủ mỗi ngày trong 1 lọ Collagen. Collagen ADIVA không chỉ giúp làm đẹp da, mà còn chứa nhiều dưỡng chất cần thiết giúp chăm sóc sức khỏe một cách tối ưu.

Do đó, bổ sung tinh chất ADIVA cũng là một giải pháp cung cấp Zinc cho cơ thể hiệu quả.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ ngay hotline: 1900 555 552 để được chuyên viên tư vấn.

Viên Uống Blackmores Echinacea Ace Zinc Có Tác Dụng Gì?

Viên uống Blackmores Echinacea ACE Zinc có tác dụng gì?

Viên uống chống cảm cúm Blackmores Echinacea ACE Zinc được nghiên cứu và sản xuất bởi các chuyên gia hàng đầu tại Blackmores – Úc, được kiểm chứng nghiêm ngặt từ khâu nghiên liệu cho đến quy trình sản xuất.

Hoa cúc dại có tên khoa học là Echinacea, có nguồn gốc từ Bắc Mỹ thường được dùng như một loại thảo dược truyền thống có tác dụng giảm nhiễm trùng và làm lành vết thương.

Theo một nghiên cứu mới, cây hoa cúc dại (echinacea) có khả năng làm giảm 58% nguy cơ mắc bệnh cảm và rút ngắn thời gian bệnh, là một phương thuốc trị bệnh truyền nhiễm, rắn cắn và bệnh dại trong y học cổ truyền của người da đỏ Sioux và các bộ tộc Plains Indians khác.

Sản phẩm không chứa chất hóa học độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe, không gây kích ứng hoặc tác dụng phụ, không chất bảo quản, màu nhân tạo, chất tạo hương, đường hóa học, không chứa men, không gluten,…nên có thể sử dụng hằng ngày hoặc khi bị cảm lạnh. Viên uống Blackmores Echinacea ACE + Zinc đã được nghiên cứu và chứng minh với đặc tính kháng khuẩn, kháng virus, ngăn chặn sự tấn công của chúng vào cơ thể, ngừa và giảm sự phát triển của bệnh.

Bổ sung dưỡng chất để duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Kháng khuẩn, kháng virus, làm giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm thông thường.

Hỗ trợ điều trị sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, viêm họng, viêm hô hấp mức độ nhẹ.

Hỗ trợ điều trị cảm cúm, giảm nhanh các chứng đau họng, ho hen do cảm gây ra.

Tốt cho hệ bạch huyết. Viên uống này có ích cho việc hỗ trợ điều trị các loại dị ứng, đau bụng (colic), cảm cúm và các loại bệnh lây nhiễm khác.

Điều trị vết thương, mài mòn, nhiễm trùng da, loét miệng, eczema, mụn và bệnh vẩy nến.

Rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của cảm cúm.

Sử dụng thường xuyên để giúp cơ thể khỏe mạnh.

Hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác.

Viên uống điều trị cảm cúm Blackmores Echinacea ACE + Zinc được nghiên cứu với liều lượng thấp phù hợp cho việc sử dụng phòng ngừa lâu dài. Tuy nhiên đối với các triệu chứng nhiễm trùng cấp tính thì viên uống này có thể hỗ trợ bạn ngay lập tức. Do đó, không có lý do gì khiến bạn có thể từ chối sản phẩm này.

# HN

Thuốc Zinc: Liều Dùng &Amp; Lưu Ý, Hướng Dẫn Sử Dụng, Tác Dụng Phụ

Thuốc Zinc là gì?

Thuốc Zinc là thuốc OTC dùng sử dụng điều trị:

Tiêu chảy kéo dài

Bổ sung kẽm vào chế độ ăn hằng ngày.

Phòng ngừa và điều trị các trường hợp thiếu kẽm: trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, chậm tăng trưởng, thường bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn, khó ngủ, khóc đêm, nhiễm trùng tái diễn ở da, đường hô hấp, đường tiêu hóa, khô da, da đầu chỉ dày sừng, hói, loạn dưỡng móng (móng nhắn, có vệt trắng, chậm mọc), vết thương chậm lành, khô mắt, loét giác mạc, quáng gà.

Phụ nữ mang thai (thường bị nôn) và bà mẹ đang cho con bú, người có chế độ ăn thiếu cân bằng hoặc ăn kiêng, người phải nuôi ăn lâu dài qua đường tĩnh mạch.

Tên biệt dược

Thuốc được đăng ký dưới tên Zinc

Dạng trình bày

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim

Quy cách đóng gói

Thuốc được đóng gói ở dạng: hộp 10 vỉ x 10 viên

Phân loại thuốc Zinc

Thuốc Zinc là thuốc OTC – thuốc không kê đơn

Số đăng ký

Thuốc có số đăng ký: VD-21787-14

Thời hạn sử dụng

Thuốc có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

Thuốc được sản xuất ở: Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG

Địa chỉ: KCN Tân Phú Thạnh, Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang Việt Nam

Thành phần của thuốc Zinc

Kẽm gluconat: 70mg

Tá được vừa đủ 1 viên (Avicel, dicalci phosphat, tinh bột biến tính, PVP K30, aerosil, magnesi stearat, talc, sodium starch glycolat, HPMC, PEG 6000, titan dioxyd).

Công dụng của thuốc Zinc trong việc điều trị bệnh

Thuốc Zinc là thuốc OTC dùng sử dụng điều trị:

Tiêu chảy kéo dài

Bổ sung kẽm vào chế độ ăn hằng ngày.

Phòng ngừa và điều trị các trường hợp thiếu kẽm: trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, chậm tăng trưởng, thường bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn, khó ngủ, khóc đêm, nhiễm trùng tái diễn ở da, đường hô hấp, đường tiêu hóa, khô da, da đầu chỉ dày sừng, hói, loạn dưỡng móng (móng nhắn, có vệt trắng, chậm mọc), vết thương chậm lành, khô mắt, loét giác mạc, quáng gà.

Phụ nữ mang thai (thường bị nôn) và bà mẹ đang cho con bú, người có chế độ ăn thiếu cân bằng hoặc ăn kiêng, người phải nuôi ăn lâu dài qua đường tĩnh mạch.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Zinc

Cách dùng thuốc Zinc

Thuốc dùng qua đường uống

Liều dùng thuốc Zinc

Trẻ em dưới 6 tuổi: 1/2 viên/ ngày.

Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi: 1 viên/ ngày.

Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú: 2 viên/ ngày.

Uống sau bữa ăn.

Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Zinc

Chống chỉ định

Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Thận trọng khi dùng

Thận trọng khi dùng viên kẽm trong giai đoạn loét dạ dày tá tràng tiến triển và nôn ói cấp tính.

Tác dụng phụ của thuốc Zinc

Cảm giác khó chịu ở dạ dày có thể xây ra nhưng hiếm, và giảm dần sau vài ngày dùng thuốc.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai và cho con bú

Có thể sử dụng thuốc.

Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc:

Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Cách xử lý khi quá liều

Trong ngộ độc cấp tính, muối kẽm gây ăn mòn do sự tạo thành kẽm clorid dưới tác dụng acid dạ dày.

Xử trí bằng cách cho uống sữa, hoặc muối kiềm carbonat hoặc than hoạt tính. Không nên gây nôn hoặc rửa dạ dày.

Bổ sung kẽm liều cao dài ngày hoặc sử dụng dung dịch thẩm tách máu có nhiễm kẽm gây thiếu đồng, dẫn đến thiếu máu nguyên bào sắt, giảm bạch cầu trung tính. Làm giảm hàm lượng kẽm trong máu bằng cách sử dụng chất tạo phức natri calci edetat.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc Zinc

Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Zinc đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản thuốc Zinc

Điều kiện bảo quản

Nơi khô ráo,thoáng mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

Thời gian bảo quản

36 tháng kể từ ngày sản xuất

Thông tin mua thuốc Zinc

Nơi bán thuốc Zinc

Nên tìm mua Zinc Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.

Hình ảnh tham khảo

Nguồn tham khảo

Dược lực học

Kẽm là khoáng chất thiết yếu tìm thấy trong hầu hết các tế bào. Có thể người chứa khoảng 2 – 3 g kẽm, có trong xương, răng, tóc, da, gan, cơ bắp, bạch cầu và tinh hoàn. Kẽm kích thích hoạt động của rất nhiều enzym là những chất xúc tác các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Kẽm cần thiết cho một hệ thống miễn dịch lành mạnh, có khả năng chống nhiễm trùng và phòng ngừa cảm cúm. Kẽm giúp làm mau lành các vết thương, kích thích sự phát triển của các tế bào mới, phục hồi các tế bào đã bị các gốc tự do làm tổn thương. Kẽm cũng cần thiết cho sự tổng hợp DNA, kích thích sự chuyển hóa của vitamin A, kích thích sự hoạt động của thị giác và của hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, kẽm còn hỗ trợ cho việc tăng trưởng và phát triển bình thường của thai nhi trong bụng mẹ, suốt thời kỳ thơ ấu và thiếu niên. Tiêu chảy kéo dài làm mất đi một lượng kẽm đáng kể. Việc giảm kẽm trong cơ thể làm chậm quá trình tái tạo và phục hồi về cấu tạo và chức năng tế bào niêm mạc ruột dẫn đến kéo dài thời gian tiêu chảy. Vì vậy việc bổ sung kẽm có khả năng làm giảm tiêu chảy ở người tiêu chảy kéo dài

Dược động học

Kẽm hấp thu qua đường tiêu hóa không hoàn toàn, sinh khả dụng đường uống khoảng từ 20 – 30%. Kẽm được phân bố trên toàn cơ thể, với nồng độ cao nhất được tìm thấy ở: cơ, xương, da, mắt và dịch tiền liệt tuyến. Thuốc được thải trừ chủ yếu qua đường phân, một lượng nhỏ được thải qua nước tiểu và mồ hôi.

Tương tác thuốc

Tetracyclin, ciprofloxacin, các chế phẩm có chứa sắt, đồng làm giảm hấp thu kẽm.

Kẽm Zinc Và 6 Tác Dụng Trong Skincare Có Thể Bạn Chưa Biết

Ngày đăng: 02/07/2020 13:12

Zinc (hay thông thường chúng ta gọi là kẽm) là một nguyên tố kim loại chuyển tiếp, kí hiệu hóa học là Zn

Kẽm là một trong những khoáng chất không thể thiếu trong cơ thể con người. Tuy nhiên cơ thể chúng ta lại không thể tự sản sinh ra kẽm, mà phải bổ sung chất này từ bên ngoài.

Ở mỗi độ tuổi và giới tính khác nhau chúng ta sẽ cần phải cung cấp một lượng kẽm hàng ngày cho phù hợp. Theo một số nghiên cứu đối với cơ thể nam giới từ 14 tuổi trở lên cần bổ sung tối thiểu 11mg kẽm/ngày; nữ giới từ 19 tuổi trở lên cần tối thiểu 8mg kẽm/ngày.

Tác dụng của kẽm Zinc với cơ thể con người

Tăng cường sức mạnh sinh lý cho nam giới

Kẽm là thành phần tạo nên testosterone và giữ vai trò quan trọng trong việc bài tiết hóc môn. Quá trình sản xuất tinh binh trong cơ thể nam giới không thể thiếu kẽm. Do đó cũng không quá khó hiểu nếu như bạn cảm thấy giảm ham muốn tình dục thì một trong những nguyên nhân quan trọng là do thiếu kẽm.

Tăng khả năng di chuyển và sức bền của tinh binh

Kẽm là trợ thủ đắc lực hỗ trợ cho sự di chuyển này của tinh binh. Lưu ý là mỗi lần nam giới xuất tinh sẽ tiêu tốn 50% lượng kẽm cần thiết phải bổ sung vào cơ thể trong một ngày. Do đó hãy hạn chế việc xuất tinh thường xuyên gây thiếu hụt lượng kẽm trong cơ thể.

Giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt

Kẽm tập trung chủ yếu ở tinh dịch và tuyến tiền liệt. Đồng thời với đặc tính có khả năng kích thích sản sinh ra một loại protein ngăn chặn sự phát triển của Cadmium (là tác nhân chính gây ung thư tuyến tiền liệt).

Kẽm Zinc góp phần vào sự phát triển của thai nhi

Kẽm Zinc là dưỡng chất vô cùng cần thiết cho sự tổng hợp các chất. Nó là thành phần không thể thiếu để tổng hợp protein trong cơ thể con người. Đối với phụ nữ mang thai điều đó sẽ giúp thai nhi phát triển cả về chiều cao, cân nặng và trí tuệ,

Hiện tượng rụng tóc ở chị em phụ nữ nguyên nhân là do thiếu kẽm. Cơ thể thiếu kẽm tóc sẽ mỏng dần và tăng tỷ lệ gãy rụng.

Mang lại làn da khỏe mạnh

Ngoài ra kẽm Zinc còn giúp cân bằng hàm lượng đường trong máu của mỗi người, qua đó nó ngăn ngừa tình trạng dư thừa đường trong cơ thể. kẽm Zinc còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể của chúng ta; duy trì một cơ thể khỏe mạnh, có sức đề kháng để chống lại bệnh tật.

Biểu hiện của cơ thể khi thiếu kẽm Zinc?

Thiếu kẽm là nguyên nhân gây rụng tóc: Tất nhiên rồi, kẽm là khoáng chất cho sự phát triển của tế bào và hấp thu protein mà.

Da mặt nổi mụn hoặc đóng vảy: Mụn xảy ra do nhiều nguyên nhân và một trong những nguyên nhân đó là thiếu hụt lượng kẽm cần thiết trong cơ thể.

Giảm ham muốn tính dục: Cơ thể thiếu kẽm, việc bài tiết hóc môn bị ảnh hưởng dẫn đến trạng thái giảm ham muốn tính dục ở nam giới.

Vậy cơ thể sẽ ra sao nếu thừa kẽm?

Thừa kẽm (Zinc) làm cơ thể buồn nôn

Khi lượng kẽm trong cơ thể ở mức dư thừa nó sẽ gây ra tình trạng buồn nôn, ợ liên tục. Hãy dừng xem xét lại thực đơn hàng ngày của gia đình bạn nếu như gặp hiện tượng này.

Thừa kẽm gây đau bụng và tiêu chảy

Với những người có bụng dạ yếu, nếu bổ sung quá nhiều lượng kẽm vào cơ thể cùng một lúc sẽ dẫn đến cảm giác đau bụng và tiêu chảy thậm chí là táo bón.

Thừa kẽm gây cảm giác đắng miệng

Nếu như bạn có cảm giác chán ăn, miệng có vị đắng, ăn không ngon miệng như trước thì đây là những biểu hiện rõ rệt của việc thừa kẽm trong cơ thể rồi đấy.

Bổ sung kẽm như thế nào cho phù hợp?

Đúng là kẽm có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người và tiếc là đa phần chúng ta lại không quá chú ý đến việc này. Cơ thể thiếu kẽm sẽ mang đến những ảnh hưởng gián tiếp cho cơ thể chúng ta, nhưng thừa kẽm cũng không phải là điều hay. Bổ sung quá nhiều kẽm đôi khi mang lại phản ứng ngược cho cơ thể.

Thông thường, theo tâm lý mỗi khi biết cơ thể thiếu một chất nào đó chúng ta sẽ nghĩ ngay đến việc bổ sung bằng các sản phẩm thuốc hay thực phẩm chức năng. Điều này hoàn toàn không nên vì lượng kẽm nên được bổ sung đều đặn hàng ngày thông qua các loại thực phẩm và ưu tiên lựa chọn các sản phẩm tự nhiên trước khi bắt đầu bổ sung bằng thuốc.

Bổ sung kẽm bằng các thực phẩm tự nhiên

Trong tự nhiên có vô số các loại thực phẩm tự nhiên có thể giúp chúng ta bổ sung lượng kẽm cần thiết hàng ngày. Trong đó phải kể đến một số thực phẩm quen thuộc với chúng ta hàng ngày như thịt; các động vật có vỏ như cua, tôm, sò … hay các loại hạt như bí ngô, vừng …

Hãy xây dựng cho mình và gia đình một thực đơn đầy đủ trong đó lồng ghép việc bổ sung các thực phẩm chứa kẽm vào bữa ăn hàng ngày của gia đình.

Bổ sung kẽm bằng các thực phẩm chức năng

Ngoài các thực phẩm tự nhiên có tác dụng bổ sung kẽm như mình vừa có liệt kê ở phía trên hiện nay có một số loại thực phẩm chức năng giúp bổ sung lượng kẽm nhanh hơn so với lượng kẽm từ các thực phẩm tự nhiên.

Đóng gói: 100 viên cho 1 lọ

Thành phần mỗi viên nén: 50mg

Sản xuất tại Mỹ

Giá tham khảo từ 200.000 – 250.000 đồng/lọ/100 viên.

https://ods.od.nih.gov/factsheets/Zinc-Consumer