Top 4 # Xem Nhiều Nhất Zipline Là Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Zipline Là Gì, Những Địa Điểm Zipline Đẹp Tại Việt Nam

là một trò chơi đang rất được ưa chuộng, đặc biệt là với giới trẻ và những người yêu thích sự mạo hiểm. Vậy zipline là gì? Chơi zipline như thế nào và có những địa điểm zipline đẹp nhất tại Việt Nam.

Mùa hè đang rất nhộn nhịp tại sao không tranh thủ những lúc này để dành cho mình một khoảng thời gian thư giãn để đi du lịch cùng bạn bè và người thân nhỉ? Một gợi ý mới mẻ và rất hấp dẫn cho bạn trong mùa hè năm nay chính là thử chinh phục trò chơi zipline.

Để hiểu rõ hơn về trò chơi thú vị này hãy cùng phongcachyo.com đi khám phá zipline là gì và tìm những địa điểm zipline đẹp tại Việt Nam trong bài viết ngày hôm nay thôi nào.

Zipline hay gọi đầy đủ là trượt zipline, đây là một trò chơi mạo hiểm được bắt nguồn từ một hình thức giao thông đi lại trên các khu vực núi cao. Để chơi trượt zipline sẽ cần đến một sợi cáp dài được nối từ một đỉnh núi hay phần thân núi để có được một độ cao thích hợp, đầu còn lại sẽ được nối ở đất liền hoặc tại một bờ hồ, bờ biển. Người trượt zipline sẽ được buộc vào sợi cáp đó với đầy đủ các trang thiết bị bảo vệ cơ thể rồi sẽ được thả từ trên đỉnh đầu treo sợi cáp xuống.

Với trò chơi trượt zipline bạn sẽ được thả mình trên cao, ngắm nhìn cảnh vật từ một góc độ khác đầy thú vị. Nó gần giống với việc đi cáp treo, tuy nhiên thay vì ngồi trong một nhà kính an toàn thì bạn sẽ được hòa mình cùng trời, đất không khí của thiên nhiên, đem lại cảm giác kích thích hơn rất nhiều. Vậy nên đây cũng được coi là một trong những trò chơi mạo hiểm và không dành cho những người yếu tim đâu đấy nhé.

Trượt zipline thu hút được rất nhiều sự quan tâm và thích thú, vậy nên nó là hoạt động giải trí đang rất phát triển ở nhiều khu du lịch tại Việt Nam. Mỗi lượt trượt zipline cũng không quá đắt đỏ, nó dao động từ 50.000 đồng đến 300.000 đồng tùy từng địa điểm, đường chạy,…

Xem thêm: Phượt là gì và tại sao người ta lại thích phượt?

Những địa điểm zipline tại Việt Nam

Trượt zipline bạn sẽ được hòa mình với thiên nhiên, ngắm nhìn cảnh vật từ trên cao xuống, đem lại cảm giác cực phiêu cho người chơi. Vậy tại Việt Nam có những địa điểm zipline đẹp nào đang được thu hút nhất?

Trượt zipline tại Quảng Bình

Quảng Bình có rất nhiều địa điểm đẹp, thu hút nhiều lượt du khách quanh năm, đến đây bạn có thể trải nghiệm trượt zipline tại Vườn Quốc Gia Phong Nha Kẻ Bàng. Dịch vụ trượt zipline tại đây gồm có hai hình thức khác nhau là trượt zipline tắm sông và trượt zipline khám phá. Thay vì phương thức chèo thuyền trên mặt sông đã quá quen thuộc, bạn sẽ có được những trải nghiệm hoàn toàn mới với trượt zipline băng qua dòng sông Chày.

Chiều dài của tuyến dây cáp trượt zipline Hang Tối – Sông Chày dài 400m, xuất phát từ nháy Tây đường Hồ Chí Minh và đi vào bên trong Hang Tối. Đây là một trong những đường đu dây cáp lớn nhất tại Việt Nam, nó chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm vô cùng mới lạ và hấp dẫn đấy. Từ trên cao bạn sẽ được hưởng không khí trong lành, mát mẻ, ngắm mặt nước dòng sông Chày thay đổi màu sắc theo từng đoạn một tạo lên một bức tranh thiên nhiên huyền ảo.

Trượt zipline tại Đà Nẵng:

Ở Đà Nẵng hình thức trượt zipline còn khá mới mẻ, tuy nhiên sẽ thật lãng phí nếu như bạn đến đây mà bỏ qua bộ môn thú vị này. Đường trượt zipline tại Đà Nẵng được đặt tại khi du lịch Hòa Phú Thành, được thiết kế với 2 đường dây trượt, tạo độ an toàn rất cao cho người chơi. Đường trượt ở đây khá ngắn nhưng lại có tốc độ trượt cao thích hợp cho những bạn lần đầu chơi trượt zipline.

Với mức giá chỉ 50.000 đồng cho một người với một lượt, thì tại sao bạn không thử sức với trò chơi trượt zipline khi đến với Đà Nẵng nhỉ. Tốc độ trung bình ở đường trượt này đạt 30m/s chắc chắn sẽ đem lại cho bạn sự hưng phấn và vô cùng thích thú đấy. Tuy nhiên cũng vì đường trượt quá ngắn, tốc độ lại cao nên nếu bạn nào yêu thích bộ môn này sẽ cảm thấy hơi hụt hẫng đôi chút vì nó diễn ra khá nhanh.

Địa chỉ: Công viên châu Á Asia Park khu vui chơi đẳng cấp quốc tế tại Đà Nẵng

Đường trượt zipline tại Huế có chiều dài lớn nhất tại Châu Á lên đến 560m và có độ cao lên đến 45,5m. Nó được đặt tại khu vực suối khoáng Alba Thanh Tân với hệ thống dây cáp hiện đại, chắc chắn, rất an toàn cho người chơi. Đường cáp trượt zipline xuất phát từ núi Mã Yên thuộc xã Phong Sơn và dừng tại bờ hồ thơ mộng của suối khoáng Alba.

Đường trượt dài, đi qua được rất nhiều địa điểm, bạn sẽ chiêm ngưỡng được vẻ hùng vĩ của thiên nhiên, của cánh rừng ngút ngàn. Chỉ với mức giá 80.000 đồng cho một người trên một lượt bạn sẽ được trải nghiệm một cảm giác thích thú, đắm mình hòa cùng với thiên nhiên và sẽ có cảm giác mình như một chú chim đang bay lượn giữa trời vậy.

Địa chỉ: Suối Khoáng Nóng Alba Thanh Tân Huế

Xem thêm: Những địa điểm du lịch Cần Thơ bạn nên đến 1 lần

Như vậy, zipline chính là một trò chơi rất thú vị, có tính mạo hiểm khi bạn được thả mình trôi theo đường cáp treo trên cao. Có rất nhiều điểm du lịch tại Việt Nam có những đường zipline thú hấp dẫn mà bạn có thể đi và trải nghiệm đấy nhé.

Trượt zipline tại Vũng Tàu

Nếu bạn là người yêu sự mạo hiểm, không sợ độ cao thì đường trượt tại Vũng Tàu được đặt tại khu du lịch Hồ Mây, thuộc cụm du lịch Núi Lớn – Núi Nhỏ chắc chắn bạn cần phải thử. Đây là đường trượt zipline đánh giá là mạo hiểm nhất khi có độ cao lên đến 500m so với mặt nước biển và chiều dài cáp là 200m.

Đường trượt zipline tại Vũng Tàu sẽ đưa bạn đi qua những khe núi, đi qua bề mặt nước biển trong xanh, giúp bạn tận hưởng được cả vẻ đẹp của núi non và sông nước. Với độ cao mạo hiểm nên đường cáp ở đây đã được trang bị những trang thiết bị an toàn và hiện địa nhất. Với mức giá 300.000 đồng cho một người lớn và 150.000 đồng cho trẻ nhỏ với một lượt thì bạn cũng đủ hiểu vẻ đẹp và sự hấp dẫn của đường zipline này đến mức nào rồi phải không.

Địa chỉ đây nhé các tình yêu ơi: 1a Trần Phú, Phường 1, Thành phố Vũng Tầu, Bà Rịa – Vũng Tàu

Xem video chơi ziplien ở Hồ Mây, Vũng Tàu.

Ngoài ra bạn cũng có thể khám phá Zipline ở Vinpear Nha Trang và Zipline ở Đà Lạt nữa nhé. Chúc các bạn vững tin và vượt qua nổi sợ hãi của bản thân bằng trò chơi cảm giá mạnh…Zipline

Xem thêm: Khám phá vùng đất “bảy núi” tươi đẹp mang tên An Giang.

Bạn đang đọc bài viết Zipline là gì, những địa điểm zipline đẹp tại Việt Nam tại chuyên mục Du lịch, trên website Phong cách sống của tôi

Mto Là Gì? Eto Là Gì? Ato Là Gì? Mts Là Gì?

MTO: Make To Order – Sản Xuất Theo Đơn Đặt Hàng

Khi nào có đơn đặt hàng thì mới làm (sau khi nhận được đơn hàng của khách hàng mới tiến hành sản xuất): có thiết kế gốc, nhưng vẫn có thể thêm một số chi tiết đặc trưng dành cho khách hàng lớn mua với số lượng lớn, doanh nghiệp chỉ sản xuất ra sản phẩm khi khách hàng có đơn đặt hàng cho doanh nghiệp. Đa số các sản phẩm MTO đều mang giá trị cao, thời gian làm ra sản phẩm dài hơn, sản phẩm có thể bị lỗi thời theo thời gian. Ví dụ như sách đặc thù sách dùng trong nội bộ doanh nghiệp hoặc sách chuyên ngành…)

ETO: Engineer To Order – Thiết Kế Theo Đơn Hàng

Đây là mô hình sản xuất mà ở đó, sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được thiết kế, chế tạo sau khi đơn hàng đó đã được nhận theo yêu cầu của từng khách hàng riêng biệt.

Khách hàng có những yêu cầu riêng cho sản phẩm của mình nêu thành điều khoản trong hợp đồng.

Cũng giống như MTO nhưng doanh nghiệp phải xác định những đặc tính kỹ thuật này mà thiết kế theo đơn hàng để sản xuất ra những sản phẩm đặc biết dành riêng cho khách hàng theo hợp đồng

Nhà sản xuất phải chế tạo sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, các sản phẩm này chưa hề được thiết kế trước đây, ít nhất bởi công ty này.

Những sản phẩm phù hợp để sản xuất theo mô hình này là những mặt hàng có tính đặc thù và giá trị cao như công trình xây dựng, cầu đường, thiết kế nội thất…

ATO: Assemble To Order – Lắp Ráp Theo Đơn Hàng

Sản xuất phụ kiện trước đến khi có đơn đặt hàng mới tiến hành lắp ráp (đỡ tốn diện tích, vận chuyển khó, cồng kềnh)

Nhà sản xuất cho ra đời các linh kiện, cấu kiện chuẩn, sản xuất ra sản phẩm bằng cách lắp ráp các cấu kiện lại theo yêu cầu của khách hàng.

Những sản phẩm phù hợp để sản xuất theo mô hình này là những mặt hàng như máy tính, xe hơi, đồ nội thất…

MTS: Make To Stock – Sản Xuất Để Tồn Kho

Phương thức sản xuất này dùng để sản xuất với mục đích để dự trữ hàng hóa cho những dịp đặc biệt, những mặt hàng có nhu cầu tăng đột biến hoặc những sản phẩm tiêu dùng nhanh, thời quay vòng của sản phẩm cao..

Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm trước khi khách hàng có nhu cầu. Sản phẩm được lưu kho, sau đó được đem phân phối và bán cho khách hàng,

Các sản phẩm theo dạng MTS thường có giá bán rẻ, nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống

Những sản phẩm phù hợp để sản xuất theo mô hình này là những mặt hàng như kem đánh răng, thức uống đóng chai, dầu gội, sữa tắm…

Mình rất mong sau nhận được phản hồi từ các bạn để có thể hoàn thiện bài viết này một cách tốt nhất.

Cảm ơn các bạn đã đón xem.

Cuv Là Gì? Suv Là Gì?

Bài viết này tiếp tục chủ đề các thuật ngữ được sử dụng trong ngành công nghiệp xe hơi. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về CUV, SUV và cách phân biệt giữa chúng.

CUV và SUV là gì?

CUV là từ viết tắt của Crossover Utility Vehicle, để chỉ dòng xe ô tô địa hình loại nhỏ được thiết kế theo kiểu việt dã thể thao. CUV thỉnh thoảng còn được gọi là Crossover SUV. Mẫu xe này có cấu trúc thân xe liền khối với khung gầm và hệ thống truyền động.

SUV là từ viết tắt của cụm từ Sport Utility Vehicle trong tiếng Anh, để chỉ dòng xe thể thao đa dụng với thiết kế vuông vắn, mạnh mẽ, cơ bắp cùng kết cấu thân trên khung tương tự như xe tải. SUV thường được thiết kế gầm cao hơn, trang bị động cơ mạnh để vượt nhiều địa hình. Xe thường có nội thất khá rộng rãi với thiết kế cho 5-7 người ngồi. Đa phần các mẫu xe SUV hiện nay đều được trang bị hệ thống dẫn động 4 bánh để giúp xe không bị hụt hơi trên các địa hình khó, tận dụng tốt sức mạnh của động cơ. Qua đó tối ưu khả năng vận hành.

So sánh CUV và SUV

CUV và SUV đều là dòng xe thiết kế theo kiểu việt dã thể thao. Tuy nhiên, SUV có kích thước lớn hơn CUV và cũng có khung gầm cao hơn. Hệ thống dẫn động của SUV là 4 bánh, hay còn gọi là 2 cầu. Không giống CUV, đa phần xe SUV có cấu trúc thân xe độc lập với khung gầm và hệ thống truyền động tương tự như xe tải và xe bus. Do đó, SUV có thể chạy trên nhiều địa hình, khỏe hơn CUV. Bên cạnh đó, SUV cũng có sức chứa và tải trọng lớn hơn so với CUV.

Tuy nhiên, SUV gặp bất lợi khi đem so sánh với CUV ở khả năng giữ thăng bằng khi va chạm. Do gầm cao nên chúng thường dễ bị lật, lăn khi gặp tai nạn. Ngoài ra, do có thiết kế lớn hơn nên SUV cũng tiêu thụ năng lượng nhiều hơn so với xe thuộc mẫu CUV.

Về kết cấu, SUV được xây dựng trên nguyên lý tương tự xe bán tải. CUV xây dựng dựa trên nguyên lý xe sedan.

Xét về trải nghiệm lái, SUV có khả năng địa hình tốt hơn, nhưng nặng nề hơn và kém êm ái, sử dụng ở đô thị thường gặp khó khăn trong việc di chuyển, quay đầu và đậu đỗ, ra vào các không gian hẹp, thấp. Trong khí đó, CUV thì thường gặp khó khăn khi di chuyển trên địa hình không bằng bằng nhưng bù lại có khối lượng nhẹ hơn, mang lại cảm giác êm ái, dễ chịu hơn, phù hợp với môi trường đô thị hơn.

Dem Là Gì Det Là Gì?

DET là viết tắt của từ gì trong tiếng anh?

DET là viết tắt 3 từ đầu tiên của DETENTION. DET là thời gian được phép lưu container ở kho mà không bị tính phí. Ví dụ 2DET tức free time (thời gian miễn phí) là 2 ngày tại kho tính từ khi container rời khỏi bãi của cảng cho đến khi trả vỏ container cho hàng nhập hoặc tính từ khi mang container rỗng về kho đóng hàng cho tới khi hạ bãi chỉ định. Phí lưu container tại kho riêng của khách – gọi tắt là DET; Phí lưu bãi của cảng (STORAGE).

Tương tự DET là thời hạn bạn được phép đem container từ bãi (từ cảng) về kho riêng của mình để đóng hàng hoặc tháo hàng. Phí Storage charge được hiểu như là phí lưu Container tại bãi mà Cảng thu trực tiếp chủ hàng.

DETENTION / DEMURRAGE / STORAGE đối với hàng xuất khẩu

* Sau khi bạn liên hệ với cảng để nhận container và kéo về kho riêng của bạn đóng hàng. Thông thường đối với hàng XK thì bạn sẽ được lấy container đem về kho để đóng hàng trước ngày tàu chạy ETD là 05 ngày. Điều này có nghĩa là bạn sẽ được miễn phí 05 ngày DEM (5DEM) và 05 ngày DET (5DET) với điều kiện bạn trả container về bãi trước giờ closing time quy định để xuất theo lịch tàu dự kiến. Nếu sau 05 ngày bạn không trả container về bãi để xuất đúng lịch tàu đã book mà container để tại kho của bạn thì bạn sẽ phải thanh toán tiền lưu container tại kho (DET). Nếu vì lý do nào đó bạn giao container về bãi nhưng sau closing time quy định và hàng không kịp xếp lên tàu dự kiến, hàng của bạn sẽ phải nằm ở bãi và chờ đến chuyến sau thì bạn sẽ phải trả phí lưu container tại bãi (DEM) và phí lưu bãi tại cảng (STORAGE).

DETENTION / DEMURRAGE / STORAGE được tính với hàng nhập khẩu

Sau khi bạn đã hoàn tất các thủ tục hải quan, nhập khẩu và muốn mang container về kho riêng để rút hàng thì container này sẽ được miễn phí lưu container tại cảng (DEM) và phí lưu bãi tại cảng (STORAGE) thông thường được các hãng tàu cho phép là 5 ngày kể từ ngày tàu cập cảng. Điều này có nghĩa là bạn sẽ được miễn phí 05 ngày DEM và 05 ngày STORAGE. Kể từ ngày thứ 06 trở đi thì bạn sẽ phải trả thêm phí DEM và STORAGE (nếu hàng vẫn còn nằm trong bãi của cảng). Trong trường hợp bạn rút hàng tại bãi của Cảng sau 05 ngày được miễn nêu trên thì bạn phải trả phí lưu container (DEM) và lưu bãi (STORAGE).