Top 4 # Xem Nhiều Nhất Zombie Được Gọi Là Gì Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Underground Là Gì? Ai Sẽ Được Gọi Là Underground?

Underground là gì?

Thuật ngữ underground gắn liền với thể loại nhạc underground. Dòng nhạc này là những thể loại nhạc không chính thống, khác với âm nhạc đương đại. Sự khác biệt cốt lõi của dòng nhạc này là mang lại sự mới mẻ cho thính giả.

Thể loại nhạc này được phát và chia sẻ rộng rãi trên mạng internet. Tất nhiên, khi mà underground ngày càng được biết đến, người ta cũng tổ chức các show diễn để mọi người có thể cùng nhau lắng nghe live những ca khúc này.

Đặc biệt, underground không đi theo các xu hướng hiện tại. Người nghệ sỹ sẽ nhìn nhận các khái niệm, vấn đề trong cuộc sống theo những chiều hướng khác nhau, từ đó sáng tác nên những bài hát đậm chất underground.

Chúng ta vẫn thường vô tình nghe rất nhiều bài hát underground. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ đặc điểm của dòng nhạc này.

Tự do hát và sáng tác

Những nghệ sỹ underground có thể sáng tác và trình bày chứ không cần phải qua bất cứ công ty quản lý trung gian nào. Hầu như không có quy tắc, khuôn phép nào đặt ra trong quá trình làm nhạc.

Sự chân thực và tự do

Underground rất coi trọng tính chân thực và sự tự do. Sự tự do được thể hiện qua cách sáng tạo, thể hiện cá nhân riêng tư. Chủ đề thường xoay quanh thể hiện các khái niệm thông thường chứ không vì tính thương mại mà làm mất đi chất underground.

Âm nhạc giản dị

Những bài hát của undeground thường dẫn dắt câu chuyện và lồng cảm xúc của mình 1 cách giản dị, chân thành. Nhưng chính những giai điệu, ca từ đó lại tạo nên những hit nổi tiếng.

Ai sẽ được gọi là underground?

Vậy những ai sẽ được gọi là underground? Hiểu 1 cách đơn giản, các ca sĩ sáng tác nhạc underground sẽ là 1 phần của cộng đồng này.

Họ thường hoạt động tự do thay vì chạy show, phát hành album hoặc quảng bá trên những phương tiện truyền thông. Nhưng điều này không có nghĩa là độ nổi tiếng của họ không cao. Rất nhiều nghệ sỹ underground vẫn được biết đến và yêu quý.

Thế giới nhạc underground là nơi hội tụ những con người đam mê ca hát. Chính vì thế mà đam mê và sự sáng tạo là 2 yếu tố chính chi phối. Yếu tố thương mại rất mờ nhạt, thậm chí không có.

Những nghệ sỹ underground gần như không bị ràng buộc bởi bất cứ quy luật hay thị hiếu nào của khán giả. Thay vào đó, từ chính những sản phẩm của mình, họ sẽ tạo nên xu hướng.

“Ờ Mây Zing!! Gút Chóp” (Amazing!! Good job) là gì? Cách sử dụng chúng trong cuộc sống hằng ngày Meme là gì? Những ví dụ về meme trên mạng xã… Phẩm chất là gì? Những phẩm chất của người thành công Truyền thông đa phương tiện (multimedia communications) là gì? Có nên…

Otaku Là Gì? Như Thế Nào Được Gọi Là Otaku?

Otaku là gì? Như thế nào được gọi là Otaku?

Otaku ( オタク hoặc おたく) là một thuật ngữ trong tiếng Nhật được người Nhật dùng để ám chỉ những người quá đam mê truyện tranh và hoạt hình hay trò chơi điện tử đến mức kì quái.

Otaku thường dành rất nhiều tiền bạc và thời gian của mình mua sắm những đồ chơi và sản phẩm có hình tượng nhân vật yêu thích, họ hóa trang ( cosplay) mình thành nhân vật trong trí tưởng tượng. Họ yêu thích đến mức khi người ngoài nhìn vào sẽ nghĩ rằng đây là một sự điên rồ, vô bổ.

Tuy nhiên những Otaku thường không để ý đến điều đó, họ chỉ nghĩ đơn giản rằng đó là một sở thích cá nhân và sống thu mình lại mặc kệ lời nói xung quanh.

Cách nhận biết một Otaku chính hiệu

Như đã nói ở trên, Otaku là từ để chỉ những người quá say mê và yêu thích một điều gì đó đến mức thể hiện nó ra ngoài một cách mãnh liệt.

Ví dụ như việc một người yêu thích một nhân vật trong Anime hoặc Manga đến mức họ săn tìm tất cả những sản phẩm có chứa tên hoặc hình tượng nhân vật đó. Họ say sưa trò chuyện, tìm ra người có chung sở thích của mình và lập ra hội những người hâm mộ nhân vật – bộ phim đó.

Tại hầu hết các cửa hàng bán truyện tranh hoặc băng đĩa phim hoạt hình Nhật Bản (thường được gọi chung với cái tên Animate) bạn sẽ rất dễ dàng bắt gặp các Otaku.

Nếu như bạn cũng có chung đặc điểm như vậy thì rất có thể bạn đã là một Otaku và bạn có thể tự tin nhận mình là Otaku chính thức.

Từ đồng nghĩa với Otaku

Wapanese: dùng để nói về những người nước ngoài bị ám ảnh bởi văn hóa anime manga Nhật Bản đến mức cuồng

Weeaboo: từ này lần đầu tiên được xuất hiện tại diễn đàn 4chan và có nghĩa tương đồng Wapanese

Wibu: từ này do người Việt sáng tạo ra, ý nghĩa của nó …. dùng để mỉa mai những người Việt hâm hộ manga, anime Nhật Bản đến mức điên cuồng, mất kiểm soát

Nhìn chung thì tất cả các thuật ngữ này đều khá giống nhau về ý nghĩa, chỉ khác nhau về đối tượng sử dụng.

Otaku và những hiểu lầm tiêu cực

Otaku là gì? Đã từng có khoảng thời gian bị hiểu theo một hàm nghĩa khá là tiêu cực. Thời gian đó, thuật ngữ Otaku được sử dụng để ám chỉ những người đang sống ở bên ngoài xã hội.

Tất cả những người này đều dành hầu hết thời gian của mình chỉ để ở nhà và không có đời sống tình cảm. Đồng thời, những mối quan hệ đối với những người xung quanh cũng dần trở nên xa lạ. Chỉ cần sau đó một khoảng thời gian, nếu muốn quay lại với cuộc sống hàng ngày thì sẽ rất khó để hòa nhập.

Tại đất nước Nhật Bản, thuật ngữ Otaku được dùng với mục đích miệt thị xúc phạm. Người Nhật ngày xưa đánh giá những Otaku là người chỉ lo ăn chơi, không quan tâm đến cuộc sống bên ngoài, lúc nào cũng cắm đầu vào game, manga anime,…

Chính vì vậy mà ngày xưa ở Nhật Bản, Otaku là một sự sỉ nhục khi được nhắc đến. Họ áp đặt nó cho cả một số người có sở thích kì quái và có vấn đề. Thậm chí lúc đó, những Otaku này buộc phải sống ẩn thân để không bị phát hiện. Nếu chẳng may bạn bị lộ thân phận sẽ bị người đời đem ra soi mói và chỉ trích khá nặng nề.

Mặc dù là vậy nhưng Otaku cũng dần dần đã trở thành một nét văn hóa độc đáo của Nhật Bản.

Otaku tại một số đất nước trên thế giới

Trong tiếng Anh thì Otaku còn có nghĩa là Geek hoặc Nerd. Nó chỉ đơn thuần mang ý nghĩa – Otaku là những người yêu thích và hâm mộ anime và manga hay game của Nhật Bản.

Có thể nói nhờ xã hội phương Tây mà thuật ngữ Otaku trở nên thân thiết và phổ biến hơn cũng như thay đổi được ý nghĩa tiêu cực của nó.

Tại Việt Nam, Otaku vẫn còn khá xa lạ và chưa phổ biến như nhiều quốc gia trên thế giới. Vẫn còn khá nhiều những người đam mê anime và manga tại Việt Nam, những thuật ngữ này thực sự chưa được biết đến nhiều như vậy. Mặc dù là thế, nhưng vẫn còn rất nhiều những người tự gọi mình là Otaku.

Nói chung, hiện tại có khá nhiều những định nghĩa và những cách hiểu khác nhau về Otaku. Và ý nghĩa Otaku là gì sẽ được hiểu tùy theo cách nhìn nhận và môi trường sử dụng nó. Nhưng dù thế nào, Otaku vẫn là một trường phái được rất nhiều người yêu thích tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Định Nghĩa Zombies / Công Ty Zombies Là Gì?

Khái niệm thuật ngữ

Zombies là các công ty vẫn tiếp tục hoạt động ngay cả khi chúng vỡ nợ hoặc gần phá sản. Các công ty zombies thường là nạn nhân của các khoản chi phí cao gắn với một số hoạt động nhất định, chẳng hạn như nghiên cứu và phát triển. Hầu hết các nhà phân tích cho rằng các công ty zombie khó có thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của họ.

Còn được gọi là “công ty xác sống” hoặc “cổ phiếu zombie”.

Giải thích

Vì tuổi thọ của một công ty zombie thường không thể đoán trước, cổ phiếu zombie cực kỳ nguy hiểm và không phù hợp cho mọi nhà đầu tư. Ví dụ, một công ty công nghệ sinh học nhỏ có thể gây sức ép rất lớn lên tài chính của họ bằng việc tập trung toàn bộ nguồn lực vào việc nghiên cứu và phát triển với hy vọng tạo ra một loại thuốc bom tấn. Nếu thuốc không thành công, công ty đó có thể bị phá sản trong vòng vài ngày sau khi công bố. Mặt khác, nếu nghiên cứu thành công, công ty này có thể thu lời và trả các khoản nợ vay. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, cổ phiếu zombie không thể vượt qua được những gánh nặng tài chính với tốc độ đốt tiền lớn như vậy và cuối cùng hầu hết đều bị phá sản. Do nhóm này thường không được để ý nên đôi khi có những cơ hội rất hấp dẫn cho các nhà đầu tư có khả năng chịu rủi ro cao và đang tìm kiếm cơ hội đầu cơ.

Xuất Khẩu Lao Động Nhật Bản Còn Được Gọi Là Gì?

Xuất khẩu lao động Nhật Bản còn được gọi là gì? Không như các thị trường lao động ngoài nước khác, chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản có nhiều chuẩn mực riêng nhưng nó vẫn giữ bản chất là chương trình xuất khẩu lao động.

Tại sao lại nói vậy, bởi vì hầu hết người lao động tham gia đều với mục đích tìm kiếm thu nhập tốt hơn so với làm việc ở trong nước. Nhưng không thể loại bỏ một bộ phận không nhỏ tham gia với mục đích chính là để rèn thêm tiếng Nhật, học hỏi kinh nghiệm làm việc và văn hóa lao động từ Nhật Bản

Chương trình Thực tập sinh Nhật Bản ra đời với mong muốn đào tạo nguồn nhân lực để phát triển kinh tế và công nghiệp thông qua việc chuyển giao kỹ thuật, kỹ năng và kiến thức về các lĩnh vực sản xuất của Nhật Bản cho các nước đang phát triển. Mặt khác, giúp cho các doanh nghiệp Nhật Bản thúc đẩy sự năng động hoá, quốc tế hoá trong hoạt động sản xuất của mình. Sau khi kết thúc thời gian học tập và làm việc tại các nghiệp đoàn, công ty, xí nghiệp tiếp nhận của Nhật Bản thực tập sinh sẽ trở về nước và sử dụng những kỹ thuật, kỹ năng làm việc, khoa học kĩ thuật, công nghệ sản xuất đã được học trong thời gian xuất khẩu lao động Nhật Bản để áp dụng vào công việc và cuộc sống của TTS khi trở về nước, giúp cho nền công nghiệp của đất nước mình được phát triển.

Những năm gần đây, sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng do sự già hoá dân số và tỷ lệ sinh thấp đã khiến số lượng thực tập sinh nước ngoài vào Nhật Bản liên tục tăng lên. Bình quân, mỗi năm Nhật Bảntiếp nhận trên 80.000 người vào làm việc với tư cách thực tập sinh từ các quốc gia như: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Philipin …

Đã có 15 quốc gia tham gia chương trình phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản làm việc với số lượng thường xuyên, Việt Nam chính thức tham gia ký kết thoả thuận hợp tác vào 25/09/1992. Hiện đang có khoảng hơn 20.000 thực tập sinh Việt Nam đang làm việc ở Nhật, với vị trí thứ 2 sau Trung Quốc về số lượng phái cử, thực tập sinh Việt Nam đang được đánh giá cao hơn so với các nước trong khu vực về sự cần cù chịu khó, đức tính ham học hỏi, thích nghi nhanh với công việc. Thực tập sinh Việt Nam có mặt trên nhiều tỉnh của Nhật Bản, nhưng tập trung chủ yếu tại các vùng như Gifu, Kanto, Ai-chi, Kansai, Hiroshima, Kyushu… Số lượng thực tập sinh Việt Nam đang được đánh giá cao về năng lực làm việc từ các chủ sử dụng lao động, do vậy số lượng xuất khẩu lao động Nhật Bản có thể nói tăng dần theo theo từng năm.

Trước khi Xí nghiệp tiếp nhận Nhật Bản chính thức tuyển chọn, tất cả những ứng viên có nguyện vọng tham gia chương trình đi Tu nghiệp và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản sẽ được sơ tuyển và sàng lọc với một quy trình nghiêm túc và chặt chẽ như sau:

Định kỳ hàng tháng, hàng quý, đội ngũ cán bộ tư vấn chuyên nghiệp sẽ có mặt tại nhiều địa phương, trường dạy nghề, nhà máy xí nghiệp … tại Việt Nam để tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu về chương trình “Tu nghiệp và xuất khẩu lao động Nhật Bản ” cho các đối tượng có nhu cầu và những cá nhân quan tâm.

Ứng viên đến từ một số địa phương, vùng miền mà tiền lệ đã có nhiều Thực tập sinh vi phạm quy định về chương trình thực tập kỹ thuật, vi phạm luật pháp Nhật Bản, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân Nhật Bản sẽ không được tuyển chọn.

Để đảm bảo thông tin và sự phối hợp chặt chẽ với gia đình trong công tác giáo dục và quản lý, ngay từ khi đăng ký tham gia chương trình bắt buộc tất cả các ứng viên có nhu cầu khi đến đăng ký tham gia phải đi cùng cha hoặc mẹ đến Công ty để được cán bộ trực tiếp tư vấn chi tiết về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia chương trình.

Tất cả các ứng viên khi đăng ký tham gia chương trình đều phải khai vào bản “Điều tra thông tin cá nhân” theo mẫu do Công ty cung cấp và trên cơ sơ những lời khai đó, cán bộ nghiệp vụ sẽ có những công đoạn điều tra, phân tích và sàng lọc về đạo đức tác phong, hoàn cảnh gia đình, lối sống và môi trường sống, sự quan tâm của gia đình, mối quan hệ bạn bè, mức độ ảnh hưởng của gia đình, bạn bè đối với ứng viên, kinh nghiệm nghề, thói quen trong sinh hoạt và làm việc, khả năng tham gia chương trình, khả năng thích nghi với môi trường sống và làm việc tại Nhật Bản…. để bước đầu lựa chọn được những ứng viên tốt, phù hợp với các tiêu chí của Công ty.

Sau khi việc kiểm tra thông tin hoàn tất và đạt yêu cầu về hồ sơ đầu vào, ứng viên sẽ trải qua đợt kiểm tra sức khỏe và phải đạt yêu cầu về sức khỏe đối với người Việt Nam đi du học Nhật Bản và xuất khẩu lao động Nhật Bản theo quy định.

Ứng viên đủ tiêu chuẩn về hồ sơ và sức khỏe ban đầu sẽ phải thực hiện “Bài thi năng lực đầu vào” bao gồm: trắc nghiệm tính cách, kiểm tra IQ …

Chỉ những ứng viên đạt đầy đủ điều kiện về sức khoẻ, bài thi năng lực đầu vào và những yêu cầu do Công ty đề ra sẽ được tiếp nhận để tham gia chương trình. Mặc dù đây là giai đoạn sơ tuyển ban đầu nhưng được tiến hành một cách rất nghiêm túc và chặt chẽ. Vậy có nên xuất khẩu lao động Nhật Bản không các bạn?