Top 8 # Xem Nhiều Nhất Zombie Process Là Gì Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

“Tiến Trình Thây Ma” (Zombie Process) Trong Hđh Linux .

Nếu bạn là người dùng Linux, có thể bạn đã từng nhìn thấy những tiến trình (process) với cái tên khá lạ “Zombie”. Vâng, zombie nghĩa là thây ma tức là tiến trình đó đã chết và bạn không thể “kill” nó thêm 1 lần nữa. Thú vị đúng không nào.

Zombie thực chất là một phần còn sót lại của một tiến trình đã ngừng hoạt động nhưng chưa được xử lý sạch. Những chương trình sau khi thoát để lại tiến trình Zombie thì điều đó đồng nghĩa với việc chương trình đó được lập trình không tốt.

Vậy chính xác “tiến trình thây ma” được tạo ra như thế nào?

Muốn hiểu chính xác quá trình này, bạn cần có một chút hiểu biết về cách hoạt động của các tiến trình trong HĐH Linux. Một khái niệm bạn gần biết nữa là tiến trình cha mẹ (parent process) là tiến trình khi thực thi tạo ra các tiến trình khác.

Trong Linux, khi một tiến trình kết thúc, HĐH sẽ không xóa nó khỏi bộ nhớ ngay lập tức. Thay vào đó, Linux vẫn giữ lại mô tả tiến trình (process discriptor) trong bộ nhớ (Mô tả tiến trình chỉ chiếm một lượng nhỏ bộ nhớ). Lúc này, trạng thái của tiến trình sẽ là EXIT_ZOMBIE và “cha mẹ” của tiến trình đó được thông báo rằng tiến trình con đã “chết” với tín hiệu tên là SIGCHLD. Tiến trình cha mẹ sau đó có nghĩa vụ thực thi chức năng wait() với nhiệm vụ đọc trạng thái và thông tin của tiến trình đã chết đó. Sau khi chức năng wait() được gọi, tiến trình Zombie lúc này sẽ được xóa hoàn toàn khỏi bộ nhớ.

Quá trình này thường diễn ra khá nhanh, vì thế bạn sẽ không thể nhìn thấy những tiến trình thây ma. Tuy nhiên nếu tiến trình cha mẹ được lập trình cẩu thả và không bao giờ thực hiện chức năng wait(), tiến trình thây mà sẽ nằm lại trong bộ nhớ đến khi hệ thống được khởi động lại.

Để nhìn thấy những tiến trình thây ma, bạn cần cài đặt Top command hoặc PS command. (GNOME System Monitor không hiển thị tiến trình thây ma).

Nguy hiểm từ “tiến trình thây ma”

Tiến trình thây ma hầu như không sử dụng chút tài nguyên nào từ máy tính của bạn (hầu như bởi vì chúng chỉ chiếm một chút xíu dung lượng để lưu mô tả tiến trình). Tuy nhiên, mỗi tiến trình trong Linux đều được gán một mã số (PID). Tiến trình thây ma tuy là tiến trình chết nhưng vẫn đươc coi là một tiến trình và vẫn chiếm 1 PID. Linux có số lượng PID hữu hạn (ví dụ bản 32-bit có 32767 PID). Nếu tiến trình thây ma bị ứ đọng lại bộ nhớ quá nhiều – ví dụ một phần mềm dành cho máy chủ được lập trình ẩu, toàn bộ PID có thể bị chiếm hết trong một thời gian rất ngắn và không một tiến trình nào có thể bắt đầu được nữa.

Tuy nhiên, nếu chỉ có vài tiến trình thây ma sẽ không gây hại gì cho máy tính bạn.

Cách dọn dẹp tiến trình thây ma.

Như đã nói ở trên, bạn không thể “giết” tiến trình thây ma được vì bản chất chúng đã “chết” rồi. Cần nhớ rằng bạn không cần phải dọn dẹp tiến trình thây ma trừ khi chúng tràn ngập bộ nhớ của bạn, một cài cái sẽ không gây hại.

Cách thứ nhất là gửi tín hiệu SIGCHLD đến tiến trình cha mẹ. Tín hiệu này sẽ ra lệnh cho tiến trình cha mẹ thực hiện chức năng wait() và dọn sạch những “đứa con” đó. Gửi tín hiệu với lệnh kill, thay thế pid bằng ID của tiến trình cha mẹ:

Tuy nhiên, nếu các tiến trình cha mẹ không được lập trình kỹ lưỡng, nó thậm chí sẽ lờ đi tín hiệu SIGCHLD và câu lệnh trên là vô ích, bạn sẽ phải tự mình “kill” tiến trình cha mẹ. Khi một tiến trình tạo ra tiến trình thây ma bị giết, tiến trình với tên init sẽ thừa kế lại những tiến trình thây ma và trở thành tiến trình cha mẹ mới (init là tiến trình đầu tiên khởi động khi Linux khởi động, có PID là 1), sau đó init sẽ thực hiện định kỳ chức năng wait() để dọn dẹp. Bạn có thể khởi động lại tiến trình cha mẹ sau khi tắt chúng đi.

Còn nếu tiến trình cha mẹ lại tiếp tục sinh ra tiến trình thây ma, bạn sẽ cần biện pháp khác. Ví dụ thay vì gọi wait() định kỳ, bạn sẽ phải gọi Wait() theo nhu cầu. Nếu tiến trình thây ma vẫn tiếp tục được tạo ra dù bạn đã thử nhiều phương pháp, lúc này bạn sẽ cần gửi báo cáo cho nhà sản xuất phần mềm.

Định Nghĩa Zombies / Công Ty Zombies Là Gì?

Khái niệm thuật ngữ

Zombies là các công ty vẫn tiếp tục hoạt động ngay cả khi chúng vỡ nợ hoặc gần phá sản. Các công ty zombies thường là nạn nhân của các khoản chi phí cao gắn với một số hoạt động nhất định, chẳng hạn như nghiên cứu và phát triển. Hầu hết các nhà phân tích cho rằng các công ty zombie khó có thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của họ.

Còn được gọi là “công ty xác sống” hoặc “cổ phiếu zombie”.

Giải thích

Vì tuổi thọ của một công ty zombie thường không thể đoán trước, cổ phiếu zombie cực kỳ nguy hiểm và không phù hợp cho mọi nhà đầu tư. Ví dụ, một công ty công nghệ sinh học nhỏ có thể gây sức ép rất lớn lên tài chính của họ bằng việc tập trung toàn bộ nguồn lực vào việc nghiên cứu và phát triển với hy vọng tạo ra một loại thuốc bom tấn. Nếu thuốc không thành công, công ty đó có thể bị phá sản trong vòng vài ngày sau khi công bố. Mặt khác, nếu nghiên cứu thành công, công ty này có thể thu lời và trả các khoản nợ vay. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, cổ phiếu zombie không thể vượt qua được những gánh nặng tài chính với tốc độ đốt tiền lớn như vậy và cuối cùng hầu hết đều bị phá sản. Do nhóm này thường không được để ý nên đôi khi có những cơ hội rất hấp dẫn cho các nhà đầu tư có khả năng chịu rủi ro cao và đang tìm kiếm cơ hội đầu cơ.

Định Nghĩa Zombie Bank / Ngân Hàng Zombie Là Gì?

Khái niệm thuật ngữ

Zombie Bank là một ngân hàng, hoặc tổ chức tài chính có giá trị tài sản ròng âm. Mặc dù các ngân hàng zombie thường có giá trị tài sản ròng nhỏ hơn 0, chúng vẫn tiếp tục hoạt động do nhận được cứu trợ hoặc bảo lãnh từ chính phủ nên vẫn đảm bảo hoàn thành được các nghĩa vụ nợ và tránh phá sản. Các ngân hàng Zombie thường có một lượng lớn các tài sản không hiệu quả trên bảng cân đối kế toán, điều này khiến thu nhập tương lai của họ trở nên rất khó dự đoán.

Giải thích

Thuật ngữ này được đưa ra lần đầu tiên tại Mĩ vào năm 1987 để giải thích cho các cuộc khủng hoảng tiền tiết kiệm và nợ vay dẫn đến việc rất nhiều tổ chức tài chính tuyên bố phá sản. Thông thường, khi một ngân hàng bị coi là ngân hàng zombie, khách hàng sẽ đổ xô đi rút vốn và khiến tình hình trở nên xấu đi. Điều này đã được kiểm chứng trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, khi mà một số lượng lớn các ngân hàng quốc gia và khu vực rơi vào tình trạng khủng hoảng vỡ nợ, buộc chính phủ Mỹ phải phát hành các gói cứu trợ nhằm cứu nguy cho thị trường tài chính.

Zombie Là Gì: Khái Niệm &Amp; Nguồn Gốc

Ngày: 11/04/2018 lúc 20:09PM

Zombie (Pháp ngữ Haiti: zombi, Creole ngữ Haiti: zonbi), hay còn được gọi là thây ma hoặc xác sống, là các tử thi người được làm cho sống lại. Zombie chủ yếu xuất hiện trong các tác phẩm kinh dị, khoa học viễn tưởng (Science Fiction/Sci Fi), và kỳ ảo (Fantasy).

Thuật ngữ này khởi nguồn từ thần thoại Haiti, trong đó zombie là được triệu hồi thông qua phép thuật. Trong văn học hiện đại, quá trình tạo ra zombie, hay nói cách khác là làm xác chết sống dậy, được thực hiện thông qua các phương thức mang tính khoa học viễn tưởng chẳng hạn như virút truyền bệnh, phóng xạ hạt nhân, bệnh tâm thần, hoá chất độc hại, tai nạn khoa học,…

Nguồn gốc của từ “zombie”

Trong tiếng Anh, từ zombie lần đầu xuất hiện vào năm 1819 trong một tác phẩm viết về lịch sử Brazil do tác giả Robert Southey thực hiện. Mới đầu từ ấy được viết là “zombi”, dùng để chỉ một thủ lĩnh phe phiến quân người Brazil gốc Phi với tên thật là Zumbi. Từ điển tiếng Anh Oxford có ghi từ này gốc gác bắt nguồn từ khu vực Tây Phi, và so sánh nó với từ “nzambi” (Chúa) và “zumbi” (bái vật) trong tiếng Kongo.

Từ ” zombie” với cách viết chính tả như hiện nay thường được coi là khởi nguồn từ đạo diễn George Romero. Trong bộ phim Night of the Living Dead, các zombie được gọi là “ghoul,” tức là thây ma (mặc dù từ ghoul, vốn gốc lấy từ cổ tích Ảrập, dùng để chỉ quỷ, không phải xác được hồi sinh), nhưng về sau khi trả lời phỏng vấn, George Romero lại dùng thuật ngữ “zombie” để tả chúng.

Zombie trong văn hoá dân gian

Zombie được nhắc đến rất nhiều trong văn hoá dân gian của Haiti dưới dạng những người quá cố được bokor, một pháp sư hoặc phù thuỷ, dùng phép chiêu hồn làm cho sống lại. Các zombie sẽ phải chịu sự điều khiển của bokor, trở thành nô lệ không có ý chí riêng.

Ngoài ra, trong văn hoá Haiti, zombie còn tồn tại dưới dạng phi vật chất, hay còn gọi là “tinh chất zombie”, vốn là một phần linh hồn người. Bokor có thể thu lấy tinh chất zombie để bổ trợ cho sức mạnh tâm linh của mình. Tinh chất zombie còn có thể được lưu vào trong một chiếc lọ đặc biệt do bokor chế tạo, và ai mang nó theo người sẽ được may mắn, khoẻ mạnh, làm ăn phát đạt. Người Haiti tin rằng về sau Chúa sẽ lấy lại linh hồn của zombie, thế nên tinh chất zombie ấy chỉ là một thực thể siêu linh tạm thời.

Các phong tục xoay quanh zombie này được những nô lệ người Châu Phi đưa đến Haiti. Người Châu Phi tin rằng sau khi chết, thần Baron Samedi sẽ quy tụ tất cả bọn họ lại từ trong nấm mồ và giúp họ đến thiên đường kiếp sau (“Guinea”). Tuy nhiên, nếu trong lúc sống họ đã làm gì báng bổ thần, họ sẽ vĩnh viễn trở thành một cái xác nô lệ cho thần sau khi chết.

Đặc trưng của các tác phẩm zombie hiện đại

Hình ảnh zombie trong thế giới hiện đại ngày nay gần như do một mình đạo diễn George A. Romero tạo dựng nên với bộ phim Night of the Living Dead năm 1968. Trong tác phẩm điện ảnh này, Romero đã cho lai zombie truyền thống với một số mô típ của ma cà rồng, và tạo ra một thứ quái vật rất ám ảnh. Hình tượng thứ thây ma tận thế này về sau được cộng đồng fan khoa học viễn tưởng gọi là Romero Zombie.

Trong các tác phẩm thuộc đề tài này, thường khi zombie mới xuất hiện, người dân sẽ bị sốc, hoảng loạn, và lắm khi còn không tin vào sự tồn tại của zombie, mặc dù có biết bao bằng chứng sờ sờ trước mặt, khiến cho những người sống sót không thể ứng phó với khủng hoảng một cách kịp thời và hiệu quả.

Chính quyền thường cũng sẽ phản ứng rất chậm chạp, không bắt kịp được tốc độ lan toả của zombie, khiến cho nó bùng phát lên thành cấp đại dịch, không cách nào ngăn chặn được nữa. Điều này thường dẫn đến hậu quả tất yếu là toàn bộ nền văn minh bị sụp đổ. Zombie trở thành loài thống trị hành tinh, và con người chỉ còn một vài nhóm nhỏ tìm cách sinh tồn.

Các tác phẩm về zombie thường sẽ tập trung vào một nhóm nhỏ các nhân vật ngươi sống sót, kẹt giữa đại dịch. Cốt chuyện sẽ tiến triển từ lúc đại dịch zombie vừa mới khởi đầu, sau đó sẽ đến những nỗ lực kiểm soát ban đầu của giới chức trách (thường là sẽ thất bại), và rồi dần dần phát triển lên đến mức mọi cơ cấu tổ chức của xã hội đều bị đảo lộn, nền văn minh loài người chấm dứt, và các nhân vật sau đó phải tự bươn chải sống sót. Tác phẩm sẽ hay tập trung vào cách các nhân vật chính phản ứng với thảm họa này, và việc tính cách của họ bị biến đổi ra sao khi mọi rào cản, quan niệm đạo đức trong thế giới cũ của họ có thể nói là đã biến mất sạch.

Một số ví dụ về zombie trong khoa học viễn tưởng

Hình tượng zombie xuất hiện sớm nhất trong khoa học viễn tưởng có lẽ là Frankenstein của Mary Shelley. Mặc dù bản thân tác phẩm không phải là tiểu thuyết về zombie, nhưng truyện cũng viết về một cái xác được làm sống lại, không phải bằng phép thuật thần bí gì cả mà bởi một quy trình khoa học nghiêm chỉnh. Ngoài ra, Frankenstein còn đi đầu trong việc tạo dựng mô típ là người chết sẽ hung dữ hơn phiên bản sống của mình.

Diễn viên T. P. Cooke thủ vai quái vật Frankenstein năm 1823.

Trong giai đoạn thập niên 1920s và 1930s, tác giả truyện kinh dị H. P. Lovecraft đã viết vài cuốn tiểu thuyết ngắn xoay quanh đề tài zombie. Các tiểu thuyết ” Cool Air”, ” In the Vault”, và ” The Outsider” đều có sử dụng mô típ thây ma, nhưng tác phẩm Herbert West-Reanimator (1921) của Lovecraft mới là thứ giúp “định hình khái niệm zombie trong văn hoá đại chúng”. Đây là một chuỗi truyện ngắn, kể về một nhà khoa học điên có tên Herbert West. Ông ta tìm cách hồi sinh xác người, nhưng kết quả không mấy khả quan. Các thây ma ông ta hồi sinh được đều không thể kiểm soát nổi, gần như không biết nói, chỉ còn lưu lại những bản năng nguyên thuỷ và hết sức bạo lực. Mặc dù tác giả không dùng từ zombie, những cách chúng được miên tả rất giống với zombie hiện tại.

Tác phẩm I Am Legend năm 1954 của Richard Matheson cũng đề cập đến zombie, chỉ có điều thuật ngữ dùng chính thức trong truyện thì lại là “ma cà rồng.” Dẫu vậy, các xác sống trong truyện vẫn mang những nét rất đặc trưng của zombie. Cuốn tiểu thuyết này và phiên bản phim chuyển thể năm 1964 của nó, The Last Man on Earth, kể về con người cuối cùng còn sống sót trên trái đất, tiến hành chiến đấu chống lại ma cà rồng. Về sau này, chính George A. Romero cũng phải công nhận là tác phẩm đã gợi cho ông ý tưởng làm phim Night of the Living Dead.

Nếu yêu thích Zombie, hẳn bạn cũng là fan thể loại Sci Fi đấy nhỉ? Thế thì chắc chắn bạn sẽ rất ưng bộ combo truyện viễn tưởng siêu hot của Bookism bọn mình.