Top 6 # Xem Nhiều Nhất Zona Bội Nhiễm Là Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Zona Thần Kinh Bội Nhiễm Là Gì? Cách Điều Trị

cần hết sức cẩn trọng khi bệnh zona thần kinh xuất hiện tình trạng bội nhiễm. bởi lúc này tổn thương da thường sâu, dễ lan tỏa rộng và gây đau rát dữ dội. đặc biệt, sự hình thành các vết sẹo thâm, sẹo lớn sau điều trị là rất khó tránh khỏi. tuy nhiên nếu nghiêm túc điều trị và chăm sóc tốt thì hoàn toàn có thể kiểm soát nhiễm trùng.

Zona thần kinh bội nhiễm là gì? Triệu chứng đặc trưng

Zona thần kinh bội nhiễm là biến chứng thường gặp của bệnh zona thần kinh. biến chứng này thường xảy ra khi virus phát triển mạnh hay có vi khuẩn hoặc vi nấm tấn công vào các nốt mụn nước và gây viêm nhiễm.

So với tình trạng bệnh thông thường, khi có kích hoạt bội nhiễm thì triệu chứng sẽ nặng nề hơn. ngoài ra còn diễn tiến rất phức tạp và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh zona thần kinh bội nhiễm thường kích hoạt những tổn thương da nặng nề đi kèm với triệu chứng toàn thân. triệu chứng tại chỗ thường là:

Vùng da bị bệnh sưng đỏ và có dấu hiệu viêm nhiễm nặng nề.

Ngoài ra, còn đi kèm với các triệu chứng toàn thân như:

Các triệu chứng toàn thân thường kích hoạt với mức độ nặng nề hơn ở nhóm đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu. Ví dụ như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, bệnh nhân tiểu đường hay nhiễm HIV…

Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh bội nhiễm

Bội nhiễm da khi bị zona thần kinh có thể phát sinh khi có một số nguyên nhân cùng các yếu tố thuận lợi sau đây:

Vệ sinh da kém: Zona thần kinh đặc trưng bởi tình trạng nổi mụn nước theo từng cụm. Các mụn nước có thể vỡ ra, chảy dịch và gây ngứa ngáy khó chịu. Nếu không vệ sinh và chăm sóc da đúng cách thì các tác nhân gây hại rất dễ xâm nhập vào các vết thường ở và gây nhiễm trùng.

Sức đề kháng suy giảm: Những người có thể trạng kém và hệ miễn dịch suy giảm thường có tốc độ phục hồi tổn thương da rất chậm. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm.

Lạm dụng thuốc bôi corticoid: Đây là loại thuốc bôi có tác dụng chống viêm và giảm dị ứng nhanh thường được dùng phổ biến trong điều trị tổn thương da do zona thần kinh. Tuy nhiên Thuốc bôi corticoid hoạt động bằng cách ức chế miễn dịch của da. Chính vì thế mà da có thể giảm sức đề kháng tự nhiên và dễ bị nhiễm trùng nếu dùng thuốc này kéo dài.

Cào gãi và chà xát lên các nốt mụn nước: Ngứa ngáy và nóng rát, khó chịu là những triệu chứng cơ năng điển hình của bệnh zona thần kinh. Nhiều người thường có thói quen cào gãi và chà xát để thỏa mãn cơn ngứa. Thói quen xấu này có thể khiến mụn nước vỡ ra, da bị trợt loét và tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm hay virus tấn công vào bên trong.

Dùng thuốc điều trị tùy tiện: Tổn thương da do zona thần kinh thường không quá nghiêm trọng và có thể thuyên giảm nhanh. Tuy nhiên nếu tùy thiên sử dụng thuốc không đúng cách có thể khiến tổn thương da lở loét, chảy dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Zona thần kinh bội nhiễm có nguy hiểm không?

Zona thần kinh bội nhiễm chính là một dạng tiến triển nặng, biến chứng của bệnh zona thần kinh. chính vì thế mà hiện trạng này thường có mức độ nghiêm trọng và diễn tiến phức tạp hơn rất nhiều.

Nếu kịp thời phát hiện, tình trạng bội nhiễm trên da hoàn toàn có thể điều trị khi sử dụng thuốc và chăm sóc đúng cách. tuy nhiên, với những trường hợp chậm trễ hay thiếu nghiêm túc trong điều trị thì các biến chứng nghiêm trọng hoàn toàn có thể phát sinh.

Những thông tin về một số biến chứng sau sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn mức độ nguy hiểm của bệnh zona thần kinh bội nhiễm:

Viêm mô tế bào: Đây chính là một dạng nhiễm trùng phát sinh tại tổ chức liên kết của da, liên cầu nhóm A hay tụ cầu vàng là nguyên nhân chính gây ra. Viêm mô tế bào thường có mức độ nghiêm trọng hơn nhiều so với tình trạng bội nhiễm thông thường. Biến chứng này có thể dẫn tới áp xe dưới da, viêm gân, hoại tử da hay nhiễm khuẩn huyết.

Sẹo vĩnh viễn: Bội nhiễm thường sẽ kích hoạt các tổn thương da sâu và rất dễ để lại thâm sẹo. Đặc biệt là ở những người có làn da nhạy cảm và đề kháng kém thì thâm sẹo có thể sẽ tồn tại vĩnh viễn và không thể khắc phục được hoàn toàn.

Nhiễm khuẩn huyết: Trường hợp không can thiệp chữa trị kịp thời thì nhiễm trùng da thường có xu hướng bùng phát mạnh. Thậm chí có thể đi vào tuần hoàn máu và gây ra tình trạng nhiễm trùng huyết. Đây là biến chứng rất nguy hiểm, có thể dẫn tới suy hô hấp, sốc, trụy tim mạch và gây tử vong.

Các biến chứng khác: Trường hợp bệnh zona thần kinh tam thoa trên mặt thì mụn nước có thể mọc trong miệng, trên mắt hay ở vùng tai. Zona mọc gần mắt có thể làm giảm thị lực, đặc biệt bội nhiễm có thể khiến dây thần kinh thị giác bị tổn thương nặng dẫn tới mù mắt. Còn nếu zona bội nhiễm ở tai thì rất dễ làm giảm thính lực, đôi khi gây điếc.

Cách điều trị zona thần kinh bội nhiễm

Zona tiếp xúc bội nhiễm thường gây ra tổn thương da sâu trên phạm vi rộng, đi kèm với những triệu chứng nghiêm trọng khác. việc điều trị cần được thực hiện trong thời gian sớm nhất để kiểm soát tốt nhiễm trùng, giảm tổn thương da, ngăn ngừa biện chứng.

Cần kết hợp việc sử dụng các loại thuốc điều trị với chăm sóc tốt tại nhà:

1. Sử dụng thuốc chữa zona thần kinh bội nhiễm

Các chuyên gia da liễu cho biết, sử dụng thuốc chính là phương pháp điều trị chính đối với bệnh zona thần kinh bội nhiễm. tùy thuộc vào mức độ tổn thương da và diễn tiến của bệnh mà bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc phù hợp.

Một số loại thuốc có thể được chỉ định, bao gồm:

Bệnh zona thần kinh dù phát sinh bội nhiễm hay chưa thì việc sử dụng thuốc kháng virus cũng rất cần thiết. trong nhiều trường hợp, bội nhiễm có thể phát sinh do varicella zoster virus hoạt động quá mạnh. hoặc cũng có thể do các chủng virus khác tấn công vào tổn thương da đang bị trợt loét. tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng virus dạng bôi hay dạng uống cho phù hợp.

Thuốc tím chính là dung dịch sát khuẩn được dùng phổ biến nhất trong điều trị zona thần kinh bội nhiễm. có thể đáp ứng tốt trong trường hợp tổn thương da nhiễm trùng và tiết nhiều dịch. thành phần kali permanganate trong thuốc tím có tác dụng sát trùng nhẹ và tiêu diệt vi khuẩn nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh mẽ.

Kháng sinh là nhóm thuốc thường được chỉ định ưu tiên trong kiểm soát các triệu chứng zona thần kinh bội nhiễm. tùy vào mức độ nhiễm trùng mà bác sĩ có thể khuyến nghị dùng thuốc trong khoảng từ 7 tới 10 ngày. amoxicillin, ceftriaxon,… là các thuốc kháng sinh thường được kê toa.

Thuống giảm đau và kháng viêm:

Zona thần kinh bội nhiễm thường kích hoạt các triệu chứng đau nhức dữ dội hay gây sốt cao. lúc này có thể dùng thuốc giảm đau (paracetamol) và chống viêm (nsaid) để giúp làm giảm đau và hạ thân nhiệt. cần cẩn trọng khi sử dụng các nhóm thuốc này cho người gặp vấn đề về dạ dày, gan thận hay tim mạch.

Sau khi tình trạng bội nhiễm được kiểm soát, bác sĩ có thể sẽ cân nhắc chỉ định một số loại thuốc khác để làm giảm triệu chứng và thúc đẩy phục hồi tổn thương da. ví dụ như thuốc kháng histamine h1, thuốc bôi có chứa tacrolimus, thuốc corticoid đường uống…

2. Chăm sóc và hỗ trợ tại nhà

Ngoài việc dùng các loại thuốc theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra, người bị zona thần kinh bội nhiễm cần chú ý thực hiện chăm sóc tốt tại nhà. điều này sẽ hỗ trợ kiểm soát tốt hơn triệu chứng, ngăn ngừa diễn tiến xấu của bệnh và thúc đẩy quá trình chữa lành các tổn thương trên bề mặt da.

Khi bị zona bội nhiễm, cần chú ý đến các vấn đề sau trong chăm sóc:

Chú ý nghỉ ngơi và dành ít nhất 3 – 5 ngày cho việc điều trị tại nhà.

Biện pháp ngăn ngừa zona thần kinh bội nhiễm

Bệnh zona thần kinh thường có khả năng tái phát rất cao ở những người có hệ miễn dịch suy yếu hay khi có yếu tố thuận lợi tạo điều kiện. nếu không chú ý chăm sóc và điều trị thì nguy cơ dẫn đến bội nhiễm là rất cao.

Để phòng ngừa bệnh zona thần kinh kích hoạt bội nhiễm, cần chú ý đến các biện pháp sau:

Khi phát hiện triệu chứng zona thần kinh, cần thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị càng sớm càng tốt. Đồng thời sử dụng thuốc đúng theo chỉ định về cả liều lượng, tần suất cũng như thời gian.

Zona thần kinh bội nhiễm thường kích hoạt những triệu chứng nặng nề và rất dễ phát sinh biến chứng. chính vì thế người bệnh cần thận trọng và đặc biệt nghiêm túc khi điều trị. bên cạnh việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ thì cần chăm sóc tốt tại nhà để có thể kiểm soát bệnh tốt nhất.

Bị zona thần kinh có nên quan hệ không?

Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/zona-than-kinh-boi-nhiem)

Bệnh Zona Bội Nhiễm Có Nguy Hiểm Hay Không?

Bệnh zona có cùng tác nhân gây bệnh với thủy đậu với các triệu chứng điển hình: đau rát da như phải bỏng tại chỗ bị virut xâm nhập, có mụn nước, sốt. Những người đang mắc một số bệnh như tiểu đường, viêm não – màng não, các sang chấn tinh thần, suy giảm miễn dịch, thủy đậu, suy nhược cơ thể, xạ trị, ung thư, bệnh về máu… có nguy cơ cao hơn đối với căn bệnh này.

Bản chất zona không nguy hiểm nhưng lại có thể biến chứng thành bệnh zona bội nhiễm hay còn gọi là nhiễm trùng thứ phát khiến người bệnh phải chịu những cơn đau dài hạn ở dây thần kinh. Có trường hợp cơn đau kéo dài cả năm sau khi vết thương trên da đã lành. Điều này thường xảy ra sau nhiễm trùng và điều trị vô cùng khó khăn.

Nhiễm trùng da thường xảy ra khi người bệnh gãi ngứa khiến tổn thương lan rộng, chảy dịch. Nguyên nhân phổ biến nhất của nhiễm trùng da do vi khuẩn ở bệnh zona là staphylococcus aureus, gây ra tụ cầu khuẩn.

Bệnh zona bội nhiễm nguy hiểm như thế nào ?

Khi bị bệnh zona bội nhiễm, da có những mụn mủ loét sâu, bị sưng bóng lên và vô cùng đau đớn, viêm tủy cắt ngang, viêm màng não, xuất huyết giảm tiểu cầu… Đặc biệt, người bệnh có nguy cơ gia tăng đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Điều này xảy ra sau khi nhiễm trùng gây tổn thương mạch máu và lần lượt tác động tới lưu lượng máu đến tim hoặc não.

Đặc biệt, khi zona tấn công dây thần kinh tam thoa ở mặt, mụn nước sẽ mọc trong miệng, trên mặt và mắt. Mụn zona mọc gần mắt có thể làm giảm thị lực, thậm chí khi bị tổn thương đến dây thần kinh thị giác sẽ gây mù mắt. Nếu zona bội nhiễm ở tai còn có thể làm giảm thính lực.

Làm thế nào để tránh zona bội nhiễm ?

Một khi bệnh zona đã biến chứng gây bội nhiễm, việc điều trị trở nên phức tạp hơn nhiều và hệ lụy kéo theo cũng không hề đơn giản. Vì thế, muốn tránh bị bệnh zona bội nhiễm, người bệnh cần điều trị zona ngay trong vòng 48 giờ tính từ khi có tổn thương da để đạt được kết quả tốt nhất. Thời gian mắc bệnh càng kéo dài thì nguy cơ biến chứng càng cao. Điều trị sớm mà không đúng cách hoặc đúng cách nhưng không đủ liệu trình thì cũng không thể đạt được kết quả và nguy cơ biến chứng vẫn có thể xảy ra.

Hiện nay phương pháp chính để điều trị bệnh zona thần kinh gồm: dùng thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, thuốc chống viêm, thuốc làm dịu da, thuốc chống nhiễm khuẩn và thuốc kháng virus. Đối với thuốc kháng virus như acyclovir, famciclovir, valacyclovir cần dùng từ khi có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh zona để đạt hiệu quả điều trị cao. Thuốc sẽ làm giảm thời gian phát ban và giảm cảm giác đau đớn do bệnh.

Các loại thuốc giảm đau phổ biến gồm: acetaminophen, naproxen, ibuprofen,… Trường hợp bệnh nhân đau cấp trong lúc bệnh đang tiến triển thì có thể uống thêm các thuốc giảm đau thần kinh phối hợp như pregabalin hoặc gabapentin khoảng 1 – 3 tuần.

Thuốc kháng histamin đường uống có thể dùng kèm kem chống ngứa hoặc lotion calamin để giúp làm dịu cơn ngứa. Các corticoid dùng theo đường uống cùng bôi có thể được dùng trong giảm viêm.

Với những trường hợp thương tổn trên da ướt hoặc tiết dịch nhiều có thể bôi các chế phẩm dạng dung dịch như dalibour, jarish… đến khi tổn thương da khô hơn thì bôi kem acyclovir. Những trường hợp nhiễm trùng bôi thêm các mỡ kháng sinh như bactroban, foban.

Khi bị bệnh zona bội nhiễm bạn cần làm gì?

Bệnh zona bội nhiễm có thể được ngăn ngừa nếu trong quá trình bị bệnh người bệnh tắm rửa, vệ sinh da sạch sẽ và luôn để da khô ráo. Mặt khác, người bệnh cũng cần mặc quần áo rộng để tránh cọ phải vết thương khiến vết thương bị vỡ và lây lan. Việc tiếp xúc da – da cùng với những người chưa từng mắc thủy đậu, đang bệnh hoặc là những người có dấu hiệu bị suy giảm miễn dịch cần được tránh tuyệt đối. Thêm vào đó, bệnh nhân không được gãi vì điều này có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát để lại sẹo xấu.

Người bệnh có thể sử dụng băng ép ngâm nước lạnh băng vào vùng da tổn thương rỉ mủ mỗi ngày 7, 8 lần, mỗi lần khoảng 20 phút để làm dịu bớt cơn đau và làm khô vết thương. Việc làm này còn giúp lấy bớt vảy ra ngoài và giảm khả năng bội nhiễm. Khi tổn thương da đã khô cần dừng sử dụng băng ép để những vùng da xung quanh không trở nên khô và ngứa.

Có rất nhiều biện pháp dân gian được người bệnh truyền tai nhau nhưng không phải biện pháp nào trong đó cũng mang lại hiệu quả chữa trị. Nhất là việc dùng đỗ xanh, gạo nếp hoặc các lá thuốc nam, ngậm rồi phun một loại chất lỏng lên tổn thương da, cần tuyệt đối không làm vì nó sẽ gia tăng nguy cơ bội nhiễm da, khiến da lở loét và kích ứng.

Khi thực hiện điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ dẫn và thực hiện đúng đơn thuốc để đạt được hiệu quả chữa trị tốt nhất.

Bệnh Hen Phế Quản Bội Nhiễm Là Gì?

Hen phế quản là tình trạng viêm mãn tính ở đường dẫn khí gây co thắt phế quản. Người bệnh hen khi lên cơn thường có cảm giác tức ngực, ho dai dẳng không dứt, khó thở và thở khò khè. Trong nhiều trường hợp có thể tiến triển thành hen phế quản bội nhiễm. Vậy hen phế quản bội nhiễm là gì và những biến chứng nguy hiểm của bênh ra sao? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ những vấn đề đó.

Bệnh hen phế quản bội nhiễm là gì?

Bệnh hen phế quản bội nhiễm là một nhiễm trùng đường hô hấp xảy ra trên một bệnh nền là hen phế quản, và đến sau mỗi đợt hen. Lúc này dịch hô hấp sẽ có vi khuẩn, hiện tượng ứ đọng dịch hô hấp gây ứ trệ quá trình lưu thông dịch dẫn đến hen bội nhiễm.

Bội nhiễm là gì?

Bội là nhiều, nhiễm là nhiễm trùng, lây sang, thấm vào. Có thể hiểu bội nhiễm là ngoài bệnh lý chính, người bệnh còn nhiễm thêm một hay nhiều vi trùng, vi khuẩn hay virus khác trên bệnh lý nền.

Bệnh hen phế quản bội nhiễm có nặng không?

Để xác định bệnh hen phế quản bội nhiễm có nặng hay không cần tiên lượng tùy thuộc các yếu tố sau:

Bệnh nền hen phế quản của bệnh nhân: mức độ lên cơn hen, tần số xuất hiện cơn hen trong 1 năm, khả năng kiểm soát cơn hen bằng thuốc và khả năng bệnh đáp ứng với thuốc dự phòng như thế nào?

Thể trạng chung của bệnh nhân.

Tần suất bội nhiễm cho mỗi cơn hen.

Tính chất cả mỗi đợt bội nhiễm nặng hay nhẹ và mức độ đáp ứng với điều trị ra sao?

Biến chứng của bệnh hen phế quản bội nhiễm

Hen phế quản tuy là bệnh thường gặp, không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu người bệnh hen suyễn không sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng khôn lường, thậm chí đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Viêm phế quản

Bệnh thường có những biểu hiện như sốt, khó thở tăng, đờm nhiều, thường có màu vàng hoặc xanh do nhiễm khuẩn, xét nghiệm đờm thấy bạch cầu thoái hóa và tạp khuẩn. Xét nghiệm máu người bệnh thấy bạch cầu đa nhân trung tính tăng. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa nóng – lạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và vi rút sinh sôi, gây ra các đợt cúm, viêm nhiễm đường hô hấp và vùng tai – mũi – họng làm cho bệnh hen suyễn biến chứng nặng hơn.

Khí phế thũng

Khí phế thũng hay còn gọi là bệnh giãn phế nang, là tình trạng mà vách các phế nang trong phổi mất tính co giãn, các phế nang trở nên yếu và dễ vỡ, gây ra sự tắc nghẽn đường dẫn khí. Tính đàn hồi của mô phổi mất đi làm cho không khí bị bắt giữ trong phế nang, làm giảm khả năng trao đổi oxy và CO2 khiến bệnh nhân khó thở khi gắng sức, thở ra ít, môi và các đầu chi tím tái, ho khạc đờm nhiều.

Tâm phế mãn tính

Là trường hợp phì đại và giãn tâm thất phải thứ phát do tăng áp lực động mạch phổi. Đây là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc hen thể nặng. Triệu chứng điển hình là thở gắng sức, tím tái, gan có thể to hoặc mấp mé bờ sườn, đau vùng hạ sườn phải. Thời gian biến chứng thành bệnh tâm phế mãn tính ở người mắc hen phế quản khác nhau, có thể kéo dài 5, 10 năm hoặc lâu hơn.

Suy hô hấp

Là tình trạng cơ thể không được cung cấp đủ oxy để duy trì sự sống của các cơ quan và các tổ chức mô cấu trúc nên cơ thể. Bệnh thường gặp ở những người mắc hen ác tính hoặc hen cấp tính, với biểu hiện khó thở, thở nhanh, đôi khi ngừng thở, phải dùng máy hỗ trợ thở, tím tái liên tục. Suy hô hấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong của bệnh hen.

Ngừng hô hấp kèm theo tổn thương não Tình trạng suy hô hấp kéo dài khiến não thiếu oxy, trong các thể hen nặng, có lúc ngừng hô hấp hay tim ngừng đập. Những trường hợp này bệnh nhân thường lên cơn ngạt thở đột ngột, làm tăng CO2 trong máu, dẫn đến hôn mê và tử vong.

Xẹp phổi

Một biến chứng nữa của bệnh hen phế quản bội nhiễm là xẹp phổi. Đây là tình trạng giảm hoặc mất sự giãn nở không hoàn toàn của nhu mô phổi do quá trình xẹp phế nang khu trú hoặc lan tỏa, làm mất thể tích phổi. Chức năng thông khí, trao đổi khí vùng phổi xẹp bị ảnh hưởng do lưu lượng khí qua vùng phổi xẹp rất nhỏ. Hơn 1/3 trẻ em gặp biến chứng xẹp phổi khi mắc bệnh hen suyễn. Khi hen ổn định thì tình trạng này sẽ khỏi.

Tràn khí màng phổi

Lúc này các phế nang giãn rộng, tại những vùng phế nang giãn mạch máu thưa thớt, áp lực trong phế nang tăng mạnh. Khi người bệnh ho mạnh hay hoạt động quá sức, các thành phế nang dễ bị bục vỡ. Tràn khí mang phổi hai bên là nguyên nhân gây tử vong ở người hen suyễn. Bệnh tràn khí màng phổi thường gặp ở khoảng 5% hen mãn tính.

(Tổng hợp)

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Họ tên Số điện thoại

Viêm Da Cơ Địa Bội Nhiễm Là Gì? Có Nguy Hiểm Không ?

Viêm da cơ địa bội nhiễm xảy ra khi virus, nấm và vi khuẩn xâm nhập vào tổn thương da, gây viêm đỏ và nhiễm trùng. Hiện tượng bội nhiễm không chỉ khiến da sưng nóng, tụ mủ và đau nhức mà còn kích thích tổn thương da lây lan rộng, tăng nguy cơ viêm mô tế bào và nhiễm trùng máu.

Viêm da cơ địa bội nhiễm là gì?

Viêm da cơ địa bội nhiễm là tình trạng tổn thương da tiến triển nặng và nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập. Ngoài ra tình trạng bội nhiễm ở bệnh nhân viêm da cơ địa cũng có thể do virus hoặc nấm nhưng ít phổ biến hơn.

Viêm da cơ địa bội nhiễm thường là hệ quả do thói quen chăm sóc da kém và thiếu chủ động trong quá trình điều trị. Tình trạng này không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn làm phát sinh cơn đau, sưng viêm và tụ mủ trong da.

Thông thường, viêm da cơ địa không có khả năng lây lan mà chủ yếu di truyền từ người thân cận huyết. Tuy nhiên khi xảy ra bội nhiễm, tác nhân gây nhiễm trùng (nấm, virus hoặc vi khuẩn) có khả năng lây lan rộng và dễ lây nhiễm qua da của người khác thông qua tiếp xúc vật lý.

Chính vì vậy điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm cần được thực hiện trong thời gian sớm nhất. Để bệnh kéo dài không chỉ khiến tổn thương da lan rộng, tăng nguy cơ lây nhiễm cho người khỏe mạnh mà còn gây lở loét, thâm sẹo hoặc thậm chí gây nhiễm trùng máu.

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa bội nhiễm

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng bội nhiễm là do vi nấm, virus và vi khuẩn xâm nhập, trong đó phổ biến nhất là vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) và khuẩn Enterobacter asburiae. Tuy nhiên bội nhiễm da còn có thể khởi phát do một số yếu tố thuận lợi như:

Bị nhiễm trùng da hoặc viêm nhiễm các cơ quan khác trong giai đoạn bùng phát của viêm da cơ địa.

Vệ sinh da kém khiến mồ hôi và bụi bẩn tích tụ, tăng nguy cơ viêm nhiễm ở vùng da tổn thương.

Thường xuyên gãi, cào khiến da chảy máu, lở loét và dễ nhiễm trùng.

Tự ý điều trị viêm da cơ địa bằng các loại thảo dược tự nhiên hoặc các loại thuốc không rõ nguồn gốc.

Lạm dụng thuốc bôi chứa corticoid. Corticoid là chất chống viêm và chống dị ứng dựa trên hoạt động ức chế hệ miễn dịch. Tuy nhiên nếu sử dụng trong thời gian dài, loại thuốc này có thể khiến da bị teo, suy giảm hệ miễn dịch và có nguy cơ nhiễm trùng cao.

Tiếp xúc với người bị nhiễm trùng.

Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa bội nhiễm

Thông thường viêm da cơ địa chỉ gây ra tổn thương da có màu đỏ, hồng, khô sần, chảy dịch hoặc trợt loét đi kèm với triệu chứng ngứa và sưng đỏ. Tuy nhiên khi có dấu hiệu bội nhiễm, các triệu chứng thường xảy ra với mức độ nghiêm trọng hơn.

Triệu chứng của viêm da cơ địa bội nhiễm:

Tổn thương da có màu đỏ tươi, sưng viêm và nóng hơn những vùng da xung quanh.

Ngứa ngáy dữ dội kèm theo triệu chứng đau nhức.

Tổn thương da lan rộng ra toàn thân và thân nhiệt tăng cao, ớn lạnh, mệt mỏi.

Xuất hiện các mụn mủ, da sưng loét và chảy dịch.

Với những trường hợp bội nhiễm nặng, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng toàn thân như buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, viêm kết mạc, tiêu chảy và viêm mũi dị ứng.

Viêm da cơ địa bội nhiễm có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa là một dạng viêm da mãn tính, tái phát nhiều lần nhưng thường không gây nguy hiểm sức khỏe. Ngược lại viêm da cơ địa kèm bội nhiễm có mức độ nghiêm trọng và cần được kiểm soát trong thời gian sớm nhất.

Trong trường hợp chậm trễ trong việc thăm khám và điều trị, viêm da cơ địa bội nhiễm có thể gây ra các biến chứng như:

Da lở loét và tổn thương nặng: Vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể tấn công vào các mô da, gây sưng đỏ và tụ mủ. Tình trạng này có thể tiến triển nghiêm trọng dần theo thời gian gây lở loét và tổn thương da nặng nề.

Viêm mô tế bào: Viêm mô tế bào là một dạng nhiễm trùng da nặng nề, xảy ra ở lớp sâu nhất của da. Biến chứng này thường có thể phát sinh nếu bội nhiễm ở vùng da tổn thương không được kiểm soát kịp thời.

Nhiễm trùng máu: Nhiễm trùng máu là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm da cơ địa. Biến chứng này xảy ra khi vi khuẩn tấn công qua da, sau đó di chuyển vào mạch máu và gây nhiễm khuẩn huyết. Nhiễm trùng máu có thể gây suy hô hấp, suy tim, viêm màng não và tử vong nếu không được can thiệp sớm.

Ngoài ra, tình trạng bội nhiễm ở người bị viêm da cơ địa còn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, hoạt động làm việc và sinh hoạt. Hơn nữa bội nhiễm da kéo dài còn gây thâm sẹo, làm mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến ngoại hình và gây ra tâm lý tự ti, mặc cảm.

Các phương pháp điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm

Điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm cần được tiến hành trong thời gian sớm nhất nhằm ngăn ngừa bội nhiễm lây lan và tiến triển nặng nề. Nếu được chẩn đoán và khắc phục sớm, tình trạng bội nhiễm sẽ được kiểm soát hoàn toàn và không gây ra các biến chứng nguy hiểm.

1. Điều trị y tế

Điều trị chính đối với bội nhiễm da là sử dụng kháng sinh điều trị tại chỗ hoặc đường uống. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp với thuốc chống viêm, giảm đau, kem bôi làm dịu da và chống dị ứng.

Các loại thuốc điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm:

Kháng sinh: Với những trường hợp bội nhiễm nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh dạng bôi kết hợp với corticoid hoặc hoạt chất kháng H1 để cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên nếu bội nhiễm nặng, bạn có thể phải sử dụng các kháng sinh đường uống (chủ yếu là nhóm penicillin và macrolid) trong 7 – 10 ngày.

Thuốc bôi chứa corticoid: Corticoid là thuốc chống viêm và chống dị ứng da mạnh. Trong trường hợp nhiễm trùng gây sưng đỏ da, đau rát và tụ mủ, bác sĩ có thể chỉ định thuốc bôi chứa corticoid. Ngoài ra corticoid đường uống cũng có thể được chỉ định nhưng phạm vi rất hạn chế, do nguy cơ thường cao hơn lợi ích đem lại.

Paracetamol và thuốc kháng viêm không steroid: Bội nhiễm da có thể gây sưng đau và tăng thân nhiệt. Do đó bác sĩ có thể chỉ định Paracetamol để hạ sốt và giảm đau. Hoặc dùng thuốc kháng viêm không steroid nhằm giảm đau nhức và cải thiện hiện tượng viêm.

Thuốc kháng H1: Thuốc kháng H1 được dùng để làm giảm tổn thương da và ngăn ngừa tình trạng lây lan. Nhóm thuốc này thường được sử dụng ở dạng uống hoặc dạng bôi. Một số thuốc kháng H1 được dùng trong điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm bao gồm Chlorpheniramin, Diphenydramin, Loratadin, Cetirizin,…

Thuốc chống nấm: Trong trường hợp bội nhiễm do nấm, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống nấm dạng bôi hoặc uống. Một số loại thuốc chống nấm được dùng phổ biến, bao gồm Miconazole, Itraconazole, Fluconazole, Terbinafine,…

Kem dưỡng ẩm da: Khi tổn thương da khô và đóng mài, bạn có thể sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm lành tính để phục hồi da và ngăn ngừa thâm sẹo.

Trong quá trình điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm, cần sử dụng thuốc đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ – đặc biệt là thuốc chống nấm và kháng sinh. Ngưng thuốc sớm hoặc dùng thuốc không đều có thể gây ra hiện tượng kháng kháng sinh và tăng nguy cơ phát sinh biến chứng nguy hiểm.

2. Điều trị tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể hỗ trợ điều trị bội nhiễm da bằng các biện pháp sau:

Vệ sinh da bằng nước muối sinh lý 0.9% và giữ vùng da thông thoáng, sạch sẽ.

Tăng cường bổ sung nhiều nước và ăn uống điều độ nhằm điều chỉnh nước – điện giải và nâng cao thể trạng.

Dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày và hạn chế tiếp xúc với người khỏe mạnh.

Có thể chườm lạnh lên da để giảm đau và sưng đỏ.

Tắm với nước ấm giúp giảm ngứa ngáy và làm dịu vùng da sưng nóng.

Nếu chăm sóc và điều trị tốt, viêm da cơ địa bội nhiễm thường thuyên giảm chỉ sau 7 – 10 ngày. Sau khi vùng da tổn thương lành hoàn toàn, có thể sử dụng một số loại kem bôi có tác dụng phụ hồi và làm sáng da để giảm sẹo thâm.

Phòng ngừa viêm da cơ địa bội nhiễm

Do đặc tính dai dẳng và kéo dài nên tổn thương da do viêm da cơ địa vẫn có khả năng bội nhiễm trở lại. Chính vì vậy sau khi điều trị, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

Tích cực trong điều trị bệnh viêm da cơ địa.

Giữ vệ sinh da đúng cách, mặc quần áo thông thoáng và có chất liệu thấm hút để tránh ma sát lên vùng da tổn thương.

Tuyệt đối không gãi hoặc cào lên tổn thương da. Thay vào đó có thể giảm ngứa bằng cách chườm lạnh, sử dụng thuốc kháng histamine H1 dạng bôi hoặc uống.

Loại trừ các yếu tố kích thích viêm da cơ địa bùng phát như căng thẳng, viêm nhiễm đường hô hấp trên, thức ăn dị ứng, phấn hoa, lông chó mèo, bụi, hóa chất,…

Dưỡng ẩm cho da 2 lần/ ngày bằng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ như A-derma, Bioderma, Vaseline và Eucerin.

Nâng cao thể trạng và hệ miễn dịch bằng cách ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý và thường xuyên luyện tập thể thao.

Viêm da cơ địa bội nhiễm là một dạng tiến triển nặng của viêm da cơ địa. Bệnh có khả năng gây lở loét, tổn thương da nghiêm trọng và dễ gây nhiễm trùng máu. Chính vì vậy ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động thăm khám để được chẩn đoán và điều trị trong thời gian sớm nhất.