Top 4 # Xem Nhiều Nhất Zona Là Bệnh Như Thế Nào Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Bệnh Zona Là Bệnh Gì Và Bệnh Zona Nguy Hiểm Như Thế Nào

Bệnh zona gây ra do sự tái hoạt vi rút varicella zoster tiềm ẩn ở rễ thần kinh cảm giác cạnh cột sống trong quá khứ. Đây là bệnh nhiễm trùng da với biểu hiện là các ban đỏ, mụn nước, mụn mủ lõm giữa tập trung thành đám mọc theo đường phân bố của thần kinh ngoại biên. Bệnh sẽ thường gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp hơn ở người già, người suy giảm miễn dịch, đặc biệt ở người lây nhiễm HIV/AIDS.

Triệu chứng của bệnh zona:

Trước khi phát bệnh khoảng từ 1-5 ngày, người bệnh có cảm giác bất thường tại một vùng da như bỏng, nóng rát, châm chít, tê, đau nhất là lúc về đêm, hiếm hơn là dị cảm ở một vùng hoặc nhiều dây thần kinh chi phối, kèm theo có thể nhức đầu, sợ ánh nắng, khó chịu. Thời kỳ này được gọi là thời kỳ vi rút lan truyền dọc theo thần kinh. Khoảng một ngày sau, trên vùng da có thay đổi, cảm giác xuất hiện các nốt đỏ như hạt tấm, sau tập trung thành dát đỏ, mãn đỏ khoảng vài cm, hơi nề, sắp xếp dọc theo đường đi của của một dây thần kinh ngoại biên và dần dần nối với nhau thành dải, thành vệt.

Một vài ngày sau, trên những dác đỏ, mảng đỏ xuất hiện mụn nước, bọng nước tập trung thành đám giống như chùm nho, lúc đầu mụn nước căng, dịch trong. Sau vài ngày, vùng trung tâm mụn nước hơi lõm xuống, dần đục hóa mủ, dập vỡ đóng vảy tiết. Bệnh thường xuất hiện ở vị trí một bên, không vượt quá đường giữa cơ thể và phân bố theo đường đi của dây thần kinh ngoại biên. Nhưng cá biệt nổi ở hai bên hoặc có dấu hiệu lan tỏa đối với những người bị nhiễm HIV. Bệnh cạnh đó kèm theo hạch bạch huyết vùng lân cận sưng to. Bệnh có thể kéo dài từ 2-4 tuần. Đối với người cao tuổi tổn thương nhiều hơn so với tuổi trẻ, mụn nước và bọng nước có thể xuất huyết, hoại tử nhiễm khuẩn để lại sẹo xấu và kéo dài.

Nguyên nhân gây ra bệnh zona:

Bệnh zona do một virut hướng da và thần kinh có tên là varicella zoster gây nên. Vi rút (VZV) thuộc họ vi rút Herpes 3 gây bệnh ở người và cũng chính là vi rút gây bệnh thủy đậu.

Bệnh thường xuất hiện ở những người đã từng mắc bệnh thủy đậu trong quá khứ hoặc tiêm chủng thủy đậu. Người mắc bệnh thủy đậu sau khi khỏi bệnh hầu hết các VZV bị tiêu diệt. Một số ít vi rút còn sống sót trên tổn thương da và niêm mạc sẽ xâm nhập vào thần kinh cảm giác, lan truyền hướng tâm theo bó sợi thần kinh đến hạch thần kinh cảm giác cạnh cột sống và ở đó dưới dạng tiềm tàng, im lặng và vô hại trong một thời gian dài. Khi gặp điều kiện thuận lợi VZV có sẵn ở hạch thần kinh sẽ hoạt động, nhân lên và lan truyền theo đường thần kinh gây viêm lan tỏa, hoại tử thần kinh và gây tổn thương zona trên da và niêm mạc.

Cách chăm sóc bệnh zona:

Người bệnh không được gãi vì có thể làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng thứ phát và có thể để lại sẹo.

Dùng băng ép ngâm nước lạnh băng vào vết thương rỉ mủ trong khoảng 20 phút, làm khoảng 7-8 lần/ngày để làm dịu bớt cơn đau và làm khô vết thương. Nó còn giúp lấy bớt vảy ra ngoài và làm giảm khả năng bị nhiễm trùng. Ngưng sử dụng băng ép khi vết thương đã khô giúp cho những vùng da xung quanh không trở nên khô và ngứa.

Luôn giữ cho vết thương được sạch sẽ bằng xà bông nhẹ và nước. Nên mặc quần áo rộng để tránh bị thương thêm khi quần áo tiếp xúc với vết thương. Tránh những tiếp xúc da, chạm da với những người chưa từng bị thủy đậu, đang bệnh, hoặc những người bị suy giảm miễn dịch. Nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Khi mắc chứng bệnh zona người bệnh nên đi bác sĩ chuyên khoa da liễu để bác sĩ điều trị, không nên để bệnh kéo dài, nếu không biết cách chăm sóc đúng cách bệnh sẽ dẫn đến nhiễm trùng và để lại sẹo rất xấu.

Bệnh Zona Thần Kinh Là Gì ? Nhận Biết Và Điều Trị Như Thế Nào ?

Bệnh Zona thần kinh là một trong những loại bệnh nhiễm trùng thần kinh. Trên thực tế, việc nhận biết bệnh dựa trên những triệu chứng là điều tương đối khó.

Bệnh Zona thần kinh hay còn được gọi với tên tiếng Anh là herpes zoster, là một loại bệnh nhiễm trùng thần kinh phổ biến xuất hiện trên các dây thần kinh, Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào, nhưng phổ biến nhất là ở một bên mặt hoặc cơ thể.

Bệnh Zona thần kinh là gì?

Bệnh Zona thần kinh là một trong những chứng bệnh nhiễm trùng thần kinh, dẫn đến tình trạng phát ban gây đau đớn hoặc những mụn nước nhỏ mọc tập trung ở một vùng trên da.

Việc xuất hiện những đốt, ban gây ngứa ran và đau đớn được xem là biểu hiện sớm của tình trạng nhiễm trùng. Ngay cả khi người bệnh sau khi điều trị hết phát ban, những cơn đau vẫn có thể đến lên tục trong nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm.

Về cơ chế gây bệnh, bệnh Zona thần kinh xuất hiện là do sự tái hoạt động của loại virus có tên là Varicella – zoster, một loại virus đã từng gây ra bệnh thủy đâu. Sau khi một người bệnh thủy đậu đã điều trị khỏi các triệu chứng bệnh, nhưng vẫn có khả năng virus Varicella – Zoster sẽ nằm im trong một số dây thần kinh nhất định trong khoảng thời gian dài.

Những triệu chứng của bệnh Zona thần kinh

Các triệu chứng của bệnh Zona thần kinh có thể xuất hiện theo từng giai đoạn khác nhau. Đồng thời, mỗi cá nhân khác nhau cũng có thẻ gặp những triệu chứng không tương đồng.

1. Ngứa ran hoặc đau ở vùng da trước khi phát ban

Giai đoạn đầu tiên ở những người mắc bệnh Zona thần kinh là tình trạng ngứa ran, đau ở các vùng da. Trong giai đoạn này, làn da cũng đồng thời xuất hiện những triệu chứng như trở nên nhạy cảm hơn và bắt đầu có triệu chứng phát ban. Tuy nhiên, biểu hiện này là khá tương đồng với nhiều tình trạng khác trên da nên nhiều người thường không chú ý và bỏ qua nó.

2. Bắt đầu phát ban

Tình trạng phát ban xuất hiện từ sau một đến năm ngày khi những triệu chứng như ngứa ran, đau da diễn ra. Những đốt phát ban ban đầu có hình dáng trong giống như những đốm nhỏ màu đỏ và có hình dáng gần giống với các loại mụn nước.

3. Quá trình đóng vảy đốt phát ban

Các mụn nước sẽ đóng vảy trong khoảng thời gian từ bảy đến mười ngày và hết trong vòng từ hai đến bốn tuần. Dù vậy, tình trạng đau đớn của người bệnh nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp diễn.

4. Những triệu chứng khác của bệnh Zona thần kinh

Một vài triệu chứng khác theo kèm của bệnh Zona thần kinh:

Tình trạng rối loạn tiêu hóa

Làm thế nào để nhận biết bệnh Zona thần kinh và các loại bệnh khác?

Về vị trí phát ban

Bệnh Zona thần kinh thần kinh thường khu trú ở những khu vực đặc biệt, thường là chỉ ở một bên của cơ thể. Các đốt phát ban thường xuất hiện dọc theo các đường dây thần kinh. Chỉ có một vài trường hợp cá biệt là người bệnh xuất hiện ở cả hai bên dây thần kinh.

Về hình dáng của đốt phát ban

Các đốt phát ban được gây ra thường có hình dáng là một mảng nhỏ, có nề nhẹ, bề mặt của đốt phát ban thường cao hơn bề mặt da. Đồng thời, đốt phát ban xuất hiện dưới 2 hình dạng chính là hình tròn hoặc hình bầu dục.

Hướng điều trị của bệnh Zona thần kinh

Bệnh Zona thần kinh sẽ không có được phương án điều trị dứt điểm bệnh. Các bác sĩ thường chỉ chú trọng tập trung vào phương án giảm đau hỗ trợ và ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra đối với người bệnh. Những phương án điều trị phổ biến bao gồm:

1. Chăm sóc tại nhà

Nếu người bệnh đang trong giai đoạn đầu của bệnh Zona, nhiều khả năng các bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân được chăm sóc tại nhà. Những phương pháp chăm sóc tại nhà có thể giúp bệnh nhân giảm sốt, giảm đau và hạn chế tình trạng mệt mỏi trong quá trình phát bệnh.

2. Sử dụng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau, thuốc kháng vi rút sẽ được chỉ định sử dụng theo toa của bác sĩ để giúp người bệnh nhanh chóng chấm dứt tình trạng phát ban. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên uống theo đúng liều và loại được bác sĩ chỉ định và tránh tự điều trị bằng thuốc tại nhà.

3. Các phương pháp giúp giảm tình trạng sẹo sau phát ban

Các vùng da bị ảnh hưởng thường sẽ bị sẹo nếu như không được đảm bảo điều trị đúng cách và hiệu quả. Chính vì vậy, người bệnh nên tìm cho mình những phương án giúp giảm sẹo do phát ban. Có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ về các loại thuốc bôi điều trị sẹo hoặc sử dụng những phương pháp dân gian như dùng lá đun nước nóng để tắm.

Những thông tin do chúng tôi cung cấp không có giá trị thay thế những tư vấn chuyên khoa từ phía các bác sĩ. Bệnh nhân nếu muốn được điều tri bệnh Zona thần kinh, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để nhận được những lời khuyên bổ ích.

Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/benh-zona-than-kinh)

Bệnh Sởi Lây Như Thế Nào

Bệnh sởi có lây không?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm do virus sởi gây nên, với các triệu chứng như sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ,.. Bệnh có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng có thể để lại các biến chứng như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt là ở trẻ em suy dinh dưỡng.

Bệnh sởi có thể lây lan từ người bệnh sang người lành

Nhất là ở trẻ nhỏ những biến chứng bệnh sởi lại càng nguy hiểm do sức đề kháng của trẻ yếu. Và điều cha mẹ quan tâm nhất là bệnh sởi có lây không? Câu trả lời là có, và bệnh sởi có thể lây lan trực tiếp qua không khí, thông qua đường hô hấp.

Cơ chế lây lan của bệnh sởi

Virus sởi có trong hàng triệu hạt nước bọt li ti từ mũi và miệng của người bệnh mỗi khi họ ho hoặc hắt hơi. Virus bị đẩy ra không khí và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người khác khi họ hít thở phải các hạt nước bọt này. Bạn cũng có thể nhiễm sởi nếu như tay mình tiếp xúc với một bề mặt đã có nhiều virus sởi rồi sau đó đưa tay lên miệng và mũi. Khi đã xâm nhập vào cơ thể, virus sởi sẽ nhanh chóng sinh sôi nảy nở trong vòng họng và trong phổi trước khi lây lan toàn cơ thể.

Virus sởi có thể tồn tại ngoài môi trường trong vòng vài tiếng đồng hồ. Chính vì thế khi phát hiện bị sởi bệnh nhân cần được cách li riêng, nghỉ học, nghỉ làm điều trị tại nhà (hoặc bệnh viện) cho tới khi khỏi hẳn.

Khi tiếp xúc với bệnh nhân cần phải đeo khẩu trang để hạn chế tiếp xúc với virus gây bệnh sởi. Nhất là người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân bị sởi cần phải đeo khẩu trang, thậm chí khử trùng nếu cần thiết, đặc biệt nếu trong nhà có trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi.

Bệnh sởi có bị ngứa không?

Một thắc mắc được rất nhiều người quan tâm nữa là bệnh sởi có ngứa không? Câu trả lời là có, người bệnh sẽ thấy ngứa râm ran khá khó chịu tại những nốt phát ban, mẩn ngứa. Thêm nữa, bệnh sởi thường bị vào mùa hè, cơ thể người bệnh lại sốt càng làm nốt phát ban thêm ngứa ngáy, khó chịu. Người lớn có thể chịu đựng được, nhưng trẻ nhỏ cảm thấy rất khó chịu và hay quấy khóc, không chịu ăn vì hiện tượng bị ngứa này.

Mụn sởi khiến người bệnh ngứa râm ran khó chịu

Tuy nhiên tình trạng ngứa thường xuất hiện khi bệnh đã gần khỏi hẳn. Trong quá trình ủ bệnh từ 1 – 2 tuần, người bệnh hầu như không có biểu hiện gì khác lạ. Cơ thể thường sốt nhẹ, kèm theo hiện tượng sổ mũi, ho giống cảm cúm thông thường. Nhưng tới giai đoạn biểu hiện bệnh, những nốt phát ban mẩn đỏ nổi khắp cơ thể. Tới giai đoạn sau khi những nốt mẩn đỏ này gần bay thì bắt đầu xuất hiện hiện tượng ngứa. Đây là giải đáp cho câu hỏi bệnh sởi có ngứa không?

DS: Ngần/doisongbiz.com

Bệnh Sởi Nguy Hiểm Như Thế Nào?

Tại Việt Nam, sởi là bệnh truyền nhiễm phổ biến mặc dù tỷ lệ mắc bệnh đã giảm mạnh so với trước khi triển khai vă cxin.

Mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não… là các biến chứng nguy hiểm sau mắc sởi có thể dẫn đến tàn phế, tử vong, đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, mắc HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Mắc sởi khi mang thai có thể gây ra sảy thai, đẻ non.

1. Bệnh sởi lây truyền qua đường nào?

Bệnh sởi do virus sởi gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Giai đoạn gây lây nhiễm xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban.

Virus sởi lây lan mạnh trên diện rộng nên có thể gây dịch lớn. Một người mắc có thể gây lây nhiễm cho khoảng 20 người khác.

Đây là bệnh lây nhiễm từ người sang người. Không ghi nhận bệnh sởi ở động vật.

2. Có phải bị nhiễm virus sởi thì sẽ mắc bệnh sởi không?

Đúng. Không có trường hợp người lành mang virus. Những người đã có miễn dịch với virus sởi do tiêm văcxin trước đó hoặc từng mắc sởi sẽ không bị mắc bệnh nữa.

Nhiều trẻ mắc sởi và bị biến chứng nặng đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương. Ảnh: Phan Dương.

3. Những ai có nguy cơ mắc bệnh sởi?

Tất cả người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh.

Tại Việt Nam, nhóm có nguy cơ mắc sởi là:

Trẻ nhỏ do không còn miễn dịch từ mẹ truyền sang nhưng chưa được tiêm văcxin.

Trẻ đã tiêm văcxin nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch.

Thanh niên do chưa từng mắc sởi hoặc tiêm văcxin trước đây.

Do vậy, các nhóm này cần được bảo vệ bằng tiêm văcxin sởi.

Việc ngừng cung cấp dịch vụ tiêm chủng do bất kỳ nguyên nhân nào, sống ở nơi có mật độ dân số quá đông cũng là những yếu tố làm tăng cao nguy cơ mắc sởi.

4. Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào?

Trong vòng 7-21 ngày sau tiếp xúc, bệnh nhân có các triệu chứng sốt cao, ho, hắt hơi.

Giai đoạn toàn phát, phát ban sẩn, mịn như nhung, không có nước. Ban mọc theo thứ tự từ đầu, cổ, thân mình rồi đến tay, chân. Ban bay theo trình tự như trên.

Sau mắc sởi, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ bị biến chứng.

5. Chẩn đoán bệnh bằng phương pháp gì?

Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm huyết thanh là phương pháp chính xác nhất. Cần lấy 3 ml máu của bệnh nhân trong khoảng 28 ngày kể từ khi phát ban để tìm kháng thể IgM. Nếu kết quả dương tính chứng tỏ bệnh nhân đã mắc sởi.

Bên cạnh đó, có thể chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng và các thông tin tiếp xúc với nguồn lây.

6. Làm thế nào để phòng bệnh sởi?

Tiêm văcxin sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi. Khi có ca mắc sởi, cần cách ly bệnh nhân, hạn chế tiếp xúc đến 4 ngày sau khi phát ban. Tẩy trùng, thông thoáng nơi ở, làm việc.

Khi có dịch, cần hạn chế tập trung đông người.

7. Tiêm văcxin sởi có thể phòng được hoàn toàn không mắc bệnh sởi?

Cũng như các văcxin khác, tiêm văcxin sởi không có hiệu quả phòng bệnh 100%.

Tuy nhiên, đáp ứng miễn dịch còn tuỳ thuộc vào tuổi tiêm chủng, loại văcxin và tuỳ thuộc đặc điểm miễn dịch, tình trạng sức khoẻ của từng người, chất lượng văcxin và kỹ thuật thực hành tiêm chủng.

8. Miễn dịch sau tiêm văcxin sởi có bền vững suốt đời?

Tổ chức Y tế thế giới cho biết những trường hợp đã có đáp ứng miễn dịch với sởi sau tiêm văcxin hoặc sau mắc bệnh thì miễn dịch này là bền vững suốt đời.

9. Tại sao phải tiêm hai liều văcxin sởi?

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nếu tiêm văcxin sởi vào lúc 9 tháng tuổi, chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm có đáp ứng miễn dịch. Còn lại khoảng 15% số trẻ không có đáp ứng miễn dịch do các yếu tố còn tồn lưu miễn dịch do mẹ truyền, tình trạng sức khỏe, chất lượng bảo quản văcxin…

Việc tiêm mũi văcxin sởi sau 12 tháng tuổi là cơ hội thứ hai tạo miễn dịch cho những trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất hoặc chưa được tiêm văcxin sởi, từ đó tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch trong cộng đồng lên trên 95%.

10. Những ai cần tiêm mũi văcxin sởi thứ hai ?

T ất cả trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất văcxin sởi, chưa tiêm văcxin hoặc chưa từng mắc sởi.

Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo trên thực tế không cần xét nghiệm xác định tình trạng miễn dịch của trẻ để cán bộ y tế chỉ định tiêm văcxin. Do vậy, đối tượng cần tiêm mũi thứ hai là tất cả trường hợp chưa tiêm mũi thứ hai văcxin sởi hoặc những trường hợp không có đầy đủ bằng chứng (phiếu, sổ tiêm chủng) chứng minh đã tiêm mũi thứ hai.

11. Có nên tiêm văcxin đối với người từng mắc sởi?

Những trường hợp đã được xét nghiệm huyết thanh tìm IgM kháng sởi và có kết quả xét nghiệm dương tính không cần tiêm văcxin sởi.

Những trường hợp nghi ngờ mắc sởi trước đây nhưng không được chẩn đoán mắc sởi vẫn cần tiêm.

12 . Văcxin có tác dụng phòng bệnh khi đã tiếp xúc với virus sởi không?

Virus sởi cần thời gian để xâm nhập vào các mô cơ thể gây bệnh. Do vậy, văcxin có thể phòng bệnh nếu tiêm trong vòng 72 giờ kể từ khi tiếp xúc.

Việc tiêm văcxin trong vòng 6 ngày kể từ khi tiếp xúc có thể phòng biến chứng nặng của bệnh.

13. Lịch tiêm văcxin sởi?

Đối với tiêm văcxin sởi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, áp dụng lịch tiêm chủng do Bộ Y tế đã phê duyệt như sau:

Trong tiêm chủng thường xuyên: Mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi.

Trong tiêm chủng chiến dịch: Thực hiện tiêm văcxin cho tất cả đối tượng trong phạm vi của chiến dịch.

Khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi tiêm văcxin sởi là 1 tháng.

Đối với văcxin tiêm chủng dịch vụ: Tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tất cả lứa tuổi đều có thể tiêm văcxin sởi.

14. Có thể tiêm văcxin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi hoặc trên 18 tháng tuổi không?

Chỉ tiêm văcxin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi khi có chỉ đạo của chương trình tiêm chủng mở rộng trong trường hợp cần thiết. Tất cả trường hợp tiêm văcxin sởi trước 9 tháng tuổi cần tiêm ngay văcxin khi đủ 9 tháng tuổi. Mũi tiêm trước 9 tháng tuổi không được tính là một mũi văcxin.

Những trẻ trên 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ hai mũi văcxin sởi cần tiêm đủ mũi càng sớm càng tốt.

15 . Phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm văcxin sởi?

Có. Kháng thể được tạo ra bảo vệ mẹ và bài tiết qua sữa để bảo vệ trẻ khỏi mắc sởi khi trẻ chưa thể tự tạo miễn dịch.

16. Những trường hợp nào không nên tiêm văcxin sởi?

Những trường hợp phản ứng nghiêm trọng với liều tiêm văcxin sởi trước đây hoặc phản ứng với các thành phần của văcxin (gelatin, neomycin). Dị ứng với trứng không phải là chống chỉ định.

Không nên tiêm văcxin sởi cho phụ nữ có thai mặc dù không có bằng chứng về tăng tỷ lệ bất thường bẩm sinh ở trẻ sinh ra. Các trường hợp sau khi tiêm mới phát hiện đã có thai cần thông báo cho cán bộ y tế để được theo dõi. Cũng như các văcxin sống khác, cần tránh có thai ít nhất một tháng sau tiêm.

Không tiêm văcxin sởi cho các trường hợp suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải (AIDS), đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch liều cao, xạ trị hoặc mắc các bệnh ác tính do ở những trường hợp này, khả năng tạo miễn dịch chủ động bị suy giảm.

Có thể tiêm văcxin sởi cho những người dương tính với HIV nhưng chưa chuyển sang giai đoạn AIDS.

17. Tiêm văcxin sởi có thể bị nhiễm virus sởi không?

Có, bởi vì văcxin chứa virus sởi đã bị làm yếu, nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ các trường hợp sau tiêm văcxin bị mắc sởi. Triệu chứng thường nhẹ. Những người này không gây lây nhiễm virus cho người khác nên không cần cách ly.

18. Có thể gặp những tác dụng phụ gì khi tiêm văcxin sởi?

Văcxin sởi được đánh giá là an toàn. Các phản ứng sau tiêm thường nhẹ, có thể biểu hiện như với các văcxin khác: sốt (5-15%), phát ban (5%), sưng, nóng, đỏ đau tại chỗ tiêm… Hầu hết tác dụng phụ sẽ hết trong khoảng 1-2 ngày mà không cần điều trị gì.

Phản ứng nghiêm trọng sau tiêm văcxin sởi là rất hiếm gặp, nhưng cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tiêm chủng, cán bộ y tế cần theo dõi trẻ trong vòng 30 phút sau tiêm tại điểm tiêm. Các cơ sở y tế đều sẵn có thuốc điều trị và biện pháp xử trí những phản ứng nghiêm trọng này. Các phản ứng quá mẫn này sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời tại cơ sở y tế.

(Chương trình tiêm chủng mở rộng)