Top 3 # Xem Nhiều Nhất Zona Là Bị Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Nguyên Nhân Bị Zona Thần Kinh Là Gì? Cách Phòng Tránh Như Thế Nào?

Nguyên nhân bệnh zona ít người biết đến

Tác nhân gây bệnh zona thần kinh là do virut Herpes Varicellae, đây cũng là tác nhân gây bệnh thủy đậu trước đó mà người bệnh đã mắc phải. Nguyên nhân là do trong thời gian bị nhiễm trùng ban đầu của bệnh thủy đậu, một số virút vẫn còn sống tiềm tàng trong các hạch thần kinh ở rễ sau của tủy sống.

Zona thần kinh có thể xảy ra ở bất kì ai

Khi có yếu tố thuận lợi như hệ miễn dịch suy yếu, nhiễm khuẩn, suy giảm miễn dịch…virút sẽ tái họa động và gây ra bệnh zona.

Có thể hiểu theo cách khác, bệnh zona thần kinh được hiểu đơn giản là di chứng của bệnh thủy đậu. Bệnh do một loại vi rút có tên khoa học là Herpes zoster gây nên. Sự tái hoạt động của loại vi rút này gây ra những ban đỏ trên da, sau đó chuyển thành những mảng mụn nước vói giới hạn rõ ràng trên bề mặt da cùng cảm giác ngứa và nóng rát, có thể kèm theo sốt, đau đầu.

Bệnh zona thần kinh là do những virus gây bệnh thủy đậu gây nên, do đó bất cứ ai từng bị thủy đậu đều có khả năng bị zona. Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy người già trên 60 tuổi, người bị HIV/AIDS, người ghép tạng dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc bệnh nhân ung thư đang hóa trị, xạ trị là những đối tượng dễ bị zona thần kinh tấn công nhất. Bởi lúc này hệ miễn dịch của những người này rất yếu, khiến cho những virus có cơ hội thức dậy và gây bệnh.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh zona thần kinh

Biến chứng nguy hiểm toàn thân nguy hiểm nhất là đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc trầm cảm.

Cách phòng tránh từ nguyên nhân gây bệnh zona

Đa số các trường hợp bị zona đều tự khỏi dù có điều trị hay không sau 2-3 tuần, tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài lâu và tái phát khi lớn tuổi. Đặc biệt là trên 50 tuổi bệnh sẽ trở nên trầm trọng và khó điều trị. Để phòng tránh bệnh zona thần kinh đến nay vẫn chưa có cách nào, tuy nhiên, tiêm vắc-xin ngừa thủy đậu có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh zona.

Tiêm phòng thủy đậu có thể ngăn ngừa được bệnh cả bệnh zona thần kinh Ngành y tế khuyến cáo nên tiêm chủng phòng bệnh zona thần kinh cho người trên 50 tuổi để hạn chế những tổn thất về sức khỏe và kinh tế do căn bệnh này gây ra.

Theo đó, vắc-xin này có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh là 51% và giảm chứng đau nhức sau khi zona là 66% ở nhóm người cao tuổi và người suy giảm miễn dịch. Vắc-xin sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh hơn 60% ở người trên 60 tuổi và 40% ở người trên 70 tuổi.

Vì thế, để bảo vệ sức khỏe của bản thân chúng ta cần phải ý thức hơn về việc tiêm phòng bệnh zona. Với trẻ em, các bậc phụ huynh nên cho trẻ tiêm phòng trước năm 13 tuổi. Hiện giá một mũi vắc-xin ngừa thủy đầu khoảng 300.000 đồng.

Vì Sao Bị Ngứa Sau Khi Khỏi Bệnh Zona Thần Kinh?

Bị ngứa sau khi khỏi bệnh zona thần kinh là tình trạng mà rất nhiều người bệnh thường hay gặp phải. Với trường hợp này, bệnh nhân cần phải tiến hành thăm khám để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất.

Vì sao bị ngứa sau khi khỏi bệnh zona thần kinh?

Zona thần kinh là bệnh lý do virus varicella zoster gây ra. Đây là virus gây bệnh thủy đậu. Chúng có thể tồn tại ở các tế bào thần kinh nhưng không hoạt động. Đến khi gặp yếu tố thuận lợi, virus sẽ nhanh chóng hoạt động trở lại khiến da hình thành các loại mụn rộp chạy dọc theo phần dây thần kinh ở cơ thể con người. Bệnh zona thần kinh thường gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như tổn thương da, viêm gan, thận, viêm màng não,…

Với những bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu, sau khi khỏi bệnh, virus sẽ không biến mất mà “ngủ đông” ở các mô thần kinh tủy sống và não. Nếu hệ miễn dịch của con người suy yếu, virus sẽ nhanh chóng tấn công và gây ra bệnh zona. Virus sẽ ẩn nấp ở một nhánh dây thần kinh tam thoa. Đây là dây thần kinh chịu trách nhiệm mang đến cảm giác ở vùng trán và mắt. Thông thường, người bệnh sẽ bị đau vùng da và tình trạng đau sẽ biến mất sau khoảng vài tuần. Tuy nhiên, một số người, cơn đau vẫn luôn tồn tại trong khoảng thời gian dài.

Sau khi bệnh nhân đã chữa trị khỏi bệnh zona thần kinh, không ít trường hợp người bệnh bị ngứa ngáy, khó chịu ở da. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do các tế bào thần kinh ở da bị tổn thương vẫn còn gửi tín hiệu đến não khiến cho da bị ngứa dai dẳng. Tình trạng ngứa da kéo dài còn tùy thuộc vào mức độ bệnh lý của bệnh nhân. Tuy nhiên, không ít trường hợp bị ngứa sau khi khỏi bệnh zona thần kinh là do biến chứng của bệnh gây ra.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, virus gây ra bệnh zona thần kinh có cấu tạo vô cùng đặc biệt, gắn liền với đầu dây thần kinh cảm giác dưới da. Chính đặc tính luôn biến đổi của loại protein vô cùng đặc biệt này khiến virus dễ dàng xâm nhập và di chuyển ở dọc hệ thần kinh và tạo nên những tổn thương ở da. Bệnh sẽ kéo dài dai dẳng đến 3 tháng dù vết thương trên da đã lành. Do đó, bệnh nhân cần phải thận trọng nếu gặp phải triệu chứng này bởi dù bệnh có khỏi thì triệu chứng ngứa ngáy trên da vẫn còn tồn tại.

Thông thường, khi bị zona thần kinh, người bệnh sẽ gặp phải những tổn thương ở bề mặt da khoảng 2 – 3 tuần. Sau đó, bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau nhức, bỏng rát, ngứa ngáy, mọc mụn nước. Làn da bắt đầu bị đỏ rát, mụn nước liên kết với nhau tạo thành các bọng nước, gây ngứa ngáy cho bệnh nhân. Rất nhiều trường hợp dù bệnh chữa trị khỏi nhưng làn da vẫn bị ngứa, khó chịu. Mặc dù bệnh sẽ khỏi sau vài tuần nhưng người bệnh vẫn bị ngứa kéo dài khoảng 2 – 6 tháng, thậm chí là cả năm.

Để điều trị và cải thiện những tổn thương, ngứa da do đau dây thần kinh sau zona gây ra, người bệnh cần phải thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Mục đích của việc chữa trị căn bệnh này là kiểm soát các biến chứng của căn bệnh này. Việc sử dụng thuốc để chống virus gây bệnh trong giai đoạn đầu là rất cần thiết. Bệnh sẽ nhanh chóng giảm nhanh trong khoảng thời gian khoảng 7 – 10 ngày.

Bị ngứa sau khi khỏi bệnh zona thần kinh – Phải làm sao?

Bệnh zona thần kinh rất dễ tái phát và để lại sẹo trên bề mặt da nếu không được chữa trị dứt điểm. Với trường hợp người bệnh vẫn bị ngứa sau khi khỏi bệnh zona thần kinh, bệnh nhân nên sớm gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp nhất. Ngoài ra, bệnh nhân nên chú ý các vấn đề sau để sớm cải thiện tình trạng bệnh, giúp bệnh nhanh chóng khỏi.

Vệ sinh da sạch sẽ, cải thiện tình trạng ngứa, khó chịu ở da

Tránh dùng tay gãi ngứa gây chảy máu, tổn thương nghiêm trọng ở bề mặt da

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tránh ăn những thực phẩm gây kích ứng da như hải sản, thịt gà, đậu phộng,… Những loại thức ăn này có thể khiến làn da bị ngứa ngáy nhiều hơn.

Không nên dùng các sản phẩm chứa thành phần gây kích ứng da

Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh lo lắng, căng thẳng quá mức

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể

Nếu sử dụng thuốc bôi, bạn không được bôi quanh vùng mắt vì dễ gây tình trạng kích ứng, bỏng rát.

Mặc quần áo thoáng mát để giúp tránh gây tổn thương đến làn da

Nếu tắm các loại thảo dược tự nhiên, bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn

Tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, thăm khám bệnh theo hướng dẫn

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về tình trạng bị ngứa sau khi khỏi bệnh zona thần kinh. Đây là một trong những triệu chứng khá phổ biến khi mắc phải căn bệnh này. Tình trạng ngứa ngáy có thể khiến cho người bệnh bị mất tự tin, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe. Chính vì vậy, bệnh nhân cần chú ý đến vấn đề này để đảm bảo an toàn cho da của mình và cải thiện bệnh hiệu quả.

Giời Leo (Zona Tai) Là Bệnh Gì?

Tác giả: Giang Lê, Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh.

Bệnh giời leo là gì?

Giời keo (hay còn được gọi bệnh zona) là một nhóm các triệu chứng xuất hiện khi bạn nhiễm virus zona và virus này tấn công các dây thần kinh của bạn. Bệnh giời leo tai gây những mảng phát ban bóng nước, liệt cơ mặt và giảm thính giác. Khi bị bệnh, virus gây bệnh tấn công vào thần kinh tai, lưỡi và mặt.

Hội chứng Ramsay Hunt là một tên gọi khác của bệnh giời leo vùng tai . Bạn cần điều trị kịp thời để giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng như yếu cơ mặt vĩnh viễn và điếc.

Những ai thường mắc bệnh giời leo?

Bệnh giời leo hiếm gặp ở trẻ em và thường thấy ở người cao tuổi, với tỉ lệ mắc bệnh ở nam nữ ngang nhau. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh giời leo tai là gì?

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh giời leo tai là các bóng nước nhỏ xuất hiện trong và xung quanh tai, trên màng nhĩ, lưỡi và vòm họng.

Các triệu chứng khác là đau, giảm thính lực một bên tai, mất vị giác phần trước lưỡi, chóng mặt, hoa mắt, ù tai và có thể yếu một bên mặt. Tình trạng này có thể khiến bạn khó cười, nhíu mày và nhắm một bên mắt. Kết quả là bạn bị chảy nước mũi, thức ăn bị mắc kẹt ở nửa bên bị ảnh hưởng và khô mắt. Đôi khi, sự giảm thính lực và liệt mặt không hồi phục được.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ nếu bạn thấy xuất hiện các triệu chứng như:

Bị phát ban bóng nước xung quanh tai;

Giảm thính lực;

Liệt một bên mặt;

Đau mặt kèm nhức đầu.

Nguyên nhân gây bệnh giời leo là gì?

Bệnh giời leo gây ra bởi cùng một loại virus gây ra bệnh thủy đậu (varicella-zoster). Khi bạn đã hồi phục sau khi bị thủy đậu, virus vẫn còn tồn tại trong dây thần kinh của bạn trong nhiều năm. Virus này được tái hoạt khi hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi, gây nên bệnh zona, đặc trưng bởi phát ban bóng nước gây đau. Nếu tình trạng nhiễm virus lan đến vùng quanh tai, nó có thể gây bệnh zona tai.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh giời leo?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ zona tai, bao gồm:

Người cao tuổi, đặc biệt trên 60 tuổi;

Người bị suy giảm miễn dịch;

Người từng bị thủy đậu.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Bệnh giời leo có lây không?

Giời leo là một bệnh không lây. Tuy nhiên, người chưa bị thủy đậu hoặc chưa chủng ngừa thủy đậu sẽ có khả năng nhiễm bệnh thủy đậu khi tiếp xúc với người bị bệnh giời leo.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh giời leo?

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Cách trị giời leo là dùng thuốc kháng virus (chẳng hạn như acyclovir, famciclovir và valacyclovir) hoặc lá neem Ấn Độ. Những phương thuốc trị giời leo này có thể giúp da lành nhanh hơn và giảm đau do zona.

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau cho những tình trạng phát ban rộ lên cấp tính và những trường hợp đau kéo dài sau khi đã hết phát ban, gọi là đau thần kinh hậu herpes. Đau thần kinh hậu herpes là một biến chứng gây khó chịu gặp ở một số bệnh nhân bị zona và zona tai. Sau khi phát ban đã biến mất, cơn đau vẫn có thể kéo dài tới 6 tháng hoặc hơn. Thuốc gabapentin hoặc pregabalin có thể có ích cho những trường hợp này. Ở một số ca, dùng prednisone ở giai đoạn sớm của zona có thể ngăn ngừa đau thần kinh hậu herpes.

Các thuốc kháng viêm chẳng hạn như ibuprofen và naproxen cũng có thể giúp giảm đau. Thỉnh thoảng bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau gây nghiện ngắn ngày với những trường hợp đau nặng không đáp ứng với các loại thuốc khác.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh giời leo?

Bác sĩ có thể chẩn đoán zona tai dựa vào bệnh sử và khám lâm sàng. Thỉnh thoảng, bác sĩ sẽ bóc lớp trên cùng của bóng nước ra và cạo lấy lớp đáy. Mảnh cạo này (gọi là phết Tzanck) sẽ được gửi đi xét nghiệm. Bác sĩ cũng có thể thực hiện cấy virus. Cấy virus là hình thức phân lập virus bằng cách nuôi nó trên một đĩa cấy đặc biệt.

Trường hợp hiếm, bác sĩ có thể phải cần đến chụp cộng hưởng từ (MRI) để loại trừ các bệnh lý khác.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh giời leo?

Bệnh giời leo có thể được hạn chế nếu bạn thực hiện theo những thói quen sinh hoạt sau đây:

Giữ sạch vùng da bị phát ban;

Dùng băng ẩm, mát đè lên vùng phát ban để giảm đau;

Uống thuốc giảm đau không kê đơn hoặc thuốc kháng viêm, chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin B…);

Dùng thuốc nhỏ mắt dưỡng ẩm suốt cả ngày nếu mắt bạn bắt đầu bị khô;

Vào buổi tối, bôi thuốc mỡ vào mắt và dán mi mắt cho đóng lại hoặc mang miếng che mắt;

Chích ngừa thủy đậu cho trẻ.

Giời leo hay zona là một bệnh rất khó chịu, những đau đớn sau khi lành bệnh còn kéo dài từ 6 tháng đến vài năm và buộc người bệnh phải uống thuốc giảm đau thường xuyên. Tuy nhiên, điều may mắn là bệnh này có thuốc tiêm ngừa. Trẻ em được tiêm ngừa vắc xin varicella-zoster có thể phòng được hai bệnh là thủy đậu và giời leo. Nếu chẳng may đã bị thủy đậu, bạn có thể phòng ngừa zona bằng cách giữ hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh để chống lại sự bùng phát của virus. Nếu chẳng may bệnh xảy ra, bạn hãy cố gắng đến bác sĩ để được uống thuốc kháng virus sớm giúp hạn chế di chứng và tổn thương sau này.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Zona Thần Kinh Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị

1. Zona thần kinh là bệnh gì?

Bệnh zona thần kinh (Zona) còn có tên gọi dân gian là bệnh Giời Leo. Bệnh là kết quả của sự tái hoạt động của virus Herpes Zoster (Varicella-Zoster Virus hoặc VZV). Đây cũng là virus gây nên bệnh thủy đậu. Những người nhiễm loại virus này lúc còn nhỏ, sau khi lành bệnh virus vẫn không bị tiêu diệt, chúng tồn tại trong các tế bào thần kinh, hạch thần kinh dưới dạng không hoạt động. Sau một thời gian dài, khi gặp điều kiện thuận lợi: hệ miễn dịch bị suy yếu, tinh thần bị chấn động, hoặc suy nhược cơ thể, virus sẽ tái hoạt động thành bệnh zona.

Virus nhân lên và lan truyền theo dây thần kinh, rồi bộc phát ở vùng da tương ứng với khu vực của dây thần kinh đó, gây ra các phát ban đỏ rộp và đau đớn. Thời gian bị bệnh kéo dài từ khoảng 2 – 3 tuần. Bệnh có thể tái phát lại vào các thời điểm sau này, đối với người từng bị nhiễm VZV.

Hình ảnh bệnh nhân bị zona thần kinh

2. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chính gây nên bệnh là virus VZV. Khi gặp điều kiện thuận lợi, virus này được kích hoạt và hoạt động trở lại, gây tổn thương dọc dây thần kinh. Một vài yếu tố ảnh hưởng đến sự tái hoạt động của virus VZV là:

Cơ thể mệt mỏi do sức đề kháng bị suy yếu.

Căng thẳng, lo lắng và chịu áp lực quá mức, ít được nghỉ ngơi.

Vùng da nổi ban có dấu hiệu tổn thương.

Các cách điều trị bằng tia xạ.

3. Triệu chứng và biến chứng có thể gặp của bệnh

Triệu chứng thường gặp

Khi bị bệnh zona, da của bạn sẽ bị nổi ban đỏ. Các vết ban này sẽ biến thành mụn nước và tập trung theo từng đám như chùm nho. Ở giai đoạn đầu, các mụn nước căng lên và có dịch trong. Sau vài ngày sẽ chuyển màu đục dần rồi hóa mủ. Cuối cùng, chúng bị vỡ, hình thành nên các vảy và bong dần sau khi khô, để lại sẹo lấm tấm màu trắng trên da. điển hình của bệnh là đau kiểu zona: đau kiểu bỏng rát, tăng cảm giác đau hoặc 1 phía của cơ thể. Sau khoảng 2 – 4 tuần sau thì da lành lại nhưng vẫn còn cảm giác đau nóng và có thể kéo dài rất lâu.

Ngoài ra, người bệnh có thể bị ù tai, cảm thấy nhức đầu, chóng mặt, đi loạng choạng. Không chỉ vậy, người bệnh cũng có thể biểu hiện sốt từ 38 – 39 dộ C, rối loạn bài tiết mồ hôi.

Các mụn nước nổi trên da là triệu chứng điển hình của bệnh

Biến chứng có thể xảy ra

Bạn đừng chủ quan vì bệnh zona thần kinh không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu không điều trị, bệnh không chỉ gây đau đớn mà còn gây ra nhiều biến chứng rắc rối cho bạn.

Phát ban vùng mắt, nếu không được điều trị sẽ gây tổn thương đến mắt.

Da có thể bị sưng đỏ, cảm thấy đau khi chạm vào hoặc bị nhiễm trùng do vi khuẩn.

Đau một bên tai dữ dội hoặc mất thính giác, chóng mặt, mất vị giác.

Đặc biệt, đau thần kinh sau zona là biến chứng hay gặp nhất.

Phát ban vùng mắt nếu không điều trị đúng cách sẽ gây mù lòa

4. Bệnh zona có lây hay không?

Bệnh zona là bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền từ người này sang người khác. Nếu tiếp xúc trực tiếp với mụn nước trên cơ thể người bệnh sẽ có khả năng bị lây nhiễm cao.

Đối với người chưa tiêm vacxin thủy đậu và chưa bị bệnh thủy đậu thì sẽ có nguy cơ phát bệnh này trước, sau khi lành bệnh thì có thể bị zona.

Những người đã tiêm phòng ngừa zona thì vẫn có thể bị mắc bệnh khi hệ miễn dịch bị suy giảm.

Ở trường hợp người đã bị mắc bệnh thủy đậu thì sẽ không bị nhiễm bệnh zona thần kinh từ người khác

5. Điều trị bệnh

Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị càng sớm càng tốt.

Bác sĩ sẽ dùng các thuốc chống virus để ngăn chặn sự phát triển của virus. Nếu có tình trạng bội nhiễm thì dùng kháng sinh phòng nhiễm khuẩn, kháng viêm, chống phù nề. Liều lượng của thuốc được quyết định tùy vào tình trạng bệnh. Trong trường hợp cơn đau kéo dài khiến người bệnh mất ngủ thì có thể sử dụng thuốc giảm đau thần kinh, thuốc kháng histamin giảm ngứa. Đồng thời, thuốc tăng cường miễn dịch cũng được bác sĩ phối hợp dùng để nâng cao sức đề kháng.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc mỡ kháng viêm, chống virus như mỡ zovirax bôi vào vùng da có mụn nước nhất là ở vùng mặt, để tránh để lại sẹo, đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm. Trong dân gian, người ta còn sử dụng một số loại lá dùng đun nước tắm, giúp các vết phỏng mau liền lại.

Người bị zona nên kiêng ăn gì?

Để tránh gây ra các biến chứng rắc rối, người bệnh nên hạn chế ăn những thực phẩm sau:

Thực phẩm giàu chất béo: vì chúng sẽ làm cho tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn và bệnh lâu lành hơn.

Rượu bia: đồ uống có cồn sẽ làm giảm hệ thống miễn dịch, khiến virus lây lan mạnh hơn.

Các sản phẩm được chế biến từ socola, yến mạch, mầm lúa mì, dừa,…

Ngũ cốc tinh chế: chúng sẽ làm tăng lượng đường trong máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng và khiến cho vết phỏng lâu lành.

Người bị zona nên ăn gì?

Thực phẩm giàu vitamin C và kẽm như: cam, gan động vật, bơ,… giúp tăng cường sức đề kháng.

Thực phẩm giàu lysine có trong sữa, cá, các loại đậu, pho mát,…

Bổ sung vitamin B6, B12.

Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B6 để các vết phỏng nhanh chóng hồi phục

6. Những lưu ý để tránh lây nhiễm và cách phòng ngừa bệnh

Để tránh lây lan bệnh cho người khác cũng như giảm thiểu các biến chứng xảy ra, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

Không chà xát hoặc để nước bẩn tiếp xúc với vùng da nổi mụn nước, tránh làm cho các mụn nước vỡ ra vì điều này dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.

Rửa vùng da bị zona bằng nước muối loãng hoặc thuốc rửa chuyên biệt do bác sĩ chỉ định.

Rửa tay thường xuyên và đúng cách, nhất là khi vừa chăm sóc vùng da bị tổn thương. Ngoài ra, cũng cần mặc đồ rộng rãi, thoải mái.

Hạn chế hoặc không tiếp xúc với người chưa tiêm phòng thủy đậu, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ mang thai.

Cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng vacxin thủy đậu, có nghĩa là đưa virus vào trong cơ thể ở trạng thái bất hoạt. Vacxin này có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh zona, làm tăng sức đề kháng chống lại virus.

Tiêm vacxin thủy đậu là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh

Zona thần kinh tuy là bệnh không nguy hiểm nhưng cũng gây ra rất nhiều đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Vì vậy, bạn nên có biện pháp điều trị bệnh càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra. Đồng thời, việc phòng ngừa lây bệnh cho những người xung quanh cũng rất quan trọng. Tiêm vacxin thủy đậu là cách phòng bệnh tốt nhất đối với mọi người.