Top 14 # Xem Nhiều Nhất Zoom Tele Là Gì Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Định Nghĩa Ống Kính Cố Định, Ống Kính Zoom Và Ống Kính Tele Zoom.

Nếu phân chia ống kính theo tiêu cự thì hiện tại có 3 loại ống kính như sau: ống kính cố định, ống kính zoom và ống kính tele zoom. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn biết ” ống kính cố định, ống kính zoom và ống kính tele zoom là gì? “.

Ống kính cố định, ống kính zoom và ống kính telezoom

1. Ống kính cố định (Prime lens)

Ống kính cố định hay còn có tên tiếng anh là Prime lens. Đây là loại ống kính chỉ có một tiêu cự duy nhất được ghi trên thân ống kính. Loại ống kính này không có khả năng zoom điều chỉnh tiêu cự khi chụp ảnh.

Nhược điểm duy nhất của dòng ống kính tiêu cự cố định là mỗi lần bạn muốn chụp chủ thể ở các khoảng cách khác nhau thì sẽ phải di chuyển rất nhiều. Thuật ngữ vui của các nhiếp ảnh gia đây là tính năng “zoom chân”. Tuy nhiên, khi di chuyển nhiều, bạn sẽ lựa chọn được rất nhiều góc chụp đẹp. Một số ống kính có kích thước nhỏ không thể tích hợp vòng điều chỉnh khẩu độ. Ví dụ như ống kính XF 27mm f2 8, nhỏ đến nỗi trông chỉ như một chiếc nắp che máy ảnh.

Một số mẫu ống kính tiêu cự cố định của Fujifilm:

2. Ống kính zoom (zoom lens)

Điểm mạnh của ống kính zoom nằm ở chỗ bạn có thể chụp chủ thể ở nhiều tiêu cự khác nhau mà không cần phải di chuyển nhiều. Tuy nhiên, nhược điểm của ống kính zoom đó chính là khó lựa chọn góc chụp đẹp nếu chưa quen. Nên nếu bạn là một người mới thì chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn ống kính cố định.

Một số ống kính zoom của Fujifilm:

3. Ống kính tele zoom (Telephoto lens)

Với chiều dài tiêu cự lớn, nên ống kính tele thường được dùng để chụp ảnh những chủ thể ở xa. Khi mà người dùng có thể lấy nét chủ thể một cách gần nhất. Đặc biệt là góc nhìn của ống kính không rộng nên có thể dễ dàng lấy được những chi tiết nhỏ nhất xung quanh chủ thể.

Tele trung bình: Loại ống kính này cung cấp cho người dùng góc nhìn từ 30° đến 10°. Tương đương với ống kính có tiêu cự 67-206mm trên định dạng Full-Frame.

Siêu tele: Ống kính siêu tele cung cấp cho người dùng góc nhìn từ 8° đến 1°. Tương đương với ống kính có tiêu cự 300mm trở lên trên định dạng Full-Frame.

Một số mẫu ống kính tele zoom của Fujifilm:

Zoom Quang Học Là Gì? Zoom Số Là Gì? Zoom Quang Và Zoom Số, Zoom Nào Cho Hình Ảnh Rõ Hơn?

Trong lĩnh vực camera quan sát thì Zoom là khả năng phóng to hoặc thu nhỏ hình ảnh mà camera ghi hình lại. Tuy nhiên, khi nói đến zoom thì người ta thường nghĩ đến phóng to hơn là thu nhỏ hình ảnh, khi phóng càng to mà hình ảnh càng rõ thì camera đó có độ pixel càng cao

Zoom quang học (zoom quang) là gì?

Zoom quang học (Optical Zoom) là khi ta điều chỉnh phóng to hoặc thu nhỏ, có sự thay đổi cơ học của ống kính, tiêu cự của camera quan sát, giúp camera nhìn xa hơn bình thường nhưng hình ảnh vẫn rõ nét. Zoom quang học thay đổi hình ảnh dựa trên phần cứng của camera, cho hình ảnh phóng to nhưng độ nét vẫn rất chân thực

Zoom kỹ thuật số (zoom số) là gì?

Digital Zoom). Zoom số học là phóng to hình ảnh trực tiếp trên màn hình điện thoại nhưng không làm thay đổi tiêu cự của camera. Zoom kỹ thuật số thay đổi hình ảnh dựa trên phần mềm bên trong camera, mang lại kết quả ảo, chỉ thay đổi hình ảnh trên màn hình Ngoài zoom quang học, còn có một loại zoom đó là camera quan sát an ninh, không thay đổi ống kính hay lens bên ngoài của camera. zoom số học hay còn gọi là zoom kỹ thuật số (

Trong tương lai có lẽ sẽ có nhiều loại camera quan sát zoom số có độ pixel cao, giúp cho việc phóng to nhưng hình ảnh vẫn rất rõ ràng. Và bước tiến hơn nữa là tích hợp công nghệ AI vào zoom kỹ thuật số, khi phóng to hoặc thu nhỏ, AI sẽ tự điều chỉnh hình ảnh cho rõ nét, tuy nhiên với tính năng này tất nhiên sẽ có độ trễ nhất định

Trong một chiếc camera quan sát có thể chỉ có zoom quang học, hoặc chỉ có zoom số học, hoặc tích hợp cả zoom quang học và zoom số học tùy vào từng loại camera mà nhà sản xuất có ý đồ sử dụng cho mục đích gì

Trong một số trường hợp thì zoom thay đổi ống kính rõ nét hơn zoom trên màn hình camera quan sát an ninh, cho nên camera quan sát có zoom quang học vẫn được đánh giá cao hơn camera quan sát có zoom kỹ thuật số. Điều đó tương đương với việc camera có zoom quang học luôn có giá cao hơn

So sánh zoom quang học và zoom số học

Zoom quang học có thông số bao nhiêu là tốt?

Hiện nay camera quan sát đã có thông số zoom quang học lên đến 50x, giá lên đến hàng trăm triệu đồng, tầm nhìn xa 500m vào ban ngày và 200m vào ban đêm, góc quét lên đến 330 độ. Tất nhiên camera với tính năng khủng như vầy, được xếp vào hàng camera siêu sao có tính năng đặc biệt, với những nhu cầu đặc biệt mới dùng đến.

Thông thường những camera có zoom quang học 5x và zoom số học 8x, đã cho hình ảnh quan sát rất tốt. Ví dụ Camera IP HD 1080P Speed Dome Ngoài Trời SCD2029 của thương hiệu SmartZ có Zoom quang học 5x và Zoom số học 8X

Ống Kính Tele Xóa Nhòa Khoảng Cách

Hay còn gọi là ống tele đa tiêu cự như các ống 70-200mm, 55-200mm, 70-300mm. Các ống này có thể có 1 khẩu độ cố định như 70-200mm f4, khẩu độ f4 duy trì trong cả dải tiêu cự. Bên cạnh đó, các ống tele-zoom đa khẩu độ như 55-200mm f4.5-5.6 sẽ mở tối đa f4.5 tại tiêu cự 55mm & f5.6 tại tiêu cự 200mm. Cũng như tất cả các ống đa tiêu khác, tele-zoom mang lại cho người chụp sự tiện lợi, đa dạng trong khuôn hình. Ngược lại, kích thước lớn, trọng lượng nặng & giá thành cao, đặc biệt là ống tele-zoom 1 khẩu độ như 70-200mm f2.8

Hay còn gọi là ống tele 1 tiêu cự, tiêu biểu như 85mm, 135mm, 200mm hoặc 300mm. Lợi thế của ống này là nhỏ gọn và giá thành củng rẻ hơn tele-zoom. Hơn nữa, chúng có thể được cấu tạo với khẩu độ lơn như 135mm f2. Ngược lại, việc zoom bằng… chân thì không tiện lợi

Tính chất đặc thù của ống Tele

Hay còn gọi là phóng đại background (phông). Tiêu cự càng dài thì phông càng lớn so với chủ thể. Điều này trái ngược hoàn toàn với ống góc rộng khi vật thề càng gần với ống kính góc rộng thì càng lớn, xa với ống kinh thì càng nhỏ.

Hay còn gọi là xóa phông. Ví dụ, tiêu cự 135mm f4 ta có thể hoàn toàn xóa phông hiệu quả.

Công dụng của ống Tele

Ai cũng công nhận chụp chân dung bằng tele ảnh trông nịnh mắt vô cùng. Ngoài việc xóa phông dễ dàng , khuôn mặt không bị biến dạng như khi sử dụng ống 50mm hay nhỏ hơn. Ngoài ra, ống tele tạo ra khoảng cách đáng kể giữa người chụp & chủ thể, giúp cho chủ thể được thoải mái & tự nhiên hơn. Ngoài những lợi ích kể trên, các nhiếp ảnh gia thời trang rất thích sử dụng tele khi cần để xóa phông toàn thân. Trên thực tế, ống 50mm f1.4 mở khẩu tối đa cũng có thể xóa phông rất mạnh, nhưng khi cần chụp toàn thân, nhiếp ảnh gia không thề đứng quá gần người mẫu nên hiệu ứng xóa phông không rõ rệt, hơn nữa hình ảnh không quá nét tại f1.4 hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, để xóa phông toàn thân nhiếp ảnh gia sẽ xóa phông bằng tiêu cự chứ không phải khẩu độ.

Để chụp chân dung với tele, có những tiêu cự phổ biến như sau: – 85mm: hầu hết các hãng ống kính đều sx ống này với các khẩu độ khác nhau như f1.8, f1.4 thậm chí f1.2. Tiêu cự trên full-frame được coi là lý tưởng cho chân dung bán thân, thậm chí cho chân dung cận mặt. Khi chụp cận mặt với khẩu độ tối đa, trường ảnh sẽ rất nông, ta cần chú ý đến điểm lấy nét. Luôn luôn lấy nét vào đôi mắt vì nó là cử sổ tâm hồn, là điểm đầu tiên mà người xem sẽ nhìn tới đầu tiên của bức ảnh chân dung. Đặc biệt lưu ý, khi chụp chân dung nghiêng mặt, khi 2 mắt không cùng nằm trên mặt phẳng song song với máy ảnh, ta nên lấy nét ở con mắt gần nhất với máy ảnh. – 100mm. 105mm, 135mm f2: đây cũng là dòng tiêu cực kinh điển cho chân dung, hiệu ứng “ép hình” tất nhiên rõ rệt hơn ống 85mm. Nhiếp ảnh gia rất thích tiêu cự này hơn 85mm trong việc chụp chân dung cận mặt với lý do 85mm vẫn gây méo hình biến dạng mặt khi chụp thẳng cận mặt.

Sử dụng ống tele gây hứng thú tột độ vì nó giúp cho ta nhìn được những thứ ở rất xa. Tuy nhiên, ta phải chú ý đến tốc độ màn chập vì tiêu cự càng dài thì ống càng rung mạnh & khả năng ảnh mờ nhòe càng cao. Phương pháp phổ biến & khá hữu hiệu để tính tốc độ màn chập an toàn như sau: Tốc độ màn chập = 1/ tiêu cự Ví dụ, chụp ở tiêu cự 200mm thì tốc độ màn chập tối thiểu là 1/200s, tất nhiên anh nào “cơ bắp” hơn thì có thể hạ xuống 1/160s hay 1/125s. Nhiều ống tele có thiết kế chống rung, hiệu quả cho việc chụp tĩnh vật. Dòng 70-200mm của Canon có tới 4 ống, f2.8 và f4, mỗi dòng đều có loại chống rung & không chống rung. Sự đa dạng này đôi khi gây khó khăn trong việc chon lựa ống kính. Chống rung thật sự hiệu quả khi chụp tĩnh vật như sản phẩm & chân dung. Khi chụp hành động như thời sự hoặc thể thao thì chức năng chống rung không có tác dụng vì chúng ta phải đảm bảo tốc độ màn chập tối thiểu có thể bắt đứng khoảnh khắc. Các nhiếp ảnh gia phong cảnh cũng không đề cao chức năng này khi chân máy là vật không thể thiếu trong công việc của họ.

Ta có thể hoàn toàn tiết kiệm tiền bằng cách sử dụng các ống tele của các hãng như Tamron hay Sigma – thường được gọi là “ống for”. Ống tele-zoom phổ biến nhất hiện nay là 70-200mm. Và có 2 đại diện là: Tamron 70-200mm: chất lượng hình ảnh được đánh giá rất tốt, không kém so với Canon & Nikon. Tuy nhiên, tốc độ lấy nét chậm hơn đáng kể. Phù hợp cho chân dung & phong cảnh khi tốc độ lấy nét không quan trọng Tamron 70-200mm f2.8 Di LD Macro

Những Điều Cần Biết Về Ống Kính Tele

Ống kính tele là một phần không thể thiếu trong túi máy ảnh của bất cứ nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nào? Chúng được thiết kế để chụp các vật thể xa trong lĩnh vực nhiếp ảnh thể thao hay động vật hoang dã và trong bất kỳ trường hợp nào khác mà người chụp ảnh không thể đến gần đối tượng

Ống kính máy ảnh Telephoto có cả hai loại là ống fix và zoom. Những ống có độ dài tiêu cự cố định có xu hướng có chất lượng cao hơn, mặc dù ống kính zoom mang lại lợi thế rõ ràng là linh hoạt hơn.

Tiêu cự thường bắt đầu ở khoảng 85mm và kéo dài lên đến 800mm và hơn thế nữa. Độ dài tiêu cự dài hơn có thể chụp được chi tiết xa hơn, nhưng cũng đắt hơn, lớn hơn và nặng hơn.

+ ỐNG KÍNH TELEPHOTO NGẮN (85MM – 135MM)

Đây là những lý tưởng để chụp chân dung và chụp thẳng (ví dụ như trong đám cưới), nơi bạn khá gần đối tượng nhưng không muốn lấn át quá nhiều. Chúng nhỏ gọn và có thể cầm tay để chụp nhanh.

ống kính 85mm

+ ỐNG KÍNH TELEPHOTO TRUNG BÌNH (135MM – 300MM)

ống kính 135mm

Những ống kính này phổ biến với các nhiếp ảnh gia thể thao và hành động có thể có được khá gần với hành động, ví dụ như đứng bên lề. Đối với loại nhiếp ảnh này, khẩu độ là rất quan trọng trong việc giảm thiểu mờ, đặc biệt khi chụp ảnh các đối tượng chuyển động nhanh.

+ ỐNG KÍNH SUPER TELEPHOTO (300MM +)

Hầu hết các nhiếp ảnh gia nghiệp dư sẽ không cần ống kính tele với độ dài tiêu cự dài như vậy, nhưng chúng là sự lựa chọn phổ biến của các nhiếp ảnh gia động vật hoang dã và thiên nhiên, cũng như các nhiếp ảnh gia thể thao không thể gần gũi với hành động (ví dụ nhiếp ảnh gia ô tô).

Các ống kính dài nhất có độ phóng đại giống như kính thiên văn, làm cho chúng trở nên tuyệt vời đối với astrophotography, mặc dù chúng có thể rất tốn kém.

Với tất cả các ống kính máy ảnh, độ dài tiêu cự dài hơn có nghĩa là độ sâu trường hẹp hơn, và ống kính tele không khác nhau. Đặc biệt với telephotos dài hơn, có thể rất khó để có được điểm tập trung của bạn, và thậm chí một sự thay đổi nhỏ trong vị trí máy ảnh có thể gây ra mờ. Bởi vì điều này, bạn nên đặt máy ảnh của bạn trên một chân máy khi sử dụng bất cứ điều gì nhưng ống kính telephoto ngắn nhất.

Ống kính Telephoto sử dụng một cấu trúc đặc biệt để đạt được độ dài tiêu cự lớn hơn chiều dài vật lý của chúng. Có hai cách khác nhau để thực hiện việc này:

+THẤU KÍNH KHÚC XẠ

Ống kính viễn thám khúc xạ, còn được gọi là thấu kính “tiêu cực”, sử dụng hai nhóm ống kính (còn gọi là “các phần tử ống kính”). Phần tử đầu tiên uốn cong ánh sáng vào bên trong, và phần thứ hai làm thẳng nó ra trước khi nó chạm vào bộ phim hoặc cảm biến. Điều này có tác dụng giảm khoảng cách mà ánh sáng phải di chuyển, trong khi vẫn đảm bảo nó chạm tới cảm biến ở đúng góc độ.

+THẤU KÍNH GƯƠNG

Một ống kính gương, còn được gọi là “ống kính phản xạ” hoặc “ống kính catadioptric”, sử dụng gương chứ không phải là thấu kính để thay đổi đường đi của ánh sáng. Ánh sáng đi vào qua ống kính phía trước như bình thường, nhưng sau đó được phản chiếu lại trên bản thân bằng một gương cong. Ánh sáng sau đó chạm vào một gương thứ hai ở mặt sau của ống kính phía trước, nó nhả nó về phía cảm biến