Cập nhật nội dung chi tiết về Từ Trường Là Gì? Cách Đơn Giản Số 1 Để Nhận Biết Từ Trường mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Định nghĩa về từ trường là gì?
Có lẽ khi nhắc đến hai từ “từ trường” nhiều người hẳn đã nhanh chóng liên tưởng đến nam châm. Đúng, từ trường hiện rõ nhất trong hình ảnh những chiếc nam châm. Thế nhưng, có một sự thật rằng, ít ai định nghĩa rõ từ trường là gì.
Từ trường được hiểu là môi trường vật chất đặc biệt. Nó được sinh ra xung quanh các điện tích đang chuyển động. Hoặc nó cũng có thể sinh ra do sự biến thiên liên tục của điện trường. Thậm chí, nó còn có nguồn gốc từ các momen lưỡng cực từ.
Từ trường đã được ứng dụng vào cuộc sống từ thời cổ đại. Có rất nhiều thiết bị ngày nay chúng ta hoạt động dựa trên từ trường.
Từ trường còn được định nghĩa theo một vài cách tương đương khác. Họ dựa trên hiệu ứng tác động của nó lên môi trường để đưa ra kết luận. Một định nghĩa từ trường là gì thường thấy đó là “từ trường là lực tác dụng lên một hạt điện tích chuyển động”.
Từ trường đều được hiểu thế nào?
Từ trường đều được hiểu đơn giản như sau:
Nó mang đặc tính chung của từ trường. Nó có đường sức từ song song và cùng chiều với nhau. Khoảng cách giữa các đường sức từ cũng bằng nhau. Độ lớn của cảm ứng từ trong từ trường đều ở mọi thời điểm đều bằng nhau.
“Đều như nhau” ở mọi yếu tố là từ trường đều.
Đường sức từ được định nghĩa thế nào?
Đường sức từ được biết đến là một công cụ để miêu tả lực từ. Vì thế, chúng ta có thể định nghĩa đường sức từ là gì như sau:
Đường sức từ là một công cụ miêu tả lực từ. Đường sức từ trong các vật liệu như sắt, plasma chảy dọc theo chiều dài. Nó có áp suất vuông góc với các đường lân cận. 2 cực khác dấu của 2 thanh nam châm hút nhau được vì chúng có nhiều đường sức từ. Hai cực cùng dấu lại đẩy nhau vì các đường sức từ chạy song song.
Hiểu đơn giản hơn thì đường sức từ là những đường cong kín hoặc là những đường thẳng. Chúng không cắt nhau trong không gian xung quanh viên nam châm hoặc dòng điện.
Đường sức từ được so sánh là giống với những đường đồng mức ở bản đồ địa hình. Chúng đều là những đường liên tục và có tỉ lệ ứng với tỉ lệ bản đồ.
Có một số cách thể hiện đường sức từ cho bạn dễ thấy như sau:
Ví dụ 1: Khi bạn rắc mạt sắt lên tờ giấy trắng ở trên thanh nam châm. Lúc này, chúng sẽ sắp xếp theo các hình dáng đường sức. Bạn sẽ thấy rõ chúng khi thực hiện thử nghiệm này. Đây cũng là thử nghiệm rõ để thấy từ trường là gì.
Ví dụ 2: Quan sát trong hiện cực quang, các hạt plasma chuyển động dựa trên đường sức từ của Trái Đất, khí quyển.
Cảm ứng từ là gì?
Cảm ứng từ là một đại lượng vật lý. Nó biểu thị đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng của lực từ.
Nói dễ hiểu hơn thì cảm ứng từ chính là một đại lượng dùng để diễn tả sức của từ trường. Nó biểu hiện từ trường mạnh hay từ trường yếu. Ngoài ra, nó cũng biểu thị hướng của từ trường rõ rệt.
Đơn vị của cảm ứng từ là gì? Đơn vị chính của cảm ứng từ được viết tắt là T trong Tesla.
Điện từ trường là gì?
Bạn có biết điện trường là gì và nó được hiểu thế nào không? Điện trường là một trường thống nhất. Chúng gồm có 2 phần biến thiên theo thời gian và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hai phần biến thiên đó là điện trường biến thiên và từ trường biến thiên.
Cách để nhận biết từ trường là gì? Làm thế nào?
Bạn có biết làm cách nào để nhận biết từ trường không? Có một cách rất đơn giản đó là dùng nam châm.
Các bạn thực hiện như sau:
Dùng thanh nam châm đặt tự do trong môi trường. Khi thanh nam châm đứng cân bằng và chỉ về hướng Nam – Bắc thì đưa đến kết quả là có từ trường. Ngược lại, kim nam châm không chỉ theo hướng N – B thì không có từ trường.
Nơi nào bạn thấy có lực từ đang tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường.
Dụng cụ hỗ trợ việc học về từ trường là gì?
Những thông tin trên sẽ là khô khan và khó hiểu nếu như không được giảng dạy đúng cách. Các giáo viên chuyên môn cần sử dụng đến các vật dụng hỗ trợ. Như vậy, hiệu quả dạng dạy và cách thức truyền đạt mới tốt hơn.
Nam châm vĩnh cửu là một vật dụng không thể thiếu trong quá trình dạy bài học này. Nó được ứng dụng rất nhiều ở hiện nay. Trong giáo dục hay cuộc sống, người ta đều đã quen với hình dáng của nó. Chắc chắn rằng, học sinh sẽ trở nên dễ hiểu hơn khi có sự hỗ trợ của nó. Bởi lẽ, chúng biểu thị rất rõ các khái niệm từ trường là gì và hình dạng đường sức từ thế nào. Giáo viên căn cứ vào vật dụng để đưa ra được các ví dụ rõ ràng hơn. Nó sẽ giúp cho học sinh theo sát bài học, theo sát ví dụ và hiểu một cách dễ dàng.
Hiện tại, công ty cổ phần thương mại và kỹ nghệ KOS đang có rất nhiều loại nam châm. Có thể đến một vài loại nam châm điển hình như nam châm cho giáo dục, nam châm xếp số… Đây là những công cụ hỗ trợ giảng dạy đắc lực. Để có ngay các loại nam châm này đừng quên gọi ngay đến chúng tôi. Mọi nhu cầu của bạn sẽ được đáp ứng nhanh nhất.
VUA NAM CHÂM CHUYÊN SẢN XUẤT KINH DOANH NAM CHÂM CÁC LOẠI
ĐỊA CHỈ : Số 36 ngõ 158/51 đường Ngọc hà, phường Ngọc Hà, Đội Cấn, Hà Nội
EMAIL: vuanamcham@gmail.com
HOTLINE: 02462.949.868 – TELL 0972288368 – Mr Chung
WEBSITE: https://vuanamcham.vn
Top sản phẩm bán chạy nhất tại VuaNamCham
5
/
5
(
1
bình chọn
)
5 Cách Nhận Biết Từ Loại Trong Tiếng Anh Siêu Đơn Giản
Trong tiếng Anh, các từ được chia làm 6 loại chính: danh từ, động từ, trạng từ, giới từ, tính từ và từ hạn định. Mỗi loại từ sẽ đóng một chức năng và vai trò khác nhau trong câu. Việc nắm bắt một từ thuộc loại từ ngữ nào sẽ giúp người học sử dụng tiếng anh tốt hơn.
Tuy nhiên việc phân biệt các loại từ trong tiếng anh khá phức tạp khiến cho nhiều bạn bối rối. Chính vì thế, hôm nay, chúng mình sẽ chia sẻ cách nhận biết từ loại trong tiếng Anh cho từng loại từ khác nhau.
Vị trí trong câu
Danh từ (Noun) thường được viết tắt là N. Đây là những từ ngữ chỉ tên người, chỉ vật hoặc các sự việc, sự vật, khái niệm, hiện tượng,..nào đó. Danh từ được chia làm hai loại là danh từ đếm được và danh từ không đếm được. Danh từ thường được sử dụng để làm chủ ở trong một câu.
– Danh từ đứng sau tính từ
VD: Beautiful girl
– Danh từ đứng sau mạo từ: a/an/the
VD: A dog
– Danh từ đứng sau tính từ sở hữu:
VD: My car
– Danh từ đứng sau sở hữu cách
VD: Nam’s car
– Danh từ đứng sau giới từ: in/on/at/with/about/for/during
VD: in town
– Danh từ đứng sau số đếm
VD: 2 houses
– Danh từ đứng sau số thứ tự
VD: third car
– Danh từ đứng sau lượng từ: many, much, few, little, all, both
VD: Many houses
– Danh từ đứng sau enough:
VD: I have enough money to buy this car
– Danh từ đứng đầu câu:
VD: Dogs is friend
Các đuôi của danh từ trong tiếng Anh
1. Các đuôi thông dụng:
Để phân biệt từ loại trong tiếng Anh này, các bạn cũng có thể dựa vào các đuôi của danh từ. Hiện nay danh từ có những đuôi:
tion: education, nation, instruction…
sion: question, impression, television,…
ce: difference, independence,peace…
ment: movement, pavement, environment….
ity: city
ure: picture, future
age: damage
al: proposal, approval…
ship: relationship, friendship,…
hood: childhood, neighborhood,…
ism: capitalism, individualism, socialism,…
2. Các đuôi danh từ trong tiếng Anh dùng để chỉ người:
sis: analysis
Er: hacker
or: doctor
ist: artist
ee: employee
cia: musician, technician
ant: accountant, assistant, participant,…
1. Vị trí của động từ:
Động từ là một trong những từ loại trong tiếng Anh quan trọng nhất. Trong một câu có thể không có tân ngữ hay chủ ngữ những động từ thì không thể thiếu được. Động từ viết là Verb và thường được viết tắt bằng chữ V. Loại từ này sử dụng để chỉ trạng thái của chủ ngữ hoặc dùng để chỉ hành động.
– Đứng sau chủ ngữ
– Đứng sau trạng từ chỉ tần suất: usually, Often, Never , Always, Sometimes, Seldom,…
2. Các đuôi của động từ.
Không giống các đuôi danh từ trong tiếng Anh, đuổi của động từ ít hơn nhưng lại khó nhớ hơn:
3. Một số quy tắc về biến đổi động từ:
Ate (Compensate), ain (Attain), flect (Reflect), flict(Inflict), spect (Respect), scribe (Describe), ceive (Deceive), fy (Modify), ise (Industrialise), ude (Illude), ide (Divide), ade (Evade), tend (extend),…
TÍNH TỪ
Vị trí của tính từ.
Một trong các loại từ trong tiếng Anh tiếp theo chính là tính từ ( adjective, viết tắt là adj). Tính từ thường được sử dụng để nêu nên tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó.
Trong câu tính từ thường được nằm ở những vị trí:
– Đứng trước danh từ:
VD: My dad is a hard worker
– Đứng ở sau các động từ liên kết: feel/look /taste /keep/get/ tobe/seem/appear,…
VD: She feels hungry because she has not eat for 3 days
– Tính từ đứng sau “too”:
VD: She is too tall to use this bed
– Đứng trước enough
VD: He is not tall enough to become a basketball players
– Sử dụng trong cấu trúc make/keep + O + Adj
VD: It makes me worry
– Trong cấu trúc so…that: s + Seem/feel/tobe….+so+adj+that
VD: Her son is so short that she decided to let her son play basketball
– Tính từ sử dụng ở các dạng so sánh
VD: Fish is more expensive than vegetable
– Tính từ được sử dụng trong các câu cảm thán:
What + a/an + adj + N: What a beautiful house!
How + adj+S+V: How beautiful you dance!
Các đuôi của tính từ
Đôi với tính từ, cách nhận biết từ loại trong tiếng Anh này cũng có thể dựa vào đuôi của nó. Một số đuôi tính từ hay gặp:
al: national, cultural…
able: miserable, comfortable,…
ful: careful, useful,beautiful, peaceful…
ive: active, impressive, attractive ,…
ish: selfish, childish…
ous: dangerous, continuous,famous, serious,…
cult: difficult…
ed: interested, bored, excited…
Biến đổi một số tính từ
ly: một số danh từ thêm đuôi “ly” sẽ thành tính từ : monthly, friendly, daily, healthy…
– Trạng từ đứng trước động từ (thường gặp nhất ở các trạng từ chỉ tần suất: usually, often, always, seldom,…)
VD: I often go to bed at 10 p.m
– Đứng giữa trợ động từ và động từ thường
VD: She has recently open her workbook
– Đứng sau các động từ tobe/look/seem/…và trước tính từ
VD: He is very nice
– Trạng từ đứng sau “too”
VD: My teacher speaks too slowly
– Trạng từ đứng phía trước enough: đây là vị trí khiến nhiều người nhầm lẫn với thành tính từ
VD: My dad speaks quickly enough for me to understand
– Sử dụng trong cấu trúc so…that: V + so + Adv + that
VD: Ha speaked so quickly that I couldn’t understand what she said
– Đứng ở cuối câu:
VD: My mother always told me to eat quickly
– Trạng từ cũng có thể đứng một mình ở giữa câu, đầu câu và được ngăn cách với những thành phần khác trong câu bằng dấu phẩy.
VD: Tomorrow, I will buy a new dress
VD: usefully, carefully, beautifully, bly, badly,…
Tuy nhiên cũng có một số trạng từ không theo quy tắc trên:
– Giống tính từ, Giới từ là một trong các loại từ trong tiếng anh có thể đứng sau tobe và trước N
VD: My cat is on the chair
– Đứng sau động từ ( có thể có hoặc không 1 từ khác nằm giữa động từ và giới từ)
VD:
Hue live in Ho Chi Minh City
She take out my pen
– Đứng sau tính từ
VD: She is happy with her cat
– Giới từ chỉ thời gian
At : vào lúc (hay đi cùng giờ)
In : vào ( thường đi với năm, mùa, tháng, thế kỷ )
On : vào ( hay đi kèm với ngày )
After : sau
Before: trước
During : trong khoảng/ trong suốt ( đi với danh từ chỉ thời gian )
– Giới từ chỉ sự di chuyển, chuyển dịch:
to: chỉ hướng tiếp cận tới người,vật,địa điểm
onto: tiếp cận và tiếp xúc bề mặt,ở phía ngoài cùng của vật,địa điểm
into: tiếp cận, đi vào/tiến vào bên trong vật, địa điểm
Across : ngang qua
From: chỉ nguồn gốc xuất xứ
Around, round, about: quanh
Along : dọc theo
– Giới từ chỉ nơi chốn (đây là từ loại trong tiếng anh dễ sử dụng nhầm lẫn nhất )
At : tại ( dùng cho nơi chốn nhỏ như sân bay, trường học, nhà, phố…)
On : ở trên nhưng chỉ tiếp xúc bề mặt
In : ở (nơi chốn lớn tỉnh, quốc gia, thành phố, châu lục…), trong (chỉ ở bên trong )
On,above,over : trên
– Giới từ chỉ thể cách:
According to: theo như
Without : không có, với không
With : với
Instead of : thay vì
In spite of : mặc dù
– Giới từ chỉ nguyên nhân
Through : do, vì
Because of : bởi vì
Thank to : nhờ ở
Because of : bởi vì
Owing to : nhờ ở, do ở
– Giới từ chỉ mục đích:
In order to : để
So as to: để
For : dùm, dùm cho
To : để
TỪ HẠN ĐỊNH
Đây là từ loại trong tiếng Anh phổ biến cuối cùng. Nghe cái tên này có vẻ nhiều người sẽ thấy lạ lẫm. Từ hạn định trong tiếng Anh là determiner, thường viết tắt là Det. Loại từ này được sử dụng để xác định hay giới hạn. Có nhiều loại từ hạn định khác nhau.
Loại đầu tiên thường gặp nhất là a/an/the thường được sử dụng trước các loại danh từ. Chúng ta đã biết từ hạn định được sử dụng để giới hạn hoặc xác định, vậy các nó giới hạn hay xác định danh từ như thế nào?
Chẳng hạn như từ a car/the car
Ví dụ như các dấu chấm trên. Mỗi dấu chấm sẽ biểu thị cho một chiếc xe. Bạn có thể thấy nhiều dấu chấm ở đây. Khi nói a car có nghĩa là 1 chiếc xe. Từ này có thể chỉ bất cứ chiếc xe nào trong số vô vàn chiếc xe trên, không xác định cụ thể. Như vậy giới hạn của nó rất rộng.
Nhưng khi nói the car thì khác, nó chỉ nói đến chính xác một chiếc xe và người ta sẽ biết được ngay là đang nói đến xe nào. Như vậy có nghĩa là từ the chỉ giới hạn để còn lại một chiếc xe duy nhất mà thôi.
Một số từ hạn định hay gặp nữa như my/his/ your/her,…là những từ chỉ sở hữu. Vật nó giới hạn như nào? Chẳng hạn như my car, nó không phải là bất cứ xe nào mà là xe của tôi. Hay từ some: some car. Nó chỉ giới hạn vài cái xe mà thôi chứ không phải tất cả.
Các loại từ hạn định phổ biến:
Mạo từ (a, an, the)
Từ hạn định chỉ định ( This, that, these, those)
Từ hạn định chỉ sở hữu ( my, his, her, our, its, their, your)
Từ chỉ số lượng (most, many, much, all, every, some, little, few, any, no…)
Số từ (one, two, three,…)
Từ hạn định chỉ nghi vấn (whose, what, which).
========
Kể từ ngày 01/01/2019, cộng đồng chia sẻ ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh 247 phát triển thêm lĩnh vực đào tạo có tính phí. Chúng tôi xây dựng các lớp đào tạo tiếng Anh online 1 kèm 1 với đội ngũ hơn 200+ giáo viên. Chương trình đào tạo tập trung vào: Tiếng Anh giao tiếp cho người lớn và trẻ em, Tiếng Anh thương mại chuyên ngành, Tiếng Anh để đi phỏng vấn xin việc, Luyện Thi IELTS, TOEIC, TOEFL,..
Bảo Vệ Môi Trường Là Gì? Những Cách Bảo Vệ Môi Trường Đơn Giản Nhất
Môi trường đã, đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chúng ta. Chính vì thế, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại. Tất cả sự sống trên Trái Đất đều là nhân tố tạo nên môi trường sống. Theo đó, bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính mỗi người nói riêng và cho cả nhân loại nói chung. Vậy, bảo vệ môi trường là gì? Có những cách nào bảo vệ môi trường?
Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng
Vai trò quan trọng của môi trường
Môi trường chính là không gian sống của con người và sinh vật. Môi trường là nơi cung cấp những tài nguyên thiên nhiên như rừng, khoáng sản, động thực vật quý hiếm,… phục vụ cho cuộc sống của con người. Tuy nhiên, môi trường còn chính là nơi chứa những chất thải mà con người tạo ra. Chính vì vậy môi trường có vai trò cực kì quan trọng và mang tính sống còn với con người.
Chắc hẳn ai cũng đều biết rằng môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đặc biệt là ô nhiễm không khi, ô nhiễm nguồn nước, đất,… điều đó đã và đang đe dọa tới cuộc sống của con người. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, việc khai thác bừa bãi các nguồn lợi từ thiên nhiên đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Và ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Chính điều đó càng đồng nghĩa với việc cuộc sống của con người sẽ thêm khó khăn hơn.
Điển hình như thiên nhiên ngày một xấu đi. Khí hậu ngày càng khắc nghiệt, mưa bão lũ quét thất thường, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng, hàng loạt loài động vật bị tuyệt chủng hay đứng trước bờ vực tuyệt chủng,… Đó là các vấn đề về môi trường mà chúng ta đã và đang đối mặt. Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự tái sinh. Biểu hiện dễ thấy nhất là các hậu quả như , , hiện tượng hiệu ứng nhà kính, băng tan, mưa axit,…
Bảo vệ môi trường là gì?
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp. Cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái. Ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường. Khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Môi trường là nơi con người khai thác nguồn tài nguyên và năng lượng cần thiết cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Như đất, nước, không khí, khoáng sản và các dạng năng lượng (ánh sáng, gió,…). Các sản phẩm công, nông, lâm, ngư nghiệp và văn hoá, du lịch của con người cũng đều bắt nguồn từ các tài nguyên thiên nhiên tồn tại trên trái đất.
Chính vì thế, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ tất yếu không chỉ của riêng ta. Bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất. Những hành động giữ cho môi trường xanh, sạch, đẹp. Đảm bảo sự cân bằng sinh thái. Ngăn chặn và khắc phục các hậu quả con người gây ra cho môi trường và thiên nhiên.
Các phương pháp bảo vệ môi trường là gì?
Rác thải: Hạn chế sử dụng túi nilon. Ở nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon,… Gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên.
Giữ gìn cây xanh: Cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide, ngăn xói mòn đất và cung cấp ổ sinh thái cho mọi sinh vật sống. Chính vì thế, hãy trồng và chăm sóc cây xanh. Đồng thời lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh.
Phương tiện: Sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Hạn chế đi xe máy khi không cần thiết …
Môi trường nước: Không vứt rác, xác chết động vật xuống dòng sông, ao hồ, bờ biển,… Đồng thời, xử lý nước thải trước khi xử ra môi trường.
Tiết kiệm điện: Hãy rút các chuôi cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị như máy sấy tóc, máy vi tính, tivi, thiết bị sạc điện thoại di động,… khi không sử dụng.
Giảm sử dụng, tái sử dụng và sử dụng sản phẩm tái chế.
Tiết kiệm giấy: góp phần bảo vệ cây xanh, rừng là nguyên liệu chính sản xuất ra giấy.
Sử dụng năng lượng sạch: Hãy sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo. Như năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời,… Vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải như sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch.
Kết luận
Kinh Nghiệm Giúp Học Sinh Nhận Biết Từ Đơn, Từ Ghép, Từ Láy
” Ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy. Càng đọc càng nâng cao ngôn ngữ, càng phát triển trí tuệ. Sự giáo dục đầy đủ tiếng mẹ đẻ từ tuổi ấu thơ đến tuổi trưởng thành, quyết định sự hình thành và phát triển văn hóa, văn minh dân tộc của mỗi người”. (Ngữ pháp, Tiếng Việt – Tiến sĩ ngôn ngữ học Nguyễn Hữu Quỳnh).
Tiếng Việt là ngôn ngữ giao tiếp trong toàn xã hội Việt Nam. Để hoàn thành một vấn đề thông tin nào đó trong tất cả các phương diện: đối thoại, thư báo,…thì khi nói, viết câu văn phải gẫy gọn chính xác, đủ ý. Đó chính là tiêu chuẩn của phép văn minh lịch sự. Việc nói đúng, viết đúng, nói hay, viết hay, Tiếng Việt là nhu cầu cần thiết của học sinh. Bởi vậy Tiếng Việt là một trong các môn học chiếm vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học. Thông qua môn Tiếng Việt, bằng các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết sẽ cung cấp cho các em một kho tàng ngôn ngữ phong phú, nuôi dưỡng tâm hồn các em, hướng dẫn các em sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác. Phân môn đảm nhiệm chính chức năng trên là phân môn Luyện từ và câu . Ở bậc Tiểu học dạy cho học sinh những từ ngữ thông dụng tối thiểu về thế giới xung quanh như công việc của học sinh ở trường, ở nhà, tình cảm gia đình, vẻ đẹp thiên nhiên đất nước, con người….Những từ ngữ được dạy ở Tiểu học gắn liền với việc giáo dục học sinh tình yêu gia đình, nhà trường, tổ quốc, quê hương…
Muốn rèn luyện được kỹ năng sử dụng ngôn ngữ thì phải hiểu được từ, từ là đơn vị trung tâm, cơ bản của ngôn ngữ. Từ là một loại vật liệu đặc biệt mà thiếu nó thì không có sự tồn tại của ngôn ngữ. Trong các đơn vị ngôn ngữ, từ là đơn vị đảm nhận nhiều chức năng, là đơn vị hiển nhiên có sẵn, có tính độc lập cao.
Vai trò của từ trong hệ thống ngôn ngữ quy định tầm quan trọng trong việc dạy từ ngữ ở Tiểu học. Không có một vốn từ đầy đủ thì không thể nắm ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp. Vì vậy việc bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng từ ngữ cho học sinh là việc làm vô cùng quan trọng.
Với cương vị là một giáo viên có nhiệm vụ dẫn dắt các em tìm đến kiến thức mới với tinh thần học tập tự giác, tích cực. Bản thân tôi nhận thấy khi học Luyện từ và câu các em thấy khô, khó, khổ bởi vì phân môn Luyện từ và câu bao gồm nhiều kiến thức khác nhau, giữa các phần không có sự phân biệt rõ ràng nên có sự nhầm lẫn: từ đơn, từ ghép, từ láy, từ tượng thanh, từ tượng hình…Để nói viết thành câu các em phải nắm chắc bản chất, cấu tạo của từ, biết sử dụng từ đúng vị trí. Song thực tế viết văn đòi hỏi các em không chỉ đơn thuần viết câu văn đủ ý mà phải biết vận dụng vốn từ linh hoạt tạo ra các câu văn giàu hình ảnh, gợi tả, gợi cảm…Như vậy để có vốn từ đã khó, việc phân biệt và sử dụng chúng như thế nào lại là cả một vấn đề.
Trong thực tế giảng dạy, tôi thấy nắm khái niệm từ, phân biệt ranh giới tổ hợp từ, từ ghép, từ láy quả là khó đối với các em. Các em thường nhầm tổ hợp hai từ: từ đơn với từ ghép, từ ghép với từ láy hay những từ ghép Hán Việt có hình thức ngữ âm ngẫu nhiên giống từ láy.
Ví dụ: chuồn chuồn nước ( từ ghép), các em thường cho đây là tổ hợp từ đơn.
– Tung cánh ( tổ hợp từ đơn) – các em cho đây là từ ghép.
– Bình minh ( ghép Hán Việt), các em cho là từ láy.
Đôi khi gặp các bài tập khác yêu cầu tìm từ loại của từ, mặc dù không nói đến việc phân cắt từ nhưng nếu không vạch ra ranh giới từ chính xác thì các em sẽ làm bài không đầy đủ.
Ví dụ: Tìm các tính từ trong khổ thơ sau :
” Việt Nam đẹp khắp trăm miền
Bốn mùa một sắc trời riêng đất này .
Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây
Non cao gió dựng sông đầy nắng chang.
Sum sê xoài biếc cam vàng
Dừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi.”
Nếu học sinh không biết phân cắt từ sẽ cho: Trời riêng, non cao, xoài biếc, cam vàng, dừa nghiêng, cau thẳng là từ ghép nên sẽ tìm thiếu các tính từ: riêng, cao, biếc, vàng, nghiêng, thẳng.Có lúc vì cách xác định từ sai mà dẫn đến việc hiểu nghĩa và sử dụng thiếu chính xác.
Ví dụ: Học sinh đặt câu: Bé Linh để nhà và cửa bừa bộn.
Các em chưa rõ nhà cửa là từ ghép tổng hợp lại sử dụng chúng như tổ hợp 2 từ đơn. .Khái niệm từ đơn, từ ghép, từ láy được dạy ở phân môn dạy học Luyện từ và câu lớp 4.
I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
– Giúp học sinh tháo gỡ một số khó khăn trong việc phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy.
– Các em hiểu chính xác vốn từ, tích cực hóa vốn từ, tạo nền móng cho các em sử dụng đúng từ trong giao tiếp, trong viết văn và học tốt môn Tiếng Việt.
– Giáo dục các em yêu quý Tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
– Giúp giáo viên nhận thức rõ vai trò của từ và khả năng phân biệt chúng.
– Phần kiến thức về từ loại (Từ đơn, từ ghép, từ láy) ở Phân môn LTVC lớp 4
– Học sinh lớp 4 và giáo viên trường Tiểu học
I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
– Đề tài nghiên cứu thực trạng việc lĩnh hội kiến thức và vận dụng kiến thức vào luyện tập thực hành về từ loại: (Từ đơn, từ ghép, từ láy) ở Phân môn Luyện từ và câu lớp 4 trong chương trình bậc Tiểu học hiện nay. Từ đó đưa ra hệ thống giải pháp tối ưu giúp học sinh phân biệt (Từ đơn, từ ghép, từ láy) nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập
I.5 Phương pháp nghiên cứu
Phân môn Luyện từ và câu lớp 4 ở trường Tiểu học chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Góp phần cung cấp cho học sinh một lượng kiến thức sơ giản về cấu tạo của tiếng, cấu tạo của từ. Cung cấp một số kiến thức sơ giản về các từ loại cơ bản của tiếng Việt. Nhận diện, phân tích cấu tạo của tiếng, cấu tạo của từ. Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ ngữ thông qua các dạng bài tập sau:
– Phân loại từ theo cấu tạo. Luyện tập sử dụng vốn từ
– Nhận diện từ theo từ loại. Tìm từ và phân loại từ theo từ loại
– Tìm từ ngữ theo chủ điểm. Hiểu nghĩa của từ. Phân loại từ ngữ
– Tìm hiểu nghĩa của thành ngữ, tục ngữ
– Cung cấp các kiến thức sơ giản về cấu tạo, công dụng và cách sử dụng các kiểu câu
– Nhận diện các kiểu câu. Phân tích cấu tạo câu
– Đặt câu theo mẫu. Lựa chọn kiểu câu để bảo đảm lịch sự trong giao tiếp
– Luyện sử dụng câu trong các tình huống khác nhau. Luyện mở rộng câu …
Như chúng ta đã biết: Muốn học sinh viết được câu văn đúng ngữ pháp, đầy đủ ý nghĩa thì trước hết phải có vốn kiến thức về từ vựng. Phải hiểu được nghĩa của từ, phân loại từ chính xác. Bởi vậy tôi đặc biệt chú trọng nghiên cứu tìm giải pháp tốt nhất để dạy cho học sinh hiểu nghĩa của từ, phân loại từ và có kỹ năng sử dụng vốn từ ngữ trong giao tiếp và viết văn được tốt hơn.
Đề tài được nghiên cứu trong thời gian tôi trực tiếp giảng dạy ở lớp mà tôi chủ nhiệm nên cũng khá thuận lợi. Đa phần học sinh ngoan và chăm học, hăng say xây dựng bài, sách vở và dụng cụ học tập đầy đủ, phụ huynh học sinh quan tâm chăm lo cho con em mình. Ban giám hiệu nhà trường và đồng nghiệp thường xuyên dự giờ thăm lớp, góp ý kiến xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi nghiên cứu đề tài thành công và áp dụng vào giảng dạy đạt hiệu quả.
Tuy có nhiều thuận lợi song cũng gặp không ít khó khăn, trong lớp có 12 học sinh dân tộc các tỉnh phía bắc theo bố mẹ vào xây dựng kinh tế nên các em nói tiếng Việt chưa rõ, đọc và viết chưa được trôi chảy điều đó đã ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu đề tài.
I. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra
1 Tìm hiểu chương trình sách giáo khoa
Phần cấu tạo từ hay phân biệt từ loại theo cấu tạo được dạy trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4:
– Tuần 1: cấu tạo của tiếng.
– Tuần 3: từ đơn, từ phức.
– Tuần 4: Từ ghép, từ láy.
Ta thấy chưa có sự thống nhất quan điểm để phân loại một số từ giữa giáo trình Tiếng Việt trường sư phạm với sách giáo khoa Tiểu học.
Ví dụ: Từ chuồn chuồn, lúc lắc, thằn lằn…theo giáo trình sư phạm xếp đây là từ đơn đa âm, còn sách giáo khoa Tiểu học xếp chúng là từ láy.
Hoặc từ: tắc kè, bồ hóng, a pa tít,… giáo trình sư phạm gọi là từ đơn đa âm, nhiều tài liệu khác gọi là từ ghép ngẫu kết. Còn sách giáo khoa Tiểu học xếp chúng vào từ ghép. Vì có sự chưa thống nhất ấy khiến ngay bản thân giáo viên cũng hoang mang, không biết dạy như thế nào cho học sinh. Ngay định nghĩa từ ghép và từ láy cũng chưa có sự phân biệt rõ ràng, nếu chỉ dựa vào định nghĩa thì chưa xác định rõ là từ loại nào?
Qua dự giờ, thăm lớp đàm thoại với giáo viên của trường Tiểu học nơi tôi công tác, tôi nhận thấy giáo viên lên lớp tuân thủ đúng các bước, nhiệt tình giảng dạy, xử lí kiến thức đảm bảo đúng, đủ nội dung của sách giáo khoa. Song đa số giáo viên thường hay ngại việc dạy Luyện từ và câu và không phải mọi giáo viên đều có thể phân cắt từ trong đoạn văn, khổ thơ hay, phân biệt rõ từ đó là từ ghép hay từ láy… một cách chính xác.
Qua nhiều năm dạy lớp 4 tôi nhận thấy các em không thích học giờ Luyện từ và câu, đặc biệt là những tiết ” lý thuyết từ”. Dựa vào những từ ngữ hàng ngày các em đã có thể phân tích nhận biết về đặc điểm cấu tạo, về ý nghĩa của từ. Tuy nhiên các em thấy quá khó khi tách từ trong câu, các em thấy khó hiểu khi nhiều từ, bản thân nó có thể tách làm hai từ đơn.
Hoặc một số từ có bộ phận âm thanh, của các tiếng lặp lại sao không xếp vào từ láy ( mà lại là từ ghép như: tươi cười, thúng mủng…)
Mặt khác học sinh không hề biết đến các từ vắng khuyết các âm đầu như: ọc ạch, ồn ào…Là từ láy hoặc các từ mà các tiếng có âm đầu là một âm nhưng ghi bằng các con chữ khác nhau, là từ láy như: cong queo, kệch cỡm,…
* Qua thực tế dạy học tôi thấy việc phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy một cách chính xác với học sinh lớp 4 đặc biệt là đối tượng học sinh khá giỏi là một yêu cầu cấp bách. Để giúp học sinh đạt được những yêu cầu này mỗi giáo viên phải làm gì, làm thế nào?. Đi tìm lời giải đáp ấy, bản thân tôi nghiên cứu, tìm tòi, đúc rút được một số kinh nghiệm về việc phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy và áp dụng trong việc giảng dạy học sinh lớp 4, học sinh giỏi và thu được kết quả đáng kể.Chính vì vậy năm học 2011-2012 tôi đã đưa kinh nghiệm bản thân thành những phương pháp cụ thể để vận dụng vào việc giảng dạy cho học sinh lớp 4. Cụ thể tôi thực nghiệm trên lớp 4A2 là lớp tôi chủ nhiệm .
– Qua khảo sát chất lượng lớp 4A2 đầu năm, lớp mà tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm với sĩ số 33 em trong đó có :
Nhìn vào kết quả trên tôi thấy số lượng học sinh đạt giỏi còn khiêm tốn và vẫn còn học sinh yếu vì lý do đó nên tôi đã đi sâu tìm hiểu nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy phân môn Luyện từ và câu nói chung nhằm nâng cao chất lượng dạy học sinh cách phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy nói riêng .
– Giúp học sinh tìm hiểu ý nghĩa của từ, biết phân loại từ thao cấu tạo
– Xác định đúng từ loại (từ đơn, từ ghép, từ láy) trong văn cảnh cụ thể
– Biết sử dụng từ ngữ phù hợp để viết được câu văn, đoạn văn, bài văn hay
Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
TÌM HIỂU Ý NGHĨA PHÂN LOẠI THEO CẤU TẠO Ở MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
-Với nhiệm vụ dạy về ” từ đơn, từ ghép, từ láy” giáo viên cần chú trọng đến phân tích hình thức cấu tạo của từ, cấu trúc của từ: Từ đơn gồm một tiếng có nghĩa. Từ ghép gồm 2 , 3…tiếng; từ láy gồm 2,3…tiếng láy tạo thành.
– Trong từ ghép ta xem mối quan hệ của chúng: các tiếng có quan hệ đẳng lập hoặc chính phụ. Trong từ láy ta cần quan tâm đến dạng thức láy, kiểu láy, cần làm rõ sự lặp lại của phụ âm đầu, vần, tiếng, thanh điệu.
-Từ ghép gồm các tiếng ghép lại thành một nghĩa chung. Nghĩa của từ ghép là nghĩa tổng hợp hay phân loại.
– Từ láy làm nổi bật giá trị biểu trưng gợi tả, gợi cảm, sự tăng nghĩa, giảm nghĩa, thậm chí giá trị biểu trưng của một số khuôn vần tiêu biểu.
3. HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM TỪ, TỪ ĐƠN, TỪ GHÉP, TỪ LÁY.
Quy luật của nhận thức là đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi trở về thực tiễn.Việc hình thành khái niệm “từ” cho học sinh Tiểu học không nằm ngoài quy luật ấy.Mặt khác ta tiến hành đổi mới phương pháp nên có thể tự lựa chọn nội dung giảng dạy không cần câu lệ vào sách giáo khoa, giúp các em độc lập suy nghĩ và hiểu bài sâu sắc hơn.
a, Trước tiên cho học sinh phân biệt “từ đơn, từ phức”:
Cho câu sau đây có 14 từ, mỗi từ được phân cách bằng dấu gạch chéo.
“Nhờ/ bạn/ giúp đỡ/ lại/ có/ chí/ học hành/ nhiều/ năm/ liền/ Hanh/ là/ học sinh/ tiên tiến.”
Yêu cầu học sinh chia các từ trên thành 2 loại:
– Từ chỉ gồm 1 tiếng ( từ đơn)
– Từ chỉ gồm 2 tiếng (từ phức)
Vậy câu trên các từ gồm 1 tiếng ( từ đơn ) là: nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là.
Các từ gồm nhiều tiếng (từ phức) là: giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến.
– Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
Tiếng dùng để cấu tạo từ:
+ Có thể dùng 1 tiếng để cấu tạo nên 1 từ. Đó là từ đơn.
+ Cũng có thể phải dùng 2 tiếng trở lên để tạo nên 1 từ. Đó là từ phức.
+ Biểu thị sự vật, hoạt động, đặc điểm… (tức là biểu thị ý nghĩa)
b, Sau khi học sinh phân biệt được từ đơn, từ phức thì tôi giúp học sinh phân biệt từ láy, từ ghép. Qua bài dạy “từ láy và từ ghép” ở lớp 4.
Truyện cổ, thì thầm, ông cha, chầm chậm, cheo leo, lặng im, se sẽ thì các từ: Truyện cổ, ông cha , lặng im là do các tiếng có nghĩa tạo thành được gọi là từ ghép, còn các từ: thì thầm, chầm chậm, cheo leo, se sẽ, do các tiếng có âm đầu (thì thầm ), vần (cheo leo ), cả âm và vần (se sẽ, chầm chậm) được lặp lại thì gọi là từ láy.
+ Ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau là từ ghép .
+ Ghép các tiếng có âm đầu hay vần hoặc cả âm và vần hoặc cả tiếng giống nhau đó là từ láy.
c, Sau khi học song 2 bài ” từ đơn và từ phức”, từ ghép, từ láy, tôi khái quát và giúp học sinh hình thành khái niệm từ đơn, từ ghép, từ láy như sau:
+ Từ đơn là từ do 1 tiếng có nghĩa tạo thành.
+ Từ ghép là do các tiếng ghép lại thành một nghĩa chung.
+ Từ láy là do các tiếng láy lại tạo thành.
d , So sánh khái niệm từ ghép và từ láy.
– Các tiếng trong từ ghép có quan hệ về nghĩa:
VD- Học tập, gia đình, xe đạp ….
– Các tiếng trong từ láy có quan hệ về âm:
VD – chăm chỉ, loắt choắt, xinh xinh.
e, Luyện tập: Hệ thống bài tập được nâng dần từ dễ đến khó. Đầu tiên tôi đưa những từ dễ dàng nhận biết đó là từ đơn, từ ghép hay từ láy.
– Từ đơn: Đi, đứng, học, chơi, ăn, sách, vui, bé, bố, mẹ,…
– Từ láy: Long lanh, chói chang, xinh xinh,…
– Từ ghép: Xanh lè, tròn xoe, thẳng tắp, nhà cửa, cơm nước, sách vở, thông minh,…
Bên cạnh các bài tập học sinh dễ dàng nhận biết “từ đơn, từ ghép, từ láy ” trên, tôi nâng dần mức độ cao hơn ở các dạng bài: Tìm từ đơn, từ ghép, từ láy trong đoạn văn, đoạn thơ xác định tổ hợp là 2 từ đơn hay 1 từ ghép.
Ví dụ 1: Xác định từ đơn, từ ghép, từ láy trong đoạn thơ sau:
” Những chú nghé lông tơ mũm mĩm
Cổng trại mở trâu vào chen chúc
Chiều rộn ràng trong tiếng nghé ơ ”
Ví dụ 2: Trong các tổ hợp từ sau, tổ hợp nào là 2 từ đơn, tổ hợp nào là 1 từ ghép: bánh rán, rán bánh, xe kéo, kéo xe, xe cộ, sách vở,…
Qua 2 ví dụ trên:
Ví dụ 1: Học sinh còn khó khăn trong việc xác định ” cánh hoa mua”; ” cổng trại”, ” tiếng nghé” là từ ghép hay tổ hợp những từ đơn.
Ví dụ 2: Học sinh khó khăn trong việc xác định “rán bánh”, ” kéo xe” là từ ghép hay tổ hợp 2 từ đơn.
Để khắc phục những khó khăn trong việc xác định, phân biệt từ đơn, từ ghép hay phân biệt từ ghép với từ láy tôi đã đưa ra một cách phân biệt như sau.
4. MỘT SỐ CÁCH PHÂN BIỆT TỪ ĐƠN, TỪ GHÉP.
Chúng ta biết rằng từ có tính hoàn chỉnh về cấu tạo và về nghĩa, từ ghép có mối quan hệ giữa các yếu tố trong tổ hợp chặt chẽ, khó tách rời, mang tính cố định,..
Kết cấu 2 từ đơn mối quan hệ giữa các yếu tố trong tổ hợp lỏng lẻo, dễ tách rời, có thể chêm xen một yếu tố khác, từ bên ngoài vào mà nghĩa của tổ hợp về cơ bản không đổi. Để kiểm nghiệm tính hoàn chỉnh về cấu tạo ta có thể dùng cách “chêm xen ” để thử.
Trước hết tôi giúp cho học sinh hiểu ” chêm xen ” là việc xen một yếu tố khác của tổ hợp từ nếu:
* Nghĩa của tổ hợp từ không thay đổi thì tổ hợp từ đó là tổ hợp từ đơn.
* Nghĩa của tổ hợp từ thay đổi thì tổ hợp từ đó là một từ ghép.
Ví dụ: ” Bánh rán ” – ta không thể chêm xen vào giữa 2 tiếng 1 yếu tố nào để nghĩa của nó không thay đổi nên ” bánh rán ” là một từ ghép.
“Rán bánh” ta có thể chêm xen “cái” vào giữa 2 tiếng cụ thể “rán cái bánh” mà nghĩa không thay đổi.Vậy “rán bánh” là tổ hợp 2 từ đơn.
Tương tự học sinh sẽ xác định được “kéo xe”, “tiếng nghé”, “cổng trại” là những tổ hợp 2 từ đơn.
Còn “xe kéo” là một từ ghép.
Mặt khác, Tiếng Việt là ngôn ngữ không có sự biến đổi hình thức của từ trong sử dụng, do đó có nhiều trường hợp nếu chỉ căn cứ vào mặt hình thức thì khó biết được đâu là từ ghép, đâu là tổ hợp những từ đơn. Vì vậy ta phải xem xét chúng trong văn cảnh cụ thể rồi dùng cách “chêm xen”.
Ví dụ: Tổ hợp từ “Anh em” trong câu”
“Anh em đi vắng rồi” là tổ hợp 2 từ đơn vì:
Ta có thể nói “Anh của em đi vắng rồi”
Tổ hợp “Anh em” trong câu:
“Anh em như thể chân tay” là 1 từ ghép vì kết hợp giữa các tiếng rất chặt chẽ không thể thêm tiếng vào giữa chúng.
Sau đó tôi đưa ra một số dạng bài tập tiêu biểu nhằm củng cố cách chêm xen để xác định tổ hợp từ là từ ghép hay là 2 từ đơn như sau:
*Xác định phần gạch chân trong các câu sau đây là 1 từ ghép hay là 2 từ đơn:
Vì tính hoàn chỉnh, chặt chẽ về cấu tạo, về nghĩa của từ mà nhiều khi ta có thể sử dụng một yếu tố thay cho cả một từ đó hay là cách lược bỏ một yếu tố của tổ hợp nếu nghĩa của tổ hợp không thay đổi thì đó là từ ghép.
Ví dụ: Nói về việc mua hoa ta nói: ” mua cúc ” thì được hiểu rằng mua hoa cúc. Vậy “cúc” ở đây có nghĩa là “hoa cúc” nên “hoa cúc” là một từ ghép.
Ngược lại nếu ta nói “mua ngô” thì “ngô” được mang nghĩa là “bắp ngô” chứ không phải là “lá ngô” hay “hoa ngô” nên “bắp ngô” là một từ ghép, còn “hoa ngô” hay “lá ngô” là những tổ hợp 2 từ đơn. Mặt khác nếu trong một tổ hợp từ, một yếu tố của từ mở nghĩa cho các tiếng có kết cấu chặt chẽ, không nằm trong thể đối lập của tổ hợp nào khác thì tổ hợp từ đó là từ ghép.
Ví dụ: “xòe ra”; “quắt lại” là từ ghép vì “ra” và “lại” đã mở nghĩa nên
“xòe ra” nghĩa là “xòe”, “quắt lại” nghĩa là “quắt” và không có sự tồn tại của thể đối lập.
Ví dụ: “xòe vào”,…
Sau đó tôi đưa ra một số bài tập để học sinh rèn luyện kỹ năng, sử dụng cách “lược bỏ một yếu tố của tổ hợp”.
Học sinh đã xác định được “cụp vào”, “hoa hồng” là một từ ghép còn “chạy đi”, “bò vào”, ” lá hồng” là những tổ hợp 2 từ đơn.
Với học sinh Tiểu học, ” loại suy ” cũng là một thủ thuật có hiệu quả để xác định cương vị từ ” loại suy” là cách ta đưa ra mẫu tiêu biểu là tổ hợp từ đơn, (hay 1từ ghép).
Ví dụ: Tổ hợp “cái bàn” là 2 từ đơn suy ra “cái bút”, “quyển sách”, ” con gà”,… cũng là tổ hợp 2 từ đơn.
Tổ hợp mẫu “hoa hồng” là 1 từ ghép, suy ra “hoa cúc”, “hoa đào”…cũng là từ ghép.
Tuy nhiên khi sử dụng “loại suy” cần chú ý nhận dạng cho đúng mẫu và phân biệt các trường hợp nhìn qua về hình thức bề ngoài tưởng như giống nhau nhưng thực chất mối quan hệ về nghĩa lại khác nhau.
Ví dụ: “xòe ra” là 1 từ ghép nhưng “đi ra” lại là 2 từ đơn ( đã trình bày ở phần tỉnh lược ).
Sau khi học sinh hiểu được phương pháp ” loại suy”, tôi đưa ra các bài tập nhằm rèn kỹ năng sử dụng phương pháp này để xác định ranh giới từ.
Tôi đã đưa ra bài tập tổng hợp để các em thực hành.
“Trời nắng chang chang, tiếng tu hú gần xa ran ran. Hoa ngô xơ xác như cỏ may, lá ngô quắt lại rủ xuống. Những bắp ngô đã mập và chắc chỉ chờ tay người đến bẻ mang về .”
Với bài tập này các em dễ dàng phát hiện ra các từ: trời nắng, chang chang, ran ran, xơ xác, những, đã, mập, chắc, và, chỉ, còn, chờ, đến, bẻ.
Các em lưỡng lự khi tìm lời giải đáp cho tổ hợp: Tiếng tu hú, gần xa, hoa ngô, cỏ may, lá ngô, quắt lại, rủ xuống, bắp ngô, tay người, mang về.
Với các tổ hợp từ trên các em đã dùng cách “chêm xen”.
Tiếng của tu hú ( được ) nên “tiếng” là 1 từ, “tu hú” là 1 từ, gần xa là 1 từ.
Tương tự các em dùng cách tỉnh lược để nhận ra: cỏ may , quắt lại, rủ xuống là những từ ghép vì các yếu tố: may, lại, xuống đều mở nghĩa, còn tay người chính là nói người nên tay người là 1 từ.
Hoa ngô, lá ngô, mang về có kết hợp lỏng lẻo nên chúng là những tổ hợp từ đơn, còn bắp ngô có kết cấu chặt nên là 1 từ ghép.
Theo định nghĩa từ ghép, từ láy “sách Tiếng Việt 4”
– Từ ghép là do các tiếng ghép tạo thành một nghĩa chung.
– Từ láy là từ gồm các tiếng láy lại nhau ( âm đầu, vần), cả âm và vần, tiếng.
Như vậy dựa vào định nghĩa học sinh sẽ xếp được các từ mà:
– Các tiếng trong từ có quan hệ về nghĩa, không có quan hệ về âm như: học tập, anh em, gà trống, …là từ ghép.
– Các tiếng trong từ có quan hệ về âm, không có quan hệ về nghĩa như: chăm chỉ, cần cù, lon ton,…là từ láy. Còn các từ mà các tiếng trong từ vừa có quan hệ về nghĩa, vừa có quan hệ về âm như: “học hành, tươi tốt, hư hỏng”…Thực chất là từ ghép nhưng dựa vào định nghĩa các em dễ nhầm là từ láy, vậy dạy như thế nào?
– Mặt khác còn có các từ mà các tiếng trong từ không có quan hệ về âm, cũng chẳng có quan hệ về nghĩa như: mồ hôi, bồ hóng, … theo giáo trình Trường sư phạm thì xếp chúng là từ đơn đa âm, vấn đề này rất khó đối với học sinh Tiểu học nên ta không lấy ra làm ví dụ để xem xét hoặc dùng để ra đề thi kể cả với học sinh giỏi. Nếu học sinh đưa ra yêu cầu xếp loại ta nên nói vấn đề này các em sẽ được học sau ( tránh nói đây là từ ghép).
– Về từ láy cũng có quan niệm khác nhau giữa giáo trình Trường sư phạm và sách giáo khoa Tiểu học. Theo giáo trình Trường sư phạm thì phương thức láy,chỉ ra được hình vị gốc, vì vậy các trường hợp: chôm chôm, đu đủ, thằn lằn, …không được xem là từ láy, còn sách giáo khoa Tiểu học nhất loạt xét theo hình thức ngữ âm nên xếp đây là từ láy, đó cũng là quan điểm phù hợp với tâm lí học sinh Tiểu học.
– Để xếp 1 từ vào nhóm từ láy phải chỉ ra được sự lặp lại của cả tiếng hoặc 1 bộ phận âm đầu, vần, nên các trường hợp ồn ào, ầm ĩ, ọc ạch… cần được xếp vào từ láy vì các tiếng trong từ có sự giống nhau về hình thức ngữ âm: Cùng vắng khuyết phụ âm đầu.
– Ngoài ra giáo viên cần nắm chắc về ngữ âm: /k/ được viết bằng 3 con chữ: c, q, k, âm /z/ viết bằng 2 con chữ: d, gi; âm /y/ viết bằng 2 con chữ: i, y…nên cần giúp học sinh nắm được các từ láy phụ âm đầu được ghi bằng các con chữ khác nhau như: kệch cỡm, kính coong, cong queo, cồng kềnh, ngô nghê, gồ ghề …
Để củng cố cho học sinh phần này tôi cho học sinh làm bài tập sau:
Ví dụ: Xếp các từ sau đây thành 2 nhóm: từ ghép, từ láy:
Mập mạp, lom khom, tươi tốt, ầm ĩ, học tập, học hỏi, cồng kềnh.
– Học sinh đã xác định đúng như sau:
+ Từ ghép: tươi tốt, học hỏi, học tập.
+ Từ láy: mập mạp, lom khom, ầm ĩ, cồng kềnh
– Trong thực tế học sinh còn gặp phải 1 số từ ghép Hán – Việt có bộ phận âm thanh ngẫu nhiên giống từ láy. Gặp những trường hợp này giáo viên nên giải nghĩa và giảng cho các em hiểu đó là những từ ghép Hán – Việt ( các em sẽ được tìm hiểu k ỹ ở bậc THCS )
Ví dụ: Bình minh, hoan hỉ, căn cơ, ban bố,…
Khi học sinh nắm được các cách phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy ngoài việc ra các bài tập để các em luyện tập kĩ năng sử dụng để tách từ, tôi đưa ra một số dạng bài tập khác giúp các em nhận diện, phân loại, phát triển vốn từ.
5, CÁC DẠNG NHẬN DIỆN, PHÂN LOẠI, PHÁT TRIỂN TỪ ĐƠN, TỪ GHÉP, TỪ LÁY.
Ví dụ: Tìm 5 từ đơn, 5 từ ghép, 5 từ láy.
Ví dụ: Hãy xếp các từ: thật thà, bạn bè, học hành, chăm chỉ, đi đứng, khó khăn, tươi tốt vào 2 nhóm:
Ví dụ: Tìm các từ đơn, từ ghép có trong các câu sau:
Mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên từ trong vườn mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức bốc lên.
Ví dụ: Ghép các tiếng sau thành những từ ghép:
Ăn, mặc, ở, xe, nổ, máy, điện, dệt, nói.
Đầu bài cho sẵn 1 yếu tố cấu tạo từ (1 tiếng) yêu cầu học sinh tìm từ có tiếng gốc đó theo những kiểu cấu tạo khác nhau.
Ví dụ: Điền tiếng thích hợp vào chỗ chấm (…) để có:
Ví dụ: Tìm 5 từ ghép hoặc từ láy nói về đức tính của 1 học sinh giỏi. Viết đoạn văn về bạn học sinh giỏi đó.
Ví dụ: Tìm 5 từ ghép chỉ sắc độ trắng khác nhau. Giải thích ý nghĩa của mỗi từ.
Mức độ khó của bài tập không phụ thuộc vào các dạng, kiểu bài tập mà phụ thuộc vào chính những ngữ liệu đem ra xem xét. Tùy từng đối tượng học sinh mà ta đưa ra những ngữ liệu phù hợp. Với học sinh trung bình chỉ cần đưa ra những dạng đơn giản, cơ bản. Học sinh giỏi ta có thể gài một số trường hợp dễ nhầm lẫn. Với những trường hợp có nhiều đáp số khác nhau cần hướng dẫn học sinh tìm ra đáp số của để bài và phải biết lý giải vì sao mình lại đi đến kết quả ấy.
Ví dụ ở dạng 2: Học sinh băn khoăn khi xếp từ bạn bè là từ ghép hay từ láy.
Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề cần nghiên cứu
Sau khi nghiên cứu, tìm tòi phương pháp và áp dụng vào thực tiễn giảng dạy, tôi thấy chất lượng nhận diện từ của học sinh nâng lên rõ rệt. Các em không còn cảm thấy quá khó khăn với các bài tập tách từ trong đoạn văn, đoạn thơ, hoặc phân biệt từ ghép, từ láy – và khả năng tạo từ tương đối phong phú.
Tôi đã ra đề khảo sát chất lượng các em như sau:
Câu 1: Dùng 1 gạch ( / ) tách các từ trong khổ thơ sau:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ Người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Câu 2: Xếp các từ sau đây thành 2 nhóm: Nhóm từ láy, nhóm từ ghép.
Học tập, học giỏi, siêng năng, ồn ào, tươi tỉnh, tươi cười, tươi tốt, tươi tắn, cuống quýt, vui vẻ, ngộ nghĩnh.
Tai voi giống như cái quạt.
Tôi vừa mua chiếc quạt tai voi.
Câu 4: Ghép thêm tiếng vào sau tiếng: ” nhỏ ” để được 3 từ láy, 3 từ ghép
– Thường xuyên thăm lớp, dự giờ học hỏi kinh nghiệm giảng dạy nói chung, phân môn Luyện từ và câu nói riêng, đặc biệt phần lí thuyết từ, phải hiểu rõ ý đồ, quan điểm của tài liệu.
– Nghiên cứu tài liệu để nâng cao trình độ, khi giảng dạy cần theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người gợi mở giúp học sinh chủ động nắm giữ kiến thức.
– Để giúp học sinh tránh được những sai phạm về phân loại từ, nhận diện từ khi dạy chú ý cần chọn ví dụ cho thích hợp, mở rộng kiến thức hợp lý, đưa ra các biện pháp để học sinh phân biệt.
– Học sinh phải chủ động, tích cực nắm kiến thức, tích cực làm việc, các em đóng vai trò là nhân vật trung tâm trong quá trình dạy học.
– Các em tự học hỏi làm các bài tập nâng cao không biết thì hỏi bạn ,hỏi thày..
– Các em biết biện luận cho đáp số của mình với nhiều trường hợp có nhiều khả năng xảy ra.
– Thường xuyên rèn luyện, đặt từ trong văn cảnh và hiểu nghĩa của từ để có thế sử dụng đúng .
PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu thực trạng phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy của học sinh lớp 4 trường tôi đang công tác và nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc phân loại, nhận diện từ, tôi đã bước đầu tìm ra giải pháp giúp các em không quá khó khăn khi tiến hành công việc này. Các em đã chuyển được suy nghĩ phải học, sợ học Luyện từ và câu sang thích thú tìm hiểu chúng. Nhiều từ trước đây còn phải tranh cãi đến nay các em đã có phương pháp để xem xét chúng một cách khoa học. Học sinh có thể tự tin và biết biện luận và lý giải cho bài làm của mình. Trong quá trình nghiên cứu và tích lũy, đúc rút kinh nghiệm với khả năng của bản thân có hạn, còn nhiều hạn chế, tôi rất mong bạn đọc và hội đồng khoa học cấp cơ sở góp ý để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được áp dụng rộng rãi và có hiệu quả.
Chương trình sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy.
– Nên tăng thời lượng mỗi tuần từ 2 tiết đến 3 tiết để học sinh có khả năng học tập nhận diện từ tốt
– Cần bổ sung cho định nghĩa từ ghép và từ láy một dấu hiệu để phân biệt.
– Giáo viên phải nắm vững nội dung, phương pháp giảng dạy sát với đối tượng học sinh để sử dụng phương pháp thích hợp giúp các em phát triển tư duy trong quá trình nhận thức lĩnh hội kiến thức.
– Giáo viên phải học tập thường xuyên, tích cực trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm giảng dạy để nâng cao tay nghề.
– Giáo viên phải biết tổ chức cho học sinh học tập có nề nếp, giúp học sinh chủ động học tập một cách tự giác, say mê, sáng tạo.
Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 – Tập 1 – Nhà xuất bản giáo dục.
Sách giáo viên Tiếng Việt 4 – Tập 1.
Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 4- Tập 1
Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học miễn phí Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non miễn phí. Sáng kiến kinh nghiệm THCS miễn phí
Bạn đang đọc nội dung bài viết Từ Trường Là Gì? Cách Đơn Giản Số 1 Để Nhận Biết Từ Trường trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!