Cập nhật nội dung chi tiết về Từ Và Chữ Trong Tiếng Việt – Phân Biệt Và Quy Ước Trong Nghề mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Rate this post
Hiện nay, trong tiếng Việt, cách sử dụng các khái niệm như “Chữ”, “Từ”, “Âm tiết” có sự khác biệt khi dùng thuật ngữ và cách nói trong giao tiếp thông thường. Theo nghĩa chuyên môn ngôn ngữ học:
– “Chữ” được dùng để chỉ: Hệ thống ký hiệu bằng đường nét đặt ra để ghi tiếng nói – Đó là hệ thống mẫu tự riêng biệt cho mỗi ngôn ngữ.
– “Từ” là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa hoàn chỉnh, dùng để đặt câu. Chẳng hạn “Công nhân”, “Xây”, “Nhà hộ sinh” là 3 từ (ghép lại thành một câu trọn vẹn). Trong 3 từ trên, có từ 1 âm tiết, có từ 2 và 3 âm tiết.
– Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất trong ngôn ngữ. Trong tiếng Việt, rất nhiều từ đơn có ranh giới trùng với ranh giới âm tiết (còn được gọi là “Tiếng”.
Trong những trường hợp phải nói chính xác, tốt nhất không dùng “Chữ” để người đọc khỏi bị nhầm lẫn với “Chữ cái” hay “Chữ viết” – Vốn thuộc phạm vi văn tự mà nên dùng là “Âm tiết” (hoặc có thể giải thích thêm: Chữ = âm tiết). Trong viết bài nhiều người cũng hay nhầm lẫn giữa văn nói và văn viết (Vấn đề này mình sẽ đề cập ở bài sau).
Nhiều từ tiếng Việt có cấu trúc lớn hơn một âm tiết, ví dụ: Trường phổ thông, chủ nghĩa xã hội dân chủ, phép biện chứng duy vật lịch sử… Nếu lấy “Từ” là đơn vị tính trong một văn bản đôi khi sẽ rắc rối đối với Tiếng Việt.
Tuy nhiên khi viết bài chúng ta hay được giao bài viết 1000 từ hay 1500 từ. Lúc này chúng ta có thể tự quy ước với nhau rằng “Từ” trong bài được tính là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất. 1 “Từ phức” cũng được cấu tạo từ những “Từ đơn”. Trong word, exel cũng được quy ước như vậy (Không tính đến ngôn ngữ và ngữ pháp Tiếng Việt).
—————————————————————–
Nguồn: Tổng hợp
Phân Biệt Tiếng Và Từ
Phân biệt Tiếng và từ – Cách phân định ranh giới từ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh lớp 4, 5. Tài liệu bao gồm các dạng bài tập cấu tạo từ về cách phân biệt tiếng từ, tìm từ đơn từ phức giúp các em học sinh biết làm các bài tập so sánh, phân loại từ và tiếng, giới từ. Mời các em cùng tham khảo tải về.
I – Ghi nhớ Phân biệt Tiếng và Từ
1. Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ
Tiếng có thể có nghĩa rõ ràng hoặc có nghĩa không rõ ràng.
V.D: Đất đai (Tiếng đai đã mờ nghĩa)
Sạch sành sanh (Tiếng sành, sanh trong không có nghĩa)
2. Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng có nghĩa dùng để đặt câu
Từ có 2 loại:
– Từ do 1 tiếng có nghĩa tạo thành gọi là từ đơn.
– Từ do 2 hoặc nhiều tiếng ghép lại tạo thành nghĩa chung gọi là từ phức. Mỗi tiếng trong từ phức có thể có nghĩa rõ ràng hoặc không rõ ràng.
3. Cách phân định ranh giới từ:
Để tách câu thành từng từ, ta phải chia câu thành từng phần có nghĩa sao cho được nhiều phần nhất (chia cho đến phần nhỏ nhất). Vì nếu chia câu thành từng phần có nghĩa nhưng chưa phải là nhỏ nhất thì phần đó có thể là 1 cụm từ chứ chưa phải là 1 từ.
Dựa vào tính hoàn chỉnh về cấu tạo và về nghĩa của từ, ta có thể xác định được 1 tổ hợp nào đó là 1 từ (từ phức) hay 2 từ đơn bằng cách xem xét tổ hợp ấy về 2 mặt : kết cấu và nghĩa.
– Cách 1: Dùng thao tác chêm, xen: Nếu quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà lỏng lẻo, dễ tách rời, có thể chêm, xen 1 tiếng khác từ bên ngoài vào mà nghĩa của tổ hợp về cơ bản vẫn không thay đổi thì tổ hợp ấy là 2 từ đơn.
(Hai tổ hợp trên đã thêm tiếng đôi, rất nhưng nghĩa các từ này về cơ bản không thay đổi, do đó tung cánh và lướt nhanh là kết hợp 2 từ đơn)
Ngược lại, nếu mối quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà chặt chẽ, khó có thể tách rời và đã tạo thành một khối vững chắc, mang tính cố định (không thể chêm, xen) thì tổ hợp ấy là 1 từ phức.
(Khi ta chêm thêm tiếng sống và của vào, cấu trúc và nghĩa của 2 tổ hợp trên đã bị phá vỡ, do đó chuồn chuồn nước và mặt hồ là kết hợp 1 từ phức)
– Cách 2: Xét xem trong kết hợp có yếu tố nào đã chuyển nghĩa hay mờ nghĩa gốc hay không.
V.D: bánh dày (tên 1 loại bánh); áo dài (tên 1 loại áo) đều là các kết hợp của 1 từ đơn vì các yếu tố dày, dài đã mờ nghĩa, chỉ còn là tên gọi của 1 loại bánh, 1 loại áo, chúng kết hợp chặt chẽ với các tiếng đứng trước nó để tạo thành 1 từ
– Cách 3: Xét xem tổ hợp ấy có nằm trong thế đối lập không,nếu có thì đấy là kết hợp củ 2 từ đơn.
V.D: có xoè ra chứ không có xoè vào / có rủ xuống chứ không có rủ lên
ngược với chạy đi là chạy lại / ngược với bò vào là bò ra
Chú ý:
+ Khả năng dùng 1 yếu tố thay cho cả tổ hợp cũng là cách để chúng ta xác định tư cách từ.
V.D: cánh én (chỉ con chim én)
tay người (chỉ con người)
+ Có những tổ hợp mang tính chất trung gian, nghĩa của nó mang đặc điểm của cả 2 loại (từ phức và 2 từ đơn). Trong trường hợp này, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà ta có kết luận nó thuộc loại nào.
II – Bài tập thực hành Tiếng và từ
Bài 1:
Tìm từ trong các câu sau:
– Nụ hoa xanh màu ngọc bích.
– Đồng lúa rộng mênh mông.
– Tổ quốc ta vô cùng tươi đẹp.
Vườn nhà em có rất nhiều loài hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài,… Màu sắc của hoa cũng thật phong phú: hoa hồng, hoa vàng, hoa trắng,…
Bài 3:
Chép lại đoạn thơ sau rồi gạch 1 gạch dưới các từ phức:
Em mơ làm mây trắng
Bay khắp nẻo trời cao
Nhìn non sông gấm vóc
Quê mình đẹp biết bao.
Bài 4:
Chỉ ra từng từ đơn, từ phức trong đoạn thơ sau:
Ơi quyển vở mới tinh
Em viết cho thật đẹp
Chữ đẹp là tính nết
Của những người trò ngoan.
Bài 5:
Dùng gạch ( / ) tách từng từ trong các câu sau:
Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng, cái đầu tròn và 2 con mắt long lanh như thuỷ tinh …Bốn cánh chú khẽ rung rung như còn đang phân vân.
Bài 6:
Gạch 1 gạch dọc giữa 2 từ đứng cạnh nhau trong đoạn văn sau:
Trời nắng chang chang. Hoa ngô xơ xác như cỏ may. Lá ngô quắt lại, rủ xuống. Những bắp ngô đã mập và chắc chỉ chờ tay người đến bẻ mang về.
Bài 7:
Gạch 1 gạch dưới những từ 2 tiếng trong đoạn văn sau:
Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi và gần gũi. Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội, đâm chồi, phô sắc và toả ngát hương thơm.
Bài 8:
Dùng ( / ) tách các từ trong đoạn văn sau:
Giữa vườn lá xum xuê, xanh mướt, còn ướt đẫm sương đêm, có một bông hoa rập rờn trước gió. Màu hoa đỏ thắm, cánh hoa mịn màng, khum khum úp sát voà nhau như còn chưa muốn nở hết. Đoá hoa toả hương thơm ngát.
Bài 9:
Dùng ( / ) tách từng từ trong đoạn văn sau:
Mùa xuân đã đến. Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè quanh những mái nhà cao thấp. Những ngày mưa phùn, người ta thấy trên những bãi soi dài nổi lên ở giữa sông, những con giang, con sếu gần bằng người, theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng xoá…
Bài 10:
Tìm các từ đơn và từ phức trong các câu văn sau:
a) Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý. Nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ.
b) Mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức bốc lên.
c) Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới,… Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.
III – Đáp án Bài tập thực hành Tiếng và từ
Bài 1:
Từ 2 tiếng: ngọc bích, đồng lúa, mênh mông, Tổ quốc, vô cùng, tươi đẹp.
Bài 3:
Từ phức: non sông, gấm vóc, biết bao.
Bài 4:
Từ phức: quyển vở, mới tinh, tính nết .
Bài 5:
Từ phức: giấy bóng, long lanh, thuỷ tinh, rung rung, phân vân.
Bài 6:
Từ phức: chang chang, tu hú, gần xa, ran ran, xơ xác, cỏ may, quắt lại, rủ xuống, bắp ngô, tay người
– Lưu ý: kết hợp lá ngô, hoa ngô, bắp ngô có cấu trúc gần như giống nhau nhưng bắp ngô có cấu trúc chặt chẽ hơn nên ta xếp vào nhóm từ phức .
Bài 7:
Từ 2 tiếng: quảng trường, Ba Đình, lịch sử, uy nghi, gần gũi, khắp miền, đất nước, tụ hội, đâm chồi, phô sắc, toả ngát, hương thơm.
– Lưu ý: khắp miền cũng có thể xếp vào nhóm 2 từ đơn
Bài 8:
Từ phức: vườn lá, xum xuê, xanh mướt, ướt đẫm, sương đêm, bông hoa, rập rờn, đỏ thắm, cánh hoa, mịn màng, khum khum, ngập ngừng, đoá hoa, toả hương, thơm ngát
– Lưu ý: sương đêm, cánh hoa, toả hương cũng có thể tách ra làm 2 từ.
Bài 9:
Từ phức: Mùa xuân, buổi chiều, hửng ấm, chim én, đằng xa, lượn vòng, bến đò, đuổi nhau, xập xè, mái nhà, mưa phùn, người ta, bãi soi, nổi lên, theo nhau, lững thững, thấp thoáng, bụi mưa, trắng xoá.
Bài 10:
Từ phức:
a) Việt Nam, muôn ngàn, cây lá, khác nhau, thân thuộc, tre nứa, Đồng Nai, Việt Bắc, ngút ngàn, Điện Biên Phủ.
b) Mùa xuân, mong ước, Đầu tiên,hoa hồng, hoa huệ, sức nức, bốc lên.
c) mùa xuân, xôn xao, phơi phới, hạt mưa, bé nhỏ, mềm mại, nhảy nhót.
Bài tập Luyện từ và câu lớp 4, 5
Phân biệt Tiếng và Từ – Cách phân định ranh giới từ bao gồm Lý thuyết và Bài tập thực hành Có đáp án chi tiết cho các em học sinh ôn tập lại các kiến thức Luyện từ và câu lớp 4, 5: Tìm từ đơn và từ phức, tách các từ trong đoạn văn.
Phân Biệt Gift Và Present Trong Tiếng Anh
1. Gift
Ý nghĩa: Món quà, quà tặng.
Gift được dùng để nói về những món quà mang ý nghĩa trang trọng, các món quà này có thể do một người giàu tặng một người nghèo hơn hoặc một người ở vị thế cao tặng cho một người ở vị thế thấp.
Ví dụ:
The watch was a gift from my mother.
Chiếc đồng hồ là món quà của mẹ tôi.
The family made a gift of his paintings to the gallery.
Gia đình đã tặng bức tranh của ông ý cho triển lãm như một món quà.
Gift còn được sử dụng khi nói về khả năng thiên bẩm của một người.
Ví dụ:
She has a great gift for music.
Cô ấy có một khả năng thiên bẩm lớn về âm nhạc.
She can pick up a tune instantly on the piano. It’s a gift.
Cô ấy có thể bắt nhịp trên đàn piano rất chính xác. Đó là một khả năng thiên bẩm.
Gift có thể được trao một cách rất tự nhiên không kèm theo một ý nghĩa tượng trưng quá cụ thể nào.
Ví dụ:
I sent my Grandma a gift for her birthday.
Tôi đã gửi cho bà tôi một món quà nhân dịp sinh nhật.
(Món quà để thể hiện tình cảm, không tượng trưng cụ thể cho điều gì)
2. Present
Ý nghĩa: Món quà , quà tặng.
Present dùng để nói đến những món quà mang ý nghĩa ít trang trọng hơn, các món quà này thường được trao cho nhau bởi những người có vị thế ngang hàng hoặc một người có vị thế thấp hơn trao cho một người ở vị thế cao hơn.
Ví dụ:
They gave me theatre tickets as a present.
Họ cho tôi vé đi xem ca nhạc như một món quà.
My son brought a present for me.
Con trai tôi đã tặng tôi một món quà.
Present thường được trao kèm theo một ý nghĩa tượng trưng nào đó.
Ví dụ:
In my best friend’s wedding, I walked up and handed the bride and groom their present.
Trong đám cưới của người bạn thân tôi, tôi đã đi lên và trao tặng họ một món quà.
(Một món quà mang ý nghĩa thể hiện sự thân thiết).
Bài tập:
Đáp án
present
gift
gift
gift
present
gift
(Theo DKN)
Đại Từ Trong Tiếng Việt Là Gì? Cách Phân Loại Và Ví Dụ
Số lượt đọc bài viết: 29.678
Đại từ trong tiếng việt được biết đến chính là những từ dùng để xưng hô hay dùng để thay thế danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong câu, tránh lặp lại các từ ngữ nhiều lần.
Chức năng của đại từ trong tiếng việt là gì? – Đại từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ
Phân loại đại từ trong tiếng việt
Về cơ bản, đại từ trong tiếng việt được chia làm 3 loại:
Đại từ nhân xưng: Còn được gọi là đại từ chỉ ngôi. Đại từ nhân xưng được dùng thay thế danh từ, chỉ mình hoặc người khác khi giao tiếp. Đại từ nhân xưng được thể hiện ở 3 ngôi là ngôi thứ nhất dùng để chỉ người nói, ngôi thứ 2 được dùng để chỉ người nghe và ngôi thứ 3 là người được ngôi thứ nhất và ngôi thứ 2 nói tới.
Đại từ dùng để hỏi: Ai? Bao nhiêu? nào?..
Đại từ dùng để thay thế từ ngữ đã dùng: Vậy, thế,…
Bên cạnh các đại từ xưng hô phổ biến, thì tiếng việt còn sử dụng nhiều danh từ làm đại từ xưng hô (gọi là đại từ chỉ ngôi lâm thời), bao gồm: đại từ chỉ quan hệ gia đình, đại từ chỉ chức vụ nghề nghiệp.
Đại từ chỉ quan hệ gia đình – thân thuộc: Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, cháu,… Nguyên tắc để sử dụng các danh – đại từ này là dựa vào vị thế của các vai giao tiếp. Người đóng vai giao tiếp có quan hệ như thế nào thì sử dụng danh từ chỉ ngôi như vậy. Ví dụ, người giao tiếp là bà và cháu (có thể là bà – cháu theo quan hệ gia đình, hoặc bà – cháu theo nghĩa mở rộng) thì cần sử dụng đại từ “bà” và “cháu”. Như vậy, các danh – đại từ chỉ ngôi có thể được dùng trong gia đình hoặc dùng để xưng hô trong xã hội.
Đại từ chỉ chức vụ – nghề nghiệp đặc biệt: Bộ trưởng, thứ trưởng, bộ trưởng, bác sĩ, y tá, luật sư, giáo viên…
Đại từ để trỏ bao gồm:
Cách xác định việc dùng đại từ: Để biết khi nào một danh – đại từ chỉ quan hệ gia đình, chỉ chức vụ nghề nghiệp, được dùng như danh từ chỉ đơn vị hoặc khi nào được dùng để xưng hô, thì cần dựa vào hoàn cảnh sử dụng. Ví dụ:
Đại từ để hỏi bao gồm:
Bà của em rất tốt bụng (“Bà” – chỉ quan hệ gia đình)
Bà Tư nấu ăn rất ngon (“Bà” là danh từ chỉ đơn vị)
Cháu chào bà ạ (“bà” là danh từ được dùng để xưng hô)
Theo sách giáo khoa lớp 7, đại từ được chia làm 2 loại: đại từ để trỏ và đại từ để hỏi
Đại từ để trỏ người và sự vật: Tôi, tao, tớ, mày, chúng mày, chúng tôi, chúng ta, nó, hắn, bọn hắn, chúng nó, họ…
Đại từ để trỏ số lượng: Bấy, bấy nhiêu…
Đại từ chỉ hoạt động, tính chất sự việc: Vậy, thế…
Câu 1:
Đại từ hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc: Sao, thế nào,…
Luyện tập về đại từ Tiếng việt
Sắp xếp đại từ trỏ người, trỏ vật theo bảng:
Câu 4:
Gợi ý: Đại từ trong câu đầu tiên là ngôi thứ nhất, từ “mình” trong câu này tương tự như “tôi, tớ”. Từ “mình” trong câu ca dao là ngôi thứ 2, tương tự như “bạn”, “mày”.
Câu 3: Đặt câu với các từ ai, sao, bao nhiêu để trỏ chung
Ai cũng vui mừng vì chiến thắng của đội tuyển Việt Nam.
Sao con không ăn cơm?
Sau bao nhiêu năm xa cách, chúng tôi đã gặp lại nhau.
Từ ngữ Việt Nam rất phong phú, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau thì nó lại mang nghĩa khác nhau, cần cân nhắc theo từng hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp để lựa chọn đại từ phù hợp. Đối với các bạn cùng tuổi, cùng lớp nên dùng: tôi – cậu, tớ – cậu, mình – bạn hoặc xưng tên. Ví dụ:
Tớ có món quà muốn tặng cho cậu.
Đối với những hiện tượng thiếu lịch sự thì em cần góp ý nhẹ nhàng với bạn, tránh những lời nói nặng nề khiến bạn tự ái. Đồng thời, đề xuất với giáo viên chủ nhiệm, đoàn, đội tổ chức các phong trào rèn luyện văn hóa, nói lời hay làm việc tốt,…
Câu 5: So sánh sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm của đại từ xưng hô trong tiếng việt và ngoại ngữ (tiếng Anh)
Số lượng: từ xưng hô trong tiếng Việt phong phú hơn trong tiếng Anh. Trong tiếng anh đại từ ngôi thứ 2 chỉ dùng “you”, trong khi tiếng Việt lại dùng rất nhiều tư như anh, chị, bạn, dì, cô,…
Ý nghĩa biểu cảm: Có giá trị biểu cảm cao, tùy vào từng hoàn cảnh và sắc thái
Bài tập mở rộng về đại từ trong tiếng việt
Câu 1: Xác định chức năng của đại từ “tôi” trong những câu sau đây:
Câu 2: Tìm đại từ trong các câu sau:
a) Con chó đang bị ốm, trông nó thật là đáng thương
b) Lan và Hoa là chị em sinh đôi, họ giống nhau như hai giọt nước
c) Nam ơi! Cậu đi đâu vậy?
a) Đại từ “nó” thay thế cho từ “con chó”
b) Đại từ “họ” thay thế cho từ “Lan và Hoa”
c) Đại từ “cậu” thay thế cho từ “Nam”
Thay thế các đại từ cần thiết để các từ không bị lặp lại trong các câu trên.
Please follow and like us:
Bạn đang đọc nội dung bài viết Từ Và Chữ Trong Tiếng Việt – Phân Biệt Và Quy Ước Trong Nghề trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!