Cập nhật nội dung chi tiết về Tư Vấn Về Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, để quản lý các doanh nghiệp, Nhà nước thực hiện đánh thuế vào các khoản lợi nhuận đó, khoản thuế này được gọi là thuế thu nhập doanh nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp có bộ phận kế toán thực hiện chức năng tính thuế thu nhập doanh nghiệp và quyết toán thuế với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhưng một số doanh nghiệp nhỏ và vừa lại bỏ qua bộ phận này và cũng chưa rõ về cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp như nào. Do đó, trong bài viết này, Luật Việt An xin tư vấn để các doanh nghiệp tham khảo và biết rõ hơn về cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành.
Trước tiên ta cần phải biết người nộp thuế bao gồm những đối tượng nào. Khoản 1 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 quy định người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm các tôt chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có sơ sở thường trú tại Việt Nam;
Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã;
Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập.
Những doanh nghiệp, tổ chức trên khi hoạt động kinh doanh có thu nhập thì phải nộp thuế trên thu nhập đó. Tuy nhiên, không phải tất cả các thu nhâp của doanh nghiệp đều là thu nhập chịu thuế. Thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp chỉ bao gồm:
Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều này.
Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.
Bên cạnh đó còn có một số thu nhập được miễn thuế được liệt kê cụ thể tại Điều 4 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thuế TNDN phải nộp = (thu nhập tính thuế – phần trích lập quỹ KH&CN) × thuế suất
Thuế suất thuế hu nhập doanh nghiệp là 20% ngoài trừ 2 trường hợp sau:
Thuế xuất từ 32% đến 50%: áp dụng đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam.
Thuế suất 50%: áp dụng đối với các mỏ tài nguyên bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm.
Kê khai và nộp thuê TNDN
Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp có cơ quan quản lý trực tiếp. doanh nghiệp có trách nhiệm kê kai và nộp thuế tạm tính theo quý trong thời hạn quy định. Thời hạn nộp thuế tạm tính chậm nhất vào ngày 30 của tháng đầu tiên của quý đó.
Doanh nghiệp căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm trước và dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh trong năm để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp trong quý.
Sau đó, doanh nghiệp phải nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế trự tiếp quản lý trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc kết thúc năm dương lịch.
Tuy nhiên có một số trường hợp doanh nghiệp phải kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp trng từng lần phát sinh.
Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Là Gì?
Thuế thu nhập là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của cá nhân hoặc pháp nhân nhưng không phải toàn bộ thu nhập của họ đều là đối tượng đánh thuế thu nhập, mà chỉ thu trên phần thu nhập chịu thuế tức là khoản thu nhập sau khi đã được miễn trừ chi phí hợp lý.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào lợi nhuận của các doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự đóng góp công bằng giữa các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập, thúc đẩy kinh doanh phát triển.
Phạm vi và đối tượng điều chỉnh của thuế thu nhập doanh nghiệp
Về phạm vi điều chỉnh
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có phát sinh thu nhập phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối tượng nộp thuế thuộc phạm vi điều chỉnh của thuế thu nhập doanh nghiệp và có hai điều kiện: thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp và phải có phát sinh thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh đó.
Về đối tượng điều chỉnh của Thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định cụ thể Mục 1 Phần A Thông tư 130/2008/TT-BTC quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp gồm:
Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế bao gồm doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật dầu khí, Luật thương mại và các văn bản pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Doanh nghiệp Nhà nước; Văn phòng Luật sư, Văn phòng công chứng tư…
Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập trong tất cả các lĩnh vực;
Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã;
Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và có thu nhập chịu thuế.
Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp
Thứ hai, thuế TNDN mang đầy đủ tính chất của thuế trực thu, thường mang tính lũy tiến, đảm bảo công bằng xã hội.
Thứ ba, thuế TNDN đánh vào thu nhập chịu thuế của các cơ sở kinh doanh nên nó phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư. Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế, nên chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế TNDN.
Thứ tư, thu nhập được hình thành thông qua quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại thu nhập quốc dân.
Vai trò thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp thể hiện vai trò ở những khía cạnh sau:
Là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Nhà nước sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà nước được công bằng, hợp lý.
Là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước. Các chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy động nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp ngày càng dồi dào.
Là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước.
Là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc thực hiện chứng năng điều tiết các hoạt động kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam, song để phát huy một cách có hiệu qủa vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp, chúng ta cần phải xem xét nó dưới nhiều khía cạnh, kể cả những kinh nghiệm xử lý của nước ngoài.
Doanh Nghiệp Phải Đóng Thuế Gì?
☆ ☆ ☆ ☆ ☆
Scores: 4.91 (17 votes)
#Lsvomongthu – Thạc sĩ luật sư đang cộng tác tại Chuyên Tư Vấn Luật, có 10 năm kinh nghiêm tư vấn pháp luật lao động; trực tiếp tham gia xây dựng nội quy, biểu mẫu hành chính nhân sự đúng luật, kinh nghiệm trong tư vấn thành lập doanh nghiệp; tố tụng trong giải quyết tranh chấp đất đai, tranh chấp lao động.
Kế Toán Chi Phí Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Kế toán là một nghề nhưng cũng là một môn khoa học. Học kế toán thuế giỏi thì các bạn phải biết và hiểu rõ về kiến thức thuế, pháp luật thuế…Áp dụng kiến thức thuế vào công tác báo cáo thuế hàng quý, tháng, năm…Trung tâm gia sư kế toán trường chia sẻ các bạn kiến thức về kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Trước khi đọc bài viết này, các bạn nên biết trong nghề kế toán cho bạn điều hữu ích gì trong cuộc sống? Nghề kế toán cho bạn:
· Cơ hội việc làm rất lớn
· Công việc ổn định
· Môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp
· Thu nhập của nhân viên kế toán ngày càng cao
· Là người tạo niềm tin cho mọi người
. Tập cho bạn tính cẩn thận, tỉ mỉ, đạo đức hành nghề tốt.
Một doanh nhân thành đạt đã nói rằng: “Tôi chỉ có thể ngủ ngon khi có một kế toán trưởng giỏi”.
+ Vì tờ khai là do tổ chức, cá nhân nộp thuế tự lập trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh của mình và chính sách chế độ về thuế mà không cần có sự xác nhận của cơ quan thuế.
+ Tổ chức, cá nhân nộp thuế chịu trách nhiệm về kết quả của việc tính thuế, kê khai thuế của mình trước pháp luật. + Cơ quan thuế không can thiệp vào quá trình kê khai, nộp thuế của tổ chức, cá nhân kinh doanh,
– Cơ sở sản xuất, kinh doanh tự xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý theo mẫu quy định của Bộ tài chính và tự nộp thuế vào ngân sách nhà nước chậm nhất không quá ngày 25 của tháng đầu quý tiếp theo.
– Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý được xác định trên cơ sở doanh thu của quý kê khai, tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu của năm trước và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Trường hợp trong năm có sự thay đổi lớn về sản xuất, kinh doanh làm tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu thay đổi so với năm trước, cơ sở sản xuất, kinh doanh được điều chỉnh tỷ lệ thu nhập chịu thuế tạm nộp và nộp thuế theo tỷ lệ đã điều chỉnh, nhưng phải có văn bản giải trình nêu rõ nguyên nhân, lý do gửi cơ quan thuế.
– Khi cơ quan thuế kiểm tra phát hiện việc điều chỉnh tỷ lệ thu nhập chịu thuế tạm nộp không có căn cứ thì có quyền ấn định số thuế tạm nộp từng quý. + Thời hạn tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định là kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính, cơ sở sản xuất, kinh doanh tự kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu tờ khai do Bộ tài chính ban hành chậm nhất không quá 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính; đồng thời, tự nộp đầy đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước, nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ nộp thuế tiếp theo. + Cơ sở sản xuất, kinh doanh tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, tính chính xác của việc kê khai, tính thuế.
– Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật hiện hành. + Như vậy, về nguyên tắc, cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế đòi hỏi tổ chức, cá nhân nộp thuế phải nâng cao trách nhiệm vì tờ khai là do tổ chức, cá nhân nộp thuế tự lập trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh của mình và chính sách chế độ về thuế mà không cần có sự xác nhận của cơ quan thuế. 3. Tài khoản sử dụng + Tài khoản “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.
Trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại, kế toán ghi: – Nợ 8211 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành – Có 3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp g. Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại, kế toán ghi: – Nợ 3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp – Có 8211 Chi phí thuế thu nhập hiện hành h.Cuối năm tài chính, kế toán kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành, nếu tài khoản 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch ghi: – Nợ 911 Xác định kết quả kinh doanh – Có 8211 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành i. Nếu tài khoản 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch kế toán ghi: – Nợ 8211 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành – Có 911 Xác định kết quả kinh doanh
Chi Phí Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp: Những Điều Nên Biết
I. Khái niệm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.
Cách tính thuế TNDN: Cập nhật cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019
Cơ chế tự khai, tự nộp thuế là cơ chế quản lý thuế trong đó các đối tượng nộp thuế tự giác căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh trong kê khai của mình cùng với những quy định của pháp luật để tự xác định nghĩa vụ thuế của mình. Từ thuế đã được xác định đó, doanh nghiệp phải tự kê khai và nộp thuế cho nhà nước, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của nội dung kê khai.
2. Phương thức thực hiện
Doanh nghiệp tự xác định số thuế TNDN tạm nộp hàng quý theo mẫu của Bộ tài chính và chịu trách nhiệm về tính chân thực, chính xác của việc kê khai thuế trước pháp luật.
Thời hạn tự quyết toán thuế TNDN: doanh nghiệp phải tự kê khai quyết toán thuế TNDN chậm nhất không quá 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.e
Thời gian nộp: Chậm nhất không quá ngày 25 của tháng đầu quý tiếp theo phải nộp thuế cho nhà nước.
Trong trường hợp hợp có sự thay đổi lớn về sản xuất, kinh doanh trong năm khiến cho tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu thay đổi so với năm trước, thì doanh nghiệp được điều chỉnh tỷ lệ thu nhập chịu thuế tạm nộp và nộp thuế theo tỷ lệ đã điều chỉnh. Đi kèm theo đó là văn bản giải trình nêu rõ nguyên nhân gửi cho cơ quan thuế.
Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.
III. Nguyên tắc hạch toán
Khi hạch toán sử dụng tài khoản 821 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” để phản ánh chi phí thuế TNDN. Từ đó làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính.
Trong tài khoản 821 có 2 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 8211: chi phí thuế thu nhập hiện hành. Đây là sô thuế mà doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Tài khoản 8212: chi phí thuế thu nhập hoãn lại. Chi phí này phát sinh từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm và hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước.
1. Mỗi quý, khi đến thời hạn xác định thuế TNDN tạm nộp, kế toán phản ánh số thuế đó vào chi phí thuế TNDN hiện hành và ghi như sau:
Nợ 8211: chi phí thuế TNDN hiện hành
Có 3334: thuế thu nhập doanh nghiệp
2. Khi nộp thuế TNDN cho nhà nước, kế toán ghi
Nợ 3334: thuế TNDN
Có 111: nộp thuế TNDN bằng tiền mặt
Có 112: nộp thuế TNDN bằng chuyển khoản
3. Đến cuối năm tài chính, dựa theo số thuế thu nhập thực tế phải nộp, nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN tạm phải nộp, kế toán phản ánh bổ sung số thuế TNDN còn phải nộp và ghi:
Nợ 8211: chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có 3334: thuế TNDN
Ngược lại, nếu thuế thu nhập thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế TNDN tạm phải nộp, thì số chênh lệch ghi giảm chi phí số thuế TNDN hiện hành, kế toán ghi như sau:
Nợ 3334: thuế TNDN
Có 8211: chi phí thuế TNDN hiện hành
Còn trong trường hợp thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại, kế toán sẽ phải ghi:
Nợ 8211: chi phí thuế TNDN hiện hành
Có 3334: thuế thu nhập doanh nghiệp
5. Cuối năm tài chính, kế toán kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành, nếu tài khoản 8211 có số phát sinh nợ lớn hơn số phát sinh có thì số chênh lệch sẽ ghi như sau:
Nợ 911: xác định kết quả kinh doanh
Có 8211: chi phí thuế TNDN hiện hành
Còn nếu tài khoản 8211 có số phát sinh có lớn hơn số phát sinh nợ thì số chênh lệch kế toán sẽ ghi:
Nợ 8211: chi phí thuế TNDN hiện hành
Có 911: xác định kết quả kinh doanh
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần biết về chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ về cách thức kê khai và nộp thuế cũng như nắm được phương pháp hạch toán loại thuế này.
>> Hướng dẫn chi tiết cách thức tính thuế thu nhập cá nhân 2019
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tư Vấn Về Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!