Đề Xuất 4/2023 # Vai Trò Của Gia Đình Trong Việc Hình Thành Và Giáo Dục Nhân Cách Con Người Việt Nam # Top 12 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 4/2023 # Vai Trò Của Gia Đình Trong Việc Hình Thành Và Giáo Dục Nhân Cách Con Người Việt Nam # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Vai Trò Của Gia Đình Trong Việc Hình Thành Và Giáo Dục Nhân Cách Con Người Việt Nam mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

PTO- Con người, bất cứ ai cũng được sinh ra và lớn lên trong một gia đình. Gia đình bao gồm những người sống chung dưới một mái nhà, có lợi ích kinh tế chung và có trách nhiệm với nhau trong cuộc sống. Gia đình là tổ ấm tràn đầy tình yêu thương nuôi dưỡng mỗi con người lớn lên và trưởng thành. Gia đình là điểm tựa tinh thần vô cùng lớn lao cho mỗi người, là nơi khơi nguồn mọi sáng tạo và thành công. Gia đình vừa là nơi đáp ứng nhu cầu riêng tư vừa thực hiện chức năng phát triển nòi giống và là trường học đầu tiên hình thành, phát triển nhân cách con người.

Sự hình thành và phát triển nhân cách con người không chỉ là thể hiện tình cảm đạo đức, đạo lý của dân tộc đối với nguồn nhân lực của đất nước, mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn xã hội, của tất cả các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể, gia đình và mỗi cá nhân. Trong đó, gia đình có vai trò hết sức quan trọng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn “gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Trong bối cảnh đất nước và quốc tế đang có những thay đổi diện mạo về mọi mặt, đặc biệt từ khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, thực hiện CNH-HĐH đất nước, gia đình Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng cơ bản của mình, trong đó đề cao và nhấn mạnh chức năng xã hội hóa cá nhân hình thành nhân cách con người. Chức năng này được gia đình thực hiện ngay từ khi con người ở thời kỳ mới lọt lòng, còn là đứa trẻ.

Giáo dục và nuôi dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên tài năng và tính cách của mỗi con người. Sự nuôi dạy con trẻ sát nhất là gia đình, tiếp đến là làng xóm và xã hội. Nhân cách con người bắt đầu hình thành từ lúc còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành vẫn chưa dừng lại. Lứa tuổi ấu thơ là giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Nhân cách mặc dù chưa được thể hiện rõ ràng nhưng thông qua hành vi bắt chước hành động của người lớn, trẻ em bắt đầu thu nhận tất cả các tương tác nhân – sinh – quan để hình thành nhân cách của mình.

Trong mỗi gia đình vai trò của bố mẹ có vị trí quan trọng nhất. Theo truyền thống Việt Nam, đàn ông thường là chủ của gia đình. Người cha là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp nhất để con cái học tập và noi theo. Còn người mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con. Cho nên gia đình là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ.

Để trẻ trở thành một người có nhân cách tốt thì việc giáo dục đóng vai trò chủ đạo. Giáo dục con cái không thể chỉ bằng lời nói mà phải bằng những công việc cụ thể, mọi hành vi, thái độ, lối sống của người lớn có tác động trực tiếp tới việc hình thành, phát triển nhân cách của trẻ. Trẻ em sẽ không tôn trọng người lớn nếu chúng thấy cha mẹ mình thể hiện sự thiếu tôn trọng lẫn nhau. Những bậc cha mẹ luôn quan tâm đến con cái sẽ chú trọng đến việc giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ, dạy con phải biết nghe lời ông bà, cha mẹ, không được nói dối người lớn, phải thật thà và biết xin lỗi, nhìn nhận khuyết điểm, biết cảm ơn khi được cho quà. Nhưng cũng có nhiều gia đình thiếu quan tâm đến việc giáo dục con cái, người lớn đối xử với nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động thiếu văn hóa…, những hành động xấu đó đã phản chiếu vào tâm hồn non nớt của trẻ em, làm cho các em trở nên cộc cằn, thô lỗ. Môi trường gia đình có vai trò quyết định đến sự phát triển của trẻ em. Những mâu thuẫn, lục đục trong gia đình, gia đình tan vỡ hay cha mẹ mải lo kiếm tiền không chú ý đúng mức đến việc giáo dục con cái đã đẩy nhiều trẻ em rơi vào tình trạng hụt hẫng về mọi phương diện, nhiều em không đủ ý chí để vượt qua khó khăn này đã mắc các bệnh như trầm cảm, rối loạn tâm lý hoặc bỏ nhà đi lang thang, phạm tội khi bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo. Do vậy, cha mẹ cần phải yêu thương, quan tâm, gần gũi trẻ để nắm bắt được tâm tư, tình cảm của trẻ. Nhưng yêu thương không có nghĩa là nuông chiều. Nếu cha mẹ quá nuông chiều, thỏa mãn mọi nhu cầu của con cái, thói quen đòi gì được nấy sẽ khiến trẻ hình thành tính ỷ lại, dựa dẫm, sống ích kỷ, lười nhác, không ý thức về trách nhiệm, quen được phục vụ, hưởng thụ. Đến một lúc nào đó, khi gia đình không thỏa mãn được hoặc không có điều kiện phục vụ thì con cái trở nên bất mãn, thậm chí thù ghét bố mẹ, chúng thường bỏ nhà đi bụi, tụ tập với bạn bè hư. Nhiều trẻ trộm cắp tài sản của chính bố mẹ mình hoặc của người khác để thỏa mãn những nhu cầu không chính đáng như đua đòi ăn diện, chơi game, đánh bạc, hút chích…

Ngày nay, với những biến đổi của nền kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường, văn hóa gia đình đang có biểu hiện xuống cấp vì những tác động xấu của đời sống xã hội. Với ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã kích thích nhu cầu ham muốn vật chất, ít chú trọng đời sống tình cảm tinh thần, tình trạng xung đột gia đình dẫn đến đổ vỡ và ly hôn ngày càng gia tăng, làm cho gia đình không được bền vững. Do đó chúng ta cần đặc biệt chú trọng giải quyết vấn đề gốc rễ là giáo dục con trẻ trong gia đình. Người xưa thường nói “dạy con từ thuở còn thơ”, các bậc cha mẹ cần thường xuyên giáo dục con trẻ thái độ, cử chỉ, ăn nói lễ phép, kính trên nhường dưới, tôn sư trọng đạo để khi trưởng thành con cái biết ơn sinh thành, nuôi dưỡng, chăm sóc ông bà, cha mẹ. Cha mẹ cũng cần uốn nắn, phê phán, ngăn chặn thái độ, cử chỉ bất nhã, bất hiếu của con cái. Kết hợp giữa giáo dục truyền thống và hiện đại. Mặt khác, từng bước xây dựng nếp sống khoa học trong gia đình: Rèn cho con nền nếp học tập và đức tính tốt, như tự suy nghĩ, tìm tòi, sinh hoạt đúng giờ, gọn gàng ngăn nắp. Cha mẹ cũng cần giáo dục các nội dung văn hóa khác cho trẻ, như văn hóa lao động, văn hóa sinh hoạt, văn hóa tiêu dùng, văn hóa giao tiếp… qua đó giúp con mình hình thành nhân cách, sớm ý thức được mình vì mọi người và mọi người vì mình trong gia đình. Ngoài ra, cha mẹ cần có kế hoạch, thời gian dành cho vui chơi, học tập của con phù hợp với sinh hoạt của gia đình.

Như vậy gia đình trở thành môi trường văn hóa đầu tiên, nơi mà mỗi cá nhân khi chào đời và quá trình phát triển, liên tục được tiếp nhận những tình cảm tốt đẹp từ các thành viên trong gia đình. Gia đình truyền thụ cho các cá nhân những giá trị văn hóa truyền thống, cũng như những giá trị văn hóa hiện đại tạo nên giá trị xã hội và nhân cách văn hóa của mỗi con người. Trong nền kinh tế thị trường, phát triển xã hội theo hướng CNH-HĐH, hội nhập quốc tế cần phải phát huy tốt những truyền thống tốt đẹp của giáo dục gia đình góp phần hình thành nên nhân cách con người Việt Nam hoàn thiện và đúng chuẩn, làm sao để nguồn nhân lực của đất nước phải có đủ hai phẩm chất “vừa hồng, vừa chuyên” – tức là phải có đủ đức và tài. Tuy nhiên để làm được điều đó, thì gia đình phải là nơi nuôi dưỡng đạo đức và gieo mầm tài năng. Các bậc cha mẹ cần nhận thức đúng trách nhiệm của mình đồng thời thiết lập mạng lưới giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc hình thành nhân cách cho trẻ để giữ gìn hạnh phúc gia đình, xây dựng gia đình văn hóa: No ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.

Thùy Linh

Vai Trò Của Gia Đình Trong Giáo Dục Trẻ

Đã có lời so sánh rất sinh động: “Gia đình là tế bào của xã hội”. Đúng như vậy, tế bào gia đình khỏe mạnh, tốt thì xã hội tốt, khỏe mạnh và ngược lại. Gia đình là tổ ấm hạnh phúc; là nền tảng cho con trẻ hình thành nhân cách con người. Vì thế, người xưa thường nhắc nhở “Dạy con từ thuở còn thơ” là vậy!

Trong cuộc sống, chúng ta thường nghe những câu nhận xét: “Giỏ nhà ai, quai nhà nấy” hoặc “Rau nào, sâu ấy”, rồi “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”… Như thế để chúng ta thấy được vai trò giáo dục của gia đình quan trọng như thế nào đối với con trẻ! Muốn có được đứa trẻ học hành chăm ngoan, hiền lành, biết vâng lời; trước hết gia đình phải có hạnh phúc, hòa thuận. Vợ chồng luôn tôn trọng lẫn nhau; biết chia sẻ, nhường nhịn, nhẫn nhịn thì gia đình mới có hòa khí (Nhất cần thiên hạ vô nan sự/ Bách nhẫn đường trung hữu thái hòa – có nghĩa là trong cuộc đời, chỉ cần một chữ “cần” thì không việc gì khó cả; trong gia đình, khi có trăm chữ “nhẫn” thì luôn hòa thuận, yên vui). Những cách ứng xử với nhau của các bậc cha mẹ chính là tấm gương cho con trẻ noi theo. Gia đình hạnh phúc, hòa thuận thì con cái luôn sống trong không khí vui vẻ, thương yêu lẫn nhau. Nếu gia đình thiếu hạnh phúc thì con cái luôn chịu áp lực do cha mẹ tạo nên, khiến không khí gia đình luôn căng thẳng. Từ đó, nó có tác động rất lớn đến tâm hồn trẻ thơ. Song song đó, cha mẹ phải dạy cho con trẻ luôn nói điều hay, điều tốt; luôn thương yêu anh em trong nhà. Tôi từng chứng kiến có gia đình cưng chiều con quá mức, dạy cả những điều sai cho con. Con mới lên 3, lên 4 đã tập cho con chửi thề. Cháu cứ nói theo như con vẹt, đâu biết gì nhưng mọi người trong nhà vỗ tay cười nói… như thể động viên vậy!

Khi các bậc cha mẹ sống tốt; biết kính trọng, thương yêu ông bà trong nhà và thân thiện với mọi người xung quanh thì con cái cũng bắt chước làm theo. Điều này thấy rất rõ một khi cha mẹ luôn ăn nói lịch sự, từ tốn thì các con cũng luôn ăn nói lịch sự, nhã nhặn với mọi người. Cái nôi của gia đình là nơi các em lớn lên hàng ngày; thành cây cong hay thành cây thẳng bắt đầu từ đây. Tiếc thay, do nhiều nguyên nhân mà không ít gia đình thiếu sự chăm sóc, giáo dục con cái nên hậu quả là các em phải chịu!

Ở nhà trường, nếu có những học sinh không ngoan, thường xuyên quậy phá trong lớp thì giáo viên phải tìm hiểu và liên hệ gia đình để phối hợp dạy dỗ các em. “Nhân nào, quả nấy”, không phải tự nhiên em này ngoan; em kia không ngoan mà do sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng tới các em (bằng việc làm, hành động, cách đối nhân xử thế… của các bậc cha mẹ).

Đừng coi nhẹ vai trò của gia đình vì trước khi bước chân vào học chữ, các em đã được học từ gia đình, từ cha mẹ và mọi người thân xung quanh…

Vai Trò Của Yếu Tố Giáo Dục Đối Với Sự Hình Thành Và Phát Triển Nhân Cách

Khoảng 15% dân số thế giới ( một tỷ người ) bị khuyết tật. Việt Nam là quốc gia có số lượng người khuyết tật lớn với khoảng 6,7 triệu người, trong đó 3,6 triệu là nữ và khoảng 1,2 triệu là trẻ em ( số liệu năm 2014 ). Nguyên nhân gây nên khuyết tật có tới 36% bẩm sinh, 32% do bệnh tật, 26% do hậu quả chiến tranh và 6% do tai nạn lao động. Theo khảo sát năm 2014, có trên 60% người khuyết tật trong độ tuổi lao động có việc làm, trong đó chủ yếu làm việc trong khu vực nông nghiệp. Những người khuyết tật sau quá trình dạy nghề có thể tự lao động, tạo ra sản phẩm nuôi sống bản thân và gia đình. Trẻ em bị khuyết tật bẩm sinh như câm, mù, điếc,… có thể giao tiếp với mọi người, đọc sách sau khi được dạy các kỹ năng cơ bản như đọc chữ nổi, ký hiệu giao tiếp bằng tay,…

Trẻ em Nhật được dạy cách làm việc nhóm từ khi còn nhỏ. Học sinh ở Nhật được khuyến khích cùng đồng thanh nói ra câu trả lời. Sẽ không có trẻ nào bị bỏ rơi khi học theo cách này và những trẻ giỏi sẽ hỗ trợ cho những trẻ kém hơn. Trẻ em được dạy phải biết vị trí của mình trong tập thể, làm việc cùng nhau, tôn trọng gia đình của mình và của đồng nghiệp, giúp đỡ lẫn nhau và suy nghĩ cho tất cả mọi người. Chủ nghĩa cá nhân đồng nghĩa với ích kỉ và sẽ bị loại bỏ. Đó là lí do vì sao trẻ mẫu giáo sẽ luôn có một món đồ đồng phục, đôi khi là những chiếc mũ, đồ thể thao và thậm chí là những đôi tất. Trước khi ăn lũ trẻ sẽ cùng nhau hô to cảm ơn cha mẹ, nhà trường và cách giáo viên đã cho chúng một bữa ăn ngon. Giáo dục Nhật Bản đề cao lòng hiếu thảo.

Trẻ em Nhật được dạy cách làm việc nhóm từ khi còn nhỏ. Học sinh ở Nhật được khuyến khích cùng đồng thanh nói ra câu trả lời. Sẽ không có trẻ nào bị bỏ rơi khi học theo cách này và những trẻ giỏi sẽ hỗ trợ cho những trẻ kém hơn. Trẻ em được dạy phải biết vị trí của mình trong tập thể, làm việc cùng nhau, tôn trọng gia đình của mình và của đồng nghiệp, giúp đỡ lẫn nhau và suy nghĩ cho tất cả mọi người. Chủ nghĩa cá nhân đồng nghĩa với ích kỉ và sẽ bị loại bỏ. Đó là lí do vì sao trẻ mẫu giáo sẽ luôn có một món đồ đồng phục, đôi khi là những chiếc mũ, đồ thể thao và thậm chí là những đôi tất. Trước khi ăn lũ trẻ sẽ cùng nhau hô to cảm ơn cha mẹ, nhà trường và cách giáo viên đã cho chúng một bữa ăn ngon. Giáo dục Nhật Bản đề cao lòng hiếu thảo.

You May Also Like

Bài Văn Bàn Về Vai Trò Của Gia Đình Trong Đời Sống Mỗi Con Người

Đề bài: Bàn về vai trò của gia đình trong đời sống mỗi con người

Bàn về vai trò của gia đình trong đời sống mỗi con người

I. Dàn ý Bàn về vai trò của gia đình trong đời sống mỗi con người

1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề cần bàn luận:– Vai trò của gia đình trong đời sống mỗi người– Trong cuộc đời của mỗi con người, người ta có thể đi đến nhiều nơi hay có nhiều nơi để đến nhưng duy nhất chỉ có một nơi để trở về đó chính là gia đình

2. Thân bài

Bàn về vai trò của gia đình trong đời sống mỗi con người– Gia đình là gì?: Gia đình là một cộng đồng người cùng chung sống, gắn bó với nhau bằng các mối quan hệ huyết thống, hôn nhân và tình cảm, cũng có thể là quan hệ nuôi dưỡng hay giáo dục– Ý nghĩa của gia đình với xã hội: Gia đình là một thiết chế xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người…(Còn tiếp)

II. Bài văn mẫu Bàn về vai trò của gia đình trong đời sống mỗi con người

Trong cuộc đời của mỗi con người, người ta có thể đi đến nhiều nơi hay có nhiều nơi để đến nhưng duy nhất chỉ có một nơi để trở về đó chính là gia đình. Gia đình là duy nhất và thiêng liêng nhất với mỗi người, chỉ có tình cảm gia đình mới là thứ tình cảm vô điều kiện, giống như câu nói “Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc”. Vai trò của gia đình đối với cuộc sống con người là vô cùng quan trọng, dù cuộc đời bạn có tốt đẹp đến đâu nhưng nếu không có gia đình thì đó vẫn chỉ là cuộc đời bất hạnh.

Vậy gia đình là gì và chúng ta hiểu như thế nào là gia đình? Theo định nghĩa khoa học, gia đình là một cộng đồng người cùng chung sống, gắn bó với nhau bằng các mối quan hệ huyết thống, hôn nhân và tình cảm, cũng có thể là quan hệ nuôi dưỡng hay giáo dục. Gia đình đã tồn tại từ rất sớm và trải qua quá trình phải triển lâu dài, có thể nói gia đình có ý nghĩa quan trọng không chỉ với con người mà còn tác động mạnh mẽ đến xã hội. Đối với xã hội, gia đình là một thiết chế xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người. Đối với con người, gia đình mang nhiều vai trò quan trọng bậc nhất mà không có một tổ chức hay cộng đồng nào có thể thay thế được. Gia đình là nơi có cha và mẹ của ta, là nơi ta được sinh ra, là cội nguồn tồn tại của ta trên cõi đời này; mọi người trong gia đình đã cho ta được tồn tại, được yêu thương vô bờ bến. Cho ta một không gian sống để bước những bước đầu tiên trong cuộc đời, khi ta còn quá non nớt và bé bỏng, gia đình là nơi chăm sóc, nuôi dưỡng và che chở cho ta được an toàn lớn lên. Chỉ có tình cảm của những người trong gia đình mới là thứ tình cảm cho đi mà không cần nhận lại, nơi đó chan chứa bao nhiêu tình cảm thương yêu, đùm bọc và cao đẹp mà những người thân dành cho nhau. Đến khi chúng ta lớn lên và trưởng thành, bước ra ngoài cuộc sống để mưu sinh, ai cũng phải đối mặt với khó khăn và thử thách của cuộc đời, đứng trước khó khăn đó gia đình chính là điểm tựa vững chắc cho ta sức mạnh và niềm tin giúp đỡ ta vượt qua khó khăn. Dù có thất bại hay gục ngã trước sóng gió cuộc đời, chúng ta vẫn có một nơi bình yên nhất là mái ấm gia đình để trở về. Mãi cho đến khi cuối đời, chúng ta đã nếm trải đủ vị đắng cay ngọt bùi của cuộc sống, đã đến lúc nghỉ ngơi thì gia đình lại là một bến đỗ cho tất cả mọi người. Ai chẳng muốn những năm tháng còn lại của cuộc đời được sống bên người thân yêu, được sống trong tình cảm yêu thương, tránh xa mọi bộn bề và bon chen của cuộc sống, có gia đình để nương tựa lúc về già là hạnh phúc lớn lao. “Gia đình giống như một cái cây”, mỗi cá nhân chúng ta giống như cành cây, trưởng thành theo nhiều hướng khác nhau nhưng vẫn chung một cội rễ. Gia đình chính là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách con người cho chúng ta, mái ấm gia đình cũng là mái trường đầu tiên ta được học, học từ những thứ căn bản, đơn sơ nhất trong nếp sống, sinh hoạt đến cách đối nhân xử thế. Chính vì vậy, người ta thường nói gia đình phải có gia phong, lễ nghĩa, nề nếp và nếp sống của gia đình sẽ quyết định đến chiều hướng phát triển nhân cách của chúng ta. Một gia đình gia giáo, con cái được dạy dỗ đến nơi đến chốn sẽ trở thành những người có phẩm chất, nhân cách tốt đẹp, ngược lại nếu gia đình thường bất hòa, mâu thuẫn và chia rẽ sẽ khiến con cái lớn lên trong ác cảm, tự ti và thù hận. Nếu điều hạnh phúc nhất là có gia đình thì điều tồi tệ nhất chính là sự tan vỡ gia đình. Đối với người đã trưởng thành, đó là một mất mát to lớn, khiến họ mất đi chỗ dựa, chẳng còn bến đỗ bình yên để trở về, nhưng đã trưởng thành vẫn còn may mắn hơn là trẻ thơ, nếu trẻ thơ mất đi gia đình sẽ trở thành trẻ mồ côi, cơ nhỡ, không người chăm sóc, lang thang đầu đường xó chợ. Có thể nói, gia đình tan vỡ trẻ em sẽ là người chịu tổn thương và bất hạnh nhất. Đối với xã hội, khi gia đình tan vỡ giống như mất đi một tế bào có lợi, sản sinh ra thêm nhiều tế bào có hại, bởi không có gia đình con người ta khó được giáo dục nên người, khi ra ngoài xã hội chỉ gây ra những tệ nạn, thói hư tật xấu làm ảnh hưởng đến mọi người và bộ mặt xã hội.

Mỗi cá nhân chúng ta phải cảm thấy thật may mắn khi có được mái ấm gia đình bởi ngoài kia còn có biết bao nhiêu người bất hạnh không có gia đình. Nhìn vào họ, ta hãy cố gắng gìn giữ hạnh phúc gia đình, nâng cao trách nhiệm của bản thân với những người thân trong gia đình, không nên vì bất cứ lý do gì mà làm tổn hại đến chính mái nhà hạnh phúc và những người yêu thương mình.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Vai Trò Của Gia Đình Trong Việc Hình Thành Và Giáo Dục Nhân Cách Con Người Việt Nam trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!