Cập nhật nội dung chi tiết về Văn Hóa Ngôn Ngữ Và Vấn Đề Giáo Dục mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
* Nguyễn Văn Tịnh – * Đặng Thị Yến
Theo dòng cuốn của quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới. Vì thế từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ. Những từ ngữ mới, cách diễn đạt mới được hình thành để thêm vào những khái niệm, ngữ nghĩa mà trong vốn tiếng Việt trước đấy còn thiếu vắng. Cùng với mặt tích cực ấy, mặt tiêu cực cũng biểu hiện với không ít các cách nói, cách viết “khác lạ” trong giới trẻ làm mất đi hoàn toàn bản sắc vốn có của tiếng Việt. Đây là vấn đề đã thu hút sự quan tâm, trăn trở của nhiều người. Bài viết của chúng tôi cũng nhằm bày tỏ một cách nhìn của mình về vấn đề này.
Ngôn ngữ và văn hoá có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Mối quan hệ này có thể được biểu hiện ra bên ngoài thành những phương tiện vật chất cụ thể, nhưng cũng có thể biểu hiện qua mối quan hệ bên trong. Mối quan hệ này được hình thành từ một trong những chức năng quan trọng của ngôn ngữ, đó là chức năng tư duy. Các Mác từng nói “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng”. Không có ngôn ngữ, con người không thể tư duy. Nói một cách khác, mọi hoạt động tư duy của con người đều thực hiện trên chất liệu của ngôn ngữ. Vì vậy, để xem xét nhận thức, tính cách, văn hóa của một người, chúng ta có thể nhìn vào cách mà người đó sử dụng ngôn ngữ. Hay nói cách khácbản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp thông qua phương tiện ngôn ngữ. Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp được người Việt Nam xem là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá con người, ca dao có câu:
Hai thươngăn nói mặn mà có duyên…
Cuộc sống của con người không thể thiếu ngôn ngữ, thiếu lời nói. Như mọi người đều biết, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài người, đảm bảo một mặt truyền đạt và hiểu biết lẫn nhau của các thành viên xã hội. Song thường quên một điều rằng, ngôn ngữ không chỉ truyền đạt thông tin mà còn tác động đến nhân cách, hình thành nó và biến đổi theo chiều hướng tốt hoặc xấu. Ngôn ngữ không chỉ là tấm gương phản chiếu thụ động đời sống xung quanh mà còn can thiệp vào bức tranh thế giới nhân cách, vào văn hóa ngôn ngữ của nó, đặt vào nó nhãn quan thế giới, chỉnh sửa, làm biến đổi nhân cách một cách hợp lý, và theo đó là đời sống chung xã hội một cách trực tiếp.
Khoảng 20-30 năm về trước, chuẩn mực tiếng Việt hiện đại chủ yếu được truyền bá bởi các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, các nhà khoa học; độc giả, thính giả tiếp nhận với sự kính trọng và yêu mến. Ngày nay, nó còn được mở rộng bởi sự truyền bá thường xuyên các người dẫn chương trình có học vấn cao, các ca sỹ, chính trị gia, nhà báo nổi tiếng… một số ngôn được biên tập, được chuyển tải qua kênh phát thanh và truyền hình trở thành hình mẫu bắt chước của giới trẻ.
Thuật ngữ “văn hóa ngôn ngữ” có rất nhiều định nghĩa. Các nhà ngôn ngữ phân thành 3 định nghĩa cơ bản sau:
– “Văn hóa ngôn ngữ – toàn bộ kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo, bảo đảm sự thuận lợi kết cấu biểu thị lời nói đối với người phát ngôn nhằm giải quyết các nhiệm vụ giao tiếp tối ưu (G.H. Ivannova- Lukjanova);
– “Văn hóa ngôn ngữ – toàn bộ hệ thống đặc điểm, chất lượng của lời nói, nói về sự hoàn thiện nó (N.N. Costev);
– “Văn hóa ngôn ngữ” – lĩnh vực tri thức của ngữ âm học về hệ thống phẩm chất lời nói giao tiếp (V.I. Kurbatov).
Như vậy, ” văn hóa ngôn ngữ – đó là sự lựa chọn và tổ chức phương tiện ngôn ngữ mà trong một tình huống cụ thể của giao tiếp khi tuân thủ chuẩn ngôn ngữ hiện đại và nghi thức giao tiếp, đảm bảo hiệu quả cao nhất, nhằm thực hiện được các nhiệm vụ giao tiếp”, – nhà ngôn ngữ học nổi tiếng đương đại Nga E. N. Siraev định nghĩa. Chúng tôi cho rằng đây là định nghĩa hay có tính phổ quát.
Phát triển ngôn ngữ thường xuyên hướng tới sự hoàn thiện chuẩn văn hóa ngôn ngữ giúp ngôn ngữ văn chương gìn giữ tính toàn vẹn và dễ hiểu, bảo vệ ngôn ngữ văn học từ dòng chảy phương ngữ, tiếng lóng xã hội và nghề nghiệp, ngôn nữ tầm thường.
Vì vậy, trong giai đoạn cải cách xã hội một trong những nhiệm vụ có tính định hướng quan trọng là phải duy trì tính kế thừa của các thế hệ dựa trên nền tảng truyền thống dân tộc, và trước hết là quan niệm về một hình mẫu tiếng mẹ đẻ của mình.
Theo B.N. Golobin một chuyên gia có tiếng về lĩnh vực văn hóa lời nói thì có 4 tiêu chí đánh giá văn hóa ngôn ngữ, đó là:
Ông cũng lưu ý rằng, sự hình thành văn hóa lời nói và văn hóa đạo đức của giới trẻ hiện đại chịu ảnh hưởng rất nhiều các nhân tố:
Ngoài ra, theo chúng tôi, một số sách giáo khoa kể cả từ điển xuất bản gần đây ở Việt Nam không đảm bảo về chuẩn văn hóa ngôn ngữ cũng ảnh hưởng đến người học, nhất là giới trẻ.
Xu hướng hiện đại của phát triển ngôn ngữ, nói một cách không lên gân là đang gây nên sự lo lắng cho xã hội ở các nước nói chung, ở Việt Nam nói riêng. Qua những nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy sự suy giảm, thậm chí làm méo mó chóng mặt về phương diện chuẩn văn hóa ngôn ngữ mẹ đẻ trong toàn xã hội. Trước hết phải kể đến một số chương trình của các làng giải trí, truyền hình quốc gia rồi đến các tin nhắn qua điện thoại, Facebook của giới trẻ. Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ biểu hiện dưới các dạng:
– Lạm dụng quá nhiều tiếng lóng, từ địa phương cũng như vay mượn từ nước ngoài của một số tờ báo.
Có ý kiến cho rằng, hiện nay có không ít tờ báo, đặc biệt là những tờ báo viết cho đối tượng tuổi mới lớn lại bê nguyên xi ngôn ngữ đời thường mà giới trẻ hay nói chuyện với nhau vào ngôn ngữ báo chí để làm tăng tính biểu cảm, sinh động cho bài viết của tác giả và gây được ấn tượng đối với độc giả.
– Lạm dụng ngôn ngữ lóng, ngôn ngữ thời @ trong thời đại công nghệ thông tin ở giới trẻ
Dùng tiếng lóng để giao tiếp, trò chuyện, trao đổi, “chat” với nhau qua điện thoại, mạng xã hội ở thế hệ 9x (chủ yếu là thanh thiếu niên, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là học sinh, sinh viên, đang có chiều xâm nhập sang người lớn) đã đến mức báo động.
Những coments về một bức ảnh thời trang của một cô gái mới đây nhất trên facebook là một ví dụ:
“Dep ngon com wa”; “anh mà lấy được vk sinh như em thì anh chỉ vk anh ăn song tắm dửa sạch sẽ mặc đồ ngủ thật mỏng cho vào lồng kính rồi mở cửa bán vé chiêm ngưỡng ngắm nhìn; “cj vân chúng tôi gái”; “Em là Vẫn chứ đéo phải là Vân”; “E yêu cki”…
Vận dụng “sáng tạo” tiếng Anh khá kỳ cục trong các tình huống giao tiếp.
Ví dục: “Ugly tiger” nghĩa là “xấu hổ” (Tiếng Anh: Ugly – xấu; tiger – con hổ). Đôi khi nghe giới trẻ đối thoại: “Mày thật “Ugly tiger!” hay “: “Mày không “Ugly tiger à?”, cảm thấy buồn cười, nhưng cũng vui tai.
Chúng tôi rất đồng tình với chia sẻ của một bạn đọc:
– Tiếng Việt đang bị nhiễm bẩn bởi nói tục, chửi bậy
Trong bài viết “Khi Hà Nội …nói tục” tác giả Nguyễn Triều bộc bạch: “Không biết ở đâu, khi nào, có ai tìm hiểu, nghiên cứu, điều tra về chuyện nói tục hay không, tôi không biết. Một lần ông Đức Uy (chuyên gia tâm lý học), một người bạn của tôi gửi cho tôi kết quả một cuộc thăm dò hay điều tra gì đó về chuyện Hà Nội có nói tục hay không? Tôi không biết sử dụng như thế nào cả nhưng từ đó để ý và nhận thấy sự nói tục của người Hà Nội không giảm xuống mà ngày một tăng hơn, một dã man hơn. Theo kết quả điều tra ấy thì số người khẳng định mình không nói tục chỉ có 14%, số chắc chắn nói tục là 62%. Còn lại tùy thuộc…Tôi biết rằng, với người Việt trong nhiều trường hợp đúng là phải văng tục ra mới hả. Hả cơn giận. Hả nỗi buồn. Hả niềm vui. Hả cả tính cách”. Chưa hết, tác tiếp tục: “Các nhà nghiên cứu tìm hiểu và nhận thấy người ta nói tục chủ yếu vì nhận thức kém, vì hoàn cảnh tác động, vì bắt chước, vì thói quen, vì cáu giận, vì vui đùa, vì nhiều lý do khác nữa. Nhưng tôi dám chắc rằng, thói quen nói tục “phần nhiều do giáo dục mà nên”. [1; 371,372, 374]
Hiện tượng nói tục thì quốc gia nào cũng có. Nhưng nước ta có lẽ chiếm tỷ lệ cao nhất. Nói tục trở thành thói quen, nhu cầu, sự “khoái khẩu” ở mọi đối tượng, trừ trẻ chưa biết nói. Các câu thường trực cửa miệng: “Đ.M” ở quán sá, ngoài đường, bến xe, bến tàu, công trường … Có người mở miệng ra là chửi, rủa không có câu chửi tục là không sướng. Ông bà ta dạy: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”; “Một lời nói uốn lưỡi bảy lần”; “Sa chân còn cứu được, sa lời khó cứu”. Những hiện tượng kể trên chắc chăn làm xấu đi hình ảnh tiếng Việt rất vốn rất giàu và đẹp. Chu Giang nói rất có lý là “Trong đời sống, phải văng tụcra, ấy là kẻ nghèo lời, đuối lýhay là bị ngọng câu đầu lưỡi”[2, 276].
5. Nguyên nhân và một số giải pháp
– Các phương tiện thông tin đại chúng, trước hết là truyền hìnnh là loại phương tiện thông tin đại chúng phổ biến nhất trong xã hội ảnh hưởng lớn nhất đối với sự hình thành các giá trị, thế giới quan, đạo đức của thế hệ trẻ nhưng có biểu hiện lệch chuẩn trong việc dùng từ phổ biến như: tối ưuthì đọc thành tối ưu nhất; lẫn lộn giữa điểm yếu và yếu điểm, đọc sai các đoạn trích trong diễn văn các lễ trọng đại của dân tộc; đập vào mắt những lời đối thoại trần trụi, thô thiển khó chấp nhận trước những thành phần ngồi trước màn ảnh nhỏ gồm nhiều đối tượng, trong đó có các đối tượng ở tuổi hay bắt chước, làm theo các nhân vật trên truyền hình.
– Một số báo cũng đang ra sức cổ xúy cho sự lệch lạc văn hóa ngôn ngữ ở giới trẻ qua những bài viết lạm dụng một cách có ý thức nhằm câu khách, gây ấn tượng đối với độc giả trẻ.
– Đặc biệt các nhạc phẩm của các ban nhạc, lời của các bài hát có khẩ năng gây sosk ở bất kỳ một người có học vấn nào. Ví dụ: “Yêu nhau ném đá vỡ đầu nhau ra” (Yêu nhau, hét nhau), đi ngược với đạo lý dân tộc: “Thương người như thể thương thân”.
– Sự bùng nổ của công nghệ thông tin là mảnh đất để lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ có cơ hội phát triển (Internet, điện thoại…).
– Trào lưu, “mốt” sử dụng tiếng lóng, ngoại ngữ, ngôn ngữ @ để giao tiếp trở thành yếu tố để muốn tự khẳng định đẳng cấp của mình đang xâm nhập và lan tỏa ở giới trẻ hiện nay.
Nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình Chu Giang khẳng định: “Ngôn ngữ là sản phảm của con người. Cuộc sống luôn phát triển và ngôn ngữ theo đó cũng luôn phát triển trong đó có những bộ phận ổn định lâu dài và những bộ phận mới phát triển, những từ cổ nay ít hay không dùng nữa và những từ mới xuất hiện…Tiếng Việt, ngôn ngữ Việt từ bắt đầu đến nay là phát triển theo quy luật đó… Sự sáng tạo nào phù hợp thì được nhập vào. Còn không thì không” .
Chúng tôi cho rằng ngăn cấm cá nhân sử dụng tiếng lóng, ngôn ngữ @, ngoại ngữ nhất là tiếng Anh để giao tiếp trên diễn đàn, mạng xã hội, điện thoại là điều không thể. Điều quan trọng là cần có sự định hướng cho giới trẻ trong việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp làm sao cho đáp ứng được chuẩn văn hóa ngôn ngữ, nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt như Bác Hồ, sau này là Thủ tướng Phạm Văn Đồng mong muốn. Muốn làm được điều đó, theo chúng tôi cần có sự vào cuộc của gia đình, nhà trường và xã hội.
– Gia đình
Bố mẹ phải làm gương trong việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ cũng như tiếng nước ngoài; những lệch lạc trong văn hóa ngôn ngữ (viết, nói, giao tiếp) trẻ tiếp thu, bắt chước rất nhanh.
– Nhà trường
Giáo dục học sinh thức bảo vệ sự trong sáng tiếng Việt khi giao tiếp qua điện thoại, mạng xã hội, tự trau dồi và làm phong phú vốn ngôn ngữ cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài để nâng tầm văn hóa trong giao tiếp và tư duy; dạy đúng chuẩn tiếng Việt; không sử dụng tiếng lóng khi giao tiếp với học sinh…Không sử dụng sách giáo khoa, từ điển kém chất lượng và có nhiều sai sót; nghiêm cấm các hành vi chửi bậy, nói bậy trong nhà trường.
– Xã hội
Về phía Nhà nước, trước hết ngành Giáo dục và Đào tạo phải có những biện pháp cứng rắn để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Kiên quyết loại bỏ những chương trình phát sóng trên truyền hình không đảm bảo chất lượng và trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Như chúng ta đã biết, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng luôn chú trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục nhân dân phải làm cho tiếng nói, chữ viết ngày càng thêm đẹp, thêm phong phú, hiện đại. Và ngay cả nước Nga, một đất nước có vị thế vững mạnh trên trường quốc tế cũng luôn đặt vấn đề giữ gìn bản sắc ngôn ngữ là vấn đề vô cùng quan trọng. Cụ thể làChính phủ Liên Bang Nga đã đưa ra những chủ trương, giải pháp nhằm cứu nguy cơ phá vỡ chuẩn tiếng Nga chính (“Chỉ thị về việc nâng vị trí của tiếng Nga, Luật “Về bảo vệ tiếng Nga”, Thông cáo của Tổng thống LB Nga lấy năm 2007 là năm tiếng Nga ở Nga và ở nước ngoài).
– Cá nhân
Tự trau dồi và rèn luyện tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài để có vốn từ phong phú và sử dụng đúng và chuẩn mực.
Như vậy, vấn đề văn hóa ngôn ngữ và giáo dục văn hóa ngôn ngữ cho thế hệ trẻ nhất là cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội, trong đó bản thân giới trẻ – chủ thể của nhận thức và hành động đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở ” kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại…Rộng tay tiếp thu những thành quả ưu tú của văn hóa thế giới nhưng không Tây hóa ” [3].
. Chu Giang (2015), 2 Luận chiến văn chương, NXB Văn học.
4. Rezannova L. Văn hóa lời nói và vấn đề giáo dục đạo đức giới trẻ, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Châu Âu và Nga hiện đại “Chức năng tích hợp khoa học giáo dục trong một không gian giáo dục”, Moskow – Paris, 2010 (dịch từ tiếng Nga).
5. Www. chúng tôi
Giáo Án Ngữ Văn 10: Đặc Điểm Của Ngôn Ngữ Nói Và Ngôn Ngữ Viết
Nêu khái niệm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết?
Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
Gv: kẻ bảng hệ thống với các phương diện so sánh: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Gv: để hs chủ động làm việc: điền các nội dung theo câu hỏi của giáo viên
Nhấn mạnh các trọng tâm chính giúp hs dễ nhớ.
Đọc phận ghi nhớ sgk- 88
Hướng dẫn hs làm phần luyện tập.
Bài tập 1:
Phân tích đặc điểm của NN viết:
Bài tập 2:
Phân tích đặc điểm của NN nói
Bài tập 3:
Phân tích lỗi – Chữa lại
Hs chữa nhanh tại lớp. đọc lỗi sai và chữa lại cho đúng.
Gv: nhận xét, bổ sung….
I. Khái niệm
Là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp hàng ngày.
Là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác.
II. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Xét 4 mặt:
– Tình huống giao tiếp.
– Phương tiện ngôn ngữ
– Phương tiện hỗ trợ
– Hệ thống các yếu tố ngôn ngữ: Từ ngữ, câu, văn bản
– Tiếp xúc trực tiếp
– Nhân vật giao tiếp trực tiếp, phản hồi tức khắc, có sự đổi vai.
– Người nói ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ
– Người nghe ít có điều kiện suy ngẫm, phân tích
– Không tiếp xúc trực tiếp
– Nhân vật giao tiếp trong phạm vi rộng lớn, thời gian lâu dài, không đổi vai- Người giao tiếp phải biết các ký hiệu chữ viết, qui tắc chính tả, qui cách tổ chức VB.
– Có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ
– Từ ngữ:
+ Khẩu ngữ, từ ngữ địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ
+ Trợ từ, thán từ, từ ngữ đưa đẩy, chêm xen.
– Câu: Kết cấu linh hoạt (câu tỉnh lược, câu có yếu tố dư thừa…)
– Văn bản: không chặt chẽ, mạch lạc.
– Từ ngữ:
+ được chọn lọc, gọt giũa
+ sử dụng từ ngữ phổ thông.
– Câu: Câu chặt chẽ, mạch lạc: câu dài nhiều thành phần.
– Văn bản: có kết cấu chặt chẽ, mạch lạc ở mức độ cao.
III. Luyện tập
Dùng thuật ngữ:
vốn chữ của tiếng ta, phép tắc tiếng ta, bản sắc, tinh hoa, phong cách
– Thay thế:
+ Vốn chữ = Từ vựng
+ Phép tắc của tiếng ta = Ngữ pháp
– Tách dòng để trình bày rõ từng luận điểm
– Dùng từ ngữ chỉ thứ tự “một, hai, ba”
– Dùng dấu câu “”: () …
– Từ hô gọi
– Từ tình thái
– Khẩu ngữ
– Phối hợp giữa lời nói và cử chỉ
– Hai nhân vật thay vai nhau (nói – nghe: giữa Tràng và cô gái)
a). Trong thơ ca Việt Nam thì đã có nhiều bức tranh mùa thu đẹp hết ý.
– Nhầm TN với CN:”trong…
– Dùng từ thừa: thì đã
– Dùng khẩu ngữ: hết ý
→ Thơ ca Việt Nam có nhiều bức tranh mùa thu rất đẹp b) Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai vống lên đến mức vô tội vạ
– Dùng khẩu ngữ: vô tội vạ
– Thừa từ: còn như, thì
– Dùng từ địa phương: vống
→ Máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai tăng lên một cách tùy tiện c). Cá, rùa, ba ba, ếch, nhái, chim ở gần nước thì như cò, vạc, vịt, ngỗng, …thì cả ốc, tôm, cua,… chúng chẳng chừa ai sất
– Dùng khẩu ngữ: thì như, thì cả
– Dùng từ địa phương: sất
→ Cá, rùa, ba ba, tôm, cua, ốc, ếch, nhái, sống ở dưới nước đến các loài chim cò, vạc, gia cầm như vịt, ngỗng,,… chúng cũng chẳng chừa một loài nào
Những Vấn Đề Lý Luận Chung Về Giáo Dục Mầm Non Tại Luận Văn Việt
1. Các khái niệm cơ bản của giáo dục và giáo dục mầm non
1.1. Khái niệm giáo dục
Theo nghĩa rộng: Giáo dục là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch, thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người” (1). Ở đây phải đặt khái niệm “giáo dục”vào trong toàn bộ quá trình hình thành con người nói chung với các phạm trù cơ bản có mối quan hệ mật thiết là: quá trình hình thành con người; quá trình xã hội hóa con người; quá trình giáo dục v.v…
– Quá trình hình thành con người là quá trình phát triển con người một cách tổng thể cả về mặt sinh học, tâm lí và xã hội. Đó là quá trình làm tăng trưởng về lượng và biến đổi về chất ở mỗi con người dưới ảnh hưởng và biến đổi của các yếu tố bên trong (sinh học, bẩm sinh, các tố chất đã có ở con người) và các nhân tố bên ngoài (môi trường, xã hội, giáo dục…) do các ảnh hưởng tự phát (tác động ngẫu nhiên cả bên trong và bên ngoài cơ thể, chưa kiểm soát, chưa điều khiển được). Ví dụ: ảnh hưởng của các nhân tố bẩm sinh, di truyền và tác nhân xã hội bên ngoài từ phía gia đình, xã hội, môi trường lên đứa trẻ; các động tác tự giác có mục đích, có kế hoạch của con người (chính là những tác động của giáo dục) có thể chế ngự và điều khiển được. Ví dụ: tác động của cô giáo, của trường lớp mẫu giáo lên trẻ mẫu giáo…
– Vấn đề xã hội hóa công tác giáo dục và chăm sóc trẻ em: việc chăm sóc và giáo dục trẻ em đã vận dụng những thành tựu của nhiều ngành khoa học (sinh lí học, y học, tâm lí học, dinh dưỡng học, giáo dục học v.v…), do nhiều cơ quan nghiên cứu, phụ trách, đồng thời tác động điều tra cũng phải từ nhiều phía (gia đình, các cơ quan chuyên môn y tế, giáo dục, dinh dưỡng…), các đoàn thể xã hội, các cơ quan từ thiện…
Mặt khác, do sự tăng trưởng và phát triển của trẻ có tính tổng thể nên công tác nghiên cứu, đặc biệt là các biện pháp tác động vào trẻ cũng phải mang tính tổng thể. Như vậy, không những cần có chính sách và biện pháp huy động toàn thể xã hội chăm lo đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mà còn cần đảm bảo tính đồng bộ giữa các cơ quan hữu trách, hình thành những chương trình thích hợp chăm sóc và giáo dục trẻ đảm bảo hiệu quả tối ưu của các biện pháp giáo dục.
Đó chính là đặc điểm quan trọng của việc xã hội hóa công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em.
– Quá trình giáo dục là một bộ phận của quá trình xã hội hình thành nhân cách con người.
Quá trình này chỉ bao hàm những nhân tố tác động tự giác, có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục và tổ chức giáo dục trong việc hình thành nhân cách trẻ em (khái niệm này sẽ được nghiên cứu kĩ ở phần sau thành một mục riêng).
Theo nghĩa hẹp: Giáo dục là bộ phận của quá trình sư phạm (quá trình giáo dục) là quá
trình hình thành niềm tin, lí tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những nét tính cách, những hành vi và thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thuộc các lĩnh vực tư tưởng chính trị, đạo đức, lao động và học tập, thẩm mĩ, vệ sinh v.v…”.
Vị trí, chức năng của giáo dục
Giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội – là phương thức để tồn tại và phát triển xã hội loài người. Điều này được thể hiện ở ba chức năng sau đây:
*Chức năng kinh tế sản xuất
Lịch sử đã chứng minh rằng, sự phát triển của sản xuất đã quyết định sự phát triển xã hội. Con người đã tạo ra mọi giá trị vật chất, tinh thần và sáng tạo ra chính bản thân mình. Trong lĩnh vực sản xuất thì con người là lực lượng sản xuất có tầm quan trọng bậc nhất – theo ý nghĩa này thì trong quá trình lao động, con người tạo ra giá trị vật chất và tạo ra con người, tái sản xuất con người bằng con đường giáo dục.
Ở đây cần nói rằng, giáo dục với ý nghĩa đầy đủ của nó chính là đào tạo, chuẩn bị một lớp người lao động trẻ cho xã hội. Như ta đã biết, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Giáo dục chuẩn bị con người cho xã hội là chuẩn bị cho họ có được những phẩm chất nhân cách cần thiết để trở thành người lao động thực sự tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Con người ấy cần có thể lực khỏe mạnh, tình cảm đạo đức tốt đẹp để biết sống trong cộng đồng, có trí tuệ phát triển phong phú kịp với trình độ phát triển của khoa học thời đại, có kĩ năng lao động cần thiết để sản xuất trong nền sản xuất
đương đại. Những người lao động ấy chính là sản phẩm của giáo dục (theo nghĩa rộng). Vì thế giáo dục được coi là lực lượng sản xuất trực tiếp. Chẳng thế mà ngay từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII (1991) và Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ tư, khóa VII (tháng 1 – 1993) đã coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu và luôn đặt song song giữa chiến lược con người và chiến lược kinh tế quốc gia, thậm chí giáo dục phải đi trước một bước của sự phát triển kinh tế. Vậy có thể nói rằng, chức năng thứ nhất của giáo dục là chức năng kinh tế – sản xuất.
Giáo dục nhằm đào tạo con người lao động mới, làm tái sản xuất sức lao động của xã hội, đào tạo ra sức lao động mới khéo léo hơn, có hiệu quả hơn để thay thế sức lao động cũ đã già cỗi, đã bị lạc hậu so với thời đại. Nghĩa là giáo dục nhằm đào tạo ra một năng suất lao động xã hội cao hơn, có tác dụng đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế. Lịch sử phát triển kinh tế công nghiệp ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển (Anh, Pháp, Đức, Nhật…) đã khẳng định
chức năng to lớn này của giáo dục.
* Chức năng chính trị – xã hội
* Chức năng tư tưởng – văn hóa
Giáo dục nhằm chuẩn bị lớp người mới cho xã hội. Con người mới ấy không chỉ là người
lao động có thân thể khoẻ mạnh, có kĩ năng lao động phát triển và đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất mới mà còn phải được phát triển về tâm lí, tình cảm, đạo đức và ý thức chính trị nhất định (đó chính là những thành phần cấu trúc nhân cách) – Đó là những yếu tố cần có của mỗi con người cụ thể mà giáo dục đã góp phần tạo ra bằng chính chức năng này: tư tưởng – văn hóa.
Ở đây, giáo dục có tác dụng to lớn trong việc xây dựng một hệ tư tưởng cho mỗi người, hình thành một nếp sống mới, trên nền tảng một nền văn hóa mới, nhân sinh quan mới. Trình độ dân trí của mỗi người sống trong cộng đồng có được nâng lên ngang tầm với đòi hỏi của nền kinh tế – xã hội, thời đại hay không, ý thức xã hội của mỗi người trong cộng đồng có tác động đến nền văn minh xã hội hay không chính nhờ giáo dục có chức năng thứ ba: Chức năng tư tưởng văn hoá.
Như vậy, giáo dục đã đồng thời thực hiện ba chức năng, đó là tái sản xuất sức lao động xã hội, cải biến cấu trúc xã hội; hình thành ý thức hệ tư tưởng mới trên nền văn hóa mới. Với ba chức năng này, giáo dục đã trực tiếp tham gia vào việc đáp ứng đòi hỏi mới của một hình thái kinh tế – xã hội mới về lực lượng sản xuất, về quan hệ sản xuất và ý thức xã hội. Đồng nghĩa với nó, giáo dục góp phần quan trọng vào việc giải phóng con người, đem tới những quyền cơ bản và phúc lợi thực sự của nó cho mỗi thành viên và cả cộng đồng.
1.2. Giáo dục mầm non
Giáo dục học là một khoa học về việc giáo dục con người – có nhiệm vụ chỉ ra bản chất và nêu ra các quy luật của quá trình giáo dục con người; xác định mục tiêu giáo dục; quy
định nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục cho trẻ em ở các đối tượng khác nhau nhằm đạt được hiệu quả hoạt động tối ưu trong những điều kiện, xã hội nhất định.
Giáo dục học mầm non là một chuyên ngành của giáo dục học, có nhiệm vụ xây dựng lí
luận và tổ chức khoa học quá trình giáo dục trẻ em ở độ tuổi từ 0 – 6 tuổi (trước tuổi đến trường phổ thông).
Dựa trên cơ sở khoa học mang tính quy luật chung của giáo dục học và tính đến những đặc điểm riêng của sự phát triển tâm sinh lí của trẻ để hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em ở lứa tuổi này, giáo dục học mầm non có nhiệm vụ nghiên cứu, xác định mục tiêu, quy định nội dung, chỉ dẫn phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục trẻ em ở lứa tuổi này một cách khoa học để đạt được hiệu quả giáo dục tối ưu cho trẻ em trong độ tuổi trước tuổi đến trường phổ thông.
2. Đối tượng của giáo dục mầm non
Con người là đối tượng của nhiều ngành khoa học (triết học, văn học, sử học, xã hội học,
sinh lí học, tâm lí học…) trong đó con người cũng chính là đối tượng của giáo dục.
Giáo dục học mầm non nghiên cứu bản chất của quá trình giáo dục, quá trình hình thành
con người có mục đích, có kế hoạch, một hoạt động tự giác tác động đến việc hình thành nhân cách trẻ em của nhà giáo dục hoặc tổ chức giáo dục. Trên cơ sở đó, giáo dục học mầm non xác định mục đích, mục tiêu giáo dục, quy định nội dung, chỉ ra phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục thích hợp nhằm tổ chức tối ưu quá trình hình thành con người trong điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Vậy đối tượng của giáo dục học mầm non chính là quá trình giáo dục trẻ em từ 0 – 6 tuổi.
3. Nhiệm vụ của giáo dục mầm non
Giáo dục học mầm non có nhiệm vụ nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản sau đây:
– Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục trẻ từ 0 – 6
– Xây dựng hệ thống các nguyên tắc giáo dục mầm non.
– Tổ chức các hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non.
– Tìm ra phương hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình giáo dục trẻ em.
Ngày nay, đường lối đổi mới giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đã vạch ra cho khoa học giáo dục nói chung và giáo dục học nói riêng những nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu phù hợp, đáp ứng các yêu cầu xây dựng và phát triển giáo dục trong giai đoạn mới.
Theo xu thế phát triển chung, giáo dục học mầm non cần nghiên cứu bổ sung, hoàn chỉnh các vấn đề lí luận cũng như thực tiễn giáo dục mầm non, đảm bảo vừa có giá trị định hướng, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển của hoạt động giáo dục mầm non theo hướng đa dạng hóa, xã hội hóa, tạo điều kiện để hoạt động giáo dục mầm non đáp ứng các yêu cầu phát triển của xã hội và có cơ sở, có điều kiện hội nhập, tham gia vào hoạt động giáo dục mầm non trên thế giới và khu vực.
– Nghiên cứu tổng thể hiện trạng giáo dục mầm non ở từng khu vực để đánh giá chính xác tình hình, có giải pháp từng bước giải quyết các mâu thuẫn, bất cập.
– Nghiên cứu hoàn thiện mục tiêu giáo dục mầm non, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong
giai đoạn đổi mới.
– Nghiên cứu nhu cầu của xã hội đối với giáo dục mầm non trong tình hình hiện nay và xu thế phát triển của nó.
– Nghiên cứu các loại hình giáo dục mầm non, xu thế và khả năng phát triển của loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục ở từng khu vực. Nghiên cứu các mô hình khả thi đặc trưng, thích hợp cho từng vùng, miền.
– Nghiên cứu các giải pháp phát triển giáo dục mầm non ở thôn thôn, vùng sâu, vùng xa,
ưu tiên thiết kế chính sách đảm bảo công bằng xã hội, hỗ trợ người nghèo…
– Nghiên cứu các điều kiện đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
– Nghiên cứu đổi mới công tác quản lí giáo dục mầm non.
– Nghiên cứu các giải pháp đào tạo giáo viên nhằm tăng cường số lượng và đảm bảo chất lượng.
– Xác định rõ những tiêu chí cơ bản trong việc đánh giá, phân loại chất lượng ở mỗi cơ sở giáo dục mầm non của mỗi địa phương theo chuẩn mực quốc gia.
– Nghiên cứu, bổ sung các thuật ngữ trong giáo dục mầm non.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nói trên, giáo dục học mầm non phải dựa trên các thành tựu của khoa học hiện đại nghiên cứu trẻ em dưới 6 tuổi và liên kết phối hợp chặt chẽ với nhiều ngành khoa học khác.
#luan_van_viet , #luận_văn_việt, #làm_đồ_án_thuê, #làm_đồ_án_thuê_cntt, #làm_luận_văn_tốt_nghiệp_đại_học, #làm_thuê_đồ_án_tốt_nghiệp_xây_dựng , #LVV
Giáo Án Ngữ Văn 10: Phong Cách Ngôn Ngữ Sinh Hoạt
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS
+ Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt: lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống thường nhật.
+ Hai dạng ngôn ngữ sinh hoạt: chủ yếu ở dạng nói (khẩu ngữ), đôi khi ở dạng viết (thư từ, nhật kí, nhắn tin,.)
– Lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
– Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày.
– Rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là việc dùng từ, việc xưng hô, biểu hiện tình cảm, thái độ và nói chung là thể hiện văn hóa giao tiếp trong đời sống hiện nay.
– Kĩ năng giao tiếp, tự nhận thức, ra quyết định.
Có ý thức sử dụng ngôn ngữ đúng phong cách. Giao tiếp có văn hóa trong đời sống hàng ngày qua việc dùng từ, xưng hô, biểu hiện tình cảm, thái độ.
Ngày soạn: Người soạn: Trần Thị Quỳnh Thương Ngày dạy: Lớp dạy: 10C Tiết: / Tiếng Việt Giáo viên hướng dẫn: Đoàn Thị Thu Hạnh PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp HS - Nắm được: + Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt: lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống thường nhật. + Hai dạng ngôn ngữ sinh hoạt: chủ yếu ở dạng nói (khẩu ngữ), đôi khi ở dạng viết (thư từ, nhật kí, nhắn tin,...) 2. Kĩ năng: - Lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. - Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày. - Rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là việc dùng từ, việc xưng hô, biểu hiện tình cảm, thái độ và nói chung là thể hiện văn hóa giao tiếp trong đời sống hiện nay. - Kĩ năng giao tiếp, tự nhận thức, ra quyết định. 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng ngôn ngữ đúng phong cách. Giao tiếp có văn hóa trong đời sống hàng ngày qua việc dùng từ, xưng hô, biểu hiện tình cảm, thái độ. 4. Định hướng phát triển năng lực học sinh: - Phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh trong cuộc sống hàng ngày. - Có khả năng lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc ngôn ngữ sinh hoạt. - Nâng cao khả năng giao tiếp tự nhận thức và ra quyết định. - Nâng cao khả năng thuyết trình làm việc nhóm. II. Phương pháp dạy học: Phương pháp tích hợp. Phương pháp phân tích bình giảng văn học III. Chuẩn bị: - Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, - Học sinh: Học bài, soạn bài trước ở nhà,dụng cụ học tập IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là ngôn ngữ nói? Thế nào là ngôn ngữ viết? - Nêu đặc điểm của ngôn ngữ nói và đặc điểm của ngôn ngữ viết? 3. Dạy bài mới: Như chúng ta đã biết trong cuộc sống con người giao tiếp với nhau bằng một công cụ vô cùng quan trọng đó chinh là ngôn ngữ. Ta thấy ngôn ngữ tồn tại ở 2 dạng là dạng nói và dạng viết. Trong đó, nói là hình thức giao tiếp mà ai cũng có thể thực hiện được. Để hiểu rõ hơn về ngôn ngữ nói, ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu ngôn ngữ sinh hoạt. - Thao tác 1: Tìm hiểu khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt. GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ SGK và cho biết: - Cuộc hội thoại diễn ra ở đâu, khi nào? - Các nhân vật giao tiếp là những ai? Có quan hệ giữa họ như thế nào? - Nội dung, hình thức và mục đích giao tiếp của cuộc hội thoại là gì? - Ngôn ngữ trong cuộc hội thoại có đặc điểm gì? GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh. GV: Căn cứ vào kết quả phân tích cuộc hội thoại trên, em hãy cho biết thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt? - Thao tác 2: Tìm hiểu các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt. GV: Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt? GV cho ví dụ về dạng lời nói tái hiện: "-Tao truyền đời cho mày biết, đến như tao cai quân độc cái nhà này, bạc cả đầu mà vẫn chưa đâu vào đâu nữa là cái ngữ mày... ăn cơm nhà vác ngà voi... lắm người nhiều điều, nước đời khó lắm đấy con ơi!". - Thao tác 3: Hướng dẫn HS làm bài tập ở SGK. GV nhận xét, bổ sung: Trong giao tiếp con người phải thể hiện phương châm lịch sự. Tuỳ trường hợp mà cần lựa chọn từ ngữ và cách nói, có khi phải giữ đúng phép tắc xã giao, có khi cần phải nói thẳng, tránh xu nịnh người đối thoại. Lời nói thẳng không phải lúc nào cũng làm vừa lòng (vui lòng) người đối thoại nhưng lại có tác dụng tốt... GV: Em hãy giải thích ý nghĩa của câu ca dao trên? Nghĩa của từ "người ngoan", "lời"? GV nhận xét, khẳng định đáp án. GV yêu cầu HS làm bài tập b theo câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung Hoạt động 1: Tìm hiểu ngôn ngữ sinh hoạt HS căn cứ vào SGK tìm hiểu, trao đổi, suy nghĩ, trả lời. HS căn cứ vào SGK trả lời. Học sinh căn cứ vào SGK trả lời HS căn cứ vào các bài ca dao tìm hiểu, trao đổi, suy nghĩ, trả lời. HS đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi. HS làm bài tập theo yêu cầu, trả lời. I. Ngôn ngữ sinh hoạt: 1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt: a. Tìm hiểu ngữ liệu: - Cuộc hội thoại diễn ra ở: + Không gian (địa điểm): khu tập thể X. + Thời gian: buổi trưa. - Nhân vật giao tiếp: + Lan, Hùng, Hương: là các nhân vật chính, có quan hệ bạn bè, bình đẳng về vai giao tiếp. + Mẹ Hương, người đàn ông: là các nhân vật phụ có quan hệ gia đình và xã hội. Mẹ Hương có quan hệ ruột thịt với Hương; người đàn ông và các bạn trẻ có quan hệ xã hội. Cả 2 người đó đều ở vai bề trên. - Nội dung giao tiếp: Lan và Hùng rủ Hương cùng đi học. - Mục đích: Đến lớp đúng giờ quy định. - Phương tiện giao tiếp: ngôn ngữ nói. Đặc điểm ngôn ngữ nói: + Sử dụng nhiều từ hô gọi, tình thái: ơi, đi, à, chứ, với, gớm, ấy, chết thôi,... + Sử dụng các từ thân mật suồng sã, khẩu ngữ: chúng mày, lạch bà lạch bạch. + Câu: ngắn, có câu đặc biệt và câu tỉnh lược. - Cách thức giao tiếp: trực tiếp. b. Khái niệm: Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống thường nhật. 2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt: - Dạng nói là chủ yếu: độc thoại, đối thoại. - Dạng viết: nhật kí, thư từ, hồi ức cá nhân. - Dạng lời nói tái hiện: + Dạng mô phỏng lời thoại tự nhiên, nhưng được sáng tạo theo các thể loại văn bản khác nhau: lời nói của các nhân vật trong các vở kịch, chèo, truyện, tiểu thuyết,... + Khi tái hiện, lời nói tự nhiên được biến cải phần nào theo thể loại văn bản và ý định chủ quan của người sáng tạo. Dù ở dạng nào ( dạng nói, dạng viết và dạng tái hiện sáng tạo) ngôn ngu sinh hoạt cũng có những dấu hiệu đặc trưng của một phong cách ngôn ngữ 3. Luyện tập: a). Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. - Câu 1: Lời nói là tài sản chung của cộng đồng, ai cũng có quyền sử dụng. - Câu 2: + "Lựa lời" à lựa chọn từ ngữ và cách nói à tức là dùng lời nói một cách có suy nghĩ, có ý thức và phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình. + "Vừa lòng nhau" à thể hiện sự tôn trọng, giữ phép lịch sự, làm vui lòng người nghe. Vàng thì thử lửa, thử than, Chuông kêu thử tiếng, ngươig ngoan thử lời. - Phép so sánh đối chiếu giàu hình tượng, dễ hiểu: Vàng - thử lửa, thử than; Chuông - thử tiếng; Người ngoan - thử lời. + Muốn biết vàng tốt phải thử lửa + Chuông ta phải thử tiếng để thấy độ vang + Con người qua lời nói để biết được tính tình b. Nhận xét về dạng ngôn ngữ sinh hoạt và cách dùng từ ngữ của đoạn trích: - Dạng ngôn ngữ sinh hoạt: dạng lời nói tái hiện. - Dùng nhiều từ địa phương Nam Bộ: quới (quý), chén (bát), ngặt (nhưng), ghe (thuyền nhỏ), rượt (đuổi), cực (đau). 4. Câu hỏi, bài tập củng cố: - Thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt? Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt? - Nêu một số ví dụ có sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt trong đời sống? (Hoạt động mua bán ngoài chợ, trong cửa hàng, trò chuyện trên đường phố, tron công viên,). 5. Hướng dẫn HS tự học: - Tiết này: + Tìm một số đoạn hội thoại hay một số đoạn văn để tự phân tích các biểu hiện của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong đó. + Vận dụng kiến thức cơ bản trong phần Ghi nhớ để nhận xét về ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày trong gia đình hoặc giữa bạn bè. + Tìm đoạn hội thoại giữa các nhân vật trong tác phẩm văn học và xem xét những biểu hiện của tính cụ thể, tính cảm xúc và tính cá thể. - Tiết sau chuẩn bị bài mới: Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão theo câu hỏi gợi ý SGK. V. RÚT KINH NGHIỆM : - Nội dung: ...................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... - Phương pháp: ............................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... - Sử dụng đồ dùng , thiết bị dạy học: ............................................................................................................ ........................................................................................................................................................................... Ninh Bình ngày tháng 11 năm 2015 Phê duyệt cuả giáo viên hướng dẫnBạn đang đọc nội dung bài viết Văn Hóa Ngôn Ngữ Và Vấn Đề Giáo Dục trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!