Đề Xuất 6/2023 # Về Tình Tiết Gây Ảnh Hưởng Xấu Đến An Ninh, Trật Tự, An Toàn Xã Hội Trong Tội Gây Rối Trật Tự Công Cộng # Top 14 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 6/2023 # Về Tình Tiết Gây Ảnh Hưởng Xấu Đến An Ninh, Trật Tự, An Toàn Xã Hội Trong Tội Gây Rối Trật Tự Công Cộng # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Về Tình Tiết Gây Ảnh Hưởng Xấu Đến An Ninh, Trật Tự, An Toàn Xã Hội Trong Tội Gây Rối Trật Tự Công Cộng mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hiện nay, vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể nào mới về tình tiết này mà chỉ có hướng dẫn tại tiểu mục 5.1 Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán TANDTC về tình tiết “Gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 1 Điều 245 của BLHS 1999, điều này dẫn tới cách hiểu và áp dụng không thống nhất trong thực tiễn. Tác giả căn cứ vào hướng dẫn trước đây, cũng như quy định của luật và thực tiễn áp dụng, thi hành để trao đổi về vấn đề này.

Trước hết, “An ninh, trật, tự, an toàn xã hội”, (hiểu đầy đủ là an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội). Theo từ điển thì “An ninh” là từ Hán- Việt hàm nghĩa là sự “yên ổn”, an ninh chỉ trạng thái bình yên của xã hội, của nhà nước, sự ổn định vững chắc của chế độ chính trị xã hội. An ninh quốc gia bao gồm an ninh đối nội, đối ngoại, an ninh về tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, văn hóa, xã hội … hay nói cách khác “An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ Xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”. Còn “Trật tự xã hội” là khái niệm chỉ sự hoạt động ổn định hài hòa của các thành phần xã hội trong cơ cấu xã hội; trật tự xã hội nhằm duy trì sự phát triển xã hội và cơ chế bảo đảm tính trật tự xã hội là các thiết chế xã hội. Trật tự xã hội biểu hiện tính tổ chức của đời sống xã hội, tính chuẩn mực của các hành động xã hội. Nhờ trật tự xã hội mà hệ thống xã hội đạt được sự ổn định, cho phép nó hoạt động một cách có hiệu quả dưới sự tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài.

Như vậy, nói đến trật tự an toàn xã hội là nói đến tình trạng (trạng thái) bình yên, ổn định, có trật tự, kỷ cương của xã hội. trạng thái đó được xác lập trên cơ sở các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành (những quy phạm pháp luật) và những giá trị xã hội, chuẩn mực đạo đức truyền thống được mọi người trong xã hội thừa nhận, tôn trọng, tuân thủ. Nói cách khác, trật tự an toàn xã hội là trạng thái xã hội có trật tự, kỷ cương, trong đó mọi người có cuộc sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định. Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội có thể hiểu là các hành vi làm ảnh hưởng, đe dọa, hoặc làm phá vỡ sự tình trạng (trạng thái) bình yên của xã hội.

Như vậy, về so với BLHS 1999, BLHS 2015 quy định tội Gây rối trật tự công cộng có nội hàm và phạm vi rộng hơn, nếu như quy định tại BLHS 1999 người phạm tội có hành vi như: làm náo động, hò hét, phá phách, hành hung người khác… gây ảnh hưởng nghiêm trọng thì phạm tội này, thì quy định Gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong BLHS 2015 có tính chất rộng hơn, bao hàm một phạm vi không gian, thời gian và chỉ cần có hành vi làm ảnh hưởng xấu tới tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội thì có thể đã cấu thành tội phạm này mà chưa cần dẫn đến việc “Gây hậu quả nghiêm trọng”. Đó có thể là các hành vi như: làm ảnh hưởng, đe dọa, gây hoang mang, lo sợ trong một số gia đình trong một khu dân cư; làm ảnh hưởng đến tình hình quản lý trật tự, trị an hay làm xáo trộn trật tự tại nơi công cộng… thì có thể đã được xem là ảnh hưởng xấu. Như vậy, “Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội” là nói đến hành vi của một cá nhân, pháp nhân làm ảnh hưởng, đe dọa, hoặc phá vỡ trật tự, kỷ cương của xã hội, khiến cho một bộ phận không nhỏ người dân, một khu dân cư hoặc một cộng đồng dân cư hoang mang, lo sợ, phẫn nộ hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, làm ảnh hưởng, đe dọa hoặc làm phá vỡ quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành hoặc xâm phạm đến những giá trị xã hội, chuẩn mực đạo đức được mọi người tôn trọng, thừa nhận và tuân thủ.

Tuy nhiên, trên thực tế khi áp dụng tình tiết này sẽ gặp những khó khăn nhất định vì chưa có hướng dẫn cụ thể, dễ có cách hiểu và nhận thức, áp dụng thiếu thống nhất vì đây là tình tiết mà hậu quả mang tính phi vật chất. Theo tác giả thì khi đánh giá tính chất, mức độ của hành vi để xác định “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội” phải xem xét nguyên nhân, tính chất, hậu quả do hành vi phạm tội đó có xâm phạm nghiêm trọng đến trật tự, kỷ cương xã hội, sự mất ổn định trong đời sống của người dân, có gây tâm lý hoang mang, lo sợ, phẫn nộ trong một phạm vi khu dân cư, vụ việc diễn ra có thường xuyên, liên tục, ảnh hưởng như thế nào, có gây khó khăn cho công tác quản lý hành chính nhà nước của chính quyền địa phương hay không… để có căn cứ xử lý đúng đắn, cụ thể.

Tác giả cũng đồng tình với quan điểm để đảm bảo việc áp dụng thống nhất trong thực tiễn thì Cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn việc áp dụng tình tiết định khung cơ bản “Gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội” đối với tội Gây rối trật tự công cộng và một số tội khác như: Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (điểm c khoản 1 Điều 172); Tội trộm cắp tài sản (điểm c khoản 1 Điều 173); Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điểm c khoản 1 Điều 174); Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (điểm c khoản 1 Điều 178… và tình tiết định khung tăng nặng đối với một số tội như: Tội xâm phạm chỗ ở của người khác (điểm đ khoản 2 Điều 158); Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội của công dân (điểm đ khoản 2 Điều 163); Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác (điểm đ khoản 2 Điều 164); Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân (điểm c khoản 2 Điều 167); Tội cướp tài sản (điểm g khoản 2 Điều 168); Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (điểm h khoản 2 Điều 169); Tội cưỡng đoạt tài sản (điểm đ khoản 2 Điều 170); Tội cướp giật tài sản (điểm h khoản 2 Điều 171); Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (điểm e khoản 2 Điều 175); Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt (điểm a khoản 2 Điều 319); Tội hành nghề mê tín dị đoan (điểm c khoản 2 Điều 320)… theo hướng căn cứ vào nguyên nhân, tính chất và hậu quả của hành vi xác định mức độ, phạm vi ảnh hưởng đối với tình hình an ninh, trật tự, an toàn, xã hội; đồng thời, quy định cở sở đánh giá (xảy ra bao nhiêu hành vi, trong khoảng thời gian bao nhiêu, ảnh hưởng như thế nào, tới đối tượng nào…?) và cơ quan đánh giá (Công an xã, Phường, Thị trấn hay UNBD các cấp) để làm căn cứ xử lý./.

Gây Rối Trật Tự Công Cộng Là Gì ? Khái Niệm Về Gây Rối Trật Tự Công Cộng

Gây rối trật tự công cộng là (Hành vi) vi phạm quy tắc xử sự được đặt ra cho mỗi công dân ở nơi công cộng, xâm phạm tình trạng ổn định của sinh hoạt chung xã hội.

Hành vi gây rối trật tự công cộng là các hành vi xâm phạm đến con người, đến quyền hoặc lợi ích hợp pháp của họ hoặc xâm phạm đến sở hữu và diễn ra tại nơi công cộng. Trong đó, nơi công cộng được hiểu là những địa điểm “kín” (rạp hát, rạp chiếu bóng…) hoặc “mở” (sân vận động, công viên, đường phố…) mà ở đó các hoạt động chung của xã hội được diễn ra thường xuyên hoặc không thường xuyên.

Biểu hiện cụ thể của hành vi gây rối trật tự công cộng có thể là: 1) Lời nói, cử chỉ thiếu văn hóa xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của một hoặc nhiều người; 2) Hành vi phá phách hoặc làm ô uế các công trình, thiết bị ở nơi công cộng; 3) Hò hét, tạo tiếng động gây ầm ï, đua xe máy trái phép; 4) Hành hung người làm nhiệm vụ hoặc người tự nguyện tham gia bảo vệ trật tự nơi công cộng; 5) Tụ tập ẩu đả, đánh nhau ở nơi công cộng…

Theo Luật hình sự Việt Nam, hành vi gây rối trật tự công cộng có thể bị coi là tội phạm – Tội gây rối trật tự công cộng. Tội danh này được quy định trong Luật hình sự Việt Nam kể từ khi có Bộ luật hình sự năm 1985. Trước đó, Luật hình sự Việt Nam cũng đã coi hành vi thuộc loại này là tội phạm nhưng chưa có tên gọi như trong Bộ luật hình sự. Cụ thể, trong Sắc luật số 03 ngày 15.3.1976 hành vi này được quy định chung với nhiều loại hành vi khác trong cùng một tội danh là tội xâm phạm đến trật tự công cộng…

Trong Bộ luật hình sự năm 1985, tội gây rối trật tự công cộng đã được quy định nhưng chưa được quy định rõ để phân biệt với hành vi gây rối trật tự công cộng chỉ là vi phạm hành chính. Khắc phục hạn chế này, Bộ luật hình sự năm 1999 đã xác định ranh giới giữa gây rối trật tự công cộng là tội phạm với gây rối trật tự công cộng chỉ là vi phạm. Theo đó, chỉ bị coi là tội phạm khi những trường hợp gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng cũng như những trường hợp gây rối trật tự công cộng mà chủ thể đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về hành vi này mà còn vỉ phạm. Theo quy định của Bộ luật hình sự, tội này có thể bị xử phạt tới 7 năm tù.

Hành vi gây rối trật tự công cộng còn có thể cấu thành tội xâm phạm sở hữu hoặc tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, khi hành vị này đã gây ra thiệt hại cho sở hữu, sức khoẻ đến mức cấu thành tội phạm hoặc đã gây thiệt hại cho tính mạng.

Cấu Thành Tội Phạm, Mức Phạt Đối Với Tội Gây Rối Trật Tự Công Cộng

Pháp luật ra đời với mục đích đưa các quan hệ xã hội được điều chỉnh trong khuôn khổ dẫn tới mục đích ổn định xã hội, ổn định đời sống của người dân. Tuy nhiên trong quá trình thực thi pháp luật để đảm bảo quyền của công dân, đảm bảo sự ổn định an ninh cho đất nước nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn bởi các hành vi quấy rối của các đối tượng không tuân thủ pháp luật. Trong đó tội phạm về gây rối trật tự công cộng hiện nay diễn ra phổ biến và có những trường hợp gây ra hậu quả rất nghiêm trọng cho xã hội nhưng đối với pháp luật quy định thì dấu hiệu cấu thành tội phạm không rõ ràng dẫn tới việc rất khó khăn trong việc áp dụng pháp luật đối với những hành vi quấy rối.

Gây rối trật tự công cộng là hành vi vi phạm pháp luật và bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi gây ra hậu quả đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm. Đây là hành vi cố ý gây náo động bằng các hình thức như tụ tập đông người đánh nhau, gây mất trật tự, phá phách tài sản ở những nơi nhiều người qua lại, là nơi sinh hoạt của nhiều người như ở các khu dân cư, cơ quan, công viên… làm cho những người xung quanh hoảng sợ hay mọi hoạt động xung quanh đều bị trì trệ, gây ách tắc giao thông gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Tội gây rối trật tự công cộng trong pháp luật hiện hành được quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự 2015 với các dấu hiệu cấu thành tội phạm và mức xử phạt như sau:

Vấn đề thứ nhất về dấu hiệu cấu thành tội gây rối trật tự công cộng theo quy định của pháp luật.

Thứ nhất, về mặt chủ thể của tội gây rối trật tự công cộng theo quy định của pháp luật.

Chủ thể của tội phạm gây rối trật tự công cộng bị truy cứu trách nhiệm hình sự là chủ thể bình thường của pháp luật hình sự. Tất cả mọi người đều có thể là chủ thể của tội gây rối trật tự công cộng nếu đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, theo quy định tại điều 12 Bộ luật hình sự 2015, đối với tội này là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Đối với các hành vi gây rối trật tự công cộng nhưng hậu quả chưa đến mức được xác định là không đáng kể, chưa gây ra mức độ hậu quả nghiêm trọng nhưng trước đó người vi phạm pháp luật về hành vi này có xác nhận bằng quyết định xử phạt trong lĩnh vực hành chính, hoặc đã từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thứ hai, về mặt khách thể của tội phạm của tội gây rối trật tự công cộng theo quy định của pháp luật.

Đối với khách thể của tội gây rối trật tự công cộng là tội phạm xâm phạm đến trật tự an ninh xã hội, cuộc sống sinh hoạt ổn định của cộng đồng. Ngoài ra còn xâm phạm đến các hoạt động đi lại, làm việc, vui chơi nguyên tắc an toàn nơi công cộng tại nơi có nhiều người qua lại, đồng thời xâm phạm đến sức khỏe, tài sản của những người xung quanh. Hành vi này cũng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện những đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước trong quá trình ổn định đời sống của người dân.

Thứ ba, về mặt khách quan của tội phạm gây rối trật tự công cộng theo quy định của pháp luật.

Đối với mặt khách quan của tội phạm gây rối trật tự công cộng thể hiện ở hai phương diện về hành vi khách quan và hậu quả gây ra của hành vi này. Trước hết về hành vi khách quan của tội gây rối trật tự công cộng được thể hiện ở nhiều cách thức khách nhau như người có hành vi phạm tội này tiến hành tổ chức tụ tập nhiều người làm náo động, gây ồn ào, mất trật tự ở nơi nhiều người sinh hoạt và qua lại; có hành vi đánh nhau làm mất trật tự ở nơi công cộng; hay cố ý phá hoại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức , cá nhân ở những nơi có đông người. Người có hành vi vi phạm luôn có thái độ coi thường những nơi đông người, có những lời nói và hành vi thô bạo làm ảnh hưởng đến người khác, khiến cho những người xung quanh hoảng sợ.

Về hậu quả của hành vi gây rối trật tự công cộng gây ra những hậu quả nhất định với sự ổn định, anh ninh trật tự của xã hội, về sức khỏe, tài sản, tinh thần của cộng đồng. Về mặt hậu quả của tội phạm này là điều bắt buộc với những đối tượng vi phạm lần đầu để truy cứu trách nhiệm hình sự, còn nếu đối tượng này đã từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay đã từng bị xử phạt hành chính thì không phải là dấu hiệu bắt buộc phải có.

Thứ tư về mặt chủ quan của tội phạm gây rối trật tự công cộng theo quy định của pháp luật.

Đối với mặt chủ quan của tội phạm này thì chủ thể có hành vi vi phạm có đầy đủ năng lực hành vi biết rõ hành vi của mình sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trật tự an ninh xã hội, lối sống lành mạnh ổn định của xã hội, quy tắc sinh hoạt, đi lại, vui chơi của người khác nhưng vẫn thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.

Vấn đề thứ hai về các mức xử phạt về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định của pháp luật. Tội gây rối trật tự công cộng được quy định tại điều 318 Bộ luật hình sự 2015 quy định về các mức hình phạt như sau:

Khung hình phạt thứ nhất quy định ở khoản 1 điều 318 Bộ luật hình sự 2015 quy định về mức phạt bao gồm các hình thức về xử phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ và mức phạt tù. Theo đó nếu đối tượng nào có hành vi vi phạm pháp luật về tội cố ý gây rối trật tự nơi đông người sẽ bị xử phạt tiền từ 5 triệu đến dưới 50 triệu, ngoài ra nếu hậu quả của hành vi nghiêm trọng hơn thì có thể bị phạt đến 2 năm cải tạo không giam giữ hay các mức hình phạt tù đến 2 năm tù. Đây là khung hình phạt cơ bản với các hành vi đã đủ dấu hiêụ cấu thành truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng mức độ vi phạm và hậu quả chưa ở mức quá nghiêm trọng nhưng đã có sự ảnh hưởng nhất định đến người khác và làm ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội.

Khung hình phạt thứ hai quy định ở khoản 2 điều 318 Bộ luật hình sự 2015 quy định về khung hình phạt tù ở mức từ 2 năm tù đến 7 năm tù. Đây là khung hình phạt áp dụng cho các trường hợp vi phạm có các tình tiết tăng nặng kèm theo, gây ra hậu quả cho xã hội với mức độ nghiêm trọng hơn ở khoản 1. Theo đó các đối tượng có hành vi gây rối làm mất trật tự an ninh công cộng, ảnh hưởng xấu tới đời sống sinh hoạt của người dân với tính chất có tổ chức, tụ tập đông người để cùng quấy rối hay đối tượng vi phạm trong hành vi quấy rối của mình có sử dụng kèm theo những vũ khí có tính sát thương cao, có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe tính mạng của người khác. Người có hành vi vi phạm có những sự lôi kéo người khác cùng gây rối, phá phách tại công cộng. Nếu có người khác can thiệp để ngăn cản hành vi này để dẹp trật tự mà người vi phạm có yếu tố hành hung hay .Bên cạnh đó thì việc gây rối này làm cho tình hình giao thông gặp nhiều khó khăn, cản trở việc đi lại của người khác làm đình trệ các hoạt động đang diễn ra của mọi người cũng là những tình tiết tăng nặng để bị truy cứu ở khoản 2 điều 318 Bộ luật hình sự 2015.

1. Tội gây rối trật tự công cộng mức hình phạt thế nào?

Theo điều 235 “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi bổ sung ngày 19/06/2009 thì Tội gây rối trật tự công cộng được quy định như sau:

1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tôi phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần người có hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này.

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì chỉ người đủ 16 tuổi trở lên mới là chủ thể của tội phạm này, vì tội phạm này không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạ đặc biệt nghiêm trọng.

Nếu hành vi gây rối trật tự công cộng chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm

Tội gây rối trật tự công cộng là tội xâm phạm đến an toàn công cộng, đến quy tắc, sinh hoạt, đi lại, làm việc, vui chơi… ở nơi công cộng.

3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện hành vi gây rối bằng nhiều phương thức khác nhau như: tập trung đông người ở nơi công cộng gây náo động làm mất trật tự công cộng; đập phá các công trình ở nơi công cộng, đập phá các tài sản trong các quán ăn, quán giải khát có đông người…

Khi xác định hành vi gây rối trật tự cần phải phân biệt với hành vi tuy có gây rối trật tự công cộng nhưng đã cấu thành một tội phạm khác thì người có hành vi gây rối chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng mà họ đã thực hiện, mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng.

Hậu quả của hành vi gây rối trật tự công cộng là thiệt hại vật chất và phi vật chất được xác định là nghiêm trọng cho xã hội.

Hậu quả vừa là dấu hiệu bắt buộc, vừa là không phải dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.

Là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội chưa bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc chưa bị kết án về tội này hoặc tuy đã bị kết án về tội này nhưng đã được xóa án tích.

Không phải là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã được kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao thì coi là gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi gây rối trật tự công cộng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

– Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ;

– Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;

– Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên;

– Gây cho người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên;

– Gây cho nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật cảu tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên.

Khi xác định hậu quả của hành vi phạm tội cần chú ý: có thể trong vụ án gây rối trật tự công cộng thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản đã là hậu quả cảu hành vi phạm tội khác và người phạm tội khác đó đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm khác nhưng vẫn được tính là hậu quả nghiêm trọng của hành vi gây rối để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi gây rối.

Ngoài hành vi, hậu quả do hành vi vi phạm gây ra, nhà làm luật không quy định dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc cảu cấu thành tội phạm này. Tuy nhiên, khi xác định hành vi phạm tội gây rối cần nghiên cứu các quy định của nhà nước về các quy tắc, trật tự ở nơi công cộng.

4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng là do cố ý.

2. Thế nào là gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 245 Bộ luật hình sự: “Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”. Tại Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP thì coi là gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi gây rối trật tự công cộng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a. Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ;

b. Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;

c. Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên;

đ. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên;

e. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% trở lên;

g. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên;

h. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên.

3. Phạm tội gây rối trật tự công cộng có sử dụng vũ khí

Đối với hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 2 Điều 245 “Bộ luật hình sự năm 2015” (sửa đổi, bổ sung năm 2009), tức tội phạm nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam để điều tra là không quá 3 tháng. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn tạm giam thì thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá 2 tháng và lần thứ hai không quá 1 tháng.

“1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

– Người phạm tội gây rối bằng rất nhiều các hình thức khác nhau như: tập trung đông người nơi công cộng gây náo động; hò hét đuổi đánh nhau gây hỗn loạn nơi công cộng; đập phá các tài sản nơi công cộng hay đập phá các quán xá, quán ăn, rạp chiếu phim…đông người.

Khoản 1 Điều 245 “Bộ luật hình sự 2015″ đã quy định rõ: ” Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này … mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”

Như vậy, nếu một người đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP vi phạm quy định về trật tự công cộng, mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Điều 245 “Bộ luật hình sự 2015” tội gây rối trật tự công cộng.

5. Tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 Bộ luật hình sự 2015

Tôi muốn hỏi luật sư một việc sau: Năm 2013 tôi bị xử phạt hành chính về tội sử dụng ma tuý. Và đến tháng 9 năm 2015 tôi bị tội gây rối trật tự công cộng. Và tôi được tại ngoại giờ tôi lại bị xử lý. Trong cáo trạng tội của tôi bị ở Khoản 1, Điều 245. Vậy luật sư cho tôi hỏi việc sử dụng ma tuý của tôi đã được xoá án tích chưa? Và tội gây rối của tôi sử sẽ bị mức án thế nào? Xin luật sư tư vấn cho tôi?

+ Gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng;

+ Chưa gây hậu quả nghiêm trọng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Người phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 245 Bộ luật hình sự sửa đổi 2009, thì người phạm tội gây rối trật tự công cộng sẽ bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm, là tội phạm ít nghiêm trọng. Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp hình phạt tiền; nếu có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến hai năm tù.

Về trường hợp bạn bị xử lý hành chính về việc sử dụng ma túy. Trước tiên, cần hiểu về tiền án và tiền sự. Cụ thể:

“1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Như vậy có thể thấy sự khác nhau cơ bản về tiền án, tiền sự đó là: Người bị coi là có tiền án khi đã bị kết án, chưa bị xóa án (có quyết định của tòa án); còn người bị coi là có tiền sự khi người đó có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không có quyết định của tòa. Trong trường hợp của bạn, bạn chỉ bị xử phạt về hành vi sử dụng ma túy mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không có quyết định của tòa án. Do đó, trường hợp của bạn là tiền sự và thời hạn để tự xóa tiền sự của bạn là một năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt.

Bvpl: Tội Gây Rối Trật Tự Công Cộng: Dấu Hiệu Pháp Lý Và Hình Phạt?

Gây rối trật tự công cộng là hành vi vi phạm quy tắc xử sự được đặt ra cho mỗi công dân ở nơi công cộng, xâm phạm tình trạng ổn định trong sinh hoạt chung của xã hội. Là các hành vi xâm phạm đến con người, đến quyền hoặc lợi ích hợp pháp của họ hoặc xâm hại đến quyền sở hữu và diễn ra tại nơi công cộng.

Tội gây rối trật tự công cộng được quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự như sau:

“Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.”

Dấu hiệu pháp lý của tội gây rối trật tự công cộng

Chủ thể

Chủ thể của tội gây rối trật tự công cộng không phải chủ thể đặc biệt, chỉ cần người có hành vi gây rối trật tự công cộng đủ độ tuổi chịu trách nhiệm và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này.

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì chỉ người đủ 16 tuổi trở lên mới là chủ thể của tội phạm này, vì tội phạm này không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Nếu hành vi gây rối trật tự công cộng chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm

Khách thể

Đối với khách thể của tội gây rối trật tự công cộng là tội phạm xâm phạm đến trật tự an ninh xã hội, cuộc sống sinh hoạt ổn định của cộng đồng. Ngoài ra còn xâm phạm đến các hoạt động đi lại, làm việc, vui chơi nguyên tắc an toàn nơi công cộng tại nơi có nhiều người qua lại, đồng thời xâm phạm đến sức khỏe, tài sản của những người xung quanh. Hành vi này cũng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện những đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước trong quá trình ổn định đời sống của người dân.

Mặt khách quan

Hành vi khách quan: Người phạm tội thực hiện hành vi gây rối bằng nhiều phương thức khác nhau như: Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách; gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng; đập phá các công trình ở nơi công cộng. v.v…

Khi xác định hành vi gây rối trật tự cần phải phân biệt với hành vi tuy có gây rối trật tự công cộng nhưng đã cấu thành một tội khác thì người có hành vi gây rối chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng mà họ đã thực hiện, mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng.

Hậu quả: Hậu quả của hành vi gây rối trật tự công cộng là thiệt hại vật chất và phi vật chất được xác định là nghiêm trọng cho xã hội. Hậu quả vừa là dấu hiệu bắt buộc, vừa không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.

Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội chưa bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc chưa bị kết án về tội này hoặc tuy đã bị kết án về tội này nhưng đã được xoá án tích.

Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Mặt chủ quan

Đối với mặt chủ quan của tội phạm này thì chủ thể có hành vi vi phạm có đầy đủ năng lực hành vi biết rõ hành vi của mình sẽ ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội, lối sống lành mạnh ổn định của xã hội nhưng vẫn thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.

Về các mức xử phạt về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định của pháp luật:

Khung hình phạt thứ nhất quy định ở khoản 1 điều 318 Bộ luật hình sự quy định về mức phạt bao gồm các hình thức về xử phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ và mức phạt tù. Theo đó nếu đối tượng nào có hành vi vi phạm pháp luật về tội cố ý gây rối trật tự nơi đông người sẽ phạt tiền từ 5 triệu đến dưới 50 triệu, ngoài ra nếu hậu quả của hành vi nghiêm trọng hơn thì có thể bị phạt đến 2 năm cải tạo không giam giữ hay các mức hình phạt tù đến 2 năm tù..

Khung hình phạt thứ hai quy định ở khoản 2 điều 318 Bộ luật hình sự quy định về khung hình phạt tù ở mức từ 2 năm tù đến 7 năm tù. Đây là khung hình phạt áp dụng cho các trường hợp vi phạm có các tình tiết tăng nặng kèm theo, gây ra hậu quả cho xã hội với mức độ nghiêm trọng hơn ở khoản 1. Theo đó các đối tượng có hành vi gây rối làm mất trật tự an ninh công cộng, ảnh hưởng xấu tới đời sống sinh hoạt của người dân với tính chất có tổ chức, tụ tập đông người để cùng quấy rối hay đối tượng vi phạm có sử dụng những vũ khí có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe tính mạng của người khác. Người có hành vi vi phạm có những sự lôi kéo người khác cùng gây rối, phá phách tại nơi công cộng…là những tình tiết tăng nặng để bị truy cứu ở khoản 2 điều 318 Bộ luật hình sự.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Về Tình Tiết Gây Ảnh Hưởng Xấu Đến An Ninh, Trật Tự, An Toàn Xã Hội Trong Tội Gây Rối Trật Tự Công Cộng trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!