Cập nhật nội dung chi tiết về Vốn Bt Là Gì? Hợp Đồng Vốn Bt Là Gì? Quy Định mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hợp đồng vốn BT là gì
Hình thức đầu tư vốn bt
Ở Việt Nam, hình thức đầu tư vốn bt là gì đã được triển khai từ khá lâu và thực tế cho thấy, hàng loạt dự án, công trình kết cấu hạ tầng giao thông, kinh tế, xã hội đã phát huy hiệu quả, làm thay đổi bộ mặt của nhiều địa phương góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, thu hút đầu tư, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Hình thức PPP nói chung; BT nói riêng đã được quy định trong các luật về đầu tư; xây dựng như Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Thời gian qua, không ít dự án BT bị cho là có thất thoát; nhất là các dự án thanh toán cho nhà đầu tư bằng đất đai.
Bởi thực tế giá trị đất đai bị tính giá thấp hơn giá trị thực theo thị trường; trong khi giá dự án BT được định giá khá cao; khiến phần thiệt hại thuộc về Nhà nước.
Nếu Nhà nước có đủ tiền để thực hiện tất cả các công trình; dự án phục vụ quốc kế dân sinh thì đúng là không cần phải có hình thức PPP nói chung, BT, BOT…nói riêng nữa.
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nguồn lực của Nhà nước không thể đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội. Do vậy, đầu tư theo hình thức PPP, BT, BOT là cần thiết.
Cơ sở pháp lý về vốn bt
BT là tên viết tắt trong tiếng Anh của từ Build – Transfer nghĩa là Xây dựng – Chuyển giao.
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (có hiệu lực thi hành từ ngày 19/6/2018) thì khái niệm hợp đồng BT được quy định cụ thể như sau:
Dự án đầu tư xây dựng theo hợp đồng BT cũng như các dự án đầu tư xây dựng nói chung bao gồm 3 giai đoạn như chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình vào vận hành khai thác.
Ngoài những văn bản pháp lý quy định về đầu tư xây dựng trong 3 giai đoạn; thì dự án BT còn có những văn bản pháp lý riêng cho hình thức đầu tư này. Các văn bản pháp lý điều tiết dự án BT gồm:
Văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp.
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 4/5/2018;
Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 4/5/2018;
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP;
Các thông tư hướng dẫn gồm có:
Thông tư số 02/2016/TT-BKHĐT ngày 1/3/2016 của Bộ KH-ĐT;
Thông tư số 55/2016/TT-BTC ngày 23/3/2016.
Trình tự, thủ tục triển khai dự án
Vốn bt là gì? Trình tự thủ tục thực hiện dự án có vốn BT
Nghị định số 63/2018/NĐ-CP thì dự án BT phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án quan trọng quốc gia; dự án nhóm A; nhóm B. (dự án nhóm C không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư.
Sau khi được quyết định chủ trương đầu tư; phần vốn của nhà nước trong dự án sẽ được ghi vào kế hoạch đầu tư công trung hạn của các bộ; ngành; địa phương là cơ sở để triển khai trong các năm tiếp theo
Thời hạn
Riêng đối với dự án nhóm C, căn cứ báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt, Bộ; ngành; UBND cấp tỉnh lập; và tổng hợp phần vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm của Bộ; ngành; địa phương mình; đồng thời phải công bố dự án sau khi Báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt theo quy định.
Đối với các dự án do nhà đầu tư đề xuất thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thẩm định; phê duyệt theo quy định. Trường hợp dự án do nhà đầu tư đề xuất được phê duyệt chủ trương đầu tư; Bộ; ngành; UBND cấp tỉnh công bố dự án và thông tin về nhà đầu tư đề xuất dự án.
– Lập thẩm định, phê duyệt dự án
Cơ quan chuyên môn trực thuộc các Bộ; ngành; UBND cấp tỉnh; cấp huyện tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Đối với dự án do nhà đầu tư đề xuất và được phê duyệt thì Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh giao nhà đầu tư tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
Theo đó, việc lựa chọn nhà thầu tư vấn hoặc tự thực hiện lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân lập báo cáo nghiên cứu khả thi của pháp luật về xây dựng.
Các nội dung của báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải tuân thủ theo quy định của Điều 54 Luật Xây dựng và quy định tại điều 20 Nghị định 63/2018/NĐ-CP.
Đối với công tác thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp sẽ thẩm định thiết kế cơ sở của báo cáo nghiên cứu khả thi, các nội dung khác của báo cáo nghiên cứu khả thi sẽ do cơ quan chuyên môn thuộc người quyết định đầu tư thẩm định.
– Lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng dự án
Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện sau khi phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi.
Trường hợp cần thiết, căn cứ yêu cầu thực tế của dự án PPP, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư sau khi phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán nhưng phải đảm bảo tính cạnh tranh rộng rãi trong đấu thầu.
Theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, Nhà đầu tư thực hiện dự án BT được lựa chọn theo 2 hình thức là đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu.
Thẩm quyền
Đối với các dự án BT quy trình lựa chọn nhà đầu tư là lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, tổ chức sơ tuyển, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư; lập, thẩm định phê duyệt hồ sơ mời thầu, phát hành hồ sơ mời thầu cho các nhà đầu tư trong danh sách ngắn, đánh giá hồ sơ dự thầu, đàm phán hợp đồng sơ bộ, thẩm định phê duyệt kết quản lựa chọn nhà đầu tư.
Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp để thực hiện dự án. Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Căn cứ quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư và kết quả đàm phán, hoàn thiện hợp đồng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức việc ký kết hợp đồng dự án theo một trong các cách thức sau đây.
– Triển khai thực hiện dự án
Các công việc triển khai sau khi ký hợp đồng dự án là lựa chọn các nhà thầu thực hiện các gói thầu dự án, triển khai thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thi công xây dựng giám sát thi công xây dựng, chạy thử, nghiệm thu đưa công trình dự án vào vận hành, khai thác.
Quá trình đầu tư xây dựng
Quá trình đầu tư xây dựng phải tuân thủ các quy định của Luật Xây dựng. Đối với giai đoạn thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công; việc lập thiết kế xây dựng phải tuân thủ báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt, hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu, hợp đồng dự án, nhiệm vụ thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn xây dựng áp dụng cho dự án nội dung thiết kế theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Quản lý chất lượng công trình xây dựng thực hiện theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP, Quản lý chi phí đầu tư xây dựng thực hiện theo Nghị định 37/2015/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn các Nghị định này.
Quyết toán dự án:
Theo quy định hiện hành, Nhà thầu thực hiện việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình. Trong đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư thỏa thuận việc lựa chọn đơn vị kiểm toán độc lập để kiểm toán giá trị vốn đầu tư xây dựng công trình dự án.
Quy định chi tiết theo hướng dẫn của Bộ Tài chính gồm:
Thông tư số 55/2016/TT-BTC ngày 23/3/2016 quy định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư và 2 thông tư số 75/2017/TT-BTC ngày 21/7/2017, Thông tư số 30/2018/TT-BTC ngày 28/3/2018 sửa đổi Thông tư 55/2016/TT-BTC.
– Về quản lý, kinh doanh, bảo trì bảo dưỡng công trình dự án.
Các quy định về quản lý, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng công trình dự án đã được quy định trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành.
Những nội dung cụ thể được nêu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và hợp đồng dự án ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư. Việc bảo trì công trình xây dựng thực hiện theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
– Về chuyển giao công trình dự án
Theo quy định hiện hành, một năm trước ngày chuyển giao hoặc trong thời gian thỏa thuận trong hợp đồng dự án, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án phải đăng báo công khai về việc chuyển giao công trình, thủ tục.
Thời gian thanh lý hợp đồng, thanh toán các khoản nợ và phải đảm bảo tài sản chuyển giao không được sử dụng để bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ khác của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án phát sinh trước thời điểm chuyển giao, trừ trường hợp hợp đồng dự án có quy định khác.
Mặt khác, doanh nghiệp dự án phải có trách nhiệm chuyển giao công nghệ, đào tạo và thực hiện việc bảo dưỡng định kỳ kỹ thuật vận hành công trình bình thường phù hợp với các yêu cầu của hợp đồng dự án.
Tổ chức quản lý, vận hành công trình.
Sau khi tiếp nhận công trình dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức quản lý, vận hành công trình.
Toefl Ibt Là Gì? ” Amec
TOEFL iBT là bài thi TOEFL phiên bản mới ứng dụng công nghệ Internet tốc độ cao để kiểm tra kỹ năng sử dụng tiếng Anh hàn lâm, được Viện Khảo Thí Giáo Dục Hoa Kỳ (ETS) cho ra mắt lần đầu tiên tại Mỹ tháng 9/2005, sau đó là Canada, Pháp, Đức, Italia…
Đến nay ETS đã tổ chức hơn 70.000 đợt thi TOEFL trên thế giới. Đầu 2006, ETS chỉ định công ty IIG Việt Nam làm đại diện độc quyền của TOEFL iBT tại Việt Nam.
Đông đảo bạn trẻ quan tân đến thông tin về TOEFL iBT
Một số người cho rằng TOEFL iBT là chương trình thi hoàn toàn trực tuyến. Không hẳn vậy! Theo ông Rex Corlett, giám đốc khu vực châu Á của ETS, bài thi được tải từ Internet về máy chủ tại điểm thi. Sau khi tải xong thí sinh (TS) mới làm bài tại các máy tính có vách ngăn (cabin). Do vậy TS không lo đường truyền Internet bị nghẽn khi làm bài. Thậm chí lúc thi, mạng bị rớt TS cũng không biết. Mỗi phòng thi luôn có máy tính cabin dự phòng, đồng thời hệ thống có công cụ sao lưu dữ liệu, nên nếu có trục trặc về máy tính, TS có thể chuyển sang thi ở máy khác và bài làm của TS không bị mất.
Một vài điểm khác biệt
Các điểm thi (test-site) đều được bố trí theo tiêu chuẩn của ETS, do các chuyên gia về CNTT của ETS giám sát và kiểm tra trực tiếp, nhằm bảo đảm máy tính, tai nghe, micro có đủ thông số kỹ thuật. Cách bố trí phòng thi, quy trình tổ chức thi thực hiện theo tiêu chuẩn riêng. Các phòng thi TOEFL iBT do IIG ủy quyền hiện được đặt tại một số trường ĐH ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, với tổng số máy tính gần 400 chiếc.
Khác với thi TOEFL trên giấy (Paper-Based Test) và trên máy tính (Computer-Based Test), TOEFL iBT kiểm tra cả kỹ năng nói. TS sẽ đeo tai nghe và nói vào micro. Tín hiệu giọng nói được chuyển sang dạng số và truyền qua Internet về hệ thống chấm điểm của ETS. TOEFL iBT không có phần thi ngữ pháp. Ngữ pháp sẽ được xem xét khi TS nói, viết.
Việc kiểm tra mỗi kỹ năng gồm phần bài tập độc lập và bài tập kết hợp với các kỹ năng khác. Ví dụ, trong phần viết, TS nghe một số câu và đọc một đoạn để viết bài luận. Trong phần thi nói, TS phải đọc, nghe, sau đó trả lời câu hỏi. Như vậy, TS phải phối hợp nhiều kỹ năng khác nhau để làm bài. Biện pháp này của ETS hạn chế được điểm yếu của cách thi cũ (TS có thể đạt điểm cao nhưng khi du học vẫn gặp khó khăn vì kết hợp các kỹ năng yếu).
Tiện lợi thế nào?
Thời gian thi TOEFL iBT là 4 giờ (nhiều hơn 1 giờ so với thi trên giấy). Thang điểm từ 0 – 120. Để thi tốt, TS cần rèn luyện kỹ năng sử dụng máy tính, nhất là đánh máy, soạn văn bản
Trước đây, người muốn dự thi phải đến ngân hàng chuyển tiền sang Mỹ cho ETS (hoặc có Credid Card chuyển tiền qua mạng), sau đó chờ 2 tháng mới biết có được thi không và thi vào đợt nào.
Với TOEFL iBT, người dự thi cần đến văn phòng của IIG tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM tối thiểu 15 ngày trước khi thi để đăng ký và nộp lệ phí thi. Mức lệ phí là 140 USD, tiền Việt hay Mỹ đều được. Do đăng ký ở Việt Nam nên việc chứng minh nhân thân rất đơn giản (chỉ cần chứng minh thư), không phức tạp như đăng ký qua mạng. Ông Đoàn Hồng Nam, giám đốc công ty IIG cho biết, đợt thi TOEFL iBT đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 16/7/2006, sau đó sẽ được tổ chức mỗi tháng 2 lần. Lịch thi dày và thủ tục nhanh gọn sẽ giúp TS chủ động hơn rất nhiều trong việc chọn thời gian thi.
Thi xong, TS đợi 15 ngày để biết kết quả, không phải chờ hàng tháng như trước. Kết quả thi được thông báo trực tiếp, qua e-mail, đồng thời được gửi đến 4 ĐH trên thế giới do TS chỉ định.
Trong trường hợp máy tính bị trục trặc, TS có thể khiếu nại ngay với nhân viên IIG và chuyên gia của ETS tại điểm thi. Ông Rex Corlett cho biết sẽ giải quyết theo hướng bảo đảm quyền lợi của TS. Trường hợp không giải quyết được, TS sẽ được thi lại miễn phí. Tuy nhiên, theo ông Corlett, TOEFL iBT đã được tổ chức ở nhiều nước nhưng chưa gặp phàn nàn về máy móc, đường truyền Internet.
Hoặc liên hệ Hotline:
TOEFL Practise Online: Là bài kiểm tra (thi thử) qua mạng được bán dưới dạng ID và password. Người sử dụng có thể thi thử cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc và viết) hoặc thi kỹ năng theo nhu cầu. Toàn bộ phần thi của thí sinh sẽ được ETS chấm điểm và thông báo kết quả điểm số sau 5 ngày. Ông Đoàn Hồng Nam cho biết, lệ phí thi thử mỗi kỹ năng dự kiến khoảng 15 USD. Thi thử tất cả 4 kỹ năng sẽ không quá 40 USD.
AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388
Vốn Là Gì? Nguồn Vốn Là Gì?
Luận Văn Việt chuyên dịch vụ làm thuê chuyên đề tốt nghiệp xin chia sẻ bài viết về vốn là gì? Nguồn vốn là gì? Vốn là gì? Nguồn vốn là gì? Mục Lục1. Vốn là gì? Nguồn vốn là gì?2. Các loại vốn và nguồn vốn2.1. Nguồn vốn trong nước2.2. Nguồn vốn nước ngoài3. Khái niệm và […]
Luận Văn Việt chuyên dịch vụ làm thuê chuyên đề tốt nghiệp xin chia sẻ bài viết về vốn là gì? Nguồn vốn là gì?
Vốn là gì? Nguồn vốn là gì?
Khái niệm nguồn vốn được hiểu là các của cải vật chất do con người tạo ra và tích lũy lại. Nó có thể tồn tại dưới dạng vất thể hoặc vốn tài chính. Công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta đòi hỏi phải có nhiều vốn, trong đó nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, vốn ngoài nước đóng vai trò chủ đạo.
Khái niệm vốn trong nước bao gồm các tài nguyên thiên nhiên, các tài sản được tích lũy qua nhiều thế hệ, vị trí địa lí,… Việc tích lũy cốn từ nội bộ nền kinh tế được thực hiện trên cơ sở hiệu quả sản xuất, nguồn của nó là con đường cơ bản để giải quyết vấn đề tích lũy vốn trong nước.
Vốn người nước bao gồm các khoản đầu tư trực tiếp, vốn viện trở, các khoản vốn vay tín dụng,.. Biện pháp cơ bản để thu hút được nguồn vốn ngoài nước là đẩy mạnh mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà kinh doanh nước ngoài.
Hiện nay ở nước ta, nguồn vốn trong nước còn hạn hẹp nên phải tận dụng các nguồn vốn bên ngoài. Tuy nhiên việc tạo nguồn vốn cần phải gắn chặt với việc sử dụng có hiểu quả nguồn vốn này.
Ngoài dịch vụ viết luận văn tốt nghiệp của Luận Văn Việt, bạn có thể tham khảo dịch vụ làm báo cáo thuê, dịch vụ chạy spss , nhận viết essay thuê , thuê viết tiểu luận giá rẻ
Các khái niệm về nguồn vốn khác:
Nguồn vốn khác là gì? Xét một phương diện tổng quát khái niệm về vốn đầu tư là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn cho đầu tư kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và của xã hội. Nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn đầu tư trong nước và nguồn đầu tư nước ngoài.
Nếu chỉ xét theo nguồn hình thành và mục tiêu sử dụng thì vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh phục vụ, là tiền tiết kiệm của dân cư và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội, nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo ra tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội.
Có rất nhiều cách phân chia các nguồn vốn huy động vào hoạt động đầu tư phát triển kinh tế.
Nguồn vốn Nhà nước
Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước: Đây chính là ngu ồn chi của ngân sách Nhà nước cho đầu tư. Đó là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, chi cho các công tác lập và thực hiện các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.
Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể việc bao cấp vốn trực tiếp của Nhà nước. Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đầu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụ nguồn vốn tiết kiệm hơn. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ hình thức cấp phát ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp Nhà nước: Được xác định là thành phần chủ đạo trong nền kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn nắm giữ một khối lượng vốn khá lớn. Mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhưng đánh giá một cách công bằng thì khu vực kinh tế Nhà nước với sự tham gia của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn đóng một vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần.Với chủ trương tiếp tục đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế này ngày càng được khẳng định, tích luỹ của các doanh nghiệp Nhà nước ngày càng gia tăng và đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn đầu tư của toàn xã hội.
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Theo đánh giá sơ bộ, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà chưa được huy động triệt để.
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, một bộ phận không nhỏ trong dân cư có tiềm năng về vốn do có nguồn thu nhập gia t ăng hay do tích luỹ truyền thống. Nhìn tổng quan nguồn vốn tiềm năng trong dân cư không phải là nhỏ, tồn tại dưới dạng vàng, ngoại tệ, tiền mặt … nguồn vốn này xấp xỉ bằng 80% tổng nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Vốn của dân cư phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình. Quy mô của các nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào:
Trình độ phát triển của đất nước (ở những nước có trình độ phát triển thấp thường có quy mô và tỷ lệ tiết kiệm thấp).
Tập quán tiêu dùng của dân cư.
Chính sách động viên của Nhà nước thông qua chính sách thuế thu nhập và các khoản đóng góp với xã hội.
Thị trường vốn
Thị trường vốn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của các nước có nền kinh tế thị trường. Nó là kênh bổ sung các ngu ồn vốn trung và dài hạn cho các chủ đầu tư – bao gồm cả Nhà nước và các loại hình doanh nghiệp. Thị trường vốn mà cốt lõi là thị trường chứng khoán như một trung tâm thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm của từng hộ dân cư, thu hút mọi nguồn vốn nhàn dỗi của các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ trung ương và chính quyền địa phương tạo thành một nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế. Đây được coi là một lợi thế mà không một phương thức huy động nào có thể làm được.
Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi rộng hơn đó là dòng lưu chuyển vốn quốc tế (international capital flows). Về thực chất, các dòng lưu chuyển vốn quốc tế là biểu thị quá trình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới. Trong các dòng lưu chuyển vốn quốc tế, dòng từ các nước phát triển đổ vào các nước đang phát triển thường được các nước thế giới thứ ba đặc biệt quan tâm. Dòng vốn này diễn ra với nhiều hình thức. Mỗi hình thức có đặc điểm, mục tiêu và điều kiện thực hiện riêng, không hoàn toàn giống nhau. Theo tính chất lưu chuyển vốn, có thể phân loại các nguồn vốn nước ngoài chính như sau:
Tài trợ phát triển vốn chính thức (ODF – official development finance). Nguồn này bao gồm: Viện trợ phát triển chính thức (ODA -offical development assistance) và các hình thức viện trợ khác. Trong đó, ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn ODF;
Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại;
Đầu tư trực tiếp nước ngoài;
Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế.
Nguồn vốn ODA
Đây là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. So với các hình thức tài trợ khác, ODA mang tính ưu đãi cao hơn bất cứ nguồn vốn ODF nào khác. Ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay tương đối lớn, bao giờ trong ODA cũng có yếu tố không hoàn lại (còn gọi là thành tố hỗ trợ) đạt ít nhất 25%.
Mặc dù có tính ưu đãi cao, song sự ưu đãi cho loại vốn này thường di kèm các điều kiện và ràng buộc tương đối khắt khe (tính hiệu quả của dự án, thủ tục chuyển giao vốn và thị trường…). Vì vậy, để nhận được loại tài trợ hấp dẫn này với thiệt thòi ít nhất, cần phải xem xét dự án trong điều kiện tài chính tổng thể. Nếu không việc tiếp nhận viện trợ có thể trở thành gánh nặng nợ nần lâu dài cho nền kinh tế. Điều này có hàm ý rằng, ngoài những yếu tố thuộc về nội dung dự án tài trợ, còn cần có nghệ thuật thoả thuận để vừa có thể nhận vốn, vừa bảo tồn được những mục tiêu có tính nguyên tắc.
Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại
Điều kiện ưu đãi dành cho loại vốn này không dễ dàng như đối với nguồn vốn ODA. Tuy nhiên, bù lại nó có ưu điểm rõ ràng là không có gắn với các ràng buộc về chính trị, xã hội. Mặc dù vậy, thủ tục vay đối với nguồn vốn này thường là tương đối khắt khe, thời gian trả nợ nghiêm ngặt, mức lãi suất cao là những trở ngại không nhỏ đối với các nước nghèo.
Do được đánh giá là mức lãi suất tương đối cao cũng như sự thận trọng trong kinh doanh ngân hàng (tính rủi ro ở nước đi vay, của thị trường thế giới và xu hướng lãi suất quốc tế), ngu ồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại thường được sử dụng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và thường là ngắn hạn. Một bộ phận của nguồn vốn này có thể được dùng để đầu tư phát triển. Tỷ trọng của nó có thể gia tăng nếu triển vọng tăng trưởng củ a nền kinh tế là lâu dài, đặc biệt là tăng trưởng xuất khẩu của nước đi vay là sáng sủa.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài có đặc điểm cơ bản khác nguồn vốn nước ngoài khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận. Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về trình độ kỹ thuật, công nghệ hay cần nhiều vốn. Vì thế nguồn vốn này có tác dụng cực kỳ to lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở các nước nhận đầu tư .
Thị trường vốn quốc tế
Với xu hướng toàn cầu hoá, mối liên kết ngày càng tăng của các thị trường vốn quốc gia vào hệ thống tài chính quốc tế đã tạo nên vẻ đa dạng vế các nguồn vốn cho mỗi quốc gia và làm tăng khối lượng vốn lưu chuyển trên phạm vi toàn cầu. Ngay tại nhiều nước đang phát triển, dòng vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán cũng gia tăng mạnh mẽ. Mặc dù vào nửa cuối những năm 1990, có sự xuất hiện của một số cuộc khủng hoảng tài chính nhưng đến cuối năm 1999 khối lượng giao dịch chứng khoán tại các thị trường mới nổi vẫn đáng kể. Riêng năm 1999, dòng vốn đầu tư dưới dạng cổ phiếu vào châu Á đã tăng gấp 3 lần năm 1998, đạt 15 tỷ USD.
3. Khái niệm và vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản
3.1 Khái niệm về vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư theo nghĩa rộng là quá trình bỏ vốn bao gồm cả tiền, tài sản, để đạt được mục tiêu nhất định nào đó, trong đó có mục tiêu kinh tế.
Trong hoạt động kinh tế, đầu tư có thể biểu hiện cụ thể hơn và mang bản chất kinh tế, đó là hoạt động đầu tư nhằm mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận là một tiêu chuẩn cơ bản và chủ yếu của hoạt động đầu tư. ở đây hoàn toàn không có khái niệm đầu tư không nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Vốn đầu tư phát triển là những chi phí bỏ ra làm tăng tài sản cố định, tài sản lưu động, tài sản trí tuệ, nguồn nhân lực, nâng cao mức sống dân cư và là mặt bằng dân trí, bảo vệ môi trường sinh thái trong một thời gian nhất định.
Trong các khoản mục vốn đầu tư phát triển thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản là bộ phận quan trọng và chiếm tỷ lệ lớn nhất. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là những chi phí bằng tiền dùng cho việc xây dựng mới, mở rộng, xây lại và khôi phục tài sản cố định trong nền kinh tế.
Dựa trên quan điểm của quá trình tái sản xuất mở rộng, khái niệm đầu tư có thể hiểu là quá trình chuyển hoá vốn thành các yếu tố cần thiết cho việc tạo ra năng lực sản xuất và các yếu tố cơ bản, tiên quyết cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh. Đầu tư là hoạt động mang tính thường xuyên, của tất cả các quốc gia và là nền tảng của sự phát triển.
Hoạt động đầu tư phải nhằm tạo ra năng lực sản xuất cao hơn, có thể được thực hiện thông qua nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước, trong đó đặc biệt phải lưu ý là nguồn vốn tích luỹ trong nước của quá trình phát triển kinh tế – xã hội.
Hiện tại, chúng tôi đang cung cấp dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, dịch vụ viết tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp, dịch vụ chạy SPSS,… chuyên nghiệp nhất thị trường. Nếu bạn không có thời gian hoàn thành bài luận, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!
Trong giai đoạn hiện nay, nhiều quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển đang đứng trước những thiếu hụt về vốn cho đầu tư phát triển, do chưa có tích luỹ hoặc mức độ tích luỹ thấp. Nước ta đang ở thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, nhu cầu vốn rất lớn, nhất là vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, nhưng vốn trong nước còn hạn hẹp nên phải huy động và đa dạng hóa các nguồn vốn, đặt biệt là bổ sung nguồn vốn từ bên ngoài cho nhu cầu đầu tư phát triển.
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về đầu tư xây dựng cơ bản. Theo Trường Đại học Kiến trúc: “Đầu tư cơ bản là hoạt động đầu tư để tạo ra các tài sản cố định đưa vào hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội nhằm thu được lợi ích dưới hình thức khác nhau. Hoạt động đầu tư cơ bản thực hiện bằng cách tiến hành xây dựng mới các tài sản cố định được gọi là đầu tư xây dựng cơ bản” [34, tr.10].
Đầu tư cơ bản là hoạt động đầu tư để tạo ra các tài sản cố định đưa vào hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế xã hội nhằm thu được lợi ích dưới các hình thức khác nhau. Hoạt động đầu tư xây dựng thực hiện bằng cách tiến hành xây dựng các tài sản cố định được gọi là đầu tư xây dựng cơ bản.
Xây dựng cơ bản chỉ là một khâu trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, là các hoạt động cụ thể để tạo ra tài sản cố định như: Khảo sát, thiết kế, xây dựng, lắp đặt… [9, tr.4].
Đầu tư xây dựng cơ bản là hình thức đầu tư chủ yếu và phổ biến nhất. Người có vốn đầu tư xây dựng cơ bản gắn liền với hoạt động kinh tế của quá trình đầu tư nhằm góp phần và nâng cao năng lực sản xuất hiện có, tạo ra năng lực sản xuất mới cho các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm sinh lợi.
Đầu tư xây dựng cơ bản, đó là việc bỏ vốn vào việc xây dựng, mua sắm tài sản cố định trong lĩnh vực sản xuất (nhà xưởng, thiết bị, máy móc) và trong lĩnh ực không sản xuất vật chất (nhà ở, bệnh viện, trường học…) và trong lĩnh vực thuộc cơ sở hạ tầng (cầu đường, bến cảng, sân bay). Đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm cả việc xây dựng các xí nghiệp, công trình sẵn có (không kể các chi phí sửa chữa, kể cả sửa chữa lớn tài sản cố định). Đầu tư xây dựng cơ bản là yếu tố quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất mở rộng, phát triển khoa học – kỹ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống, vật chất tinh thần và văn hoá của nhân dân.
Đầu tư vào các hoạt động kinh tế luôn phải tuân thủ tính hiệu quả theo những mục tiêu kinh tế – xã hội nhất định. Chính vì vậy, các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực này phải vạch ra được các mục tiêu cụ thể trong khoảng thời gian, không gian trên cơ sở phân tích, tính toán một cách khoa học, chặt chẽ nhằm đảm bảo hoạt động đầu tư mang lại hiệu quả ngày càng cao. Bởi vì đầu tư xây dựng cơ bản là một quá trình lâu dài, đòi hỏi nhiều vốn, thời gian và phụ thuộc vào nhiều nhân tố khách quan và chủ quan khác nhau, do vậy việc tuân thủ theo đúng qui trình, trình tự là yếu tố bắt buộc. Thông thường trình tự đầu tư bao gồm ba giai đoạn cơ bản: Chuẩn bị đầu tư; thực hiện đầu tư, kết thúc xây dựng, nghiệm thu công trình và đưa vào sử dụng, khai thác. Vì vậy, việc thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản đầy đủ và nghiêm túc các trình tự xây dựng cơ bản có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản của việc thực hiện đầu tư.
3.2 Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với phát triển kinh tế – xã hội
Đầu tư xây dựng cơ bản có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế của tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nước ta đang trong thời kỳ CNH, HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, công tác đầu tư xây dựng cơ bản có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước đã đề ra, nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các tài nguyên khoáng sản, lao động, đất đai, vốn và các nguồn lực khác trong xã hội, đồng thời phải bảo vệ và phát triển môi trường sinh thái để tăng cường cơ sở vật chất cho sự phát triển bền vững.
Hoạt động đầu tư đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, phù hợp từng thời kỳ phát triển, bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế chung, tăng nhanh tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân và phát triển kinh tế – xã hội.
Đầu tư xây dựng cơ bản là một trong những nhân tố cơ bản tạo nên lực lượng sản xuất ngày càng có trình độ cao hơn. Tất cả các ngành kinh tế chỉ có thể tăng trưởng nhanh, nếu có đầu tư xây dựng cơ bản, đổi mới kỹ thuật và công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nhờ có đầu tư xây dựng cơ bản mà ngày càng có nhiều các công trình văn hoá, giáo dục, y tế, nhà ở để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Nhờ có các nguồn vốn đó (đặc biệt là nguồn vốn trong nước), mà quy mô đầu tư cho các ngành, lĩnh vực, các vùng, đặc biệt các vùng khó khăn đều được tăng. Nhiều công trình kết cấu hạ tầng đã được hoàn thành và đang triển khai.
Vai trò của đầu tư thông qua chính sách đầu tư đúng đắn có ý nghĩa quan trọng, không ngừng góp phần mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất, phát triển kinh tế – xã hội có hiệu quả mà còn khuyến khích đầu tư phát triển từ các thành phần kinh tế, từ đó làm cho nền kinh tế phát triển có hiệu quả cao hơn.
Với một nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường, vai trò của đầu tư càng có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường nhờ đó làm cho đầu tư ngày càng có hiệu quả hơn. Đối với nước ta hiện nay, chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì vai trò quản lý điều hành của Nhà nước về đầu tư phải phù hợp với quy luật khách quan của cơ chế thị trường. Nhà nước thể hiện vai trò quản lý của mình bằng việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư phù hợp với từng giai đoạn phát triển và mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đã đặt ra, để mục tiêu xây dựng đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.
Trong xu thế của hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thì sản phẩm của đầu tư xây dựng cơ bản cũng có vai trò lớn về mặt kiến trúc, khoa học, văn hoá dân tộc, nghệ thuật, an ninh và quốc phòng.
4. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng cơ bản
Sản phẩm xây dựng cơ bản mang tính đặc biệt và tổng hợp. Theo Đại từ điển kinh tế thị trường: “Xây dựng cơ bản là chỉ việc tái sản xuất tài sản cố định, bao gồm mở rộng tái sản xuất đơn giản sắp xếp lại hoàn toàn”. Đó là những công trình xây dựng như nhà máy, các công trình công cộng, nhà ở, trụ sở, cầu, cống, cảng, sân bay…
Các sản phẩm này được sản xuất không theo một dây chuyền nhất định và hàng loạt, mà từng công trình đều có những kiểu riêng, nét riêng. Ngay trong một công trình cụ thể, tính chất kết cấu, kiểu dáng của từng khu vực cũng khác nhau. Do vậy, các sản phẩm của đầu tư xây dựng cơ bản thường không có tính chất liên tục trong quá trình sản xuất.
Sản phẩm của đầu tư xây dựng cơ bản phải trải qua một thời gian dài mới có thể đưa vào sản xuất hoặc sử dụng. Bên cạnh đó, địa điểm xây dựng các công trình đồng thời cũng là nơi tiêu thụ các nguyên nhiên liệu, các vật liệu, bán thành phẩm, vì vậy nó thường hay bị thay đổi phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên hoặc giá cả của các loại đầu vào đó.
Đó chưa kể đến nguyên nhân chủ quan của các chủ đầu tư là hay thay đổi thiết kế. Ví dụ mưa bão, tắc đường không vận chuyển vật liệu vào công trình, công nhân chờ việc, dẫn đến chi phí tăng. Sản phẩm xây dựng cơ bản gắn chặt với đất đai nơi sản xuất và sử dụng.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thường lớn, thời gian sử dụng cũng như thời gian từ khởi công cho đến khi hoàn thành thường rất dài. Do vậy, khi tiến hành xây dựng một công trình, đặc biệt là các công trình liên quan nhiều đến kinh tế – xã hội, môi trường cần phải hết sức cẩn thận, có luận chứng khoa học, có tính đến dài hạn, từ khi lập dự án tiền khả thi, khả thi, chọn địa điểm xây dựng, thiết kế công trình, tổ chức thi công, lựa chọn đội ngũ cán bộ, công nhân, tránh tình trạng sửa chữa, bổ sung thiết kế, phá đi, làm lại, di chuyển dự án, gây thiệt hại, lãng phí làm chậm tiến độ sử dụng các công trình, đó là độ trễ trong đầu tư.
Sản phẩm xây dựng cơ bản không chỉ thuần tuý mang tính kinh tế – kỹ thuật, mà còn có ý nghĩa nhân văn, kiến trúc, mang màu sắc văn hoá, dân tộc nơi công trình đó được xây dựng. Do vậy, khi thiết kế, hoàn thành các sản phẩm này phải phản ánh trình độ phát triển khoa học – kỹ thuật, trình độ kinh tế và trình độ văn hoá kỹ thuật phù hợp với từng giai đoạn phát triển của một đất nước.
Xây dựng cơ bản là quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản mang tính không ổn định do thiết kế thay đổi, địa điểm xây dựng công trình luôn thay đổi (xây dựng ở nhiều vị trí khác nhau ngay tại cùng một công trình).
Sản phẩm xây dựng thường đứng im trong quá trình sản xuất, còn con người, máy móc, thiết bị lại luôn di chuyển, nguyên vật liệu nhiều, khối lượng lớn, nhu cầu vận chuyển nhiều dẫn đến chi phí cao, đặc biệt một số sản phẩm siêu trường, siêu trọng nên càng làm tăng khó khăn và chi phí. Chu kỳ sản xuất và chi phí xây dựng cơ bản cao. Nhiều công trình xây dựng cơ bản lớn thường có nhiều đơn vị tham gia, do vậy việc phối hợp chặt chẽ để đảm bảo tiến độ, chất lượng, thời gian luôn là một vấn đề không đơn giản. Do vậy, các nhà thầu phải hiểu và nắm chắc tổng dự toán, dự toán các hạng mục công trình và thường xuyên trong quá trình thi công.
Trong xây dựng cơ bản, vấn đề không tính hết và đầy đủ, trong đó phải kể đến các nhà máy sản xuất, là ảnh hưởng của công trình đó đến môi trường, sản xuất và cư trú của dân cư.
Khi xây dựng nhà máy, đã không tính đến ảnh hưởng của môi trường như nhà máy hoá chất, nhà máy sản xuất mỳ chính… Hoặc không tính đến độ vĩnh cửu của các công trình xây dựng, hoặc mỹ thuật, nên khi hoàn thành thì nhiều công trình còn gây cảm giác khó chịu, gây mất mỹ quan, thuần phong mỹ tục của đất nước, dân tộc.
Chúc bạn học tập tốt hơn với bài viết “Cơ sở lý luận về hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản”.
Xem thêm các bài viết khác:
Các tìm kiếm liên quan: vốn là gì, khái niệm vốn là gì, nguồn vốn là gì, tổng nguồn vốn là gì, tiền vốn là gì, tích lũy vốn là gì
Toefl Là Gì? Bài Thi Toefl Ibt Gồm Những Gì?
TOEFL ( Test Of English as a Foreign L anguage) là bài thi được tiêu chuẩn hóa nhằm đánh giá khả năng thông thạo của người học và người sử dụng tiếng Anh (Mỹ). Bài kiểm tra này bao gồm các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết
TOEFL đánh giá kĩ năng hiểu và sử dụng tiếng Anh chuẩn Mỹ của một người có đạt đến trình độ có thể sử dụng ở bậc đại học. Điểm TOEFL quy định là một trong những yêu cầu để xét chấp nhận cho học viên nước ngoài vào học tại hầu hết các trường đại học và cao đẳng ở Mỹ. Ngoài ra, các tổ chức như cơ quan chính phủ, cơ quan cấp giấy phép, doanh nghiệp, hoặc học bổng chương trình có thể yêu cầu chứng chỉ này để cử học viên đi du học hay đề bạt.
Điểm số TOEFL có giá trị trong 2 năm.
Bài thi TOEFL là thương hiệu bản quyền của Cơ quan khảo thí giáo dục (Mỹ) (Educational Testing Service – ETS) và được tổ chức trên toàn thế giới. Bài thi lần đầu được tổ chức vào năm 1964 và cho đến nay đã có hơn 25 triệu thí sinh dự thi.
Thí sinh được báo một mức điểm tương ứng với trình độ thông thạo tiếng Anh của họ và không có khái niệm đỗ hoặc trượt. Tuy vậy, những trường hợp cần kết quả TOEFL sẽ yêu cầu phải đạt một mức điểm nào đó, và điểm càng cao hơn mức sàn càng mang lại cơ hội lớn hơn cho người ứng thí.
Đây là bài thi TOEFL thế hệ mới, sử dụng Internet để chuyển đề thi từ ETS về đến trung tâm tổ chức thi. Kể từ khi được giới thiệu vào cuối năm 2005, TOEFL iBT đang từng bước thay thế hoàn toàn dạng thi trên giấy (PBT) và dạng thi trên máy tính (CBT). Kì thi đã được tổ chức ở các quốc gia Mỹ, Canada, Pháp, Đức và Ý vào năm 2005 và các quốc gia khác vào năm 2006.
Bài thi TOEFL kéo dài trong 4 giờ và gồm có 4 phần, đòi hỏi thí sinh phải sử dụng thành thạo 4 kĩ năng. Nội dung của bài thi tập trung vào việc sử dụng tiếng Anh trong môi trường đại học hoặc cao học. Trong khi làm bài thí sinh có thể ghi chú.
1. Đọc: Có hai hình thức là dài (long form) và ngắn (short form).
Ở dạng dài, thí sinh sẽ trả lời câu hỏi về 4 bài đọc trích từ các sách giáo trình của trường đại học hoặc cao đẳng ở Bắc Mỹ. Ở dạng ngắn, thí sinh phải trả lời câu hỏi về 3 bài đọc cũng có độ dài từ 700-750 từ nhưng với thời gian ngắn hơn là 60 phút (so với 80 phút của dạng dài). Trong 4 bài đọc của dạng dài thì sẽ có 1 bài không được chấm điểm (Thí sinh sẽ không biết là bài nào trong 4 bài). Thí sinh có thể quay lại thay đổi đáp án của câu hỏi trước đó.
2. Nghe: Khoảng 34-50 câu hỏi, kéo dài từ 60-90 phút.
Nội dung các bài nghe lấy trong bối cảnh của một trường đại học hay cao đẳng ở một nước nói tiếng Anh.
3. Nói: Gồm 6 bài nói.
4 bài nói tiếp theo là bài nói tích hợp (Integrated Task). Bài nói số 3 và số 4 thí sinh sẽ được đọc 1 bài đọc ngắn, sau đó sẽ được nghe 1 đoạn hội thoại (số 3) hoặc 1 bài giảng (số 4), cuối cùng sẽ phải trả lời dựa trên nội dung cả 2 phần.
Thí sinh sẽ được đánh giá về khả năng tổng hợp và truyền đạt thông tin từ các tài liệu. Ờ phần này, thí sinh có 60 giây để nói.
4. Viết: Gồm 2 bài viết.
Bài thứ nhất là dạng Integrated Task. Thí sinh phải đọc một đoạn văn sau đó nghe một bài thuyết giảng rồi tóm tắt lại và nêu mối quan hệ giữa đoạn văn và bài thuyết giảng. Bài viết phải tối thiểu từ 150-225 từ. Thí sinh có 20 phút để viết.
Bài thứ hai là dạng Independant Task về một đề tài trong xã hội. Bài viết phải tối thiểu từ 300-350 từ. Thí sinh có 30 phút để viết.
– Thang điểm cho một bài thi TOEFL iBT là 0 – 120 điểm.
– Mỗi phần: Nghe, Nói, Đọc, Viết có thang điểm từ 0 – 30 điểm. Tổng điểm của cả 4 phần sẽ là điểm của bài thi.
– Đầu tiên, phần Nói sẽ có thang điểm 0 -4 điểm, phần Viết có thang điểm 0 – 5 điểm. Sau đó sẽ được chuyển qua thang điểm 0 – 30 điểm để tính tổng điểm cho bài thi.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Vốn Bt Là Gì? Hợp Đồng Vốn Bt Là Gì? Quy Định trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!