Cập nhật nội dung chi tiết về Wibu Là Gì? Vì Sao Mọi Người Lại Gay Gắt Với Wibu Như Thế? mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Wibu là một thuật ngữ được sử dụng khá rộng rãi bởi cộng đồng mạng Việt Nam sử dụng rất nhiều, vậy ỹ nghĩa thật sự của thuật ngữ này là gì?
Wibu là một cách đọc của cộng đồng Việt Nam theo tiếng Việt dành cho từ gốc là Weeaboo? Vật Weeaboo là gì? đây là một từ lóng khá phổ biến được sử dụng nhiều trên Internet, từ ngữ Weeaboo xuất hiện lần đầu tiên trên diễn đàn 4chan và dùng để thay thế cho Wapanese.
1.Thuật ngữ Weeaboo ra đời từ đâu?
Wapanese – hay Người Nhật Da Trắng – là một thuật ngữ xuất hiện từ năm 2002 và bắt đầu phổ biến với cộng đồng từ 2005, được hình thành bởi hai từ là “wannabe” và “white”. Thuật ngữ này ra đời để mô tả một người da trắng bị ám ảnh bởi văn hóa Nhật Bản, thường sẽ là Manga, Anime và H**tai
Thuật ngữ Weeaboo càng ngày càng nổi tiếng thì từ điển Urban (2005-2015) cũng đã có những định nghĩa chi tiết hơn về thuật ngữ này. Tuy nhiên định nghĩa này lại không hề mang hàm ý nặng nề như lúc mà nó được sử dụng bởi cộng đồng lúc trước nữa
Nguồn ảnh: Internet
Thật ngữ này ám chỉ việc một người bị ám ảnh bởi nền văn hóa Nhật Bản đến mức coi trọng nền văn hóa Nhật hơn cả nền văn hóa bản xứ và các nền văn hóa khác.
Thể hiện “nỗi ám ảnh” với Manga, Anime và những văn hóa tiếp biến từ nền văn hóa Nhật Bản.
Sử dụng những từ ngữ tiếng Nhật như là câu nói cửa miệng của mình. Thậm chí những từ tiếng Nhật còn bị họ sử dụng sai.
Phần lớn những người này biết đến nước Nhật và tiếng Nhật dựa vào Anime và Manga.
Sau rất nhiều những tranh luận của những thành viên trên 4chan thì vào năm 2012, Jennifer McGee đã cắt nghĩa của từ Weeaboo như sau:
Weeaboo được hiểu đơn giản là để mô tả một người phương Tây có một sự hâm mộ cuồng nhiệt đến quá mức nền văn hóa của Nhật Bản. Những người hâm mộ này đã phá vỡ khá nhiều những ranh giới của xã hội (ở đây có nghxi là họ đã lạm dụng quá nhiều từ ngữ Nhật một cách vô tôi vạ). Thuật ngữ này cũng dùng để phân biệt những người hâm mộ “thông thờ” và những người hâm mộ “cuồng” một cách quá mức.
McGee gọi Weeaboo là những kẻ “hambeast” – từ ám chỉ sự “thừa cân”. Ở phương Tây việc béo phì (hay thừa cân) bị mọi người chán ghét vì nó thể hiện sự thiếu kiểm soát.
2. Liệu Weeaboo có được xem giống như Otaku?
Nguồn ảnh: Internet
Thuật ngữ Weeaboo ra đời cũng đã khiến cho rất nhiều cuộc tranh cãi nổ ra, với nội dung rằng liệu Weeaboo liệu có ý nghĩa tương tự như thuật ngữ Otaku (những người cũng chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Nhật Bản) hay không?
Trên trang Crunchyroll thì Frog-kun cũng đã từng có phát biểu rằng thuật ngữ weeaboo giống như để ám chỉ một Otaku bị cản trở bởi sự chiếm dụng về văn hóa. Theo đó thì một vài người phương Tây đã nghĩ rằng Otaku là từ chỉ có thể dùng để mô tả một người Nhật Bản cuồng nhiệt với chính nền văn hóa của đất nước mình. Anime News cũng từng đưa ra những sự khác biệt giữa cả thuật ngữ này, và khẳng định rằng họ không hề xấu bởi việc họ dành tình cảm của mình cho văn hóa Nhật Bản. Sevakis Justin đã chỉ ra rằng một người sẽ trở thành một weeaboo khi họ bắt đầu thực hiện những hành vi đáng ghé, chưa chín chắn và có thể họ không thực sự là một người quan tâm đến văn hóa Nhật Bản như nhừng gì mà họ đã nói.
Trang Rocket News 24 cũng đã từng thực hiện các cuộc phỏng vấn với người dân Nhật Bản về suy nghĩ của họ về Weeaboo, và đã có một nhất trí chung giữa họ rằng một người nước ngoài quan tâm đến văn hóa của Nhật Bản đều là một điều tốt.
3. Có phải cộng đồng Việt Nam hiện đang sử dụng sai thuật ngữ Weeaboo?
Nguồn ảnh: Internet
Đối với cộng đồng Việt Nam thì bất kể một người nào, chỉ cần quá cuồng Anime, Manga hay văn hóa Nhật Bản đều bị cho là Wibu, Wibu là thuật ngữ được phiên âm lại theo tiếng Việt. Thuật ngữ Wibu ở Việt Nam không giống với thuật ngữ Weeaboo gốc khi nó mang tính miệt thị nặng nề đối với những người hâm mộ văn hóa Nhật Bản theo kiểu: “trẻ trâu cào phím”, “tự nhận mình là Otaku”, “cuồng quá hóa chaos”,…mà không biết rằng thuật ngữ weeaboo thực chất chỉ dùng để ám chỉ những người phương Tây, và điểm xuất phát của thuật ngữ này của chỉ dùng để ám chí những “người Nhật da trắng”. Còn Wibu của Việt Nam thì lại mang ý nghĩa là “người Nhật da vàng”, và trên hết là người Việt đã sử dung sai thuật ngữ này về hình thức nhưng vẫn đúng về bản chất. Điều này có nghĩa là sao?
Thuật ngữ Weeaboo nhằm ám chỉ những người phương Tây, và khi được sử dụng rộng rãi, hầu hết mọi người đều quên mất điểm xuất phát này.
Về mặt bản chất thì Weeaboo mỉa mai những thành phần quá khích.
Trong thời điểm hiện tại thì thuật ngữ Wibu lại được sử dụng vô cùng rộng rãi tại Việt Nam, tuy nhiên cộng đồng mạng Việt Nam lại không hiểu rõ được bả chấn của thuật ngữ này và quá trình ra đời của thuật ngữ Weeaboo nên hiện mọi người vẫn sử dụng thuật ngữ này một cách vô tội vạ.
4. Vậy thuật ngữ Wibu có phải là sai?
Nếu xét theo một khía cạnh khác thì thuật ngữ Wibu có thể được xem là một thuật ngữ được sáng tạo bởi cộng đồng Việt Nam và phạm vi mà thuật ngữ này áp dụng chỉ nằm trong phạm vi của Việt Nam mà thôi, tuy nhiên ý nghĩa của nó vẫn không thay đổi. Chính vì thế mà chúng ta có thể tạm thời định nghĩa Wibu như sau:
Nguồn ảnh: Internet
Wibu là một thuật ngữ được cộng đồng Việt Nam sáng tạo ra, nhằm ám chỉ những người hâm mộ Anime, Manga tại Việt Nam một cách quá cuồng nhiệt, hoặc là những người chẳng biết gì về văn hóa Nhật Bản và tự nhận mình là một người am hiểu và thường thích thể hiện. Đây là một thuật ngữ mang tính mỉa mai và tiêu cực.
Nguồn ảnh: Internet Theo Dai Nguyen – Manganetworks
Wibu (Weeaboo) Là Gì? Tại Sao Nhiều Người Lại Ghét Wibu?
Đây cũng là câu hỏi của rất nhiều người đúng không nào. Bạn có thể nghe thấy từ “Wibu” hàng ngày, từ đi học cho tới đi chơi, lên mạng xã hội cũng không thiếu.
Wibu là cách phiên âm theo kiểu tiếng Việt, từ nguyên gốc của nó là Weeaboo. Wibu và Weeaboo khác ở chỗ: Weeaboo thường được các nước phương Tây dùng để chỉ những người da trắng Nhật Bản, còn Wibu chỉ dùng trong giới hạn đất nước Việt Nam thôi.
Cho dù mang hàm nghĩa nào thì Wibu được sử dụng ở Việt Nam như một từ để mỉa mai, châm chọc tiêu cực đúng như nghĩa đen của nó.
Wibu dùng để nói về những thanh niên cuồng văn hóa Nhật một cách không bình thường, quá đà. Ngoài ra còn để chỉ những người Việt Nam chẳng hiểu biết gì về Nhật Bản ngoài anime và manga nhưng luôn nghĩ rằng mình “cái gì cũng biết”, thích thể hiện và khoe mẽ với mọi người.
Cụ thể hơn, Wibu nhiều lúc “chém” tiếng Nhật như người bản địa cho dù phát âm sai bét, sai hết. Đôi khi họ còn dùng ngôn ngữ Nhật như tiếng mẹ đẻ khi giao tiếp bình thường, một từ tiếng Việt thêm hai từ tiếng Nhật nghe cho oách.
Thực ra bị gọi là “Wibu” không có gì là xấu xa. Hiện nay với tần suất sử dụng quá nhiều, hiểu sai nghĩa nên rất nhiều người sử dụng sai nghĩa một cách lạm dụng từ “Wibu”.
Mỗi khi có ai làm một hành động ngốc nghếch không bình thường, liền bị gán với cái tên “đồ wibu”. Thậm chí quá đà hơn đến nỗi xem JAV cũng bị gọi là “Wibu”.
Wibu vốn có nghĩa chỉ một cộng đồng người riêng trong xã hội. Bây giờ ra đường ai cũng có thể bị gọi là wibu, một cách mỉa mai và châm chọc.
Wibu bắt nguồn từ đâu?
Từ “weeaboo” được tìm hiểu là đã xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ 21 và bắt đầu lan rộng ra vào năm 2005. Trong bộ truyện tranh Perry Bible Fellowship của tác giả Nicholas Gurewitch, cụm từ này đã được giới thiệu và ra mắt bạn đọc từ đó.
Weeaboo đúng ra phải là Wapanese, được ghép bởi hai từ “wannabe” và “white”. Do được sử dụng rộng rãi, ban điều hành của diễn đàn vô cùng lớn 4chan đã tung ra một lời khẳng định đanh thép: đổi thuật ngữ Wapanese thành Weeaboo cho dễ đọc.
Dù là hậu bối nhưng Weeaboo đã nhanh chóng soán ngôi tiền bối Wapanese. Weeaboo là từ trở nên phổ biến hơn, ám chỉ những kẻ hành động một cách khó chịu của nhóm người kiểu này.
Cho tới khi weeaboo trở nên ngày càng phổ biến và nhiều người sử dụng hơn thì trong một cuốn từ điển Urban Dictionary đã định nghĩa lại một cách chi tiết hơn về cụm từ này.
Nói về những người có xu hướng quá hâm mộ văn hóa Nhật Bản, coi trọng Nhật hơn tất thảy các nước khác. Trong mắt họ, Nhật Bản là muôn năm, Nhật Bản số 1.
Thể hiện sự cuồng tín đối với Anime hay Manga, đôi khi suy diễn và hành động lung tung sao cho giống nhân vật trong truyện một cách kỳ lạ.
Dùng tiếng Nhật quen mồm, lúc nào cũng chêm vào một vài từ tiếng Nhật cho dù sử dụng sai cách.
Chỉ biết tới Nhật Bản bằng Anime, Manga, JAV.
Sau rất nhiều tranh cãi xung quanh định nghĩa của từ weeaboo, năm 2012 đã có một người cắt nghĩa weeaboo một cách hợp lý và thuyết phục:
Weeaboo được dùng để nói một người yêu thích tới quá mức văn hóa Nhật Bản. Họ cố lờ đi những ranh giới xã hội (lạm dụng tiếng Nhật không cần thiết, chê bai mọi thứ và chỉ đề cao nước Nhật,…) khiến người khác khó chịu.
Có rất nhiều người còn tự hào rằng mình là một Weeaboo chính hiệu, sẵn sàng chỉ trích hoặc xúc phạm những ai có ý định “cà khịa” họ. Dù sao thì mỗi người một tính cách, một thế giới, xung đột là điều không thể tránh khỏi.
Xem Thêm: Cà khịa là gì? Cà khịa như thế nào cho đối phương phải rơi nước mắt
Sự khác nhau giữa Wibu và Otaku
Đây là một điều khiến những Otaku chân chính vô cùng khó chịu. Bản thân là một Otaku nhưng cứ bị gọi là Wibu (Weeaboo) mới bực mình làm sao.
Wibu hay Weeaboo được áp dụng trong phạm vi bên ngoài nước Nhật. Otaku là khái niệm chỉ nằm trong đất nước Nhật Bản, nhiều người bản địa còn coi Otaku giống như một văn hóa của họ.
Otaku là từ dùng để chỉ một người Nhật Bản đam mê đọc truyện tranh (manga) và xem hoạt hình (anime). Sở thích của họ là tìm hiểu, sưu tập tranh ảnh, đọc manga xem anime thâu đêm suốt sáng.
Nếu hỏi về chuyên mục truyện tranh với Otaku, bạn có thể nói chuyện cả ngày. Không chỉ là đọc truyện tranh, họ còn thích tìm hiểu sâu thêm về các nhân vật.
Thậm chí một vài Otaku còn bị “ngáo” truyện tranh, họ “nhập vai” vào các đoạn trong truyện rồi đem ra ngoài đời và hành động và nói chuyện y như thật. Thành ra có những lúc họ bị coi như Weeaboo cho dù là một Otaku chân chính, điều đó gây ảnh hưởng cộng đồng Otaku.
Ranh giới giữa Weeaboo và Otaku khá mong manh. Bạn có thể phân biệt một cách thực dụng rằng Otaku là những người có hành động được kiểm soát hơn Weeaboo.
Đại khái thì Otaku nói về đối tượng đam mê truyện tranh, họ là người Nhật Bản, yêu và tôn trọng nền văn hóa đất nước Nhật Bản của mình. Một Otaku bị hâm, đem câu chuyện trong tờ giấy ra ngoài đời và cứ nghĩ là thật thì sẽ coi là Weeaboo.
Xem Thêm: Meme là gì? Làm thế nào để tạo ra một meme nổi tiếng
Vì sao Wibu lại bị nhiều người ghét?
Đối với riêng trong phạm vi Việt Nam bất kể là ai, nếu như suốt ngày cắm mặt vào Anime, Manga hay các thứ thuộc về Nhật Bản nói chung thì đều bị gán với cái danh Wibu.
Ý nghĩa của từ Wibu (Weeaboo) ở Việt Nam không giống với từ gốc khi nó mang hàm ý mỉa mai, coi thường kiểu “anh hùng bàn phím”, “Otaku tự xưng”,… Thực chất Weeaboo dùng để nói về người phương Tây, chỉ “người Nhật da trắng”.
Wibu Việt Nam lại mang ý nghĩa “người Nhật da vàng”. Hầu như chúng ta cũng đều dùng sai nghĩa hết, ít ra về bản chất thì vẫn đúng.
Cộng đồng mạng chúng ta do chưa hiểu được thuật ngữ này rõ ràng cũng như hoàn cảnh ra đời của nó, lan truyền sai hướng và sử dụng vô tội vạ. Điều đó cũng ảnh hưởng tới những “wibu chân chính”. Cứ “wibu” là đáng ghét rồi.
Wibu không chỉ bị kỳ thị ở Việt Nam mà ở đâu cũng thế. Wibu là những người trẻ tuổi còn non kém. Thế giới của họ là manga, anime theo kiểu “ảo tưởng sức mạnh”, muốn thể hiện bản thân cho người khác trầm trồ.
Đặc biệt hơn, rất nhiều thành phần wibu lúc nào cũng nghĩ mình “thượng đẳng”. Nếu như không chung sở thích hay đề tài mà họ nói chuyện, wibu sẵn sàng chê bai và nói mình “hạ đẳng”.
Chỉ cần bạn có động chạm gì đấy như phê bình, chê anime hoặc manga không hay là y như rằng bạn đã triệu hồi rất nhiều chiến binh wibu dạy cho bài học. Không quan tâm đúng hay sai, cứ chê bai là ăn chửi.
Nói một cách hài hước hơn, wibu là fanclub của những người “phát cuồng vì nước Nhật Bản”. Họ yêu Nhật tới nỗi hành vi không kiểm soát nổi, suy nghĩ hành động khiến người khác phải đặt dấu chấm hỏi vì sự tiêu cực và phiền nhiễu.
Hội Wibu đôi khi còn tấn công, ảnh hưởng tinh thần của tác giả anime, manga nào đó khiến họ không hài lòng. Tác giả của truyện tranh Tite Kubo phải đóng cửa mạng xã hội sau khi bị chửi quá nhiều vì không làm đúng theo yêu cầu đề nghị của fan.
Wibu sống theo tiêu chuẩn kép, hành động không bình thường là vậy nhưng vẫn muốn xã hội nhìn nhận và nghĩ rằng wibu là tích cực và không ảnh hưởng gì. Họ chẳng quan tâm rằng những hành vi thiếu kiểm soát ấy khiến ai cũng lắc đầu và còn chỉ trích mạnh hơn cộng đồng Wibu.
Wibu có thể coi là một dạng lỗi của Otaku. Thường thì các giai đoạn phát triển của một Wibu sẽ thường có công thức như sau.
Lúc đầu không để avatar hoạt hình, sau khi đọc qua một vài manga anime sẽ bắt đầu tới lúc tiến hóa. Dần dần để avatar hoạt hình, tự xưng Wibu và nghĩ mình hiểu biết về manga anime. Cuối cùng nâng cấp level cao hơn là Otaku tự xưng, bắt đầu đi miệt thị mỉa mai những ai là Wibu. Về căn bản thì họ vẫn là Wibu, nhưng trong đầu họ nghĩ mình là Otaku.
Wibu luôn tự giải thích cho những hành động kỳ lạ là sống thật với bản thân, chẳng làm ảnh hưởng đến ai. Wibu thì cũng có wibu this wibu that, chúng tôi đâu có giống như wibu ngoài kia.
Không biết rằng những điều đó có làm ảnh hưởng tới quyết định và tính cách của Bin Laden hay không. Chỉ biết rằng ông cũng có điểm chung với Wibu là hành động không bình thường, cuồng anime quá mức.
Wibu Là Gì? Bạn Có Phải Là Wibu?
“Nước Nhật sạch sẽ, không khí trong lành lắm.” – “Bạn là wibu à?; “Món Nhật ngon thật mà còn tốt cho sức khỏe.” – “Cậu là wibu ư?”; “Nhật Bản thì…” – “Wibu sao?”,… Đôi khi, bất kỳ lúc nào có ai đó khen ngợi nước Nhật, người đó sẽ dễ bị gán cho cái mác “wibu” với ý mỉa mai. Thế nhưng bạn đã thực sự hiểu đúng về định nghĩa này?
Định nghĩa đúng của wibu
Theo từ điển Urban Dictionary, wibu (hay weeaboo) là một thuật ngữ mang thái độ tiêu cực, dùng để chỉ những ai bị ám ảnh, phát cuồng quá mức đối với văn hóa Nhật Bản đến độ gây phiền cho người khác. Hầu hết các wibu đều không tự nhận thức được mức độ cuồng của bản thân. Một biểu hiện khác của wibu là có mong muốn được trở thành người Nhật.
Ngày nay, wibu còn dùng để ám chỉ những kẻ không hiểu rõ về Nhật hay văn hóa Nhật nhưng rất thích ra vẻ, thể hiện.
Wibu xuất phát từ đâu?
Chính xác thì ban đầu, thuật ngữ “weeaboo” là tiếng lóng dùng để chỉ những người phương Tây bị ám ảnh bởi văn hóa Nhật, xem nền văn hóa này vượt trội hơn so với văn hóa quốc gia và các nền văn hóa khác. Tiền thân của weeaboo là Wapanese, là từ được kết hợp từ white (trắng/da trắng) hoặc wannabe (muốn trở thành) và Japanese (thuộc về Nhật Bản).
Xuất hiện nhiều trên trang web 4chan vào đầu những năm 2000, Wapanese mang ý nghĩa miệt thị những người da trắng phát cuồng mọi thứ về văn hóa Nhật Bản. Khi weeaboo du nhập vào Việt Nam, từ này bị biến thể thành wibu (phát âm của weeaboo).
Wibu và Otaku có giống nhau?
Thực ra, hai khái niệm “wibu” và “otaku” vẫn còn bị số đông nhầm lẫn. Do sự phát triển vượt bậc của văn hóa 2D Nhật Bản (anime, manga…) khiến nhiều người lầm tưởng rằng đó là đại diện của văn hóa Nhật và rồi gộp chung những người thích anime, manga vào thành một từ “wibu.”
Tuy nhiên, “wibu” là một từ mà người nước ngoài dùng để chỉ những người cuồng tất cả mọi thứ về Nhật còn “otaku” thì lại khác. Nghĩa gốc của “otaku” có thể hiểu đơn giản là “ngôi nhà”, dùng để chỉ những người quá đam mê cái gì đó đến độ không rời khỏi nhà trừ khi thực sự cần thiết. Trong đó, ví dụ điển hình nhất là những người trẻ đam mê thế giới ảo của game, anime và manga đến mức chỉ ru rú trong nhà, nên dần dà, từ “otaku” được dùng riêng để chỉ những đối tượng đam mê cuồng nhiệt nền văn hóa 2D của Nhật.
Mặc dù ở Nhật Bản, từ “otaku” mang ý nghĩa có phần tiêu cực nhưng khi du nhập sang Mỹ, otaku chỉ đơn giản là dùng để gọi những fan cứng của anime, manga. Từ đó, khi du nhập sang các quốc gia khác, otaku vẫn giữ ý nghĩa tích cực này.
Wibu đã được sử dụng đúng cách?
Hiện nay, trên các trang mạng xã hội, đôi khi chỉ là hành động khen ngợi hoặc tôn vinh ai, cái gì thuộc về Nhật đều bị gán cho cái mác là “wibu”. Hầu hết những người dùng từ ngữ này đều hiểu được ý nghĩa của nó là “cuồng Nhật” hoặc nói dễ hiểu hơn là “đem Nhật đội lên đầu”. Thế nhưng họ vẫn chưa nhận thức rõ được bản chất của chữ “cuồng” này.Khen một cái gì đó tốt đẹp không phải là cuồng. Tôn vinh một người tốt, một hành động đẹp không phải là cuồng. Tiếp nhận sự đa dạng văn hóa và phân tích cái hay cái đẹp trong đó không phải là cuồng. Mà cuồng chính là theo như định nghĩa bên trên, là tôn sùng điều gì đó quá mức, xem điều đó là hoàn mỹ và cho rằng đó là cao quý nhất.
Bản chất cốt lõi của wibu cũng như nguồn gốc hình thành của nó đều mang theo tính chất tiêu cực cũng như hàm ý mỉa mai, châm chọc. Do đó, nếu từ này bị sử dụng vô tội vạ, vô tình sẽ gây tổn thương cho những người chỉ đơn giản là yêu thích nền văn hóa Nhật Bản.
Kilala hy vọng rằng, sau bài viết này, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về “wibu” để có thể sử dụng từ ngữ này đúng nơi, đúng lúc.
chúng tôi
Wibu Là Gì? Weeaboo Là Gì? Wibu Là Ai?
Wibu là gì? WEEABOO LÀ GÌ? Wibu là ai?
Wibu thực chất là cách gọi vắn tắt của từ Weeaboo. Nếu bạn là một người quan tâm và yêu thích đọc truyện tranh. Bạn thấy trong cộng đồng anime người ta hay nhắc đến từ Wibu nhất là thời gian gần đây ( Giai đoạn từ giữa 2019). Vậy Wibu là gì?
Từ này chỉ những người bị ám ảnh bởi văn hóa phẩm 2D Nhật Bản như : Anime – Manga – Light Novel… Họ hành động cố gắng để giống như hay muốn trở thành người Nhật và tất nhiên họ không phải là “Người Nhật”.
Wibu là cách gọi vắn tắt lại của “‘Weeaboo”.
Dựa trên từ weeaboo này, cộng đồng Việt Nam đặt biệt danh cho những người Việt quá cuồng Anime hay Manga là Wibu. Hai từ này có nghĩa cơ bản giống nhau chỉ khác phiên âm theo cách đọc ra mà thôi.
Căn bản có nghĩa là mấy thanh niên cuồng mẫu quốc nhật “bổn” quá mức và bày đặt chém tiếng nhật như người nhật nhưng sai bét tè lè và tự làm bản thân mình trở nên ngu học.
Một ví dụ khác nữa là mấy thanh niên xem vài tập anime hoặc đọc vài chap manga xong phán “mình là Otaku” mà dân gian hay đặt cho thể loại này là “Otatrym”.
Một số trường hợp từ “Wibu” mang nghĩa hoàn toàn khác từ “Weeaboo”, cụ thể như những thành phần sau đây:
Bày tỏ sở thích thái, quá khích kiểu như: Ai đụng chạm tới sở thích thì tỏ ra thái độ “Internet Gangster” ngay. Thích thể hiện, tỏ vẻ ta đây kiểu như “Ta đây cái gì cũng biết / Cái gì cũng hay” trong khi bản thân thì… Đơn giản ra, từ Wibu thường chỉ các bạn: Trẻ trâu – Xem Anime/Manga – Lướt Facebook – Thể hiện một cách “Xàm nách”.
Thật ra, gọi một số thành phần trên là “Wibu” cũng chả gì xấu, có xấu chỉ là dùng từ này một cách bất hợp lý ngay khi những người bị gọi họ chả làm gì sai.
Dùng thuật ngữ Wibu như thế nào?
Bạn đang đọc nội dung bài viết Wibu Là Gì? Vì Sao Mọi Người Lại Gay Gắt Với Wibu Như Thế? trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!