Cập nhật nội dung chi tiết về Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là các hành vi trái phép xâm phạm quyền và lợi ích của chủ thể sở hữu đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp?
Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí (Điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ)
Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;
Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh (Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ)
Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó; Người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh bao gồm chủ sở hữu bí mật kinh doanh, người được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng bí mật kinh doanh, người quản lý bí mật kinh doanh.
Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;
Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;
Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý (Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ)
Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.
Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ:
Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý;
Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;
Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hóa hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ)
Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ;
Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ;
Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;
Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.
Lưu ý:
Chỉ dẫn thương mại là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hóa, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hóa, nhãn hàng hóa.
Tự bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp?
Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;
Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp?
Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự , hành chính (Nghị định số 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp) hoặc hình sự (Điều 226 Văn bản hợp nhất Bộ luật Hình sự số 01/VBHN-VPQH).
Tội Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Theo Quy Định Bộ Luật Hình Sự
Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 226 Bộ luật hình sự như sau:
” 1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, được hiểu là hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Tư vấn tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của Bộ Luật hình sự
Thứ nhất: Cấu thành tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Có một trong các hành vi sau:
– Có hành vi chiếm đoạt quyển sở hữu (quyền sở hữu trí tuệ) đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp gồm: nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Hành vi chiếm đoạt ở đây được hiểu là chuyển dịch một cách bất hợp pháp quyền sở hữu các đối tượng nêu trên từ của người khác thành của mình đồng thời làm cho chủ sở hữu của các đối tượng nêu trên mất đi khả năng thực tế thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với các đốì tượng bị chiếm đoạt.
Việc chiếm đoạt được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau để chiếm đoạt.
– Có hành vi sử dụng bất hợp pháp (trái pháp luật) đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp nêu trên.
Về đối tượng bị xâm hại gồm:
– Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
– Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
– Nhãn hiệu chứng nhận: là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
– Nhãn hiệu nổi tiếng: là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
– Chỉ dẫn địa lý: là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
Lưu ý: Các đối tượng nêu trên là các đối tượng được Nhà nước bảo hộ tức là đã được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
+ Các dấu hiệu khác. Hành vi nêu trên phải đạt tới quy mô thương mại thì mối bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến quyền sở hữu, quyền sử dụng các đỡi tượng sở hữu công nghiệp của cá nhân, pháp nhân được pháp luật quy định và bảo vệ.
Người, pháp nhân phạm tội thực hiện tội phạm này vối lỗi cố ý.
Người phạm tội thực hiện tội phạm vì mục đích kinh doanh (vụ lợi), đây là một trong các dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này. Như vậy người có các hành vi nêu ở trên nhưng không vì mục đích kinh doanh thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Chủ thể của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Thứ 2: Khung hình phạt tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Mức hình phạt của tội này được chia thành hai khung, cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.. Được áp dụng đốì với trường hợp phạm tội có cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan và chủ quan.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên
+ Hình phạt bổ sung (khoản 3)
Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
Lưu ý: Hình thức phạt bổ sung là phạt tiền chỉ được áp dụng khi hình phạt chính được áp dụng không phải là hình phạt tiền.
+ Hình phạt đối với pháp nhân (khoản 4)
Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Phân Loại Các Tội Phạm Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Theo Bộ Luật Hình Sự 2022
Tội phạm xâm phạm sở hữu có thể được định nghĩa là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người đủ độ tuổi chịu trách nhệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý gây thiệt hại hoặc đe dọạ gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu.
Theo Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì các tội xâm phạm sở hữu quy định các loại hành vi khách quan ở các dạng sau đây:
+ Hành vi chiếm đoạt tài sản là người phạm tội cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác thành tài sản “của mình”…
+ Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi cố tình không giao tài sản do ngẫu nhiên mà chiếm hữu được (ví dụ như: nhặt được, được chuyển khoản nhầm,…) sau khi chủ tài sản hay người quản lý hợp pháp tài sản hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
+ Hành vi sử dụng trái phép là vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác mà khai thác giá trị, giá trị sử dụng các tài sản mà không được phép, không được sự đồng ý của chủ sở hữu hoặc người có chức năng quản lý về nghiệp vụ đối với loại tài sản bị khai thác trái phép đó.
+ Hành vi hủy hoại, làm hư hỏng tài sản là những hành vi được thể hiện thông qua đối tượng tác động làm mất hoàn toàn giá trị, giá trị sử dụng của tài sản (hủy hoại); làm mất giá trị từng phần có thể khôi phục được (làm hư hỏng
+ Hành vi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản là thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước hoặc vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.
Các hành vi xâm phạm sở hữu có thể được thể hiện bằng hành động hoặc không hành động. Riêng các tội phạm có tính chất chiếm đoạt chỉ có thể được thực hiện bằng hành động. Cách thức và hình thức chiếm đoạt rất đa dạng và được mô tả, khái quát thành những tội danh cụ thể.
Nhóm tội phạm có tính chất chiếm đoạt
+ Tội cướp tài sản (Điều 168);
+ Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169);
+ Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170);
+ Tội cướp giật tài sản (Điều 171);
+ Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172);
+ Tội trộm cắp tài sản (Điều 173);
+ Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174);
+ Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175).
Nhóm tội không có tính chất chiếm đoạt
+ Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176);
+ Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 177)
Nhóm tội không có tính vụ lợi, không chiếm đoạt
+ Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178);
+ Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Điều 179);
+ Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 180).
Kết luận: Việc hiểu và nhận thức đúng về các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội xâm phạm sở hữu và cách phân loại giúp cho việc xác định đúng tội danh, tránh được sự nhầm lẫn giữa các tội danh. Đặc biệt đối với các cơ quan có thẩm quyền trong điều tra chứng minh tội phạm được chính xác, bảo đảm xử lý đúng pháp luật, đúng người, đúng tội.
Khái Niệm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Là Gì?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019) thì : “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”
Quy định về quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp còn được hiểu theo cách khác là pháp luật về sở hữu công nghiệp hay nói cách khác là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh sau khi con người sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ và được pháp luật coi là các đối tượng sở hữu công nghiệp. Với nghĩa này, quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu đối với tài sản vô hình, mặt khác, quyền sở hữu công nghiệp còn bao gồm các quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp được hiểu là nhà nước và chủ văn bằng sở hữu công nghiệp sử dụng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu các đối tượng này.
Quyền sở hữu công nghiệp được bảo vệ bằng các biện pháp hành chính, dân sự và hình sự. Trong đó chủ sở hữu công nghiệp có thể tự bảo vệ hoặc bằng hoạt động của cơ quan nhà nước thông qua việc khởi kiện tại Tòa án, hoặc tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác như Thanh tra Khoa học và Công nghệ, Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Hải quan, Quản lý thị trường.
Theo Luật định, với các doanh nghiệp việc đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp là không bắt buộc. Việc có đăng ký hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, vì lợi ích của mình doanh nghiệp cần quan tâm đến việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp mà mình có.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!