Cập nhật nội dung chi tiết về Ý Nghĩa Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Tiền Lương mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Tiền lương là gì? Ý nghĩa của tiền lương?
Trong bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải tham gia quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào cũng đều phải có ba yếu tố chủ yếu đó là lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động, trong đó lao động là yếu tố mang tính quyết định nhất. Chi phí về lao động là một trong các yếu tố chi phí CB cấu thành nên giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Vì vây, sử dụng hợp lý lao động cũng là tiết kiệm chi phí về lao động sống, góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng doanh lợi cho doanh nghiệp và nâng cao đời sống cho người lao động trong doanh nghiệp.
Tiền lương (tiền công) là số tiền thù lao lao động, phải trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Ý nghĩa tiền lương
2. Ý nghĩa của các khoản phải trích theo lương
Ngoài tiền lương người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội, trong đó có trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và bảo hiểm thất nghiệp mà theo chế độ hiện hành các khoản này doanh nghiệp phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Kinh phí công đoàn được trích lập để phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức thuộc giới lao động nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
3. Công tác kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương trong doanh nghiệp
Tổ chức tốt công tác kế toán lao động tiền lương giúp cho công tác quản lý lao động của doanh nghiệp đi vào nề nếp. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải bố trí hợp lý sức lao động, tạo điều kiện để cải tiến lề lối làm việc, bảo đảm an toàn lao động, xây dựng các định mức lao động và đơn giá trả công đúng đắn. Các điều kiện đó nếu được thực hiện sẽ làm cho năng suất lao động tăng, thu nhập của doanh nghiệp được nâng cao, từ đó nâng cao thu nhập cho người lao động.
Để tạo điều kiện cho việc huy động và sử dụng hợp lý lao động trong doanh nghiệp, cần phân loại công nhân viên của doanh nghiệp. Thông thường, các doanh nghiệp phân loại công nhân viên theo ba tiêu thức sau:
– Theo chức năng sản xuất chế biến: gồm nhân công trực tiếp và nhân công gián tiếp:
+ Nhân công trực tiếp: bao gồm những lao động tham gia trực tiếp và quá trình chế tạo sản phẩm, thực hiện các lao vụ, dịch vụ.
+ Nhân công gián tiếp: Là những nhân công phục vụ cho nhân công trực tiếp hoặc chỉ tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm.
– Theo chức năng lưu thông tiếp thị: bao gồm bộ phận nhân công tham gia hoạt động bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu tiếp cận thị trường.
– Theo chức năng quản lý hành chính: là bộ phận nhân công tham gia quá trình điều hành doanh nghiệp.
Huy động và sử dụng lao động hợp lý, phát huy được đầy đủ trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động là một trong các vấn đề CB thường xuyên được quan tâm thích đáng không chỉ trong phạm vi doanh nghiệp mà còn ở phạm vi toàn ngành kinh tế.
Trung tâm đào tạo NewTrain
Hotline: 098.721.8822
Fanpage: Kế Toán Newtrain – Địa Chỉ Số 1 Về Đào Tạo Kế Toán Thực Tế
Email: daotao.newtrain@gmail.com
0/5
(0 Reviews)
Khái Niệm Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương
Tiền lương và các khoản trích theo lương – Quỹ tiền lương của DN là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệp trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý, quỹ lương có thể có nhiều khoản như lương thời gian, lương sản phẩm, phụ cấp, tiền thưởng sản xuất. Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội, trong đó có trợ cấp BHXH, BHYT, cùng kế toán Việt Hưng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.
1. Khái niệm Tiền lương và các khoản trích theo lương
Tiền lương là yếu tố cơ bản quyết định đến thu nhập, đời sống vật chất, khả năng chi tiêu của người lao động trong doanh nghiệp. Vì vậy khi chi trả tiền lương cho người lao động, doanh nghiệp cần căn cứ vào các yêu cầu về Chế độ quản lý tiền lương , quản lý lao động của nhà nước để đưa ra mức lương công bằng chính xác, đảm bảo quyền lợi cho công nhân viên thì mới kích thích được người lao động trong nâng cao tay nghề, ý thức kỷ luật cùng thi đua lao động sản xuất thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Đi cùng với tiền lương là các khoản trích theo lương bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn….
Để tham gia đóng bảo hiểm cho người lao động, kế toán tiền lương của doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục, hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và nộp lên cơ quan bảo hiểm.
2. Nhiệm vụ của kế toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương
– Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu kịp thời, chính xác.
– Tính và phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng sử dụng.
– Hướng dẫn, kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phân xưởng và các phòng ban lương thực hiện đầy đủ theo quyết định.
– Lập báo cáo về lao động và tiền lương kịp thời và chính xác.
– Tham gia và phân tích tình hình quản lý, sử dụng lao động cả về số lượng, thời gian, năng suất
– Phân tích tình hình quản lý, sử dụng quỹ tiền lương, xây dựng phản ánh trả lương hợp lý
– Phân loại lao động theo thời gian lao động: Theo thời giam lao động có thể chia thành lao động thường xuyên, lao động tạm thời (mang tính thời vụ).
– Phân loại lao động theo quan hệ với quy trình sản xuất:
+ Lao động trực tiếp sản xuất:
Lao động trực tiếp sản xuất chính tức là bộ phận công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất : Người điều khiển thiết bị máy móc, người phục vụ quy trình SX
+ Lao động gián tiếp sản xuất: Tham gia gián tiếp vào quy trình trình sản xuất, bao gồm: nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, hành chính
– Phân loại theo chức năng của lao động và quy trình sản xuất- kinh doanh: Lao động sản xuất chế biến, lao động bán hàng, lao động quản lý
Lương chính: Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế có làm việc bao gồm cả tiền lương cấp bậc, tiền thưởng và các khoản phụ cấp có tính chất lương.
Lương phụ: Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế không làm việc nhưng theo chế độ quy định được hưởng như nghỉ phép, nghỉ lễ tết…
Lương theo thời gian: Lương tháng, lương tuần, lương ngày, lương giờ: căn cứ vào thời gian làm việc thực tế để trả lương
Tiền lương theo sản phẩm: Căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm họlàm ra và theo đơn giá tiền lương tính cho 1đơn vị SP.
– Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế: số lượng SP * đơn giá
– Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: ÁP dụng cho công nhân phục vụ SX
– Trả lương theo sản phẩm có thưởng: là việc kết hợp trả lương theo sản phẩm
– Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến: trả trên co sở sản phẩm trực tiếp, và căn cứ vào mức độ hoàn thành định mức SX
Các sổ sách chứng từ đi kèm: Bảng chấm công, các bảng kê, bảng thanh toán tiền lương…
5. Quỹ lương, Quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế, bảo hiểm tất nghiệp & kinh phí công đoàn
* Quỹ tiền lương: của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương tính cho người lao động của doanh nghiệp do doanh nghiệp quản lý và chi trả.
– Tiền lương trả theo thời gian, trả theo sản phẩm, lương khoán;
– Các loại phụ cấp làm đêm, thêm giờ và phụ cấp độc hại…;
– Tiền lương trả cho thời gian người lao động ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan như: đi học, tập quân sự, hội nghị, nghỉ phép năm…;
– Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên…..
* Quỹ bảo hiểm xã hội: Được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ lương cơ bản và các khoản phụ cấp (chức vụ, khu vực,…) của người lao động thực tế phát sinh trong tháng.
– Tỷ lệ trích hiện hành tổng là 26%
18% được tính vào chi phí của doanh nghiệp
8% được tính trừ vào lương của nhân viên
– Quỹ bảo hiểm xã hội được chi tiêu cho các trường hợp: người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất
– Quỹ này do cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý.
– Được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh, thuốc chữa bệnh, viện phí,… cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ,….
– Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ qui định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của người lao động thực tế phát sinh trong tháng.
– Tỷ lệ trích bảo hiểm y tế hiện hành là 4,5%, trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 1% trừ vào thu nhập của người lao động.
* Bảo hiểm thất nghiệp: Được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ qui định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của người lao động thực tế phát sinh trong tháng.
– Đây là một biện pháp nhằm hỗ trợ người lao động bằng một khoản tài chính nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống của người lao động trong thời gian mất việc.
Tỷ lệ trích bảo hiểm y tế hiện hành là 2%, trong đó 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 1% trừ vào lương của người lao động.
* Kinh phí công đoàn: hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ qui định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho người lao động thực tế phát sinh trong tháng, tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
– Tỷ lệ trích kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành là 2% tính vào chi phí của doanh nghiệp.
– Số kinh phí công đoàn doanh nghiệp trích được, một phần nộp lên liên đoàn lao động cấp trên, một phần để lại chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp.
– Tuy nhiên tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia quỹ kinh phí công đoàn này hiện nay rất thấp.
THAM KHẢO: Gần 60 Khoá học kế toán Online tại Việt Hưng
Lý Luận Về Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương
1. Khái niệm tiền lương và bản chất kinh tế của tiền lương
1.1. Khái niệm về tiền lương
Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp đồng thời là quá trình tiêu hao các yếu tố cơ bản (Lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động). Trong đó, lao động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc của con người sử dụng các tư liệu lao động nhằm tác động, biến đổi các đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích cho nhu cầu sinh hoạt của mình. Để đảm bảo tiến hành liên tục quá trình tái sản xuất, trước hết cần phải bảo đảm tái sản xuất sức lao động, nghĩa là sức lao động mà con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động. Tiền lương (tiền công) chính là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc của họ.
Ở Việt Nam trước đây trong nền kinh tế bao cấp, tiền lương được hiểu là một phần thu nhập quốc dân, được Nhà nước phân phối một cách có kế hoạch cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, với nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh, có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, tiền lương được hiểu theo đúng nghĩa của nó trong nền kinh tế đó. Nhà nước định hướng cơ bản cho chính sách lương mới bằng một hệ thống áp dụng cho mỗi người lao động làm việc trong các thành phần kinh tế quốc dân và Nhà nước công nhân sự hoạt động của thị trường sức lao động.
Quan niệm hiện nay của Nhà nước về tiền lương như sau:
“Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động thông qua sự thoả thuận giữa người có sức lao động và người sản xuất lao động, đồng thời chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế, trong đó có quy luật cung – cầu”.
Trong cơ chế mới, cũng như toàn bộ các loại giá cả khác trên thị trường, tiền lương và tiền công của người lao động ở khu vực sản xuất kinh doanh do thị trường quyết định. Tuy nhiên sự quản lý vĩ mô của Nhà nước về tiền lương đối với khu vực sản xuất kinh doanh buộc các doanh nghiệp phải bảo đảm cho người lao động có thu nhập tối thiểu bằng mức lương tối thiểu do Nhà nước ban hành để người lao động có thể ăn ở, sinh hoạt và học tập ở mức cần thiết.
Còn những người lao động ở khu vực hành chính sự nghiệp hưởng lương theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định theo chức danh và tiêu chuẩn, trình độ nghiệp vụ cho từng đơn vị công tác. Nguồn chi trả lấy từ ngân sách Nhà nước.
1.2. Bản chất kinh tế và đặc điểm của tiền lương
Tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động, do đó tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ và nền sản xuất hàng hoá. Mặt khác trong điều kiện tồn tại nền sản xuất hàng hoá và tiền tệ, tiền lương là một yếu tố chi phí sản xuất, kinh doanh cấu thành nên giá thành của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Ngoài ra tiền lương còn là đòn bảy kinh tế quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, có tác dụng động viên khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ. Nói cách khác, tiền lương chính là một nhân tố thúc đẩy năng suất lao động.
2. Đặc điểm của tiền lương
– Tiền lương là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, là vốn ứng trước và đây là một khoản chi phí trong giá thành sản phẩm
– Trong quá trình lao động sức lao động của con người bị hao mòn dần cùng với quá trình tạo ra sản phẩm. Muốn duy trì và nâng cao khả năng làm việc của con người thì cần phải tái sản xuất sức lao động. Do đó tiền lương là một trong những tiền đề vật chất có khả năng tái tạo sức lao động trên cơ sở bù lại sức lao động đã hao phí, bù lại thông qua sự thoả mãn các nhu cầu tiêu dùng của người lao động.
– Đối với các nhà quản lý thì tiền lương là một trong những công cụ để quản lý doanh nghiệp. Thông qua việc trả lương cho người lao động, người sử dụng lao động có thể tiến hành kiểm tra, theo dõi, giám sát người lao động làm việc theo kế hoạch tổ chức của mình để đảm bảo tiền lương bỏ ra phải đem lại kết quả và hiệu quả cao. Như vậy người sử dụng sức lao động quản lý một cách chặt chẽ về số lượng và chất lượng lao động của mình để trả công xứng đáng.
3. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Trong một doanh nghiệp, để công tác kế toán tiền lương hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và trở thành một công cụ đắc lực phục vụ công tác quản lý toàn doanh nghiệp thì nhiệm vụ của bất kỳ công tác kế toán nào đều phải dựa trên đặc điểm, vai trò của đối tượng được kế toán. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương cũng không nằm ngoài qui luật này. Tính đúng thù lao lao động và thanh toán đầy đủ tiền lương và các khoản trích theo lương cho người lao động một mặt kích thích người lao động quan tâm đến thời gian lao động, đến chất lượng và kết quả lao động mặt khác góp phần tính đúng tính đủ chi phí và giá thành sản phẩm, hay chi phí của hoạt động. Vì vậy kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau đây:
– Theo dõi, ghi chép, phản ánh, tổng hợp chính xác, đầy đủ, kịp thời về số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động. Tính toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động và tình hình thanh toán các khoản đó cho người lao động. Kiểm tra việc sử dụng lao động, việc chấp hành chính sách chế độ về lao động, tiền lương trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và việc sử dụng các quỹ này.
– Tính toán và phân bổ các khoản chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo từng đối tượng. Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, mở sổ, thẻ kế toán và hạch toán lao động, tiền lương, và các khoản trích theo lương đúng chế độ.
– Lập báo cáo về lao động, tiền lương bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương, đề xuất biện pháp để khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động, ngăn ngừa những vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm chính sách chế độ về lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương.
Nếu bạn đang gặp khó khăn hay vướng mắc về viết luận văn, khóa luận hay bạn không có thời gian để làm luận văn vì phải vừa học vừa làm? Kỹ năng viết cũng như trình bày quá lủng củng?… Vì vậy bạn rất cần sự trợ giúp của dịch vụ viết luận văn thuê. Hãy gọi ngay tới tổng đài tư vấn luận văn 1080 – 096.999.1080 nhận viết luận văn theo yêu cầu, đảm bảo chuẩn giá, chuẩn thời gian và chuẩn chất lượng, giúp bạn đạt được điểm cao với thời gian tối ưu nhất mà vẫn làm được những việc quan trọng của bạn.
4. Các hình thức tiền lương, quỹ tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội
4.1. Các hình thức tiền lương
Hiện nay ở nước ta, việc tính trả lương cho người lao động trong các doanh nghiệp được tiến hành theo hai hình thức chủ yếu: hình thức tiền lương theo thời gian và hình thức tiền lương theo sản phẩm.
4.1.1 Hình thức tiền lương theo thời gian
Theo hình thức này, tiền lương trả cho người lao động được tính theo thời gian làm việc, cấp bậc và thang lương theo tiêu chuẩn Nhà nước qui định. Hình thức này thường được áp dụng trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, các cơ quan quản lý hành chính hoặc những người làm công tác quản lý lao động gián tiếp tại các doanh nghiệp. Hình thức trả lương theo thời gian cũng được áp dụng cho các đối tượng lao động mà kết quả không thể xác định bằng sản phẩm cụ thể. Đây là hình thức tiền lương được tính theo thời gian lao động, cấp bậc kỹ thuật, chức vụ và tháng lương của người lao động.
Tuỳ theo yêu cầu và khả năng quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp, việc tính trả lương theo thời gian có thể tiến hành trả lương theo thời gian giản đơn và trả lương theo thời gian có thưởng.
* Trả lương theo thời gian giản đơn
Lương theo thời gian giản đơn bao gồm:
+ Lương tháng: Đã được quy định cho từng bậc lương trong bảng lương, thường áp dụng cho nhân viên làm công việc quản lý hành chính, quản lý kinh tế.
+ Lương ngày: Căn cứ vào số ngày làm việc thực tế trong tháng và mức lương của một ngày để tính trả lương, áp dụng trả lương cho nhân viên trong thời gian học tập, hội họp hoặc làm nhiệm vụ khác, người lao động theo hợp đồng ngắn hạn. Mức lương này bằng mức lương tháng chia cho 26 ngày hoặc 23 ngày.
+ Lương giờ: Căn cứ vào mức lương này chia cho 8 giờ và số giờ làm việc thực tế, áp dụng để tính đơn giá tiền lương trả theo sản phẩm.
* Trả lương theo thời gian có thưởng
Thực chất của hình thức này là sự kết hợp giữa tiền lương thời gian giản đơn với tiền thưởng khi đảm bảo và vượt các chỉ tiêu đã quy định như: Tiết kiệm thời gian lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động hay đảm bảo giờ công, ngày công…
* Ưu nhược điểm của hình thức tiền lương theo thời gian: Dễ làm, dễ tính toán nhưng chưa đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động vì hình thức này chưa tính đến một cách đầy đủ chất lượng lao động, chưa phát huy hết khả năng sẵn có của người lao động, chưa khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả lao động. Vì vậy để khắc phục bớt những hạn chế này, ngoài việc tổ chức theo dõi ghi chép đầy đủ thời gian làm việc của công nhân viên, doanh nghiệp cần phải thường xuyên kiểm tra tiến độ làm việc và chất lượng công việc của công nhân viên kết hợp với chế độ khen thưởng hợp lý.
4.1.2 Hình thức tiền lương theo sản phẩm
Theo hình thức này tiền lương tính trả cho người lao động căn cứ vào kết quả lao động, số lượng và chất lượng sản phẩm công việc, lao vụ đã hoàn thành và đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm, công việc và lao vụ đó.
So với hình thức tiền lương thời gian, hình thức tiền lương sản phẩm có nhiều ưu điểm hơn. Đó là quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc trả lương theo số lượng, chất lượng lao động, gắn chặt thu thập về tiền lương và kết quả.
Tuỳ theo mối quan hệ giữa người lao động với kết quả lao động, tuỳ theo yêu cầu quản lý về nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng nhanh sản phẩm và chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp có thể thực hiện theo các hình thức tiền lương sản phẩm như sau:
* Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế
Hình thức này được áp dụng chủ yếu đối với công nhân trực tiếp sản xuất căn cứ vào số lượng sản phẩm mà họ đã sản xuất ra và đơn giá của mỗi đơn vị sản phẩm.
Tiền lương phải trả = Sản lượng thực tế x Đơn giá tiền lương
* Tiền lương sản phẩm gián tiếp
Đây là tiền lương trả cho công nhân viên phụ cùng tham gia sản xuất với công nhân viên chính đã hưởng lương theo sản phẩm, được xác định căn cứ vào hệ số giữa mức lương sản phẩm đã sản xuất ra. Tuy nhiên cách trả lương này có hạn chế: Do phụ thuộc vào kết quả sản xuất của công nhân chính nên việc trả lương chưa được chính xác, chưa thật sự đảm bảo đúng hao phí lao động mà công nhân phụ đã bỏ ra.
* Tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng
Đây là sự kết hợp tiền lương sản phẩm trực tiếp với tiền thưởng khi người lao động hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu qui định như tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm…
* Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến
Tiền lương trả cho công nhân viên căn cứ vào số lượng sản phẩm đã sản xuất ra theo hai loại đơn giá khác nhau: Đơn giá cố định đối với số sản phẩm trong mức qui định và đơn giá luỹ tiến đối với số sản phẩm vượt định mức.
Hình thức trả lương này có tác dụng khuyến khích nâng cao năng suất lao động nên nó thường được áp dụng ở những khâu trọng yếu mà việc tăng năng suất lao động có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất ở các khâu khác nhau trong thời điểm chiến dịch kinh doanh để giải quyết kịp thời hạn qui định… Tuy nhiên cách trả lương này dễ dẫn đến khả năng tốc độ tăng của tiền lương bình quân nhanh hơn tốc độ tăng của năng suất lao động. Vì vậy khi sản xuất đã ổn định, các điều kiện nêu trên không còn cần thiết thì chuyển sang hình thức tiền lương sản phẩm bình thường.
* Tiền lương khoán
Theo hình thức này, người lao động sẽ nhận được một khoản tiền nhất định sau khi hoàn thành xong khối lượng công việc được giao theo đúng thời gian chất lượng qui định đối với loại công việc này.
Có 2 phương pháp khoán: Khoán công việc và khoán quỹ lương.
+ Khoán công việc: Theo hình thức này, doanh nghiệp qui định mức tiền lương cho mỗi công việc hoặc khối lượng sản phẩm hoàn thành. Người lao động căn cứ vào mức lương này có thể tính được tiền lương của mình thông qua khối lượng công việc mình đã hoàn thành.
Tiền lương khoán công việc = Mức lương qui định cho từng công việc X Khối lượng công việc đã hoàn thành
Cách trả lương này áp dụng cho những công việc lao động giản đơn, có tính chất đột xuất như bốc dỡ hàng, sửa chữa nhà cửa…
+ Khoán quỹ lương: Theo hình thức này, người lao động biết trước số tiền lương mà họ sẽ nhận được sau khi hoàn thành công việc và thời gian hoàn thành công việc được giao. Căn cứ vào khối lượng từng công việc hoặc khối lượng sản phẩm và thời gian cần thiết để hoàn thành mà doanh nghiệp tiến hành khoán quý lương.
Trả lương theo cách khoán quỹ lương áp dụng cho những công việc không thể định mức cho từng bộ phận công việc hoặc những công việc mà xét ra giao khoán từng công việc chi tiết thì không có lợi về mặt kinh tế, thường là những công việc cần hoàn thành đúng thời hạn.
Trả lương theo cách này tạo cho người lao động có sự chủ động trong việc sắp xếp tiến hành công việc của mình từ đó tranh thủ thời gian hoàn thành công việc được giao. Còn đối với người giao khoán thì yên tâm về thời gian hoàn thành.
Nhược điểm cho phương pháp trả lương này là dễ gây ra hiện tượng làm bừa, làm ẩu, không đảm bảo chất lượng do muốn đảm bảo thời gian kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm trước khi giao nhận phải được coi trọng, thực hiện chặt chẽ.
+ Khoán thu nhập
Doanh nghiệp thực hiện khoán thu nhập cho người lao động, điều này có nghĩa là thu nhập mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động là một bộ phận nằm trong tổng thu nhập chung của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp áp dụng hình thức trả lương này, tiền lương phải trả cho người lao động không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh mà là một nội dung phân phối thu nhập của doanh nghiệp. Thông qua Đại hội công nhân viên, doanh nghiệp thoả thuận trước tỉ lệ thu nhập dùng để trả lương cho người lao động. Vì vậy, tiền lương của người lao động phụ thuộc vào thu nhập thực tế của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, thời gian và kết quả của từng người lao động chỉ là căn cứ phân chia tổng quỹ lương cho từng người lao động.
Hình thức trả lương này buộc người lao động không chỉ quan tâm đến kết quả lao động của bản thân mình mà phải quan tâm đến kết quả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy nó phát huy được sức mạnh tập thể trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên người lao động chỉ yên tâm với hình thức trả lương này khi họ có thẩm quyền trong việc kiểm tra kết quả tài chính của doanh nghiệp, cho nên hình thức trả lương này thường thích ứng nhất với các doanh nghiệp cổ phần mà cổ đông chủ yếu là công nhân viên của doanh nghiệp.
Nhìn chung ở các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường, đặt lợi nhuận lên mục tiêu hàng đầu nên việc tiết kiệm được chi phí lương là một nhiệm vụ quan trọng, trong đó cách thức trả lương được lựa chọn sau khi nghiên cứu thực tế các loại công việc trong doanh nghiệp là biện pháp cơ bản, có hiệu quả cao để tiết kiệm khoản chi phí này. Thông thường ở một doanh nghiệp thì các phần việc phát sinh đa dạng với qui mô lớn nhỏ khác nhau. Vì vậy, các hình thức trả lương được các doanh nghiệp áp dụng linh hoạt, phù hợp trong mỗi trường hợp, hoàn cảnh cụ thể để có tính kinh tế cao nhất.
4.2. Quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương là toàn bộ số tiền phải trả cho tất cả các loại lao động mà doanh nghiệp quản lý, sử dụng kể cả trong và ngoài doanh nghiệp. Theo Nghị định 235/HĐBT ngày 19/09/1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), quỹ tiền lương gồm các khoản sau:
– Tiền lương hàng tháng, ngày theo hệ số thang bảng lương Nhà nước.
– Tiền lương trả theo sản phẩm
– Tiền công nhật cho lao động ngoài biên chế
– Tiền lương trả cho người lao động khi làm ra sản phẩm hỏng trong qui định.
– Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc do thiết bị máy móc ngừng hoạt động vì nguyên nhân khách quan.
– Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian điều động công tác hoặc đi làm nghĩa vụ của Nhà nước và xã hội.
– Tiền lương trả cho người lao động nghỉ phép định kỳ, nghỉ phép theo chế độ của Nhà nước.
– Tiền lương trả cho người đi học nhưng vẫn thuộc biên chế.
– Các loại tiền thưởng thường xuyên
– Các phụ cấp theo chế độ qui định và các khoản phụ cấp khác được ghi trong quỹ lương.
Cần lưu ý là qũy lương không bao gồm các khoản tiền thưởng không thường xuyên như thưởng phát minh sáng kiến… các khoản trợ cấp không thường xuyên như trợ cấp khó khăn đột xuất… công tác phí, học bổng hoặc sinh hoạt phí của học sinh, sinh viên, bảo hộ lao động.
Về phương diện hạch toán, tiền lương cho công nhân viên trong doanh nghiệp sản xuất được chia làm hai loại: tiền lương chính và tiền lương phụ.
Tiền lương chính là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ chính của họ, nghĩa là thời gian có tiêu hao thực sự sức lao động bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo (phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp làm đêm thêm giờ…).
Tiền lương phụ là tiền lương trả cho CNV trong thời gian thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian CNV được nghỉ theo đúng chế độ (nghỉ phép, nghỉ lễ, đi học, đi họp, nghỉ vì ngừng sản xuất…). Ngoài ra tiền lương trả cho công nhân sản xuất sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ qui định cũng được xếp vào lương phụ.
Việc phân chia tiền lương thành lương chính và lương phụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác kế toán và phân tích tiền lương trong giá thành sản xuất. Tiền lương chính của công nhân sản xuất gắn liền với quá trình làm ra sản phẩm và được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm. Tiền lương phụ của công nhân sản xuất không gắn liền với từng loại sản phẩm, nên được hạch toán gián tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm theo một tiêu chuẩn phân bổ nhất định.
Quản lý chi tiêu quỹ tiền lương phải trong mối quan hệ với việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị nhằm vừa chi tiêu tiết kiệm và hợp lý quỹ tiền lương vừa đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.
4.3. Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn
4.3.1. Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH)
Theo khái niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO), BHXH được hiểu là sự bảo vệ của xã hội các thành viên của mình, thông qua một loạt các biện pháp công cộng để chống lại tình trạng khó khăn về kinh tế – xã hội do bị mất hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, mất khả năng lao động, tuổi già, bệnh tật, chết…
BHXH là một hệ thống gồm 3 tầng:
Tầng 1: Là tầng cơ sở để áp dụng cho mọi người, mọi cá nhân trong xã hội. Trong đó yêu cầu là người nghèo. Mặc dù khả năng đóng góp BHXH của những người này là rất thấp nhưng khi có yêu cầu Nhà nước vẫn trợ cấp.
Tầng 2: Là tầng bắt buộc cho những người có công ăn việc làm ổn định.
Tầng 3: Là sự tự nguyện cho những người muốn có đóng góp BHXH cao.
Về đối tượng, trước kia BHXH chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp Nhà nước. Hiện nay theo Nghị định số 45/CP chính sách BHXH được áp dụng đối thuộc mọi thành phần kinh tế (tầng 2) đối với tất cả các thành viên trong xã hội (tầng 1) và cho mọi người có thu nhập cao hoặc có điều kiện tham gia BHXH để được hưởng trợ cấp BHXH cao hơn. Đồng thời chế độ BHXH còn qui định nghĩa vụ đóng góp cho những người được hưởng chế độ ưu đãi. Số tiền mà các thành viên trong xã hội đóng hình thành quỹ BHXH.
Theo Nghị định số 43/CP ngày 22/6/1993 qui định tạm thời chế độ BHXH của Chính phủ, quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và một phần hỗ trợ của Nhà nước. Việc quản lý và sử dụng quỹ BHXH phải thống nhất theo chế độ của Nhà nước và theo nguyên tắc hạch toán độc lập.
Theo qui định hiện hành: Hàng tháng doanh nghiệp tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ qui định là 20%. Trong đó:
+15% thuộc trách nhiệm đóng góp của doanh nghiệp bằng cách trừ vào chi phí.
+ 5% thuộc trách nhiệm đóng góp của người lao động bằng cách trừ lương.
4.3.2. Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT)
Bảo hiểm y tế thực chất là sự trợ cấp về y tế cho người tham gia bảo hiểm nhằm giúp họ một phần nào đó tiền khám, chữa bệnh, tiền viện phí, tiền thuốc tháng.
Về đối tượng, BHYT áp dụng cho những người tham gia đóng bảo hiểm y tế thông qua việc mua thẻ bảo hiểm trong đó chủ yếu là người lao động. Theo quy định của chế độ tài chính hiện hành thì quỹ BHXH được hình thành từ 2 nguồn:
+ 1% tiền lương cơ bản do người lao động đóng.
+ 2% quỹ tiền lương cơ bản tính vào chi phí sản xuất do người sử dụng lao động chịu.
Doanh nghiệp phải nộp 100% quỹ bảo hiểm y tế cho cơ quan quản lý quỹ.
4.3.3. Kinh phí công đoàn (KPCĐ)
Công đoàn là một tổ chức của đoàn thể đại diện cho người lao động, nói lên tiếng nói chung của người lao động, đứng ra đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho người lao động, đồng thời Công đoàn cũng là người trực tiếp hướng dẫn thái độ của người lao động với công việc, với người sử dụng lao động.
KPCĐ được hình thành do việc trích lập và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hàng tháng, theo tỷ lệ 2% trên tổng số lương thực tế phải trả cho công nhân viên trong kỳ. Trong đó, doanh nghiệp phải nộp 50% kinh phí Công đoàn thu được lên Công đoàn cấp trên, còn lại 50% để lại chi tiêu tại Công đoàn cơ sở.
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Phải Trích Theo Lương
Published on
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương Tải mẫu báo cáo thực tập kế toán tại: http://lamketoan.edu.vn/
1. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụ – – – – – – Báo cáo thực tập Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 27Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 1 Lớp: KT2D – K4
3. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụtập trung nghiên cứu trong phạm vi số liệu về tiền lương và các khoản trích theolương của năm 2008, năm 2009 và năm 2010 để từ đó đưa ra những vấn đề cótính chất chung nhất về thực trạng hạch toán kế toán tiền lương và kiến nghị cácgiải pháp giải quyêt vấn đề còn tồn tại về tiền lương tại Công ty cổ phần Đầu tưvà Phát triển nhà Hà Nội số 27. Nội dung chuyên đề tốt nghiệp của em gồm 4 phần: – Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản tríchtheo lương. – Chương 2: Khái quát chung về Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà HàNội số 27. – Chương 3: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngtại Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 27. – Chương 4: Phương hướng và một số giải pháp hoàn thiện công tác kếtoán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Đầu tư vàPhát triển nhà Hà Nội số 27. Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 3 Lớp: KT2D – K4
4. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụ Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 1.1. Các khái niệm về tiền lương và các khoản theo lương 1.1.1. Khái niệm về tiền lương. Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động được nhìn nhận như là một thứhàng hoá đặc biệt,nó có thể sáng tạo ra giá trị từ quá trình lao động sản xuất. Dođó, tiền lương chính là giá cả sức lao động, khoản tiền mà người sử dụng laođộng và người lao động thoả thuận là người sử dụng lao động trả cho người laođộng theo cơ chế thị trường cũng chịu sự chi phối của phát luật như luật laođộng , hợp động lao động… Có nhiều định nghĩa khác nhau về tiền lương, nhưng định nghĩa nêu lên cótính khái quát được nhiều người thừa nhận đó là: Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành theo thoả thuận giữangười lao động và người sử dụng lao động phù hợp với các quan hệ và các quyluật trong nền kinh tế thị trường. Nói cách khác, tiền lương là số tiền mà người lao động nhận được từ người sửdụng lao động thanh toán tương đương với số lượng và chất lượng lao động màhọ đã tiêu hao để tạo ra của cải vật chất hoặc các giá trị có ích khác. 1.1.2. Khái niệm về các khoản trích theo lương Cùng với việc chi trả tiền lương, người sử dụng lao động còn phải trích mộtsó tiền nhất định tính theo tỷ lệ phần trăm ( % ) của tiền lương để hình thành cácquỹ theo chế độ quy định nhằm đảm bảo lợi ích của người lao động. Đó là cáckhoản trích theo lương, được thực hiện theo chế độ tiền lương ở nước ta, baogồm: – Quỹ bảo hiểm xã hội( BHXH) nhà nước quy định doanh nghiệp phải tríchlập bằng 22% mức lương tối thiểu và hệ số lương của người lao động, trong đó16% trích vào chi phí kinh doanh của đơn vị, 6% người lao động phải nộp từ thu Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 4 Lớp: KT2D – K4
5. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụnhập của mình. Quỹ BHXH dùng chi: BHXH thay lương trong thời gian ngườilao động đau ốm, nghỉ chế độ thai sản, tai nạn lao động không thể làm việc tạidoanh nghiệp, chi trợ cấp hưu trí cho người lao động về nghỉ hưu trợ cấp tiềntuất, trợ cấp bồi dưỡng cho người lao động khi ốm đau, thai sản, bệnh nghềnghiệp. – Quỹ BHYT được sử dụng để thanh toán các khoản khám chữa bệnh, việnphí, thuốc thang… cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ. Tỷ lệtrích nộp là 4,5% trên tổng tiền lương cơ bản, trong đó 3% tính vào chi phíSXKD, còn 1,5% khấu trừ vào lương của người lao động. – Kinh phí công đoàn: dùng để chi tiêu cho các hoạt động công đoàn. Tỷ lệtrích nộp là 2% trên tổng tiền lương thực tế, được tính toàn bộ vào chi phíSXKD. Các quỹ trên doanh nghiệp phải trích lập và thu nộp đầy đủ hàng quý. Mộtphần các khoản chi thuộc quỹ bảo hiểm xã hội doanh nghiệp được cơ quan quảnlý uỷ quyền cho hộ trên cơ sở chứng từ gốc hợp lý nhưng phải thanh toán quyếttoán khi nộp các quỹ đó hàng quý cho các cơ quan quản lý chúng các khoản chiphí trên chỉ hỗ trợ ở mức tối thiểu nhằm giúp đỡ người lao động trong trườnghợp ốm đau , tai nạn lao động.1.1.3 Nội dung kinh tế của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngtrong doanh nghiệp. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, các doanhnghiệp sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần tíchcực lao động, là nhân tố thúc đẩy để tăng năng suất lao động. Đối với các doanh nghiệp tiền lương phải trả cho người lao động là mộtyếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sáng tạo ra haynói cách khác nó là yếu tố của chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. Dovậy, các doanh nghiệp phải sử dụng sức lao động có hiệu quả để tiết kiệm chiphí lao động trong đơn vị sản phẩm, công việc dịch vụ và lưu chuyển hàng hoá. Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 5 Lớp: KT2D – K4
6. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụ Quản lý lao động tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tácquản lý sản xuất kinh doanh. Tổ chức tốt hạch toán lao động và tiền lương giúpcho công tác quản lý lao động của doanh nghiệp đi vào nề nếp, thúc đẩy ngườilao động chấp hành tốt kỷ luật lao động, tăng năng suất lao động, đồng thời nó làcơ sở giúp cho việc tính lương theo đúng nguyên tắc phân phối theo lao động. Tổ chức công tác hạch toán lao động tiền lương giúp doanh nghiệp quảnlý tốt quỹ lương, đảm bảo việc trả lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội đúngnguyên tắc, đúng chế độ khuyến khích người lao động hoàn thành nhiệm vụđược giao, đồng thời tạo cơ sở cho việc phân bổ chi phí nhân công vào giá thànhsản phẩm được chính xác. Nhiệm vụ kế toán tiền lương gồm 4 nhiệm vụ cơ bản sau: – Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thờigian kết quả lao động, tính lương và trích các khoản theo lương, phân bổ chi phílao động theo đúng đối tượng sử dụng lao động. – Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên hạch toán ở các bộ phận sản xuất-kinh doanh, các phòng ban thực hiện đầy đủ các chừng từ ghi chép ban đầu vềlao động, tiền lương đúng chế độ, đúng phương pháp. – Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng các khoản phụ cấp,trợ cấp cho người lao động. – Lập báo cáo về lao động, tiền lương, các khoản trích theo lương, định kỳtiến hành phân tích tình hình lao động, tình hình quản lý và chi tiêu quỹ lương,cung cấp các thông tin về lao động tiền lương cho bộ phận quản lý một cách kịpthời. Có thể nói chí phí về lao động hay tiền lương và các khoản trích theolương không chỉ là vấn đề được doanh nghiệp chú ý mà còn được người laođộng đặc biệt quan tâm vì đây chính là quyền lợi của họ. Do vậy việc tính đúng thù lao lao động và thanh toán đầy đủ, kịp thời chongười lao động là rất cần thiết, nó kích thích người lao động tận tụy với công Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 6 Lớp: KT2D – K4
7. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụviệc, nâng cao chất lượng lao động. Mặt khác việc tính đúng và chính xác chíphí lao động còn góp phần tính đúng và tính đủ chí phí và giá thành sản phẩm. Muốn như vậy công việc này phải được dựa trên cơ sở quản lý và theodõi quá trình huy động và sử dụng lao động các hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp. Việc huy động sử dụng lao động được coi là hợp lý khi mỗiloại lao động khác nhau cần có những biện pháp quản lý và sử dụng khác nhau.Vì vậy việc phân loại lao động là rất cần thiết đối với mọi doanh nghiệp, tùytheo từng loại hình doanh nghiệp khác nhau mà có cách phân loại lao động khácnhau. Nói tóm lại tổ chức tốt công tác hoạch toán tiền lương và các khoản tríchtheo lương giúp doanh nghiệp quản lý tốt quỹ tiền lương, bảo đảm việc trả lươngvà trợ cấp BHXH đúng nguyên tắc, đúng chế độ, kích thích người lao động hoànthành nhiệm vụ được giao đồng thời tạo cơ sở cho việc phân bổ chi phí nhâncông vào giá thành sản phẩm được chính xác. Tổ chức tốt công tác hạch toán lao động tiền lương giúp doanh nghiệpquản lý tốt quỹ lương, đảm bảo việc trả lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội đúngnguyên tắc, đúng chế độ, khuyến khích người lao động hoàn thành nhiệm vụđược giao, đồng thời tạo cơ sở cho việc phân bổ chi phí nhân công vào giá thànhsản phẩm được chính xác. 1.2 Chức năng của tiền lương Tiền lương có các chức năng sau đây: 1.2.1Chức năng đòn bẩy cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền lương gắn liền với lợi ích của người lao động. Nó là động lực kích thíchnăng lực sáng tạo, ý thức lao động trên cơ sở đó thúc đẩy tăng năng suất laođộng. Bởi vậy, tiền lương một mặt gắn liền với lợi ích thiết thực của người laođộng và mặt khác nó khẳng định vị trí của người lao động trong doanh nghiệp.Bởi vậy, khi nhận tiền lương thoả đáng, công tác trả lương của doanh nghiệpcông bằng, hợp lý sẽ tạo động lực cho quá trình sản xuất và do đó tăng năng suất Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 7 Lớp: KT2D – K4
8. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụlao động sẽ tăng, chất lượng sản phẩm được nâng cao, từ đó doanh thu và lợinhuận của doanh nghiệp không ngừng tăng lên. 1.2.2. Chức năng kích thích người lao động Thực hiện mối quan hệ hợp lý trong việc trả lương không chỉ có lợi chodoanh nghiệp mà còn đem lại lợi ích cho người lao động, khuyến khích họ tăngnăng suất lao động. Khi lợi nhuận của doanh nghiệp tăng thì nguồn phúc lợi trong doanh nghiệpsẽ phát triển, là nguồn bổ sung thu nhập của người lao động, tạo ra động lực laođộng, tăng khả năng gắn kết giữa người lao động vối doanh nghiệp. 1.2.3.Chức năng tái sản xuất sức lao động. Tiền lương là thu nhập chính của người lao động, là nguồn nuôi sống bản thânvà gia đình họ. Thu nhập bằng tiền lương tăng lên sẽ đảm bảo cho đời sống vậtchất và văn hoá của người lao động tăng lên và do đó tái tạo sức lao động cho xãhội. Thực hiện đúng đắn chế độ tiền lương đối với người lao động sẽ giúp chodoanh nghiệp có nguồn lao động ổn định nhất là đối với nghề mà lao động cótính chất truyền thống đối với các vùng chuyên canh hoặc khai thác lâu dài nhưtrồng cao su, khai thác than đá…. 1.3.Chế độ tiền lương và các hình thức trả lương 1.3.1. Chế độ tiền lương Việc vận dụng chế độ tiền lương thích hợp nhằm quán triệt nguyên tắcphân phối theo lao động, kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích chung của xã hội với lợiích của doanh nghiệp và người lao động. 1.3.1.1 Chế độ tiền lương cấp bậc. Là chế độ tiền lưong áp dụng cho công nhân. Tiền lương cấp bậc đượcxây dựng dựa trên số lượng và chất lượng lao động. Có thể nói rằng chế độ tiềnlương cấp bậc nhằm mục đích xác định chất lượng lao động,so sánh chất lượnglao động trong các nghành nghề khác nhau và trong từng nghành nghề. Đồngthời nó có thể so sánhđiều kiện làm việc nặng nhọc, có hại cho sức khoẻ với Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 8 Lớp: KT2D – K4
9. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụđiều kiện lao động bình thường. Chế độ tiền lương cấp bậc có tác dụng rất tíchcực nó điều chỉnh tiền lương giữa các nghành nghề một cách hợp lý, nó cũnggiảm bớt được tính chất bình quân trong việc trả lươngthực hiện triệt để quanđiểm phân phối theo lao động. Chế độ tiền lương do Nhà Nước ban hành, doanh nghiệp dựa vào đó đểvận dụng vào thực tế tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Chế độ tiền lương cấp bậc bao gồm 3 yếu tố có quan hệ chặt chẽ vớinhau: thang lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật….. -Thang lương là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa các côngnhân cùng nghề hoặc nhóm nghề giống nhau theo trình độ cấp bậc của họ. Mỗithang lương gồm một số các bậc lương và các hệ số phù hợp với bậc lương đó.Hệ số này Nhà Nước xây dựng và ban hành.Ví dụ : Hệ số công nhân ngành cơ khí bậc 3/7 là 1.92; bậc 4/7 là 2,33… Mỗi ngành có một bảng lương riêng. – Mức lương là số lượng tiền tệ để trả công nhân lao động trongmột đơn vịthời gian (giờ, ngày, tháng) phù hợp với các bậc trong thang lương. Chỉ lươngbậc 1 được quy định rõ còn các lương bậc cao thì được tính bằng cách lấy mứclương bậc nhân với hệ số lương bậc phải tìm, mức lương bậc 1 theo quy địnhphải lớn hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu. Hiện nay mức lương tối thiểu là730.000 đồng. – Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là văn bản quy định về mức độ phức tạp củacông việc và yêu cầu lành nghề của công nhân ở bậc nào đó thì phải hiểu biếtnhững gì về mặt kỹ thuật và phải làm được những gì về mặt thực hành. Cấp bậckỹ thuật phản ánh yêu cầu trình độ lành nghề của công nhân. Tiêu chuẩn cấp bậckỹ thuật là căn cứ để xác định trình độ tay nghề của người công nhân. Chế độ tiền lương theo cấp bậc chỉ áp dụng đối với những người lao độngtạo ra sản phẩm trực tiếp. Còn đối với những người gián tiếp tạo ra sản phẩmnhư cán bộ quản lý nhân viên văn phòng… thì áp dụngchế độ lương theo chứcvụ. Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 9 Lớp: KT2D – K4
10. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụ1.3.1.2 Chế độ lương theo chức vụ. Chế độ này chỉ được thực hiệnthông qua bảng lương do Nhà Nước banhành. Trong bảng lương này bao gồm nhiều nhóm chức vụ khác nhau và các quyđịnh trả lương cho từng nhóm. Mức lương theo chế độ lương chức vụ được xác định bằng cáchlấy mứclương bậc 1 nhân với hệ số phức tạp của lao động và hệ số điều kiện lao độngcủa bậc đó so với bậc 1. Trong đó mức lương bậc 1 bằng mức lương tối thiểunhân với hệ số mức lương bậc 1 so với mức lương tối thiểu. Hệ số này, là tích sốcủa hệ số phức tạp với hệ số điều kiện. Theo nguyên tắc phân phối theo việc tính tiền lương trong doanh nghiệpphụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh. Bản thân Nhà Nước chỉ khống chếmức lương tối thiểu chứ không khống chế mức lươngtối đa mà nhà nước điềutiết bằng thuế thu nhập. Hiện nay hình thức tiền lương chủ yếu được áp dụng trong các doanhnghiệp là tiền lương theo thời gian và hình thức tiền lương theo sản phẩm. Tùytheo đặc thù riêng của từng loại doanh nghiệp mà áp dụng hình thức tiền lươngcho phù hợp. Tuy nhiên mỗi hình thức đều có ưu điêm và nhược điểm riêng nên hầu hếtcác doanh nghiệp đều kết hợp cả hai hình thức trên. 1.3.2. Các hình thức trả lương 1.3.2.1 Trả lương theo thời gian: Là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc, cấp bậc lương ( chức danh) và thang lương( hệ số lương). Hình thức này chủ yếu áp dụng cho lao động gián tiếp, công việc ổn định hoặc có thể cho cả lao động trực tiếp mà không định mức được sản phẩm. Trong doanh nghiệp hình thức tiền lương theo thời gian được áp dụng chonhân viên làm văn phòng như hành chính quản trị, tổ chức lao động, thống kê,tài vụ- kế toán. Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người laoSinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 10 Lớp: KT2D – K4
11. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụđộng căn cứ vào thời gian làm việc thực tế, theo ngành nghề và trình độ thànhthạo nghề nghiệp, nghiệp vụ kỹ thuật chuyên môn của người lao động. Tuỳ theo mỗi ngành nghề tính chất công việc đặc thù doanh nghiệp mà ápdụng bậc lương khác nhau. Độ thành thạo kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn chiathành nhiều thang bậc lương, mỗi bậc lương có mức lương nhất định, đó là căncứ để trả lương, tiền lương theo thời gian có thể được chia ra.+ Tiền lương ngày: Là tiền lương trích cho người lao động theo mức lương ngày và số ngày làmviệc thực tế trong tháng tiền lương cơ bản của tháng Tiền lương ngày = Số ngày làm việc theo quy định của 1tháng + Tiền lương tháng: Là tiền lương trả cho công nhân viên theo tháng, bậc lương được tính theothời gian là 1 tháng. Lương tháng = Tiền lương ngày x số ngày làm việc thực tế của người ngườilao động trong 1tháng + Tiền lương tuần: Là tiền lương tính cho người lao động theo mức lương tuần và số ngày làmviệc trong tháng . tiền lương tháng x 12 thángTiền lương tuần = 52 tuần + Tiền lương giờ: Lương giờ có thể tính trực tiếp để trả lương theo giờ hoặc căn cứ vào lươngngày để phụ cấp làm thêm giờ cho người lao động. Lương giờ trả trực tiếp như trả theo giờ giảng dạy đối với giảng viên.Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 11 Lớp: KT2D – K4
12. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụ Phụ cấp làm thêm giờ tính trên cơ sở lương ngày Ví dụ : Lương ngày là 40.000đ Một người lao động làm thêm 5 giờ Vậy người lao động đó được hưởng là : 40.000 × 5 = 25.000d 8 Hình thức tiền lương theo thời gian có mặt hạn chế là mang tính bìnhquân, nhiều khi không phù hợp với kết quả lao động thực tế của người lao động. Các chế độ tiền lương theo thời gian: – Đó là lương theo thời gian đơn giản – Lương theo thời gian có thưởng – Hình thức trả lương theo thời gian đơn giản: Đó là tiền lương nhận đượccủa mỗi người công nhân tuỳ theo mức lương cấp bậc cao hay thấp, và thời gianlàm việc của họ nhiều hay ít quyết định. – Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng: Đó là mức lương tính theothời gian đơn giản cộng với số tiền thưởng mà họ được hưởng.1.3.2.2. Hình thức tiền lương theo sản phẩm: Khác với hình thức tiền lương theo thời gian, hình thức tiền lương theosản phẩm thực hiện việc tính trả lương cho người lao động theo số lượng và chấtlượng sản phẩm công việc đã hoàn thành. Tổng tiền lương phải trả = Đơn giá TL/SP * Số lượng sản phẩm hoànthành Hình thức tiền lương theo sản phẩm: + Hình thức tiền lương theo sản phẩm trực tiếp: Tiền lương phải trả cho người lao động được tính trực tiếo theo sốlượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách phẩm chất và đơn giá tiền lương sảnphẩm đã quy định, không chịu bất cứ một sự hạn chế nào. Đối với Công ty không áp dụng được hình thức tiền lương này vì là Côngty kinh doanh thương mại.Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 12 Lớp: KT2D – K4
13. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụ Tổng TL phải trả = Số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành * đơn giáTL + Tiền lương sản phẩm gián tiếp. Là tiền lương trả cho lao động gián tiếp ở các bộ phận sản xuất, như bảodưỡng máy móc thiết bị họ không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng họ gián tiếpảnh hưởng đến năng xuất lao động trực tiếp vì vậy họ được hưởng lương dựavào căn cứ kết quả của lao động trực tiếp làm ra để tính lương cho lao động giántiếp. Nói chung hình thức tính lương theo sản phẩm gián tiếp này không đượcchính xác, còn có nhiều mặt hạn chế, và không thực tế công việc. + Tiền lương theo sản phẩm có thưởng. Theo hình thức này, ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp nếu người lao động còn được thưởng trong sản xuất, thưởng về tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư. Hình thức tiền lương theo sản phẩm có thưởng này có ưu điểm là khuyếnkhích người lao động hăng say làm việc, năng suất lao động tăng cao, có lợi chodoanh nghiệp cũng như đời sống của công nhân viên được cải thiện. + Tiền lương theo sản phẩm lũy tiến: Ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp còn có một phần tiền thưởngđược tính ra trên cơ sở tăng đơn giá tiền lương ở mức năng suất cao. Hình thức tiền lương này có ưu điểm kích thích người lao động nâng caonăng suất lao động, duy trì cường độ lao động ở mức tối đa, nhằm giải quyết kịpthời thời hạn quy định theo đơn đặt hàng, theo hợp đồng… Tuy nhiên hình thức tiền lương này cũng không tránh khỏi nhược điểm làlàm tăng khoản mục chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm của doanhnghiệp, vì vậy mà chỉ được sử dụng khi cần phải hoàn thành gấp một đơn đặthàng, hoặc trả lương cho người lao động ở khâu khó nhất để đảm bảo tính đồngbộ cho sản xuất. Nói tóm lại hình thức tiền lương theo thời gian còn có nhiều hạn chế làchưa gắn chặt tiền lương với kết quả và chất lượng lao động, kém tính kích thíchSinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 13 Lớp: KT2D – K4
16. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụ Dư có: Phản ánh phần tiền lương và các khoản thu nhập mà doanh nghiệpcòn nợ công nhân viên lúc đầu kỳ hay cuối kỳ. Tài khoản 334 được chi tiết ra thành 2 tài khoản: – 334.1 Thanh toán lương – 334.8 Các khoản khác.- TK 334.1: Thanh toán lương. Dùng dể phản ánh các khoản thu nhập có tínhchất lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động.- TK 334.8: Các khoản khác. Dùng để phản ánh các khoản thu nhập không cótính chất lương, như trợ cấp từ quỹ BHXH, tiền thưởng trích từ quỹ khen thưởngmà doanh nghiệp phải trả cho người lao động. Tài khoản 338: Phải trả phải nộp khác. – Dùng để theo dõi việc trích lập sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. Kết cấu: – Bên nợ: Phát sinh giảm. + Phản ánh việc chi tiêu KPCĐ, BHXH đơn vị. + Phản ánh việc nộp các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ cho các cơ quan quản lý cấp trên. – Bên có: Phát sinh tăng. + Phản ánh việc trích lập các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. + Phản ánh phần BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù. Dư có: Các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ chưa nộp hoặc chưa chi tiêu(Nếu có Số dư Nợ thì số dư Nợ phản ánh phần KPCĐ, BHXH vượt chi chưađược cấp bù)Tài khoản 338 được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 như sau: – Tài khoản 338.2 (KPCĐ) – Tài khoản 338.3 (BHXH) – Tài khoản 338.4 (BHYT) Tổng hợp, phân bổ tiền lương, trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Hàng thángkế toán tiến hành tổng hợp tiền lương phải trả trong kỳ theo từng đối tượng sửdụng (bộ phận sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,…,) và tính toán trích BHXH,Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 16 Lớp: KT2D – K4
18. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụ ( Các khoản mà người lao động sử dụng lao động được tính vào chi phí ) Nợ 622 Bộ phận trực tiếp quản lý Nợ 627.1 Bộ phận quản lý các phân xưởng Nợ 641.1 Nhân viên bán hàng Nợ 642.1 Chi phí doanh nghiệp Có 338 ( 338.2,338.3,338.4) – Trích BHXH, BHYT ( Phần do CNV phải nộp từ tiền lương của mình) Nợ TK 334 Các khoản phải trả CNV Có TK 338 (338.2,338.3)- Tính số BHXH phải trả trực tiếp CNV (trường hợp CNV ốm đau, thai sản…) kế toán phản ánh theo quy định khoản thích hợp tuỳ theo quy định cụ thể vềviệc phân công quản lý sử dụng quỹ BHXH – Trường hợp phân cấp quản lý sử dụng quỹ BHXH, doanh nghiệp được giữlại một phần BHXH trích được để trực tiếp sử dụng chi tiêu cho CNV như : ốmđau, thai sản, … theo quy định; khi tính số BHXH phải trả trực tiếp CNV, kếtoán ghi sổ theo định khoản : Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3383) Có TK 334 – Phải trả CNV Sổ quỹ BHXH để lại doanh nghiệp chi không hết hoặc chi thiếu sẽ thanh toánquyết toán với cơ quan quản lý chuyên trách cấp trên. – Trường hợp chế độ tài chính quy định toàn bộ số trích BHXH phải nộp lêncấp trên và việc chi tiêu trợ cấp BHXH cho CNV tại doanh nghiệp được quyếttoán sau theo chi phí thực tế, thì khi tính số BHXH phải trả trực tiếp CNV, kếtoán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388) Có TK 334- Phải trả CNV – Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân viên Trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có tính thời vụ , để tránh sựbiến động của giá thành sản phẩm, doanh nghiệp thường áp dụng phương phápSinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 18 Lớp: KT2D – K4
19. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụtrích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất như một khoảnchi phí phải trả, cách tính như sau : Mức lương nghỉ phép = Tiền lương thực tế phải trả x Tỉ lệ trích trước phải trảCNV Lương nghỉ phép theo kế hoạch công nhân trích trước xuấtTỷ lệ trích trước = Tổng số lương chính kế hoạch năm của CN trích trước sảnxuất (Định kỳ hàng tháng, khi tính trích trước lương nghỉ của công nhân sản xuất,kế toán ghi sổ : Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335 – Chi phí phải trả) – Các khoản phải thu đối với CNV như tiền bắt bồi thường vật chất, tiềnBHYT (Phần người lao động phải chịu ) nay thu hồi … kế toán phản ánh địnhkhoản : Nợ TK 334 Có TK 138 – Phải thu khác – Kết chuyển các tiền tạm ứng chi không hết trừ vào thu nhập của công nhânviên, kế toán ghi sổ theo định khoản : Nợ TK 334 Có TK 141- Tạm ứng – Tính thuế thu nhập mà CNV, người lao động phải nộp Nhà nước, kế toánghi sổ theo định khoản : Nợ 334 – Phải trả CNV Có TK 333 – Thuế và các khoản khác …(333.8) – Khi thanh toán ( Chi trả ) Tìên lương và các khoản thu nhập khác cho CNV,kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 334 – Phải trả CNVSinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 19 Lớp: KT2D – K4
20. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụ Có TK 111- Tiền mặt – Khi chuyển nộp BHXH, BHYT và KPCĐ cho cơ quan chuyên môn cấp trênquản lý : Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác ( TK cấp 2 tương ứng) Có TK 111, TK 112 – Khi chi tiêu kinh phí công đoàn, kế toán ghi : Nợ TK 338 ( 3382) Có TK 111, TK 112Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 20 Lớp: KT2D – K4
21. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị NụSơ đồ hạch toán tổng hợp tiền lương, tiền thưởng : TK 111, 112 TK 334 TK 622, 627, 641,642 Thanh toán cho người LĐ TL và những khoản thu nhập TK 3388 có tính chất lương phải trả cho Trả tiền giữ Giữ hộ TNhập NLĐ hộ cho NLĐ cho NLĐ TK 335 TK 138,141 TK 622 Khấu trừ các khoản tiền phạt, TL NP thực tế Trích trước Tiền bồi thường, phải trả cho TLNP Tiền tạm ứng… NLĐ theo KH TK 3383 TK333 Thu hộ thuế Trợ cấp BHXH phải trả Thu nhập cá nhân cho NN cho người lao động TK 421 TK 338.3, 338.4, 3388 Thu hộ quỹ BHXH, Tiền lương phải trả NLĐ BHYT, TÒA ÁN…Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 21 Lớp: KT2D – K4
22. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụ Sơ đồ hạch toán tổng hợp quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ : TK 111, 112 TK 338.2, 338.3, 338.4 TK 622, 627, 641, 642 Trích KPCĐ, BHXH, BHYT Nộp KPCĐ, BHXH, BHYT tính vào chi phí TK 334 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ trừ vào thu nhập của NLĐ TK 334 TK 111, 112 Trợ cấp BHXH cho người lao động Nhận tiền cấp bù của Quỹ BHXH1.4.4. Phương pháp kế toán1.4.4.1. Quỹ tiền lương và thành phần quỹ tiền lương. Quỹ tiền lương: là toàn bộ các khoản tiền lương của doanh nghiệp trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Thành phần quỹ tiền lương: bao gồm các khoản chủ yếu là tiền lươngtrả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc, tiền lương trả cho ngườilao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ phép hoặc đi học, các loại tiền thưởng,các khoản phụ cấp thường xuyên. – Quỹ tiền lương của doanh nghiệp được phân ra 2 loại cơ bản sau:Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 22 Lớp: KT2D – K4
23. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụ + Tiền lương chính: Là các khoản tiền lương phải trả cho người lao độngtrong thời gian họ hoàn thành công việc chính đã được giao, đó là tiền lương cấpbậc và các khoản phụ cấp thường xuyên, và tiền thưởng khi vượt kế hoạch. + Tiền lương phụ: Là tiền lương mà doanh nghiệp phảI trả cho người laođộng trong thời gian không làm nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng lươngtheo chế độ quy định như tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làmviệc khác như: Đi họp, học, nghỉ phép, thời gian tập quân sự, làm nghĩa vụ xãhội. Việc phân chia quỹ tiền lương thành lương chính lương phụ có ý nghĩanhất định trong công tác hoạch toán phân bổ tiền lương theo đúng đối tượng vàtrong công tác phân tích tình hình sử dụng quỹ lương ở các doanh nghiệp. Quản lý chi tiêu quỹ tiền lương phải đặt trong mối quan hệ với thực hiệnkế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị nhằm vừa chi tiêu tiết kiệm và hợp lýquỹ tiền lương vừa đảm bảo hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của doanhnghiệp. Các loại tiền thưởng trong công ty: Là khoản tiền lương bổ sung nhằmquán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc phân phối theo lao động. Trong cơ cấu thunhập của người lao động tiền lương có tính ổn định, thường xuyên, còn tiềnthưởng thường chỉ là phần thêm phụ thuộc vào các chỉ tiêu thưởng, phụ thuộcvào kết quả kinh doanh. Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền thưởng: + Đối tượng xét thưởng: Lao động có làm việc tại doanh nghiệp từ mộtnăm trở lên có đóng góp vào kết quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp.Mức thưởng: Thưởng một năm không thấp hơn một tháng lương được căn cứvào hiệu quả đóng góp của người lao động qua năng suất chất lượng công việc,thời gian làm việc tại doanh nghiệp nhiều hơn thì hưởng nhiều hơn. + Các loại tiền thưởng: Bao gồm tiền thưởng thi đua (từ quỹ khenthưởng), tiền thưởng trong sản xuất kinh doanh (vượt doanh số, vượt mức kếhoạch đặt ra của công ty)Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 23 Lớp: KT2D – K4
24. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụ – Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. + Quỹ BHXH: Khái niệm: Quỹ BHXH là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các trường hợp họ bị mất khả năng lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, mất sức. Nguồn hình thành quỹ: Quỹ BHXH được hình thành bằng cách tínhtheo tỷ lệ 22% trên tổng quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyêncủa người lao động thực tế trong kỳ hạch toán. . Người sử dụng lao động phải nộp 16% trên tổng quỹ lương và tính vàochi phí sản xuất kinh doanh. . Nộp 6 % trên tổng quỹ lương thì do người lao động trực tiếp đóng góp(trừ vào thu nhập của họ).Những khoản trợ cấp thực tế cho người lao động tại doanh nghiệp trong cáctrường hợp bị ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, được tính toán dựa trên cơ sởmức lương ngày của họ, thời gian nghỉ và tỷ lệ trợ cấp BHXH, khi người laođộng được nghỉ hưởng BHXH kế toán phải lập phiếu nghỉ hưởng BHXH chotừng người và lập bảng thanh toán BHXH để làm cơ sở thanh toán với quỹBHXH. Quỹ BHXH được quản lý tập trung ở tài khoản của người lao động. Cácdoanh nghiệp phải nộp BHXH trích được trong kỳ vào quỹ tập trung do quỹBHXH quản lý. Mục đích sử dụng quỹ: Là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động cótham gia đóng góp quỹ. Hay theo khái niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) BHXH được hiểulà sự bảo vệ của xã hội với các thành viên của mình thông qua một loạt các biệnpháp công cộng để chống lại tình trạng khó khăn về kinh tế xã hội do bị mấthoặc giảm thu nhập, gây ra ốm đau mất khả năng lao động. BHXH là một hệ thống 3 tầng:Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 24 Lớp: KT2D – K4
26. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụ Mục đích sử dụng quỹ: 50% KPCĐ thu được nộp lên công đoàn cấp trên, còn 50% để lại chi tiêucho hoạt động công đoàn tại đơn vị.1.5 Hạch toán lao động và thời gian lao động. Mục đích của hạch toán lao động và thời gian lao động trong doanhnghiệp, ngoài việc giúp cho công tác quản lý lao động còn là đảm bảo tính lươngchính xác cho từng người lao động. Nội dung của hạch toán lao động bao gồm: Hạch toán số lượng lao động,thời gian lao động và chất lượng lao động.1.5.1 Phân loại lao động trong doanh nghiệp: Trong các doanh nghiệp công nghiệp thì công việc đầu tiên có tác dụngthiết thực đối với công tác quản lý và hạch toán lao động tiền lương là phân loạilao động. – Phân theo tay nghề:Phân loại lao động theo nhóm nghề nghiệp bao gồm: + Công nhân thực hiện chức năng sản xuất chính: Là những người làmviệc trực tiếp bằng tay hoặc bằng máy móc, tham gia vào quá trình sản xuất vàtrực tiếp làm ra sản phẩm. + Công nhân sản xuất phụ: Là những người phục vụ cho quá trình sảnxuất và làm các ngành nghề phụ như phục vụ cho công nhân trực tiếp hoặc cóthể tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm. + Lao động còn lại gồm có: Nhân viên kỹ thuật, nhân viên lưu thông tiếpthị, nhân viên hoàn chỉnh, kế toán, bảo vệ. – Phân loại theo bậc lương: + Lao động trực tiếp và gián tiếp trong doanh nghiệp có nhiều mức lươngtheo bậc lương, thang lương, thông thường công nhân trực tiếp sản xuất có từ 1đến 7 bậc lương. + Bậc 1 và bậc 2: bao gồm phần lớn số lao động phổ thông chưa quatrường lớp đào tạo chuyên môn nào.Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 26 Lớp: KT2D – K4
27. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụ + Bậc 3 và bậc 4: gồm những công nhân đã qua một quá trình đào tạo. + Bậc 5 trở lên: bao gồm những công nhân đã qua trường lớp chuyênmôn có kỹ thuật cao. + Lao động gián tiếp cũng có nhiều bậc lại chia làm nhiều phần hành,(vd: như chuyên viên cấp 2). + Việc phân loại lao động theo nhóm lương rất cần thiết cho việc bố trílao động, bố trí nhân sự trong các doanh nghiệp. 1.5.2 Tổ chức hạch toán lao động: Tổ chức hạch toán lao động tiền lương và tiền công lao động, là rất cầnthiết nó là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống thông tin chung của hạchtoán kế toán. – Nhiệm vụ tài chính của yếu tố sản xuất kinh doanh này là: + Tổ chức hạch toán cơ cấu lao động hiện có trong cơ cấu sản xuất kinhdoanh và sự tuyển dụng, xa thải, thuyên chuyển lao động trong nội bộ đơn vịtheo quan hệ cung cầu về lao động cho kinh doanh. + Tổ chức theo dõi cơ cấu và sử dụng người lao động tại các nơi làm việcđể có thông tin về số lượng chất lượng lao động ứng với công việc đã bố trí tạinơi làm việc. + Tổ chức hạch toán quá trình tính tiền công và trả công lao động chongười lao động. + Tổ chức phân công lao động kế toán hợp lý trong phần hành kế toán yếutố lao động và tiền công lao động. + Nguyên tắc chung để thực hiện các nhiệm vụ tổ chức nêu trên về laođộng và tiền lương là. Lựa chọn và vận dụng trong quá trình thực hiện hoạt độngkinh doanh của đơn vị một lượng chứng từ, sổ sách (tài khoản). Nội dung ghichép thông tin trên sổ sách và hệ thống báo cáo kế toán hợp lý về lao động vàtiền lương đủ cho yêu cầu quản lý, đặc biệt là quản lý nội bộ. – Tiền đề cần thiết cho việc tổ chức tốt hệ thống thông tin kế toán lao độngtiền lương là:Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 27 Lớp: KT2D – K4
31. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụ Chương 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI SỐ 27 2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁTTRIỂN NHÀ HÀ NỘI SỐ 27 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 27 được thành lậptheo quyết định số 1937/QĐ-UB ngày 24/4/2002 của UBND thành phố Hà Nội. Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0903.000.092 ngày 03/5/2002 do Sở kếhoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình cấp. Mã số thuế: 2700263181 Số tài khoản: 48310000001164 tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Bình. Trụ sở Công ty: Số 9, Lê Hồng Phong, Vân Giang, TPNB, tỉnh NinhBình. Vốn điều lệ: 60.500.000.000 VNĐ Giám đốc hiện nay: ông Vũ Văn Do Tổng số lao động của Công ty: 467 người (Tính đến ngày 31/12/2010) Ngoài ra Công ty còn hợp đồng lao động thuê ngoài, thời vụ tại địa điểmcông trình thi công. Thu nhập bình quân hiện nay: 2.000.000 – 5.000.000đ/01 người/01 tháng. Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 27 trước kia là Côngty Xây lắp Ninh Bình, sau khi cổ phần hoá được chuyển đổi thành Công ty cổphần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 27 – Là doanh nghiệp trực thuộc TổngCông ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội. Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 27 đặt trên địa bànthành phố Ninh Bình, nằm trên tuyến quốc lộ 1A tạo cho Công ty một ưu thế vềgiao dịch rất thuận lợi.Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 31 Lớp: KT2D – K4
32. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụ Công ty nằm trong địa phận khu dân cư khá đông và trẻ. Đây là nguồn laođộng dồi dào và tương đối rẻ mà Công ty có thể sử dụng trong quá trình sản xuấtkinh doanh. Thành phố Ninh Bình với khoảng 620.000 dân, mức thu nhập bình quâncủa mỗi người dân là: 70.000đ/ngày – 200.000đ/ngày. Đây là mức thu nhậptương đối cao đối với một thành phố trẻ. Là một thành phố có nhu cầu xây dựngcơ sở hạ tầng rất lớn. Công ty đã tận dụng được lợi thế này để mở rộng quy môsản xuất kinh doanh. Tình hình đầu tư vào thành phố trong những năm gần đây có xu hướngtăng mạnh, đặc biệt là đầu tư cho khu du lịch vì đây lfa vùng có lịch sử lâu đời,có nhiều khu di tích, danh lam thắng cảnh đẹp. Công ty đã đứng vững trên thị trường, xây dựng nhiều công trình lớn, lậpdự án lớn về quy hoạch thành phố và đô thị trình UBND tỉnh Ninh Bình và đãđược phê duyệt thi công một số công trình. Công ty thi công một số công trìnhnhư Bệnh viện huyện Kim Sơn, xây dựng UBND thành phố Ninh Bình…Trongnhững năm gần đây các chỉ tiêu báo cáo kết quả kinh doanh luôn tăng cao thểhiện như sau (bảng 1.1)Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 32 Lớp: KT2D – K4
33. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụ Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất và kết quả kinhdoanh ĐVT: VNĐSTT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Tổng tài sản 33.734.528.84 45.301.412.63 60.500.000.000 2 8 2 Tài sản ngắn hạn 20.104.258.73 41.656.517.43 54.153.472.667 0 6 3 Tài sản dài hạn 13.630.270.11 3.644.895.202 6.346.527.333 2 4 Tổng doanh thu 14.014.285.61 25.127.275.56 32.665.458 6 8 5 Số lao động 385 416 467 6 Nộp ngân sách 75.000.000 101.800.000 132.340.000 7 Thu nhập bình quân 1.500.000 2.700.000 3.000.000- 5.000.000 8 Lợi nhuận sau thuế 221.681.709 269.664.627 350.564.015 2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy hoạtđộng kinh doanh. 2.1.2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội số 27 hoạt động chủyếu trong lĩnh vực xây dựng. Công ty đã có bề dầy hơn 40 năm kinh nghiệmtrong lĩnh vực này được tích luỹ từ khi còn là Công ty Xây lắp Ninh Bình. Côngty có bộ máy quản lý và điều hành được tổ chức gọn nhẹ và khoa học, sử dụngcông nghệ kỹ thuật tiên tiến và công tác tổ chức quản lý và sản xuất. Bằng truyền thống và trình độ tay nghề của mình, cộng với cơ sở vật chấtvà năng lực hiện có đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty khai tác vàphát huy tiềm năng để hoàn thành tốt nhiệm vụ và mục tiêu đề ra. Với những đặc trưng riêng về lĩnh vực hoạt động và xây dựng, Công tyđược thành lập nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ sau:Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 33 Lớp: KT2D – K4
34. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụ – Xây dựng các công trình bao gồm: Các công trình dân dụng, côngnghiệp, giao thông, thuỷ lợi, công trình hạ tầng kỹ thuật, cấp thoát nước, điệnchiếu sáng… – Lập và quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng và phát triển nhà,khu dân cư và đô thị phát triển mới. – Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng. – Sản xuất các sản phẩm từ kim loại – Sản xuất các sản phẩm từ gỗ. – Sản xuất bê tông đúc sẵn, ống, cột bê tông, cọc bê tông cốt thép. – Mua bán nhà ở. – Kinh doanh dịch vụ du lịch. 2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quá trình tổ chức sản xuất Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội số 27 là doanh nghiệpnhà nước đã được cổ phần hoá. Hiện nay vốn điều lệ của Công ty là 60,500 tỷVNĐ. Trong đó vốn góp của cổ đông Nhà nước là 20 tỷ VNĐ; vốn góp của cổđông trong và ngoài Công ty là 40,5 tỷ VNĐ. Do đã cổ phần hoá nên ngoài sốvốn điều lệ trên Công ty còn phát hành thêm cổ phần để huy động thêm nguồnvốn cho sản xuất kinh doanh. Nhờ vậy, tổng số vốn của Công ty hiện nay lên tới70.00.000.000 VNĐ. Ngoài việc tăng vốn điều lệ Công ty còn không ngừng thúcđẩy mua sắm cải tiến máy móc thiết bị sản xuất và quản lý. Nhờ vậy mà tổng tàisản của Công ty tính đến ngày 31/12/2010 lên đến 80.125.500.000VNĐ. Bộ máytổ chức quản lý của Công ty thể hiện qua sơ đồ 1.1Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 34 Lớp: KT2D – K4
35. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụ 1.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Ban kiểm soát Giấm đốc công ty Phó giám đốc Phó giám đốc kinh sản xuất doanh Phòng kế hoạch Phòng KT kế Phòng Phòng đầu tư toán HC-TC Kế toánBan XNX XNXL XNX XNX XNX XNX XNX XN CKQLD L số số 2 L số L số L số L số L số và DV A 1 3 4 5 6 7 CÁC CÔNG TRƯỜNG, TỔ SẢN XUẤT Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 35 Lớp: KT2D – K4
38. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụ2.2 Sơ đồ bộ máy Kế toán của Công ty Kế toán trưởng Kế toán Thủ quỹ Kế toán tiền lương và các Kế toán công nợ, tổng hợp khoản trích theo lương vật tư Chức năng nhiệm vụ cụ thể: – Kế toán trưởng: Có trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra cáccông việc của các nhân viên kế toán thực hiện đồng thời chịu trách nhiệm trướcGiám đốc, cấp trên và các cơ quan hữu quan về các thông tin kinh tế của Côngty tham mưu cho Giám đốc trong việc ra quyết định tài chính như: Thu hồi, đầutư, sản xuất kinh doanh, giải quyết công nợ hay thực hiện phân phối thu nhập. – Thủ quỹ: Có chức năng nhiệm vụ Giám đốc đồng vốn của Công ty, làngười nắm giữ tiền mặt của Công ty. Thủ quỹ căn cứ vào phiếu thu chi hợp lệ đểnhập và xuất quỹ. Tuyệt đối không được tiết lộ tình hình tài chính của Công tycho người không có thẩm quyền. – Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Có nhiệm vụ căncứ vào bảng chấm công của từng đội, xí nghiệp để lập bảng thanh toán lương vàcác khoản phụ cấp cho các đối tượng cụ thể trong doanh nghiệp. Trích BHXH,BHYT, KPCĐ theo đúng tỷ lệ quy định. – Kế toán tổng hợp: Tập hợp tất cả các chi phí và thu nhập của Công tyđã phát sinh để lập báo cáo quyết toán tài chính theo tháng, quý năm theo đúngquy định của bộ tài chính. – Kế toán công nợ vật tư: Có trách nhiệm theo dõi các khoản thu chi vàtập hợp số liệu lập báo cáo tổng hợp theo từng niên độ kế toán (tháng, quý, năm) 2.1.3.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán ở Công ty CP Đầu tư và Pháttriển nhà HN số 27Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 38 Lớp: KT2D – K4
39. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụ Về phương pháp tính thuế GTGT: Công ty áp dụng phương pháp tínhthuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Về phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty hạch toán hàng tồn khotheo phương pháp kê khai thường xuyên. Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Theo giá mua thực tế, áp dụng đơn giánhập trước xuất trước để tính trị giá vốn thực tế vật tư xuất kho. Phương pháp kế toán TSCĐ: Áp dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theođường thẳng. Niên độ kế toán: Được xác định theo năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm trùng với năm dương lịch. Đơn vị tiền tệ: Việt Nam đồng (VNĐ). Hệ thống tài khoản: Theo chế độ kế toán doanh nghiệp quyết định Banhành theo quyết định số15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tàichính. Hệ thống chứng từ: Công ty sử dụng cả 2 hệ thống chứng từ, đó là: Chứngtừ kế toán thống nhất bắt buộc và chứng từ kế toán hướng dẫn. Báo cáo tài chính của Công ty được lập hàng năm. Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ (sơ đồ 1.3).Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 39 Lớp: KT2D – K4
40. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụ 2.3. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ: Chứng từ gốc (Bảng tổng hợp chứng từ) Sổ Quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp Sổ cái cỏc TK Chi tiết Bảng cân đối Tài khoản Báo cáo Kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm traSinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 40 Lớp: KT2D – K4
41. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụ Chương 3 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI SỐ 27 3.1. Công tác quản lý lao động của Công ty 3.1.1. Quản lý lao động Lực lượng lao động tại Công ty bao gồm công nhân viên trong danh sáchlà 467 người, do Công ty trực tiếp quản lý và những nhân công do tổ côngtrường thi công thuê tại nơi lắp đặt công trình thì do tổ rtưởng quản lý có hợpđồng ngắn hạn và lương được trả theo công việc hoặc lương khoán do tổ trưởngxác định tính chất công việc. Các học sinh thực tập do các trường có học sinhthực tập quản lý. Mỗi xí nghiệp xây lắp có 1 Giám đốc và 1 phó giám đốc làm công việcgiám sát hoạt động sản xuất của xí nghiệp; 1 thống kê làm công việc thống kêcác hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp; 10 – 20 cán bộ kỹ thuật đảmnhiệm về khâu kỹ thuật; 2 cơ khí chuyên làm công việc sửa chữa máy móc; 2thợ điện. Mỗi xí nghiệp được chia thành 2 đến 3 tổ sản xuất, mỗi tổ có 1 tổtrưởng, 1 tổ phó. Khối văn phòng được phân bổ như sau: Lãnh đạo Công ty: 9 người Bộ phận văn phòng: 12 người Bảo vệ: 6 người Phòng hành chính: 7 người Phòng kế toán: 11 người Phòng kế hoạch đầu tư: 14 người Phòng kinh doanh: 15 người Ban quản lý dự án: 11 người Xí nghiệp xây lắp: 30 – 40 ngườiSinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 41 Lớp: KT2D – K4
42. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụ Cho đến nay Công ty đã bố trí hợp lý lao động cho sản xuất nên không cólao động dư thừa. Trong công tác quản lý lao động, Công ty áp dụng quản lýbằng nội quy, điều lệ, thường xuyên theo dõi kiểm tra quân số lao động, giờ giấclao động, thường xuyên nâng mức thưởng để khuyến khích người lao động. 3.1.2. Hạch toán lao động Cán bộ công nhân viên tính đến tháng 12/2010 có 467 người, trong đótrình độ văn hoá là: Đại học: 123 người Bậc thợ: Bậc 1: 30 người CĐ: 40 người Bậc 2: 67 người Trung cấp: 38 người Bậc 3: 36 người Bậc 4: 55 người Bậc 5: 35 người Bậc 6: 43 người Việc hạch toán thời gian lao động ở Công ty đối với số lượng thời gianlao động thông qua bảng chấm công. Hiện nay Công ty trả lương theo ngày cônglàm việc thực tế ở các tổ sản xuất và lương thời gian áp dụng cho khối nhân viêngián tiếp. Hết tháng các tổ trưởng ở các đơn vị chấm công, sau đó đưa lên phònglao động tiền lương duyệt và làm lương. Mỗi tháng Công ty trả lương 1 lần, ngoài ra nếu lao động có khó khăn vềkinh tế sẽ làm giấy đề nghị tạm ứng để tạm ứng nhưng không quá 2/3 tổnglương đối với nhân viên gián tiếp và không quá 2/3 tổng lương của khối lượngcông việc hoàn thành đối với công nhân trực tiếp. Việc chấm công những ngàycông vắng mặt vẫn được hưởng lương bao gồm: ngày nghỉ phép, ngày nghỉ lễtết, nghỉ ốm, nghỉ thai sản… Ngoài lương ra Công ty còn có thưởng đối với tấtcả các nhân viên trong Công ty theo xếp loại và thưởng vào cuối mỗi quý. Công ty áp dụng tuần làm việc nghỉ chiều thứ 7 và ngày chủ nhật đối vớibộ phận gián tiếp và ngày chủ nhật đối với bộ phận trực tiếp. Nhưng nếu laođộng tại công trình thì không có ngày nghỉ cố định mà công nhân có thể làmSinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 42 Lớp: KT2D – K4
43. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụviệc cả tháng hoặc nghỉ vào bất cứ ngày nào, chỉ cần báo trước với tổ trưởng đểbố trí công việc, bố trí lao động thay thế.3.2. Nội dung quỹ lương và công tác quản lý quỹ lương của Công ty 2.2.1. Nội dung quỹ lương Quỹ lương được phân phối trực tiếp cho người lao động làm việc trongCông ty không sử dụng vào mục đích khác. Căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty xác địnhnguồn quỹ lương tương ứng để trả cho người lao động. Nguồn quỹ lương bao gồm: – Quỹ lương theo đơn giá tiền lương được giao. – Quỹ lương bổ sung theo chế độ của Nhà nước. – Quỹ lương từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ khác ngoàiđơn giá tiền lương được giao. – Quỹ lương dự phòng từ năm trước chuyển sang. Sử dụng tổng quỹ lương: – Quỹ lương trả trực tiếp cho người lao động hoặc chuyển qua tài khoảncủa người lao động với 2 hình thức lương thời gian hoặc lương khoán. Không kểkhen thưởng. – Quỹ khen thưởng tối đa không quá 10% tổng quỹ lương. – Quỹ lương khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn kỹthuật cao, tay nghề giỏi tối đa không quá 2% tổng quỹ lương. – Quỹ dự phòng cho năm sau tối đa không quá 12% tổng quỹ lương. 3.2.2. Công tác quản lý qũy lương Lãnh đạo và tổ chức thực hiện hoàn thành kế hoạch sản xuất và nghĩa vụđoío với nhà nước. Công ty đã xác định quản lý quỹ lương: + Bố trí sắp xếp cán bộ công nhân viên theo tiêu chuẩn viên chức doanhnghiệp và nhu cầu thực tế đặt ra. Công ty giao lương khoán cho xí nghiệp.Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 43 Lớp: KT2D – K4
45. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Nụ + Quyết định tuyển dụng hoặc thôi việc + Quyết định nghỉ hưu để hưởng chế độ BHXH + Bảng chấm công lao động + Bảng thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội Căn cứ vào chứng từ trên, căn cứ vào kế hoạch hàng năm Công ty có thểnhận thêm hoặc giảm bớt lao động và chất lượng cũng thay đổi. Bộ phận kế toánlao động và hạch toán tiền lương có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động đó vàphản ánh vào sổ tăng giảm lao động của Công ty mỗi khi có quyết định tuyểndụng và thôi việc. Hợp đồng lao động: là hợp đồng được ký giữa Công ty đối với công nhânlao động trực tiếp, dùng là căn cứ để tính số lượng lao động ở bộ phận trực tiếpở Công ty. Mẫu hợp đồng lao động như sau: HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG (Ban hành kèm theo TT số 21/2003/TT-BLĐTBXH) Chúng tôi, một bên là ông: Vũ Văn Do Quốc tịch: Việt Nam Chức vụ: Giám đốc Đại diện cho: Công ty CP Đầu tư và phát triển Nhà Hà Nội số 27 Địa chỉ: Đường Lê Hồng Phong – thành phố Ninh Bình Và một bên là ông: Đinh Thành Đạt Sinh ngày 08 tháng 8 năm 1978, tại Kim Sơn – Ninh Bình Nghề nghiệp: Lao động tự do Địa chỉ thường trú: Thị trấn Phát Diệm – Kim Sơn – Ninh Bình. Số CMTND: 121489963 cấp ngày 06/7/1996 tại Công an Ninh Bình Thoả thuận ký hợp đồng và cam kết những điều khoản sau đây:Sinh viên: Nguyễn Minh Tuấn 45 Lớp: KT2D – K4
Bạn đang đọc nội dung bài viết Ý Nghĩa Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Tiền Lương trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!