Đề Xuất 6/2023 # Ý Nghĩa Và Các Nguyên Tắc Xác Định Quốc Tịch, Thưởng Quốc Tịch # Top 7 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 6/2023 # Ý Nghĩa Và Các Nguyên Tắc Xác Định Quốc Tịch, Thưởng Quốc Tịch # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Ý Nghĩa Và Các Nguyên Tắc Xác Định Quốc Tịch, Thưởng Quốc Tịch mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ý nghĩa của việc xác định quốc tịch, thưởng quốc tịch? Các nguyên tắc xác định quốc tịch? Các nguyên tắc của việc thưởng quốc tịch?

Ý nghĩa việc xác định quốc tịch: Xác định quốc tịch có ý nghĩa pháp lý vô cùng quan trọng đối với từng cá nhân trong xã hội, bởi vì quốc tịch là căn cứ, dấu hiệu nói lên sự quy thuộc của một cá nhân về một nhà nước nhất định. Sự quy thuộc này biểu hiện ở mối quan hệ pháp lý có tính 2 chiều giữa cá nhân là công dân với quốc gia mà họ mang quốc tịch.

Về phía nhà nước, xác lập quốc tịch chính là hành vi thực hiện chủ quyền của quốc gia đối với dân cư của họ, bởi vì, về mặt pháp lý, quốc tịch chính là căn cứ để xác định giới hạn thẩm quyền tài phán của một quốc gia trong các mối quan hệ pháp luật, đồng thời thể hiện ranh giới chủ quyền giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế.

Xuất phát từ chủ quyền quốc gia, mỗi nước đều có quyền quy định trong pháp luật nước mình những phương thức hưởng quốc tịch nhất định. Nhìn chung, hầu hết các quốc gia đều ghi nhận các phương thức sau:

– Hưởng quốc tịch theo sự sinh đẻ

– Hưởng quốc tịch theo sự gia nhập quốc tịch

– Hưởng quốc tịch theo sự lựa chọn quốc tịch

– Hưởng quốc tịch theo sự phục hồi quốc tịch

Đây là phương thức hưởng quốc tịch phổ biến nhất. Theo đó, việc công dân mang quốc tịch của một quốc gia được xác định một cách mặc nhiên ngay từ khi công dân đó mới được sinh ra. Nói cách khác, việc công dân mang quốc tịch trong trường hợp này không phụ thuộc vào ý chí của bản thân công dân mà phụ thuộc vào ý chí của nhà nước và trên cơ sở phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.

Nguyên tắc huyết thống: Nguyên tắc này quy định: mọi đứa trẻ sinh ra đều có quốc tịch theo quốc tịch của cha mẹ, không phụ thuộc vào nơi đứa trẻ được sinh ra. Hạn chế của nguyên tắc này là chưa đưa ra được hướng giải quyết trong trường hợp cha mẹ của đứa trẻ là những người không quốc tịch, hoặc không xác định được quốc tịch, hoặc không có cùng quốc tịch, thì không thể xác định quốc tịch cho đứa trẻ theo nguyên tắc này.

Nguyên tắc này đã khắc phục được nhược điểm của nguyên tắc huyết thống là xác định quốc tịch cho đứa trẻ không rõ quốc tịch trên lãnh thổ của một quốc gia, nhưng nguyên tắc này cũng bộc lộ hạn chế đó là: trường hợp những đứa trẻ có cha mẹ là công dân của quốc gia khác, nhưng do được sinh ra tại quốc gia có quy định nguyên tắc này, dẫn đến đứa trẻ đương nhiên có quốc tịch của quốc gia nơi nó được sinh ra. Điều này dẫn đến sự gia tăng hiện tượng hai hay nhiều quốc tịch của công dân.

Cả hai nguyên tắc này, dù ít hay nhiều đều có khiếm khuyết là không thể bao quát được hết các trường hợp xảy ra trên thực tế. Để góp phần giải quyết các hạn chế nêu trên, pháp luật về quốc tịch của hầu hết các quốc gia đều kết hợp một cách hài hòa và chặt chẽ đồng thời cả 2 nguyên tắc này.

Được hiểu là việc một người nhận quốc tịch của một quốc gia khác do việc xin gia nhập quốc tịch. Việc nhận quốc tịch được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trao quốc tịch nước đó theo một trình tự được pháp luật quy định. Thông thường có 3 trường hợp hưởng quốc tịch theo sự gia nhập, đó là:

Do xin vào quốc tịch: Đây là trường hợp phổ biến nhất. Việc xin vào quốc tịch quốc gia khác hoàn toàn xuất phát từ ý chí, nguyện vọng cá nhân của người muốn xin vào quốc tịch. Điều này được thể hiện thông qua việc viết đơn xin gia nhập của người muốn xin vào quốc tịch. Đối với trường hợp này, các quốc gia hữu quan thường đưa ra những điều kiện nhất định đối với người xin gia nhập quốc tịch, thông thường các điều kiện này gồm có:

– Điều kiện về thời gian cư trú

– Điều kiện về khả năng kinh tế

Đây là những điều kiện chung cơ bản, ngoài ra phụ thuộc vào bản chất chế độ và trình độ phát triển, cũng như phong tục tập quán của mỗi quốc gia mà họ có thể đưa ra một số quy định bổ sung, nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc không tạo ra sự phân biệt đối xử nào và không được trái với các quy định được công nhận chung của cộng đồng quốc tế.

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt nam;

b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt nam; tôn trọng truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc Việt nam;

d) Đã thường trú ở Việt nam từ 5 năm trở lên;

e) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt nam”.

Phù hợp với pháp luật quốc tế, nhằm đảm bảo công bằng cho vai trò của người phụ nữ, pháp luật Việt nam không coi việc kết hôn của phụ nữ Việt nam với người nước ngoài là một trong những trường hợp đương nhiên mất quốc tịch., quốc tịch của họ chỉ bị mất khi họ có đơn xin thôi quốc tịch.

Do được người nước ngoài nhận làm con nuôi: Pháp luật của hầu hết các quốc gia đều thừa nhận nguyên tắc, trẻ em không có quốc tịch hoặc có quốc tịch nước khác, khi được người nước ngoài nhận làm con nuôi, có thể xin gia nhập quốc tịch của cha hoặc mẹ nuôi, tùy theo từng trường hợp cụ thể.

– Lựa chọn quốc tịch là quyền của người dân được tự do lựa chọn cho mình một quốc tịch hoặc là giữ nguyên quốc tịch cũ hoặc là nhận quốc tịch của quốc gia hữu quan khác. Tuy nhiên, việc lựa chọn quốc tịch phải được thực hiện trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện về ý chí và nguyện vọng của đương sự.

– Phục hồi quốc tịch là hoạt động pháp lý nhằm khôi phục lại quốc tịch cho người đã bị mất quốc tịch do nhiều nguyên nhân khác nhau.

– Vấn đề phục hồi quốc tịch được đặt ra với những người trước đây ra nước ngoài sinh sống và bị mất quốc tịch hoặc những người mất quốc tịch vì các lý do khác như kết hôn, ly hôn hoặc làm con nuôi người nước ngoài…

Do trước đây họ đã có quốc tịch của quốc gia này, nhưng do một số lý do họ xin thôi quốc tịch để nhập vào quốc tịch của một quốc gia khác, do đó khi có nguyện vọng quay trở lại quốc tịch, các quốc gia thường quy định trình tự thủ tục đơn giản hơn rất nhiều và có tích chất ưu tiên hơn so với những người xin gia nhập quốc tịch lần đầu. Tuy nhiên, để được phục hồi quốc tịch, người có nhu cầu cũng phải đảm bảo một số điều kiện nhất định, thường là không có hành vi làm nguy hại đến an ninh quốc gia trong suốt thời gian mất quốc tịch.

Ngoài những trường hợp nêu trên, trong thực tiễn quan hệ quốc tế còn xuất hiện cách thức hưởng quốc tịch theo phương thức được thưởng quốc tịch.

– Đây là một trường hợp hưởng quốc tịch rất đặc biệt trong thực tiễn quan hệ quốc tế. Thưởng quốc tịch là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia công nhận người nước ngoài là công dân nước mình, vì những đóng góp, công lao của người này cho quốc gia thưởng quốc tịch. Việc thưởng quốc tịch phải được sự đồng ý của người được thưởng quốc tịch.

VD: Oasinhton được thưởng quốc tịch của Pháp

– Trên thực tế, việc thưởng quốc tịch này có thể dân đến hai hệ quả pháp lý, đó là: người được thưởng quốc tịch trở thành công dân thực sự của quốc gia thưởng quốc tịch; hoặc người được thưởng quốc tịch sẽ là công dân danh dự của nhà nước thưởng quốc tịch và việc thưởng này chỉ có ý nghĩa và giá trị về mặt tinh thần.

Thất Tịch Là Gì? Những Ý Nghĩa Của Thất Tịch

Blog chúng tôi giải đáp ý nghĩa Thất tịch là gì

Lễ Thất Tịch hay còn gọi mùa tình nhân phương Đông. Lễ Thất Tịch ngắn liền sự tích Ngưu Lang Chức Nữ. Sự tích Ngưu Lang – Chức Nữ:

Ngày xửa ngày xưa, có một anh chàng chăn bò tên là Ngưu Lang (có nghĩa là chàng trai chăn bò). Ngưu Lang mồ côi cha mẹ từ nhỏ, chàng sống với anh trai, mặc dù rất trung thực, tử tế và chăm chỉ làm việc nhưng sau Ngưu Lang vẫn bị chị dâu hắt hủi đuổi ra khỏi nhà.

Ngưu Lang sống một mình trên đồi cùng với một chú bò. Một ngày nọ, Ngưu Lang dắt bò ra đồng, khi băng qua một hồ nước gần đó, chàng bất ngờ trông thấy bảy nàng tiên đang tắm và nô đùa trong hồ. Cả bảy nàng tiên đều xinh đẹp nhưng Ngưu Lang không thể rời mắt khỏi nàng tiên trẻ tuổi nhất.

Đột nhiên, Ngưu Lang nghe thấy chú bò nói với mình: “Cô ấy là con gái út trong bảy người con của Ngọc Hoàng, tên nàng là Chức Nữ. Nếu anh lấy xiêm y của nàng, nàng sẽ không thể trở về và sẽ chung sống với anh.” Ngưu Lang thấy vậy liền làm theo lời chú bò và lén giấu xiêm y của nàng tiên nữ Chức Nữ đi.

Khi các nàng tiên chuẩn bị bay về trời thì Chức Nữ tìm mãi mà vẫn không thấy xiêm y của mình. Sợ trễ giờ quay về Thiên Thượng nên các chị gái của nàng đành buồn bã để nàng ở lại. Chức Nữ một mình tìm kiếm, nàng cảm thấy vô vọng rồi bật khóc.

Ngưu Lang cảm thấy hối hận vì đã khiến Chức Nữ phải khóc nên chàng đã bước ra khỏi lùm cây và trả lại quần áo cho nàng. Ngưu Lang cũng thành thật thú nhận là mình bị choáng ngợp trước vẻ đẹp của nàng và xin cưới nàng làm vợ.

Chức Nữ cảm thấy Ngưu Lang là một chàng trai tốt bụng, dễ thương, chân thành và thiện tâm nên nàng đã đồng ý ở lại cùng Ngưu Lang, cũng vì nàng chẳng thể quay lại Thiên Thượng được nữa. Ngưu Lang và Chức Nữ sống hạnh phúc bên nhau, ngày ngày Ngưu Lang chăn bò và làm ruộng, còn Chức Nữ ở nhà thêu thùa may vá.

Chẳng bao lâu sau, họ sinh được hai đứa bé đáng yêu, một trai một gái, cuộc sống của gia đình bé nhỏ cứ thế bình yên trôi qua. Thấm thoắt đã vài năm trôi qua nhưng với trên Thiên Thượng chỉ là một quãng thời gian rất ngắn.

Ngọc Hoàng và Vương Mẫu đã phát hiện ra cô con gái út đã mất tích. Vương Mẫu rất giận dữ khi biết rằng Chức Nữ đã vi phạm luật thiên đình, ở lại Nhân gian và cưới một người thường. Bà đã sai thiên binh xuống mang Chức Nữ trở về.

Chú bò của Ngưu Lang đã biết được điều này và nói với Ngưu Lang về chuyện sắp xảy ra, nó cũng không quên dặn Ngưu Lang lấy da của nó choàng qua người và hai con thì cũng có thể bay lên trời.

Nói xong thì chú bò cũng qua đời, dù đau lòng nhưng Ngưu Lang vẫn nghe theo lời khuyên của chú bò, chàng lột da nó và mai táng xác bên gốc cây gần nhà. Khi Ngưu Lang vừa về đến nhà, bầu trời đột nhiên xám xịt và gió bắt đầu gào thét. Thiên binh xuất hiện, xông vào nhà và bắt Chức Nữ đi.

Chức Nữ biết mình không thể thoát được, nàng ngoái đầu nhìn chồng con mà đẫm nước mắt nói lời từ biệt. Nhớ đến lời khuyên của chú bò, Ngưu Lang nhanh chóng khoác da bò, đặt hai đứa con vào hai cái thúng rồi gánh lên vai và chạy theo Chức Nữ.

Chàng cố gắng chạy thật nhanh, thật nhanh nhưng khi tới gần, đúng lúc anh định vươn tay nắm lấy vợ mình thì Vương Mẫu đã rút trâm cài đầu và vạch nên một đường ngăn cách. Ngay lập tức, một dòng sông lớn được tạo ra và chia cắt hai người.

Dòng sông ấy sau này được gọi là Dải Ngân Hà. Từ đó về sau, Ngưu Lang Chức Nữ đã bị chia ly nơi đôi bờ sông. Chức Nữ ở phía bên này sông, còn Ngưu Lang và hai người con đứng ở bên kia sông. Ngày qua ngày, nước mắt tuôn rơi, họ nhìn mãi về phía bên kia sông, nơi ấy có người mà mình thương yêu.

Vương Mẫu cuối cùng đã cảm động trước tấm lòng thủy chung ấy, vì thế bà đã đồng ý cho họ được gặp nhau mỗi năm một lần. Đó chính là ngày 7 tháng 7 âm lịch. Vào đêm này hàng năm, một đàn quạ lớn sẽ bay lên trời và tạo nên một chiếc cầu bằng thân thể chúng, bắc ngang qua dòng sông thần, gọi là cầu Ô Thước.

Chỉ duy nhất vào đêm ấy Ngưu Lang và Chức Nữ mới có thể băng qua Dải Ngân Hà để đến bên nhau. Tiết Thất tịch diễn ra vào giữa mùa hè khi tiết trời ấm áp và cây cỏ xanh ngát. Nếu lắng tai nghe, bạn có thể nghe được âm thanh như lời thì thầm của Ngưu Lang và Chức Nữ đang thổ lộ tình yêu sau thời gian dài xa cách.

Nhật Bản cũng có lễ hội Thất Tịch, kỷ niệm ngày gặp gỡ giữa Orihime (Chức Cơ) tức sao Chức Nữ và Hikoboshi (Ngạn Tinh) tức sao Ngưu Lang, được gọi là lễ Tanabata.

Vào ngày lễ hội, người Nhật viết mong ước của mình vào những mảnh giấy đầy màu sắc Tanzaku rồi treo lên cành trúc trước cửa nhà để cầu khấn Orihime sẽ giúp họ khéo léo hơn trong công việc may vá, viết chữ đẹp cũng như mong muốn Hikoboshi sẽ mang đến cho họ những vụ mùa bội thu và sự thịnh vượng.

Ngoài ra nhiều đôi lứa đang yêu cũng tới các đền thờ để cầu nguyện, mong tìm được ý trung nhân. Đặc biệt, đối với trẻ em, Tanabata Matsuri là một ngày hội lớn. Ở trường và ở nhà, bọn trẻ sẽ cùng nhau trang trí cho các cành trúc mà ở đó chúng sẽ treo những mảnh giấy ghi rõ mơ ước của mình.

Một trong những biểu tượng đáng nhớ của Tanabata ở Sendai là những cột giấy Fukinagashi với năm màu sắc sặc sỡ được ví như những sợi chỉ may vá của Orihime. Với độ cao trung bình từ 5 – 6m, Fukinagashi là một trong bảy vật trang trí được xem như vật trung gian mang lời cầu nguyện của con người đến với tổ tiên và thần linh.

Chilseok là một lễ hội truyền thống của Hàn Quốc cũng bắt nguồn từ lễ hội Qixi ở Trung Quốc. Chilseok rơi vào khoảng thời gian khi thời tiết nóng nực qua đi và mùa mưa bắt đầu, mưa rơi trong ngày này được gọi nước Chilseok.

Bí ngô, dưa chuột và dưa hấu bắt đầu phát triển mạnh trong thời gian này, vì vậy chúng được dùng rất nhiều trong lễ hội.

Trong lễ hội Chilseok, người Hàn Quốc sẽ tắm với mong muốn đem lại một sức khỏe tốt. Ngoài ra, họ còn ăn mì và bánh nướng. Chilseok được biết đến như là lễ hội để thưởng thức đồ ăn làm từ lúa mì bởi sau ngày lễ Chilseok, những cơn gió lạnh sẽ làm hỏng hương vị của lúa mì.

Tiết Thất Tịch là dịp bày tỏ tình yêu chân thành, do đó nó thường được xem là ngày lễ tình yêu của người Trung Hoa và một số nước châu Á khác. Thật đáng buồn là ngoại trừ một số khu vực miền quê, những tập tục truyền thống trong ngày này đã dần vắng bóng và biệt tích ở Trung Hoa.

Ngày nay thế hệ trẻ Trung Hoa thường không biết mấy đến nguồn gốc của Tiết Thất Tịch và những tập tục trong ngày lễ tình yêu của Trung Hoa, họ thường quen tán dương ngày lễ Valentine, ngày 14/2, của người phương Tây.

Ở Việt Nam, ngày lễ Thất Tịch hay còn gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”. Các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên bền vững, son sắt.

Vào ngày này trời thường mưa, người ta gọi là mưa ngâu, mưa là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau. Dân gian có câu: “Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu, Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền”.

Trong ngày lễ, các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên son sắt. Nếu trời không mưa, các đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ và thề hẹn. Đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng. Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ trong đêm mùng 7 tháng 7 thì sẽ mãi mãi bên nhau.

Mua Bán Quốc Tịch Cyprus Với Giá Từ 2,5 Triệu Usd

Hãng tin Al Jazeera thu thập được thông tin hơn 1.400 đơn xin cấp hộ chiếu Cyprus và phát hiện chúng được bán cho một số tội phạm, những người đào tẩu và cả doanh nhân Việt Nam.

Bộ phận điều tra của hãng tin Al Jazeera đã tiếp cận hơn 1.400 đơn đăng ký cho Chương trình Đầu tư Cyprus (CIP), Al Jazeera cho biết ngày 23/8. Số hồ sơ rò rỉ này được gọi là “Cyprus Papers”.

CIP là chương trình cho phép mua hộ chiếu Cyprus, quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU), bằng cách đầu tư ít nhất 2,15 triệu euro ( 2,5 triệu USD) vào quốc gia này.

Người sở hữu hộ chiếu Cyprus có thể đi lại tự do đến 174 quốc gia. Do đó, chương trình đầu tư này trở nên phổ biến với người dân từ các quốc gia không được hưởng chương trình đi lại không cần thị thực.

Du khách trên bãi biển tại khu nghỉ mát ven biển Ayia Napa của Cyprus. Ảnh: AP

Cyprus Papers là số hồ sơ được nộp trong giai đoạn 2017-2019. Một số hồ sơ còn bao gồm thành viên trong gia đình, nâng tổng số người được cấp hộ chiếu châu Âu lên gần 2.500.

Trong những ngày tới, Al Jazeera sẽ tiết lộ danh tính của hàng chục người đã nhập quốc tịch Cyprus và những người lẽ ra không được nhập quốc tịch Cyprus theo quy định hiện tại của nước này.

Chương trình CIP cho phép người dân khắp thế giới mua quyền công dân của Cyprus, hay nói rộng ra là công dân của EU, với quyền sinh sống, đi lại và làm việc tại 27 quốc gia thành viên EU.

Việc nhập quốc tịch mới không có gì là bất hợp pháp và một số quốc gia, bao gồm cả các đảo Caribbean, cung cấp dịch vụ này.

Vấn đề của việc biến quyền công dân thành thứ có thể mua bán nằm ở nguy cơ mọi người sẽ lạm dụng quyền công dân mới để trốn tránh trách nhiệm ở quê nhà.

Bộ phận điều tra của Al Jazeera xác định có một số người lấy được hộ chiếu Cyprus ngay trước khi bị cáo buộc phạm tội. Một số người khác lấy được quốc tịch Cyprus khi đang sống lưu vong và bị buộc tội vắng mặt.

Với nhiều doanh nhân và những người giàu trong Cyprus Papers, 2,5 triệu USD để mua hộ chiếu Cyprus chỉ là phần nhỏ trong tổng tài sản của họ.

Trong số 2.500 cái tên xuất hiện trong các tài liệu bị rò rỉ, có hàng chục cá nhân mà các nhà vận động chống tham nhũng cho rằng lẽ ra không được cấp quốc tịch Cyprus, hoặc có thể bị tước quyền công dân Cyprus vì hoạt động tội phạm sau khi được cấp hộ chiếu.

Từ khi CIP bắt đầu vào năm 2013, người nộp đơn phải chứng minh rằng họ có lý lịch tư pháp trong sạch, mặc dù người nộp đơn phải tự xác minh điều này.

Để đáp lại những lời chỉ trích, chính phủ Cyprus đã thông báo những thay đổi trong quy tắc của chương trình vào tháng 2/2019.

Các ứng viên bị cấm nhập quốc tịch Cyprus nếu họ từng bị điều tra, đối mặt với các cáo buộc hình sự hoặc có tiền án. Các cá nhân bị EU hoặc các quốc gia như , Nga hoặc Ukraine, cũng như những người làm việc cho một tổ chức bị trừng phạt, cũng không được cấp hộ chiếu Cyprus.

Bên cạnh đó, các quan chức chính phủ được bầu hoặc bổ nhiệm – thường được gọi là những cá nhân có ảnh hưởng chính trị (PEP) – cũng không được nhập quốc tịch. Tuy nhiên, những quy tắc này không có tính chất hồi tố nên những người đã mua quốc tịch trước đó vẫn được giữ lại hộ chiếu.

Các chuyên gia về tham nhũng cho rằng các PEP – ngay cả khi không bị cáo buộc về bất kỳ hành vi sai trái nào – có rủi ro tham nhũng cao do họ có quyền tiếp cận các quỹ công và tham gia quá trình ra quyết định trong việc giải ngân các khoản tiền đó.

Mở đường cho tội phạm tham nhũng vào châu Âu

Theo Al Jazeera, các cá nhân nộp đơn xin quốc tịch Cyprus đến từ khắp nơi trên thế giới với tổng số hơn 70 quốc gia. Các quốc gia có số lượng người nộp đơn cao nhất là Nga (1.000 người), (500 người) và Ukraine (100 người). Tuy nhiên, cũng có những người đến từ Anh, Mỹ, Mali, Morocco, , , Nam Phi, và Saudi Arabia.

Al Jazeera cũng cho biết có một số doanh nhân Việt Nam nổi tiếng nằm trong danh sách những người mua hộ chiếu Cyprus.

Chương trình cấp hộ chiếu của chính phủ Cyprus gây nhiều nghi vấn vì Cyprus bị phát hiện đã cấp quyền công dân châu Âu cho tội phạm, những người đang bị điều tra tội phạm và những người được coi là có nguy cơ tham nhũng cao – trên quy mô mà các những người chỉ trích nói là có hệ thống.

Cyprus là thành viên của Liên mình châu Âu, vì vậy, người sở hữu hộ chiếu nước này có quyền sinh sống, đi lại và làm việc tại 27 quốc gia thành viên EU. Ảnh: Reuters

Ủy ban châu Âu, cũng như các tổ chức chống tham nhũng như Global Witness và Transparency International, đã chỉ trích CIP và muốn loại bỏ dần chương trình này.

Họ cho rằng chương trình này đã tạo điều kiện cho việc tẩu tán tài sản từ Nga và hơn thế nữa. Họ cũng nói CIP và đã làm xói mòn lòng tin vào các tổ chức tài chính ở EU.

Đáp lại, chính phủ Cyprus cho biết họ đã thắt chặt các quy tắc của mình và mỗi đơn đăng ký được nộp theo chương trình CIP đều phù hợp với các quy định tại thời điểm đó.

Cyprus cũng tuyên bố sẽ tước quyền công dân của một số người nhập tịch Cyprus nếu họ phạm tội nghiêm trọng.

Vào tháng 7, Cyprus đã thông qua một điều luật để thực hiện điều này.

Bàn Về Các Nguyên Tắc Pháp Luật Chung Trong Luật Quốc Tế

[1]        Đỗ Hòa Bình (chủ biên), Thuật ngữ Luật Quốc tế, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2016 [trans: Do Hoa Binh (ed.), International Law Terms, National Political Publishing House, 2016]

[2]        Lê Văn Bính, “Tiệm cận các quy phạm Luật Quốc tế”, Tạp chí Khoa học, Kinh tế/ Luật (ĐH Quốc gia Hà Nội), 24, 2008 [trans: Le Van Binh, “Approaching international law norms”, Journal of Science, Ha Noi National University, Economics – Law 24, 2008]

[3]        Cheng, Bin, General Principles of Law as Applied by International Courts and Tribunals, reprinted, Cambridge 1987

[4]        Marija Đorđeska, “General principles of law – judicial theory or everyday practice of international courts?”, http://www.nowyjorkonz.msz.gov.pl/resource/3af82202-d042-4760-bce3-2c60dff95593:JCR, access on 31/10/2017

[5]        Aaron X Fellmeth và Maurice Horwitz, Guide to Latin in International Law, Oxford, 2009

[6]        Garner, Bryan (ed.), Black”s Law Dictionary, 8th edition, St. Paul, Thomson/West, 2004

[7]        International Law Being the Collected Papers of Hersch Lauterpacht, (E. Lauterpacht (ed.)), The General Works, Vol. I, 68-86 (definition of General Principles on pg 69-70)

[8]        Neha Jain, “Judicial Lawmaking and General Principles of Law in International Criminal Law”, Harvard International Law Journal , Vol. 57, 2016

[9]        Hersch Lauterpacht, The Development of International Law by the International Court 166, 1958

[10]     Hermann Mosler, General Principles of Law, Encyclopedia of Public International Law, Elsevier, Amsterdam, 1999

[11]     Maria Panezi, “Sources of Law in Transition: Re-visiting General Principles of International Law”,.http://www.anci.ch/_media/beitrag/ancilla2007_66_panezi_sources.pdf, access on 31/10/2017

[12]     Maria Panezi, “Sources of Law in Transition: Re-visiting General Principles of International Law”,.http://www.anci.ch/_media/beitrag/ancilla2007_66_panezi_sources.pdf, access on 31/10/2017

[13]     Schlesinger, Rudolf B., Research on the General Principles of Law Recognized by Civilized Nations, 51 AM. J. INT”L L. 734, 739, 1957

[14]     Trần Văn Thắng, Lê Mai Anh (chủ biên), Luật Quốc tế – Lý luận và thực tiễn, Nxb. Giáo dục, 2001 [trans: Tran Van Thang, Le Mai Anh, (ed.), International Law – Theory and Practices, Education Publishing House, 2001]

[15]     The International Institute for Sustainable Development, “Exhaustion of Local Remedies in International Investment Law”, 2017, https://www.iisd.org/sites/default/files/publications/best-practices-exhaustion-local-remedies-law-investment-en.pdf, access on 31/10/2017

[16]     Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Quốc tế, Nxb. Công an Nhân dân, 2012 [trans: Ha Noi Law University, Textbook on International Law, People”s Public Security Publishing House , 2012]

[17]     Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Công pháp quốc tế, Quyển 1, Nxb. Hồng Đức, 2013 [trans: Ho Chi Minh City University of Law, Textbook on Public International Law, Episode 1, Hong Duc Publishing House, 2013]

[18]     Raimondo Uva, “General Principles of Law in the Decisions of International Criminal Courts and Tribunals, PHD Thesis, University of Amsterdam, http://hdl.handle.net/11245/2.52732, access on 31/10/2017

Bạn đang đọc nội dung bài viết Ý Nghĩa Và Các Nguyên Tắc Xác Định Quốc Tịch, Thưởng Quốc Tịch trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!