Đề Xuất 6/2023 # Yêu Thương Định Nghĩa Gia Đình! # Top 7 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 6/2023 # Yêu Thương Định Nghĩa Gia Đình! # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Yêu Thương Định Nghĩa Gia Đình! mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tại sao người ta kết hôn và lập gia đình? Vì người ta yêu nhau! Câu trả lời thật đơn giản và ai cũng đồng ý. Tại sao người ta vẫn ở với nhau khi tình yêu đã chết? Vì người ta đã quen với giả dối! Câu trả lời “chuẩn không cần chỉnh” nhưng không phải ai cũng thừa nhận.

Ảnh: ở đâu có tính yêu, ở đó có gia đình (nguồn: internet)

Gia đình Việt Nam được gán cho rất nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhau, trong đó nổi lên bốn chức năng cơ bản. Thứ nhất, chức năng sinh sản, tái sản xuất con người. Có nghĩa, nếu không có gia đình thì con người đã tuyệt chủng. Chức năng thứ hai là nuôi dưỡng, giáo dục và hình thành nhân cách. Nguy trọng, vì ai không có gia đình đồng nghĩa họ không có nhân cách. Chức năng thứ ba là thỏa mãn nhu cầu tâm lý, tình cảm. Như vậy, không có gia đình thì sẽ cô đơn và trầm cảm. Chức năng thứ tư là đảm bảo kinh tế. Quan trọng vì không có gia đình thì không chết đói cũng đi ăn mày.

Khi con người gán cho gia đình bốn chức năng tối quan trọng trên, họ đã tự khoác lên mình bốn sứ mệnh cao cả. Bốn sứ mệnh cao cả đến mức mà nền tảng quan trọng nhất, là động lực khởi thủy để hai cá thể gắn với nhau bị quên mất: đó là tình yêu thương, sự tôn trọng và lòng trung thực trong quan hệ lứa đôi.

Vì không có con, thậm chí không có con trai nối dõi tông đường, nhiều gia đình tan vỡ vì bị sức ép từ cha mẹ, họ hàng, thậm chí là bạn bè đồng nghiệp. Tình yêu lứa đôi trở nên phù phiếm nếu tình yêu đó không “đơm hoa kết trái” thành những đứa con gái, con trai. Những lãng mạn trong yêu đương khi trước, những thề non hẹn biển khi kết hôn, chỉ là màn sương tan biến trước áp lực “nối dõi tông đường.” Có người, không muốn mang tiếng là “cổ hủ”, ngấm ngầm quan hệ với cô gái khác để có con trai nối dõi cho mình. Cả đời, họ sống trong giả dối chỉ vì mong muốn đảm bảo chức năng gia đình.

Vì muốn duy trì một ngôi nhà yên ấm làm môi trường giáo dục cho con cái, nhiều cặp vợ chồng vẫn phải gắn bó với nhau dù không còn yêu nhau nữa. Họ có thể có bạn tình, “sáng chở cơm đi ăn phở, trưa chở phở đi ăn cơm”, tối về nằm úp lưng vào nhau, lạnh nhạt trong phòng ngủ. Họ chủ động, hoặc che dấu việc làm phi đạo đức này với một lời an ủi, làm vậy vì một gia đình “êm ấm” cho con cái lớn lên bình thường.

Không còn tình yêu, nhưng họ không dám chia tay vì nếu mất gia đình có nghĩa là không thể làm nổi các chức năng “thiên định” của gia đình. Nhiều người phụ nữ bị đánh đập, hắt hủi nhưng không dám ly hôn vì nỗi sợ không còn chỗ dựa tình cảm cho mình. Họ lo cho tương lai kinh tế bấp bênh nếu không có sự chung tay của người đàn ông. Chính những chức năng được gắn cho gia đình đã làm mỗi cá thể yếu đi, làm lu mờ điều quan trọng nhất của gia đình, đó là sự yêu thương.

Như vậy, để bảo vệ gia đình, văn hóa và luật pháp phải bảo vệ tình yêu và sự tự do. Hai người yêu nhau, đến với nhau vì muốn cùng nhau hưởng hạnh phúc, chứ không phải mưu cầu cùng nhau mất tự do hoặc cùng nhau bị trói buộc. Với con trẻ, sự bảo vệ tốt nhất cho chúng chính là tình yêu của cha mẹ. Nếu cha mẹ yêu thương nhau, sinh ra chúng thì có nghĩa chúng sẽ được yêu thương và che chở. Nếu tình yêu đã chết, chỉ còn sự lừa dối và bạo lực, cũng có nghĩa lá chắn “gia đình” đã không còn tác dụng.

Và như vậy, gia đình chính là tình yêu, dù giữa hai người cùng giới hay khác giới, cùng tôn giáo hay khác tôn giáo, cùng sắc tộc hay khác sắc tộc, cùng điều kiện cơ thể hay khác điều kiện cơ thể. Văn hóa và pháp luật nên bảo vệ tình yêu, tự do và khai phóng con người, hơn là phân biệt, trói buộc, hay ép con người phải giả dối ngay trong gia đình của mình.

Gia Đình Là Gì? Ý Nghĩa Của Gia Đình?

Gia đình là tập hợp những người quen thuộc, thân thương gần gũi với chúng ta, gia đình chính là một cách thức tổ chức sống nhỏ nhất trong xã hội, trong gia đình có mối liên kết với nhau từ quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng.

Tại Luật hôn nhân và gia đình cũng có giải thích khái niệm về gia đình như sau:

” Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy đinh”

Một gia đình theo truyền thống Việt Nam sẽ bao gồm các thành viên: vợ, chồng, cha, mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, anh, chị em ruột, hoặc anh chị em nuôi, cô, dì, chú, bác,…

Tùy thuộc vào việc tổ chức sinh sống của gia đình, gia đình có thể chia thành nhiều các cách gọi như sau:

Một gia đình nhỏ bao gồm khoảng hai thế hệ như cha, mẹ và con cái.

Đại gia đình bao gồm rất nhiều thế hệ cùng sinh sống với nhau: ông cụ, bà cụ, ông, bà, cha mẹ, con cái, cháu, chắt.

Có rất nhiều cách hiểu về gia đình khác nhau nhưng nhìn chung đây là một nơi mà những con người liên kết với nhau, sinh sống với nhau tạo nên mối quan hệ mật thiết, gia đình là hình ảnh phản ảnh của một xã hội thu nhỏ.

Gia đình được hình thành theo lịch sự xuất hiện và phát triển của loài người, gia đình mang lại những ý nghĩa sau:

– Gia đình giúp chúng ta có điểm tựa, là nơi vững trãi nhất để chúng ta có thể cố gắng phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.

– Gia đình ngoài các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, nó được xây dựng và duy trì dựa trên những quan niệm về đạo đức, thuần phong mĩ tục của nước ta, chính vì vật đây là nơi chúng ta gắn bó, tin tưởng nhau.

– Gia đình đồng hành với ta từ lớn cho đến khi trưởng thành sẽ là nơi để tạo dựng ước mơ, nơi chúng ta sẽ được dậy những bài học đầu tiên trước khi vào đời.

Chức năng của gia đình trong xã hội được thể hiện như sau:

– Gia đình là cầu nối giữa thành viên trong gia đình với xã hội bên ngoài.

– Gia đình là đơn vị nhỏ nhất cấu thành nên một xã hội hoàn chỉnh, gia đình có tác động rất lớn đến vậy xây dựng xã hội.

– Gia đình nơi lưu giữ những giá trị nhân văn, mang lại hạnh phúc cho mỗi người trong cuộc sống.

– Theo quy định pháp luật chức năng của gia đình được thể hiện như sau:

+ Gia đình có chức năng duy trì nòi giống cho đất nước, cho nhân loại.

+ Gia đình thực hiện chức năng giáo dục, là cơ sở trang bị cho các thành viên trong gia đình hành trang sẵn sang bước vào đời.

+ Gia đình thực hiện chức năng kinh tế, thể hiện ở mỗi gia đình sẽ thực hiện những công việc nhằm phát sinh ra nguồn kinh tế, có khả năng nuôi sống mỗi con người trong gia đình, mang lại sự ấm no đầy đủ cho gia đình.

Những chức năng gia đình đều góp phần giúp cho xã hội, đất nước ngày càng phát triển vững mạnh đi lên, có thể sánh vai với các cường quốc trên thị trường quốc tế.

Một gia đình có phát hy hết được chức năng, vai trò ý nghĩa cho xã hội, cho tổ quốc hay không phù thuộc vào việc hạnh phúc của một gia đình.

– Hạnh phúc của gia đình là việc các thành viên trong gia đình có thể vui vẻ hòa thuận, giúp đỡ nhau trong các hoạt động hàng ngày của gia đình.

– Một gia đình hạnh phúc theo quan điểm cá nhân được thể hiện qua:

+ Khả năng kinh tế của gia đình, gia đình phải có ít nhất đảm bảo được khả năng về kinh tế mới có thể thực hiện các nghĩa vụ, hoạt động giữa các thành viên trong gia đình một cách thuận lợi được.

+ Yếu tố gắn kết tình cảm gia đình, một gia đình quá trú trọng phát triển kinh tế, mà các thực hiện việc nuôi dưỡng gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, không có phát sinh tình cảm yêu thương, thì đó không thể coi là một gia đình hạnh phúc.

Nhìn chung hạnh phúc gia đình được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, mỗi thành viên đều đó nghĩa vụ để vun đắp tạo nên một gia đình hạnh phúc.

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC

1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”

Định Nghĩa Vui Về Hai Chữ Gia Đình

Theo định nghĩa chuẩn của ngành xã hội học thì: “Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở hôn nhân và quan hệ huyết thống, những thành viên trong gia đình có sự gắn bó và ràng buộc với nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có tính hợp pháp được nhà nước thừa nhận và bảo vệ”.

Tuy nhiên, với mỗi ngành nghề khác nhau thì lại có những định nghĩa khác nhau về gia đình theo một cách hết sức chuyên ngành và… vui vẻ:

Giáo dục: Gia đình là một trường đại học, trong đó con cái là những sinh viên không mất học phí lại còn được nhận học bổng toàn phần, bố là trợ giảng còn mẹ thì vừa là hiệu trưởng, vừa là giáo sư dạy đủ các môn.

Báo chí: Gia đình là một đài phát thanh. Năm đầu thì chồng nói vợ nghe, năm hai thì vợ nói chồng và con nghe, từ năm thứ ba trở đi thì cả hai vợ chồng cùng nói và hàng xóm nghe.

Ngoại giao: Gia đình giống như quan hệ giữa các nước láng giềng, mặc dù có mối liên kết chặt chẽ nhưng cũng có thể xảy ra tranh chấp, xung đột hoặc chiến tranh lạnh bất cứ lúc nào.

Hóa học: Gia đình là một hợp chất trong đó có tỷ lệ nhất định của các nguyên tố cấu thành và có một cấu tạo riêng biệt. Các liên kết hóa học trong phân tử hợp chất về cơ bản là bền vững, nhưng nó cũng rất dễ bị phá vỡ bởi các chất khác trong môi trường xung quanh. Đặc biệt, các nguyên tố chính (chồng và vợ) rất dễ tham gia phản tứng tạo thành các hợp chất khác khi gặp môi trường thuận lợi.

Sinh học: Gia đình là một quần thể đặc biệt, nơi mà các sinh vật nhỏ bé và yếu đuối vẫn có thể sống chung với… sư tử.

Vật lý: Gia đình là một phòng thí nghiệm có khả năng kiểm chứng thuyết tương đối của Anh-xờ-tanh. Nơi mà mọi người dễ dàng nhận thấy rằng không gian và thời gian có thể co lại hoặc giãn ra.

Nông dân: Gia đình là một thửa ruộng. Ai cũng cần mẫn chăm lo cho thửa ruộng của mình, nhưng cũng rất thích thăm lúa của thửa ruộng bên cạnh (với lý do tham khảo).

Địa lý: Gia đình được hình thành từ sự va chạm của hai lục địa, cũng từ đó mà xuất hiện các dãy núi đồi, thậm chí cả núi lửa.

Toán học: Gia đình là một hệ phương trình có rất nhiều tham số nhưng không có cách giải cố định, thường thì mỗi người giải ra một nghiệm khác nhau.

Văn học: Gia đình là một tác phẩm do nhiều người viết, mỗi người viết một đoạn mà nhiều khi chả ăn nhập gì với nhau.

Y học: Gia đình giống như một người bệnh, cần phải chăm sóc chu đáo thì mới mong khỏe mạnh, nếu không thì bệnh sẽ trở nặng và rất khó cứu chữa.

Ngư dân: Gia đình như cái âu tàu, ai cũng tìm về trú ẩn mỗi khi gặp sóng to gió lớn.

Bợm nhậu: Gia đình là một quán nhậu của một bà chủ khó tính, mồi thì dở, rượu thì ít, phục vụ thì cằn nhằn, được mỗi cái là đỡ tốn tiền và có chỗ ngủ.

Giao thông: Gia đình là cái sân bay, là bệ phóng cho máy bay, và dù có bay cao bay xa đến đâu thì rồi có lúc cũng phải quay về.

Bóng đá: Gia đình là một đội bóng trong đó bố là tiền đạo, con là trung vệ, còn mẹ vừa là hậu vệ, vừa là thủ môn, vừa là huấn luyện viên, thậm chí có lúc còn kiêm cả trọng tài.

Triết học: Gia đình là đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.

Ngôn ngữ: Gia đình là nơi đào tạo những bậc thầy vể sử dụng ngôn ngữ. Tỷ như sau một cuộc cãi vã, nếu vợ nói “Tôi thật ngu ngốc khi lấy anh”, thì chồng sẽ ứng đối rất tinh tế: “Đúng rồi em yêu, nhưng lúc đấy anh mù quáng vì yêu mà chẳng nhận ra em là người như vậy”. Nói chung là họ chỉ nói mồm thế thôi (ngôn ngữ mà), nhưng bỏ nhau thật không dễ.

HienMQ

Đi Tìm Định Nghĩa Hạnh Phúc Gia Đình Là Gì?

Chắc chắn mỗi chúng ta ai cũng phải hơn một lần suy nghĩ về hạnh phúc, nhất là hạnh phúc gia đình, rồi cũng sẽ đặt câu hỏi rằng hạnh phúc gia đình là gì? Làm sao để có gia đình hạnh phúc?… Hạnh phúc là thứ giản đơn và đôi khi sẽ đến từ những điều bình dị khi chúng ta chân thành. Tuy vậy, hạnh phúc đâu dễ kiếm tìm, mà chúng ta phải có bí quyết, có tuyệt chiêu và trên hết là có tình cảm chân thành để có được hạnh phúc bền lâu.

Có những người sống một cuộc sống giàu sang, phú quý, muốn gì được nấy, nhưng cả ngày vẫn u sầu, cô đơn khi không có ai thật sự chân thành, quan tâm mình và chưa bao giờ được cảm nhận sự vui vẻ, hạnh phúc. Rồi cũng có những người trong lòng luôn nặng trĩu, cô đơn, không có một ai để chia sẻ, không có một nơi gọi là mái ấm để trở về… Đó đều là những người bất hạnh, nhưng thứ họ còn thiếu chính là hạnh phúc – hai tiếng đơn giản, nhưng biết bao người dành cả đời để tìm kiếm, đánh đổi mà không thể có được.

Ngược lại, cũng có những người vốn đã có hạnh phúc trong tầm tay, có những người thân trong gia đình yêu mến, đùm bọc nhưng lại không nhận ra, không biết trân trọng, để rồi khi họ rời xa, hạnh phúc gia đình không còn mới hối tiếc muộn màng.

Tựu chung lại, hạnh phúc là gì? Hạnh phúc gia đình là gì và phải làm sao để có được hạnh phúc? Phải chăng hạnh phúc là một khái niệm trừu tượng và khó giải thích?

Hạnh phúc và hạnh phúc gia đình là gì?

Có rất nhiều định nghĩa về hạnh phúc, có những cách hiểu đơn giản nhưng cũng có những cách hiểu phức tạp. Hạnh phúc có khi không phải tìm kiếm đâu xa, mà nó ở ngay bên ta, hay hạnh phúc chỉ đơn giản là yêu và được yêu, được nở nụ cười hay được rơi nước mắt, được quan tâm và được ai đó quan tâm…chỉ đơn giản là vậy nhưng có người đã dành cả đời để đi tìm.

Còn hạnh phúc gia đình là gì? Liệu có phải là khi có cha có mẹ, có những đứa trẻ hay có những tiếng cười, có những tình yêu thương, hoặc đơn giản là có những bữa cơm đầm ấm sum vầy, có những công việc cả gia đình cùng chung tay… Bí quyết giữ hạnh phúc trong gia đình ngoài việc chúng ta phải có tình cảm chân thành còn cần có những bí quyết để gìn giữ hạnh phúc ấy luôn được bền lâu.

Bí quyết để có hạnh phúc gia đình

1. Khởi nguồn của hạnh phúc chính là tình yêu

Giữa những người thân trong gia đình luôn tồn tại một thứ tình cảm thiêng liêng đó chính là tình yêu, tình thương gắn kết và đùm bọc lẫn nhau. Nhờ có tình yêu đó mà mỗi người luôn được quan tâm, chia sẻ và phấn đấu vì nhau. Có thể tình yêu vợ – chồng, cha mẹ – con cái là tình cảm tự nhiên nhưng cũng cần phải hâm nóng, gìn giữ mỗi ngày, luôn bên nhau, vui vẻ và gắn bó thì mới là hạnh phúc gia đình.

Nếu muốn gìn giữ được hạnh phúc tuyệt vời đó, cha mẹ đừng quá ham mê công việc mà bỏ mặc con cái, hãy là tấm gương để con cái noi theo, hãy dành cho nhau những tình yêu thương chân thành để gia đình là nơi ấm áp, ai dù đi đâu cũng chỉ muốn trở về.

2. Gia đình cùng tin tưởng nhau để hạnh phúc bền chặt

Giữa mỗi người với nhau, thứ quan trọng nhất chính là niềm tin. Cần phải tạo sự tin tưởng và biết tin tưởng, chứ đừng nghi ngờ, để ý nhau, ích kỷ… sẽ càng tạo ra không khí bất hòa khó chịu. Quan trọng nhất là cha mẹ phải là tấm gương cho con cái, phải tạo được niềm tin để con cái học hỏi và ngược lại, con cái phải chăm ngoan, khiến cho cha mẹ tự hào… như vậy chúng ta sẽ không phải băn khoăn hạnh phúc gia đình là gì, chỉ cần ta chân thành, tin tưởng và thương yêu thì hạnh phúc luôn ngập tràn.

3. Hạnh phúc già đình có thể xuất phát từ tính tự giác

Hạnh phúc đôi khi cũng xuất phát từ những điều đơn giản như từ ý thức tự giác của mỗi người, trước hết là từ cha mẹ. Rồi cha mẹ cần rèn giũa, nuôi dạy con cái để chúng nhận biết đúng – sai, những điều nên làm… Một khi trong gia đình từ lớn đến nhỏ luôn biết đạo lý, có tinh thần tự giác, tự lập, chăm chỉ thì chắc chắn sẽ là một gia đình nề nếp, yên vui, đó chính là câu trả lời cho hạnh phúc gia đình là gì?

4. Bí quyết để có hạnh phúc gia đình chính là trách nhiệm

Trách nhiệm là điều vô cùng quan trọng, là đức tính bất cứ ai cũng phải có, đặc biệt khi nó sẽ là nền tảng để có gia đình hạnh phúc. Trách nhiệm được tạo nên từ tình yêu, sự tin tưởng và tinh thần tự giác, nhờ vậy, mỗi người trong gia đình luôn có trách nhiệm với nhau, trách nhiệm để xây dựng gia đình bền vững. Khi sự trách nhiệm trở thành một thói quen và nó được thực hiện đầy ý nghĩa, chân thành, nó sẽ khiến cho gia đình bạn luôn đầm ấm, vui vẻ và hạnh phúc bên nhau.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Yêu Thương Định Nghĩa Gia Đình! trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!